Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp với nhà đầu tư
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động trong
doanh nghiệp với nhà đầu tư
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, dòng tiền tự do và tỷ số giá trên thu nhập là các
phương pháp sử dụng thường gặp để đánh giá hoạt động của một công ty cũng như
mức độ rủi ro của nó. Một phương pháp đo lường khác không mấy nhận được sự
quan tâm của các nhà đầu tư đó là đòn bẩy hoạt động, thể hiện mối liên hệ giữa chi
phí cố định và chi phí biến đổi của công ty.
Trong những thời gian tốt, đòn bẩy hoạt động có thể giúp công ty gia tăng tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng trong những khoảng thời gian xấu, nó lại có thể tạo
ra một sự sụp giảm lợi nhuận nhanh hơn. Như vậy đòn bẩy kinh doanh của công ty
biến động cũng có thể nói cho biết rất nhiều về triển vọng của công ty đó.
Vậy đòn bẩy kinh doanh là gì?
Định nghĩa theo cách phổ biến nhất, ngắn gọn nhất thì đòn bẩy kinh doanh là sự
phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh
doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt
động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố
định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi
công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.
Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho các
công ty. Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền
hơn từ mỗi doanh số tăng thêm( doanh số biên tế) nếu việc bán 1 sản phẩm tăng
thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng
làm được điều này nếu như nó có thể lựa chọn, tài sản cố định như tài sản, nhà
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5121 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp với nhà đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động trong
doanh nghiệp với nhà đầu tư
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, dòng tiền tự do và tỷ số giá trên thu nhập là các
phương pháp sử dụng thường gặp để đánh giá hoạt động của một công ty cũng như
mức độ rủi ro của nó. Một phương pháp đo lường khác không mấy nhận được sự
quan tâm của các nhà đầu tư đó là đòn bẩy hoạt động, thể hiện mối liên hệ giữa chi
phí cố định và chi phí biến đổi của công ty.
Trong những thời gian tốt, đòn bẩy hoạt động có thể giúp công ty gia tăng tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng trong những khoảng thời gian xấu, nó lại có thể tạo
ra một sự sụp giảm lợi nhuận nhanh hơn. Như vậy đòn bẩy kinh doanh của công ty
biến động cũng có thể nói cho biết rất nhiều về triển vọng của công ty đó.
Vậy đòn bẩy kinh doanh là gì?
Định nghĩa theo cách phổ biến nhất, ngắn gọn nhất thì đòn bẩy kinh doanh là sự
phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh
doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt
động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố
định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi
công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.
Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho các
công ty. Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền
hơn từ mỗi doanh số tăng thêm( doanh số biên tế) nếu việc bán 1 sản phẩm tăng
thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng
làm được điều này nếu như nó có thể lựa chọn, tài sản cố định như tài sản, nhà
xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Tức là nó có thể tạo ra
được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí tăng thêm
nào. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được
tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Cách tốt nhất để giải thích về đòn bẩy hoạt động là chúng ta đi xem xét các ví dụ.
Lấy ví dụ như, một nhà sản xuất phần mềm như Microsoft. Phần lớn chi phí trong
cấu trúc chi phí của công ty này là chi phí cố định và được giới hạn để phục vụ
cho việc phát triển và chi phí marketing. Dù nó bán một hay 10 triệu bản copy
phần mềm Windows phiên bản mới nhất thì về cơ bản chi phí của Microsoft vẫn
không đổi. Vì vậy, một khi công ty bán được số lượng phần mềm đủ để bù đắp chi
phí cố định, cứ mỗi đô la tăng thêm trong doanh số bán hàng gần như sẽ được
chuyển hết thành lợi nhuận biên tế. Có thể nói Microsoft đã sử dụng một đòn bẩy
kinh doanh cao ấn tượng.
Ngược lại, một doanh nghiệp bán lẻ, ví dụ như Wal- Mart. Doanh nghiệp này có
mức độ đòn bẩy kinh doanh thấp. Công ty đã sử dụng chi phí cố định thấp ở mức
vừa phải trong khi chi phí biến đổi của nó lại rất lớn. Hàng hóa tồn kho để bán
được xem là chi phí lớn nhất của Wal- Mart. Với mỗi doanh thu sản phẩm mà
Wal-Mart bán được, nó phải trả cho nhà cung cấp sản phẩm đó 1 phần khá lớn gọi
là giá vốn hàng bán. Kết quả là, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên khi doanh thu
bán hàng tăng lên.
