Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng hội nhập
sâu rộng về kinh tế với các nước trên thế giới,
đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đây là xu
thế khách quan, không thể đảo ngược, quan
hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong
nhiều năm đã phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Trung Quốc là một thị trường trọng
điểm của Việt Nam trên nhiều phương diện,
đồng thời là đối tác thương mại lớn trong thời
gian qua. Xét về tổng thể Trung Quốc hiện là
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là láng giềng
với tập quan sinh hoạt, cấp độ tiêu dùng, sức
mua và khả năng tiêu thụ lớn, hàng hóa có
tính bổ sung. Đây là điều kiện cho Việt Nam
tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc,
nhưng để xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn cần có
sự đầu tư của nhà nước, sự chủ động của các
doanh nghiệp và mối liên kết giữa các bên liên
quan trong hoạt động xúc tiến thương mại.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuất khẩu nông sản hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc: Bất cập và những giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
75
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG HÓA
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: BẤT CẬP VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
Trần Quang Huy*, Trần Xuân Kiên
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua đã có
những kết quả đáng ghi nhận như nông sản hàng hóa xuất khẩu tăng cả về số lượng và chất lượng,
cơ cấu nông sản xuất khẩu đa dạng và mang lại giá trị thặng dư cho đất nước, tốc độ tăng trưởng
và phát triển trong xuất khẩu nông sản hàng hóa có tính ổn định tương đối. Cùng với kết quả được
thì xuất khẩu nông sản đã và đang đối mặt với thách thức mới trong hoạt động xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc như nông sản xuất khẩu chủ yếu là xuất thô, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp,
hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp và chịu nhiều áp lực từ hàng rào kỹ thuật... Từ cơ sở phân
tích thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam
đối với thị trường Trung Quốc để vượt qua những thách thức và duy trì tăng trưởng ổn định trong
thời gian tiếp theo.
Từ khóa: Xuất khẩu nông sản, Nhập khẩu nông sản, Nông sản hàng hóa, Xuất nhập khẩu hàng hóa
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được có
phần đóng góp rất lớn của xuất khẩu. Chiến
lược định hướng xuất khẩu được xem là một
trong những trụ cột của công cuộc cải cách
kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2013, kim
ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt trung bình
20,39%/năm, năm 2013 đạt 132,033 tỷ USD,
tương đương gần 75% so với GDP. Cùng với
sự phát triển của kinh tế, hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam sang Trung Quốc đạt nhiều
thành tựu, giá trị thương mại hai chiều Việt
Nam – Trung Quốc liên tục tăng trưởng
nhanh chóng. Theo số liệu thống kê năm
2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, chiếm 9,92%
trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam
trong năm 2013 (giá trị xuất khẩu nông sản
hàng hóa năm 2013 của Việt Nam sang Trung
Quốc đạt 4,14 tỷ USD). Tuy nhiên, giá trị
nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2013 của
Việt Nam đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% so với
năm 2012 (tương ứng với 7,8 tỷ USD). Có thể
thấy, thương mại Việt Nam – Trung Quốc
đang tăng trưởng không cân bằng với tình
* Tel: 0912 132025, Email: huytranqtkd@tueba.edu.vn
trạng Việt Nam nhập siêu ngày càng lớn.
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận với số
lượng hàng hóa trao đổi qua lại giữa hai quốc
gia ngày càng tăng về số lượng và giá trị
trong trao đổi, đặc biệt đối với các mặt hàng
nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động
xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã và đang
có những thách thức như nông sản xuất khẩu
chủ yếu là xuất thô, sản phẩm có tính cạnh
tranh thấp, hàm lượng khoa học công nghệ
còn thấp và chịu nhiều áp lực từ hàng rào kỹ
thuật Từ nghiên cứu thực tiễn và phân tích
hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
trong thời gian vừa qua, bài viết đề xuất một
vài giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình xuất khẩu nông sản trong thời
gian tới.
