Quản trị vốn tự có và các tài liệu bài tập kèm theo

n Phát hành cổ phiếu phổ thông n Phát hành cổ phiếu ưu đãi n Phát hành công cụ nợ không ưu tiên n Bán tài sản n Hóan đổi giữa cổ phiếu và công cụ nợ n Phối hợp các phương thức trên

ppt45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5106 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị vốn tự có và các tài liệu bài tập kèm theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ Giảng viên phụ trách: TS Trương Quang Thông Khoa Ngân hàng – Đại học Kinh tế TP.HCM MỤC TIÊU: Nghiên cứu tầm quan trọng của vốn tự có, việc xác định vốn tự có hợp lý và các phương pháp tăng vốn để mở rộng kinh doanh. NỘI DUNG: Khái niệm, các chức năng của vốn tự có Các loại vốn tự có của ngân hàng Thể chế điều chỉnh vốn tự có. Thỏa ước Basle Xác định nhu cầu về vốn Các giải pháp tăng vốn. 1. KHÁI NIỆM, CÁC CHỨC NĂNG CỦA VỐN TỰ CÓ 1.1. KHÁI NIỆM VỐN TỰ CÓ Về phương diện kinh tế : vốn tự có do chủ sở hữu đóng góp và lợi nhuận được tích luỹ trong quá trình kinh doanh (khái niệm chung) Về phương diện quản lý: vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Về phương diện pháp lý: vốn tự có dùng để phòng chống rủi ro mất vốn của ngân hàng Luật các tổ chức tín dụng qui định : “ Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ” khác của các tổ chức tín dụng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Khái niệm vốn tự có bao gồm các khoản nợ dài hạn chỉ áp dụng trong quản lý và kiểm soát rủi ro đối với ngân hàng, còn phân tích hiệu quả kinh doanh và quản trị tài chính, chúng ta chỉ sử dụng khái niệm vốn tự có theo bản chất kinh tế. 1.2 Chức năng của vốn tự có Dùng để chống đỡ hay bù đắp rủi ro Cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng Giúp khởi sự họat động kinh doanh và là nguồn hình thành quỹ đầu tư và cho vay Tạo nguồn vốn phục vụ nhu cầu tăng trưởng Điều chỉnh tăng trưởng Tác động đối với sự gia tăng sáp nhập ngân hàng Công cụ điều chỉnh giới hạn các rủi ro mà ngân hàng chấp nhận được Bảo vệ cơ quan bảo hiểm tiền gửi quốc gia 1.3 Vốn tự có và các loại rủi ro chủ yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro hối đoái Rủi ro tội phạm 1.4 Phòng chống rủi ro Chất lượng quản trị Đa dạng hóa Địa lý Danh mục Bảo hiểm tiền gửi Vốn chủ sở hữu 2. CÁC LOẠI VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG 2.1. VỐN ĐIỀU LỆ Vốn điều lệ là vốn đã được cấp hoặc đã góp của các chủ sở hữu. Ngân hàng quốc doanh : là vốn đã được ngân sách cấp dưới hình thức cấp bằng tiền và trái phiếu chính phủ. Ngân hàng cổ phần : Vốn cổ phần phổ thông / vốn cổ phần ưu đãi. 2.2. QUỸ DỰ TRỮ BỔ SUNG VỐN ĐIỀU LỆ Các khoản trích từ lợi nhuận hằng năm. Phần chênh lệch giữa giá bán cổ phần và mệnh giá. 2.3. QUỸ DỰ PHÒNG TÀI CHÍNH Khoản dự phòng tổn thất tín dụng phải được xem như là một bộ phận của vốn bởi vì nó bù đắp sự thua lỗ : chức năng cơ bản nhất của vốn. Bao gồm 2 phần : + Dự phòng xử lý rủi ro (được hạch toán vào chi phí). + Dự phòng tài chính : trích từ lợi nhuận và được tích luỹ qua nhiều năm. 2.4. LỢI NHUẬN ĐỂ LẠI Phản ánh lợi nhuận phát sinh trong hoạt động của ngân hàng, chưa được phân chia cho cổ đông dưới dạng cổ tức bằng tiền và lập các quỹ theo quy định của pháp luật. 2.5. VAY NỢ DÀI HẠN Cổ phiếu ưu đãi Vay dài hạn Chứng khoán nợ được chuyển đổi. Types of U.S. Bank Capital (See more details: Rose and Hudgins, p. 479) Common Stock Preferred Stock Surplus Undivided Profits Equity Reserves Subordinated Debentures Minority Interest in Consolidated Subsidiaries Equity Commitment Notes 3. Thể chế điều chỉnh vốn tự có ngân hàng Lý do cần có những thể chế điều chỉnh: Hạn chế rủi ro sụp đổ hệ thống ngân hàng Giữ gìn lòng tin của công chúng Hạn chế tổn thất của chính phủ Thỏa ước Basle về tiêu chuẩn quốc tế của vốn tự có Hiệp ước quốc tế được ký kết bởi Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các quốc gia Tây Âu nhằm thiết lập các yêu cầu phổ quát về vốn tự có cho các ngân hàng của các quốc gia nói trên. Công việc của Ủy ban Basle Trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia Cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát ngân hàng quốc tế Đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong những lĩnh vực mà Ủy ban quan tâm Basle I và tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng Basle I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Basle I phân chia vốn tự có ra thành hai loại: Vốn tự có cơ bản (Core Capital / Tier 1 Capital) Vốn tự có bổ sung (Supplementary Capital / Tier 2 Capital) Basle I còn xác định các hệ số rủi ro (Risk Weights) trong các loại rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động Tier 1 Capital (See more details: Rose and Hudgins, p. 479) Common Stock and Surplus Undivided Profits Qualifying Noncumulative Preferred Stock Minority Interests in the Equity Accounts of Consolidated Subsidiaries Selected Identifiable Intangible Assets Less Goodwill and Other Intangible Assets Tier 2 Capital (See more details: Rose and Hudgins, p. 479) Allowance for Loan and Lease Losses Subordinated Debt Capital Instruments Mandatory Convertible Debt Cumulative Perpetual Preferred Stock with Unpaid Dividends Equity Notes Other Long Term Capital Instruments that Combine Debt and Equity Features Yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn theo Thỏa ước Basle Tỷ lệ vốn cơ bản (Tier 1) trên tổng tài sản qui đổi rủi ro (Risk Weighted Assets) phải ít nhất là 4% Tỷ lệ tổng vốn tự có (Tier 1 + Tier 2) trên tổng tài sản qui đổi rủi ro phải ít nhất là 8% Tổng số vốn bổ sung được giới hạn trong tỷ lệ 100% so với vốn cơ bản Tính toán tài sản qui đổi rủi ro Xem ví dụ minh họa kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19.4.2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Các khiếm khuyết của Basle I Chưa tính hết các rủi ro thị trường (Market Risk) Chưa có phân loại rủi ro chi tiết theo đối tác (khả năng tài chính), theo đặc điểm tín dụng (thời hạn) Chưa tính đến việc đa dạng hóa hoạt động Chưa tính đến các rủi ro quốc gia Basle I chỉ phù hợp đối với mô hình ngân hàng đơn (Alone Bank), chưa tính đến loại hình tập đoàn, khả năng sáp nhập và quốc tế hóa các hoạt động tài chính, ngân hàng trong cuộc toàn cầu hóa hiệ nay Basle II Hướng tới việc khắc phục những khiếm khuyết của Basle I Khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn Cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng Ba cột trụ (Three Pillars) của Basle II Yêu cầu vốn tối thiểu của mỗi ngân hàng được dựa trên việc tự dự tính của ngân hàng đó về các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro nghiệp vụ. Qui định về cơ chế giám sát các thủ tục đánh giá rủi ro và vốn tự có thích ứng của mỗi ngân hàng Công bố rộng rãi các thông tin tài chính của mỗi ngân hàng để bảo đảm tính kỷ luật của thị trường Về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu Nhấn mạnh đến các phương pháp để tính mức độ rủi ro như phương pháp chuẩn hóa, phương pháp phân hạng nội bộ Hệ số CAR tối thiểu 8% vẫn được duy trì Các qui tắc cơ bản để giám sát và quản trị ngân hàng theo Basle II Các ngân hàng phải có một qui trình đánh giá mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lược duy trì mức vốn của mình Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ của các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với các qui định về vốn tối thiểu đồng thời các cơ quan quản lý cũng có biện pháp can thiệp thích đáng nếu họ không hài lòng về kết quả đánh giá Các qui tắc cơ bản để giám sát và quản trị ngân hàng theo Basle II (tt) Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với số vốn cao hơn mức vốn an toàn tối thiểu và phải có khả năng buộc các ngân hàng duy trì mức vốn cao hon mức tối thiểu Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng tụt xuống mức thấp hơn so với yêu cầu và phải yêu cầu ngân hàng có biện pháp sửa chữa kịp thời nếu mức vốn an toàn không được khôi phục và duy trì Khuôn khổ thực hiện Basle II Balse II bước đầu chỉ áp dụng đối với các ngân hàng hàng đầu thế giới Các qui tắc Basle II dự kiến bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2008 Tất cả các ngân hàng sẽ chịu tác động do vấn đề cạnh tranh Các ngân hàng hàng đầu có khả năng nắm ít vốn hơn (một cách tương đối) so với các ngân hàng nhỏ Các vấn đề đặt ra đối với Basle II Vấn đề các tiêu chuẩn có thể