Rủi ro kinh doanh
Đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp có thể nói cho nhà đầu tư biết nhiều
điều về doanh nghiệp đó cũng như hồ sơ rủi ro của nó. Mặc dù đòn bẩy hoạt động
cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Các công ty có sử dụng đòn bẩy kinh
doanh cao cũng được xem là có khả năng biến động lớn khi nền kinh tế có biến
động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Và như đã nói ở trên,
trong những khoảng thời gian tốt đẹp, một đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp tăng
lợi nhuận. Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng,
nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi
muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự
sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh rất đáng
để nhà đầu tư lưu tâm.
Hãy xem xét công ty phát triển phần mềm Inktomi. Trong suốt những năm
1990, tức là thời điểm ban đầu của việc kinh doanh phần mềm, nhà đầu tư đã vô
cùng kinh ngạc trước doanh thu cũng như lợi nhuận của nó. Công ty chi 10 triệu
đô la cho việc phát triển mỗi kênh phân phối kỹ thuật số và các chương trình phần
mềm chứa bộ nhớ kỹ thuật số. Với sự phát triển của Internet, phần mềm của
Inkitomi đã có thể được phân phối đến với người tiêu dùng mà gần như là không
tốn chi phí. Nói cách khác, công ty đã tiến gần đến với chi phí bán hàng bằng
0. Sau khi chi phí phát triển cố định đã được thu hồi đầy đủ, mối doanh số bán
tăng thêm, công ty gần như được hường trọn thành lợi nhuận. Thế mà, chỉ sau
cuộc khủng hoảng trong thị trường công nghệ dotcom năm 2000, Inktomi đã lâm
vào tình trạng tệ hại, lúc này đòn bẩy kinh doanh đã cho thấy "mặt tối" của nó. Vì
doanh số đã rớt xuống thê thảm, lợi nhuận cũng nhanh chóng rớt theo đến mức
khiến người ta choáng, trong quý 1 năm 2001, Inktomi lỗ 58 triệu đô la, trong khi
quý 1 năm 2000, lợi nhuận của công ty đang là 1 triệu đô la. Qủa là sự sụt giảm
nhanh đến chóng mặt.
Mức độ đòn bẩy kinh danh cao sẽ phải liên quan đến việc tính toán doanh số để
bù đắp chi phí cố định mà công ty đã sử dụng và để bù đắp vị thế rủi ro của các cổ
đông. Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao trong suốt thời kỳ suy thoái của nền kinh
tế có thể trở thành gót chân Asin, tạo áp lực lên lợi nhuận biên tế và do vậy lợi
nhuận bị thu nhỏ lại là điều không thể tránh khỏi.
Thật sự thì các công ty như Inktomi, với đòn bẩy kinh doanh cao, sẽ có sự biến
động lớn hơn trong lợi nhuận hoạt động và giá cổ phần của nó. Kết quả là, nhà
đầu tư cần xem xét các công ty một cách cẩn thận với các công ty như vậy.
Đo lường mức độ đòn bẩy kinh doanh
Khi một công ty sử dụng nhiều chi phí cố định thì phần trăm thay đổi trong lợi
nhuận liên quan đến sự thay đổi trong doanh số sẽ lớn hơn phần trăm thay đổi
trong doanh số. Với chi phí hoạt động cố định lớn, một 1% thay đổi trong doanh
số sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn hơn 1% trong lợi nhuận hoạt động.
Thước đo của hiệu ứng đòn bẩy được đề cập trong tỷ lện DOL. Tỷ lệ này chỉ ra
mức độ phản ứng của lợi nhuận khi doanh số thay đổi. Nói rõ hơn, DOL là phần
trăm thay đổi trong thu nhập ( EBIT) chia cho phần trăm thay đổi trong doanh số
sản lượng bán hàng.