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
VIỆT NAM VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN
2008 – 2013
Để rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam trong thời gian vừa qua, bài viết
tổng hợp và giới thiệu một số công trình
nghiên cứu đã công bố về hoạt động xuất
nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc:
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
76
- Nghiên cứu của Trung tâm Thương mại
Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc
tiến Thương mại Việt Nam (VIETTRADE)
với nội dung Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
của Việt Nam (8/2005) đã đánh giá tổng quan
tiềm năng xuất khẩu của khoảng 40 ngành
hàng tại Việt Nam. Báo cáo so sánh và xếp
hạng ngành hàng theo nhiều khía cạnh khác
nhau, tình hình xuất khẩu tại Việt Nam và các
điều kiện cung cấp nội địa của các ngành
hàng. Báo cáo đã xác định tiềm năng xuất
khẩu và các mặt hàng gặp giới hạn đối với các
mặt hàng của Việt Nam. Đánh giá tiềm năng
xuất khẩu các mặt hàng đối với các khu vực
kinh tế, nền kinh tế và các quốc gia. Tuy
nhiên, báo cáo này so với thời điểm hiện nay
thì số liệu không còn tính thời sự, chính sách
đã thay đổi nhiều nên các khuyến nghị không
còn phù hợp, bên cạnh đó báo cáo không
phân tích và đánh giá riêng cho nhóm ngành
hàng nông sản.
- Quỹ Châu Á (The Asia Foundation – TAF)
và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM) với Báo cáo nghiên cứu năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử
ở Việt Nam (2011). Báo cáo đã tổng hợp và
phân tích tổng quan thực trạng xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với các nội
dung như: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu;
Độ mở của nền kinh tế đã rất lớn, trong khi
tiềm năng xuất khẩu còn dồi dào; Cơ cấu xuất
khẩu; Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam; Đầu vào, nguyên liệu phụ liệu cho
sản xuất xuất khẩu; Cơ cấu thị trường xuất
khẩu và cơ cấu mặt hàng. Nội dung đã đề cập
báo cáo đã chỉ ra hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam và Trung Quốc về số lượng mặt
hàng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu. Tuy
nhiên, báo cáo đề cập nhiều đến các nhóm
ngành hàng để so sánh với ba nhóm ngành
may mặc, thủy sản và điện tử; báo cáo chưa
phân tích các nội dung chuyên sâu về kim
ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam –
Trung Quốc trong giai đoạn từ 2008 đến nay.
- Nghiên cứu của Dự án hỗ trợ Thương mại
đa biên – EU _ VIET NAM MUTRAP III
(MUTRAP - 2011) với Báo cáo tác động của
cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các
hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA)
đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt
Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều
hành xuất khẩu nhập khẩu của Bộ Công
thương giai đoạn 2011 – 2015. Báo cáo đã đề
cập đến hệ thống chính sách và cam kết của
Việt Nam khi tham gia WTO, FTA và các
hiệp định khác (trong đó có hiệp định
CAFTA); phân tích và đánh giá của báo cáo
đã chỉ ra cơ hội và thách thức đối với Việt
Nam trong hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu
đối với các nước trên thế giới, trong đó có
hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam –
Trung Quốc; Báo cáo đã đánh giá diễn biến,
tác động đối với nền kinh tế và xuất nhập
khẩu của Việt Nam đối với các thị trường, các
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo
phân tích mang tính tổng quan, chưa phân
tích và chỉ rõ được những hạn chế của thương
mại Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là hoạt
động thương mại (xuất nhập khẩu) nông sản
hàng hóa.
Với một số nghiên cứu đã trình bày ở trên, bài
viết này phân tích và đánh giá mang tính
chuyên sâu và đề cập sát hơn tới tình hình
thực tế trong hoạt động xuất nhập khẩu nông
sản giữa Việt Nam – Trung Quốc trong thời
gian gần đây.
Hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại hai
chiều giữa Việt Nam với các nước trên thế
giới nói chung và Trung Quốc nói riêng trong
giai đoạn 2008 – 2014 có xu hướng liên tục
tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định,
trong thời gian tới với hệ thống các hiệp định
Việt Nam đã ký kết với các tổ chức thương
mại, các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực,
dự báo sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng
cả về số lượng và chất lượng.