được chấp nhận rộng rãi đối với các công nghệ quản lý rủi ro tiên tiến Rủi ro và chu kỳ kinh doanh Sự cải thiện về nghiệp vụ quản lý rủi ro của các cơ quan chức năng Capital Adequacy Categories Based on U.S. Prompt Corrective Action (See more details: Rose and Hudgins, p. 479) Well Capitalized Adequately Capitalized Undercapitalized Significantly Undercapitalized Critically Undercapitalized VỐN TỰ CÓ Theo quy định của Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19.4.2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Điều 3) Vốn tự có của tổ chức tín dụng bao gồm: 1.1. Vốn cấp 1: Vốn điều lệ (Vốn đã được cấp, vốn đã góp ). Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Quỹ dự phòng tài chính. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Lợi nhuận không chia. Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng. 1.2. Vốn cấp 2: 50% phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật. 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành thõa mãn những điều kiện sau: Có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm; Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; Tổ chức tín dụng không được mua lại theo đề nghị của người sỡ hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ được mua lại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; Trong trường hợp thanh lý tổ chức tín dụng, người sơ’hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh (1) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. d. Các công cụ nợ khác thỏa mãn những điều kiện sau: Là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so với các chủ nợ khác: trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm; Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iv) Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; Chủ nợ chỉ được tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; Việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh (1) lần trong suốt thời hạn của khoản vay. đ. Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro. 2. Các giới hạn khi xác định vốn tự có: 2.1. Giới hạn khi xác định vốn cấp 1: Vốn cấp 1 phải trừ đi lợi thế thương mại. 2.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2: Tổng giá trị các khoản quy định tại mục c và d, khoản 1.2 Điều này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn thanh toán, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông giá trị các công cụ nợ khác và trái phiếu chuyển đổi được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị ban đầu. Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1. 3. Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có: 3.1. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định của pháp luật. 3.2. Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. 3.3. Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. 3.4. Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. 3.5. Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ luỹ kế. 4. Hoạch định nhu cầu vốn tự có CÁC CƠ SỞ XÁC ĐỊNH Chiến lược phát triển Xác định qui mô hợp lý phù hợp với mục tiêu chiến lược đã đề ra Xác định mức vốn tăng thêm từ lợi nhuận ngân hàng Xác định qui mô và nguồn huy động vốn từ bên ngoài: cổ phiếu phổ thông, ưu đãi, các loại khác... 4.1. TĂNG VỐN TỪ NỘI BỘ NGÂN HÀNG Các đặc điểm: Không phụ thuộc vào thị trường vốn Chi phí huy động vốn thấp Không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát ngân hàng của các cổ đông Các nhân tố ảnh hưởng Mức tăng lợi nhuận Chính sách phân phối cổ tức Nhu cầu mở rộng quy mô tài sản. Chính sách cổ tức Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại thấp? Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao? Chính sách cổ tức tối ưu? Tính ổn định của chính sách cổ tức Vốn nội bộ có khả năng tăng nhanh như thế nào? 4.2 TĂNG VỐN TỪ BÊN NGOÀI Phát hành cổ phiếu phổ thông Phát hành cổ phiếu ưu đãi Phát hành công cụ nợ không ưu tiên Bán tài sản Hóan đổi giữa cổ phiếu và công cụ nợ Phối hợp các phương thức trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBAI7QUANTRIVONTUCO.ppt
  • doccau hoi.doc
  • docNghiep vu huy dong von cua NHTM.doc
  • pdfTai Lieu NVNHTM.pdf
Tài liệu liên quan