DOL được xác định bằng công thức sau:
DOL= Qx(P-V) / (Qx(P-V) -F)
Trong đó:
Q= số lượng hàng hóa được sản xuất( đối với DN sản xuất) hoặc được bán( đối
với DN thương mại)
V= Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm
P= Giá bán hàng hóa
F= Chi phí hoạt động cố định
Để hiểu rõ hơn, ví dụ như công ty phần mềm, vừa mới đầu tư 10 triệu đô la vào
việc phát triển và marketing cho chương trình ứng dụng mới nhất của nó, dự định
bán 45 đô la một bản copy. Công ty phải chi phí 5 đô la để bán mỗi bán copy này.
Sự thay đổi trong doanh số khi đạt đến 1 triệu bản copy như sau. Tính toán DOL,
ta được:
Q = 1.000.000 bản copies
V = $5
P =$45
F= $10.000.000
DOL = 1.000.000x ($45-$5) / (1.000.000 x($45-$5) - $10.000.000)
DOL =1.33
Như vậy, công ty phần mềm này có DOL là 1.33. Nói cách khác, cứ mỗi 25% thay
đổi trong doanh số sẽ tạo ra 1.33 x 25% =33% thay đổi trong lợi nhuận hoạt động.
Không may, trừ khi bạn là người trong nội bộ, bằng không sẽ rất khó khăn để bạn
có được các thông tin cần thiết để đo lường DOL của công ty. Tuy nhiên thay vào
đó, bạn hãy xem xét chi phí cố định và chi phí biến đổi, những yếu tố đầu vào then
chốt đối với đòn bẩy kinh doanh. Sẽ rất ngạc nhiên nếu công ty không có các
thông tin về cấu trúc chi phí, nhưng bạn cũng phải biết rằng các công ty không bị
đòi hỏi phải công khai những thông tin như thế trong các bản báo cáo phát hành ra
công chúng.
Nhà đầu tư có thể tự tính DOL ước lượng bằng cách lấy sự thay đổi trong lợi
nhuận hoạt động của doanh nghiệp chia cho sự thay đổi trong doanh số bán hàng.
DOL = (Thay đổi trong EBIT) / ( Thay đổi trong doanh số bán hàng)
Dựa vào bản cáo cáo thu nhập, nhà đầu tư có thể tính toán được sự thay đổi trong
lợi nhuận hoạt động và doanh số bán hàng. Lấy sự thay đổi trong EBIT chia cho
sự thay đổi trong doanh số bán hàng để dự đoán giá trị của DOL. Điều này có thể
giúp nhà đầu tư dự doán được lợi nhuận thông qua một loạt các viễn cảnh tương
lai.
Kết luận
Nhà đầu tư hãy thật cẩn thận khi sử dụng phương pháp tính này. Chúng có thể dẫn
bạn đi lạc đường nếu áp dụng một cách cẩu thả. Chúng không phải là thước đo tốt
nhất đo lường khả năng tăng trưởng doanh số của một công ty. Các nhà đầu tư
khôn ngoan đều hiểu rằng dù một công ty có mở rộng phạm vi thay đổi doanh số
nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là hợp đồng phụ cho bên thứ ba
hay đầu tư tài chính nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng
đòn bẩy hoạt động. Tại cùng một thời điểm, giá của công ty, bao gồm giá thành và
chi phí hàng tồn kho, nguyên vật liệu thô đểu được dùng và chúng đều có thể thay
đổi. Do vậy nếu không có sự hiểu biết công ty như những người làm việc bên
trong nó, thật khó để nhà đầu tư tính toán được một DOL đáng tin cậy.
Tuy nhiên, vẫn rất đáng để nhà đầu tư ước lượng mức độ đòn bẩy kinh doanh của
công ty thông qua thay đổi trong EBIT và doanh số. Nó không chính xác 100%
nhưng thông qua đó, DOL của công ty cũng có thể giúp chúng ta có được một
hình dung khá rõ về mức độ rủi ro hoạt động của nó.
Bạn cần phải cẩn thận khi xem xét yếu tố đòn bẩy kinh doanh, nó có thể cho nhà
đầu tư biết rất nhiều về công ty và khả năng sinh lợi trong tương lai cũng như có
thể có được cái nhìn sơ bộ về tình hình hoạt động và mức độ rủi ro mà công ty sẽ
đối mặt khi điều kiện thị trường thay đổi. Mặc dù đòn bẩy kinh doanh không phải
là tất cả câu chuyện thì nó vẫn phần nào giúp ích được cho nhà đầu tư, vấn đáng
để nhà đầu tư chú ý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp với nhà đầu tư.pdf