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
77
Biểu đồ 1. Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam (2008 – 2014)
Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2008 – 2014
Biểu đồ 2. Cán cân thương mại với một số quốc gia (giai đoạn 1995 – 2011)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 1995 – 2011
Trong giai đoạn 2008 – 2014, giá trị xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng
bình quân khá cao đạt giá trị 17,06%/năm; giá
trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc tăng trưởng bình quân đạt
25,5%/năm, trong đó giá trị xuất khẩu nông
sản hàng hóa tăng trung bình 24,4%/năm
(Biểu đồ 1.1). Tuy nhiên, khi xem xét về xuất
nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước
trên thế giới và Trung Quốc cho thấy: giai
đoạn từ 2000 đến 2011, Việt Nam luôn trong
xu hướng nhập siêu và cán cân thương mại
thâm hụt (Biểu đồ 1.2); giai đoạn từ 2012 đến
6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam có xu
hướng xuất siêu và cán cân thương mại có sự
ổn định tương đối (Năm 2012, xuất siêu đạt
trên 780 triệu USD; Năm 2013 xuất siêu đạt
trên 9,8 triệu USD và 6 tháng đầu năm 2014
đạt trên 1,5 tỉ USD).
Cán cân thanh toán của Việt Nam với các
quốc gia và Trung Quốc trong mối tương
quan về thương mại có thể thấy: thâm hụt
thương mại của Việt Nam và Trung Quốc là
lớn và có xu hướng gia tăng; Việt Nam có xu
hướng xuất siêu sang một số quốc gia phát
triển (EU, Hoa Kỳ) nhưng lại nhập siêu từ các
nước trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc,
ASEAN, Trung Quốc). Vấn đề này đang đặt
ra thách thức cho Việt Nam trong hoạt động
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
78
xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu, nếu cán
cân thương mại không được cải thiện, hoạt
động xuất khẩu không được cơ cấu lại sẽ dẫn
đến tình trạng nhập siêu trong thương mại đối
với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung
Quốc sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Trong giai đoạn 2008 – 2013 và 6 tháng đầu
năm 2014, xuất khẩu nông sản hàng hóa của
Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các
mặt hàng như: hải sản, hàng rau quả, hạt điều,
cà phê, chè, gạo, sắn, cao su (trong đó gạo và
sắn chiếm giá trị lớn nhất, khoảng 55% tổng
giá trị nông sản xuất khẩu). Giá trị xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
luôn trong trạng thái nhập siêu (giá trị nhập
khẩu cao gấp 2,8 lần so với giá trị xuất
khẩu), trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu
nông sản hàng hóa của Việt Nam chiếm tỉ
trọng trung bình khoảng 35,03% trong tổng
giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
Mặc dù, trong giai đoạn 2008 – 2014, giá trị
xuất khẩu có tốc độ phát triển trung bình
khoảng 25,54%/năm, cao hơn tốc độ tăng của
nhập khẩu (đạt 19,01%/năm) nhưng tốc độ
tăng không đảm bảo cho Việt Nam có thể
giảm tỷ trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu,
không làm cán cân thương mại có thể dịch
chuyển theo hướng ngược lại. Đây chính là
bài toán cho các nhà quản lý, các đơn vị sản
xuất kinh doanh (doanh nghiệp) như: việc
hoạch định các chính sách xuất khẩu các hàng
hóa của Việt Nam đối với thị trường Trung
Quốc, tận dụng thời cơ và cơ hội trong các
hiệp định đã ký kết giữa Trung Quốc với các
nước ASEAN, hiệp định song phương về
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc,
định hướng và dịch chuyển phương thức xuất
khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch, nâng
cao chất lượng hàng hóa nông sản và đầu tư
công nghệ chế biến cho xuất khẩu nông sản.
Mặc dù giá trị xuất khẩu nông sản sang thị
trường Trung Quốc của Việt Nam luôn có xu
hướng tăng về giá trị cũng như về số lượng
các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tuy nhiên
trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị
trường Trung Quốc, chính phủ cũng như các
đơn vị sản xuất kinh doanh (đơn vị xuất khẩu)
còn nhiều điểm bất cập ở những vấn đề sau:
Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu nông sản qua
Trung Quốc đa phần xuất theo đường tiểu
ngạch, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với đơn
vị xuất khẩu (doanh nghiệp), không thu được
tiền hoặc thu tiền chậm, thậm chí doanh
nghiệp (thương nhân) Trung Quốc chỉ ký
nhận hàng, tiền trả sau nhưng thực tế doanh
nghiệp Trung Quốc không trả tiền. Theo Hiệp
hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong năm
2013, Trung Quốc nhập khẩu khoảng hơn 1,5
triệu tấn gạo theo đường tiểu ngạch trong
tổng khoảng 3,7 triệu tấn gạo được Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thứ hai, sự phụ thuộc hoặc tập trung xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc dẫn đến tình
trạng thương nhân bị ép giá hoặc phải hạ giá
mới có thể bán hàng. Mặc dù thị trường
Trung Quốc là thị trường lớn, lượng tiêu thụ
luôn có xu hướng tăng nhưng tính ổn định của
thị trường thấp, dẫn đến tình trạng khi cung
vượt quá cầu, việc xuất khẩu lập tức gặp khó
khăn. Thị trường xuất khẩu luôn trong tình
trạng bị động, việc điều tiết hoạt động nhập
khẩu nông sản do phía Trung Quốc chi phối
(chủ động). Theo báo cáo của Bộ Công
thương, trong thời gia qua, Trung Quốc chiếm
40% thị phần xuất khẩu về gạo; 80 – 90% thị
phần xuất khẩu cao su, thanh long, bột sắn
trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Việc ép giá đối với nông sản Việt Nam đơn
cử như vải quả sấy khô, đầu vụ thương nhân
Trung Quốc mua với giá từ 8 – 9 NDT/kg
(tương đương 24.000 – 29.0000 đồng/kg)
nhưng khi các doanh nghiệp (thương nhân)
Việt Nam nhập hàng về nhiều để xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc thì giá bị dìm
xuống còn 4 – 6 NDT/kg.
Thứ ba, yêu cầu về chất lượng nông sản của
thị trường Trung Quốc không cao, làm ảnh
hưởng đến tư duy của thương nhân Việt Nam
là “chất lượng nào cũng bán được”, điều này
dẫn đến tình trạng thương nhân, doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản chất lượng thấp, không có
sự đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông
sản, hệ lụy xảy ra khi thị trường Trung Quốc
tạm thời ngừng nhập khẩu hoặc không nhập
khẩu nông sản sẽ dẫn đến tình trạng nông sản
mất giá, không bán được cho bất kỳ thị
trường nào ngoại trừ thị trường Trung Quốc.
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
79
Biểu đồ 3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (2008 – 6/2014)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2008 – 2014
Biểu đồ 4. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc (2008 – 6/2014)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2008 – 2014
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc (2008 – 2014)
Chỉ tiêu
Giá trị XK
sang thị trường
Trung Quốc
(1000 USD)
Giá trị NK
từ thị trường
Trung Quốc
(1000 USD)
Giá trị XK nông sản
sang thị trường
Trung Quốc
(1000 USD)
2008 4.535.669,500 15.652.126,284 1.535.916,378
2009 4.909.025,328 16.440.951,800 1.752.500,244
2010 7.308.800,253 20.018.827,001 2.468.839,730
2011 11.125.034,000 24.593.719,000 3.696.194,168
2012 12.388.226,959 28.785.857,913 4.337.011,465
2013 13.259.368,352 36.954.336,742 4.128.945,629
6/2014 7.383.719,023 19.869.778,841 1.947.821,089
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2008 – 2014
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
80
Thứ tư, thiếu thông tin về nhu cầu thị trường
Trung Quốc trong ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn của các doanh nghiệp (thương nhân) dẫn
đến tình trạng không có dự trữ để bù đắp khi
thị trường thiếu hụt (mất giá khi sản phẩm
nông sản được mùa), không tính toán được
quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng cơ cấu
nông sản mất cân đối. Thiếu thông tin thị
trường dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam
hoàn toàn mù mờ về thị trường và bị động
trong giao dịch với Trung Quốc, thiếu thông
tin để lại nhiều bài học nhưng đến nay vẫn
chưa tìm được biện pháp khắc phục hiệu quả.
Thứ năm, sự thay đổi trong chính sách thương
mại biên mậu của Trung Quốc gây khó khăn
cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp cũng như thương
nhân Việt Nam. Khi cơ quan quản lý Trung
Quốc thay đổi quy định trong nhập khẩu nông
sản hàng hóa, quy định về chất lượng sản
phẩm, quy định về thủ tục hành chính tại các
cửa khẩu, tình trạng đóng cửa khẩu không
thông báo trước đã tác động không nhỏ tới
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam, nhiều nông sản của Việt Nam bị kẹt tại
các cửa khẩu mà không thể xuất hàng sang
Trung Quốc mặc dù hợp đồng giữa doanh
nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết.
Thứ sáu, ảnh hưởng từ hoạt động chính trị
giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian
vừa qua (đặc biệt là sự căng thẳng trên biển
Đông) cũng đã phần nào tác động tới xuất
khẩu nông sản, hoạt động trao đổi nông sản
giữa hai nước có sự giảm sút và gặp một số
khó khăn.
GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN
TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN HÀNG
HÓA CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG THỜI
GIAN TỚI
Một là, tiếp tục duy trì xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc (đây là thị trường lớn với
hơn 1,3 tỷ dân, nhu cầu sử dụng các mặt hàng
nông sản lớn, yêu cầu chất lượng ở mức độ
vừa phải), đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
chủ lực của Việt Nam (Gạo, Cao su, Sắn và
các sản phẩm từ sắn) với chất lượng cao
hơn đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của
Trung Quốc.
Hai là, đẩy mạnh xuất khẩu qua đường chính
ngạch thông qua các hiệp định ký kết giữa
chính phủ Trung Quốc và chính phủ Việt
Nam, hiệp định song phương về thương mại
giữa hai nước, hiệp định CAFTA giữa Trung
Quốc và các nước ASEAN như: thành lập
Văn phòng xúc tiến thương mại tại mỗi nước;
thúc đẩy xây dựng khu hợp tác kinh tế biên
giới Việt – Trung; đẩy nhanh quá trình thành
lập nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các Doanh
nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.
Ba là, cập nhật thông tin về hệ thống chính
sách để nắm rõ những thay đổi về chính sách
trong hoạt động xuất nhập khẩu của Trung
Quốc, đặc biệt là chính sách biên mậu. Nắm
vững hệ thống quy định về thủ tục thông quan
hàng hóa; quy định về kiểm dịch thực vật
nhập khẩu của Trung Quốc; xây dựng hệ
thống trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý
nhà nước của Việt Nam với các doanh
nghiệp, thương nhân và bên liên quan trong
hoạt động xuất nhập khẩu vào Trung Quốc.
Bốn là, đảm bảo chất lượng nông sản đáp ứng
yêu cầu về hàng rào kỹ thuật, chủ động sản
xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt
(VietGap), xây dựng và bảo vệ thương hiệu
nông sản cho các sản phẩm thế mạnh, sản
phẩm chủ lực của Việt Nam. Tổ chức thu thập
thông tin, cập nhật và phân tích, xử lý và cung
cấp thông tin về tình hình thị trường, giá cả
các loại nông sản hàng hóa của tại thị trường
Trung Quốc, đồng thời tiến hành tham chiếu
với giá cả trên thế giới và các nước trong khu
vực. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
cho công nghệ chế biến nông sản để nâng cao
hơn nữa chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc.
Năm là, chủ động tìm kiếm các đối tác tin
cậy, có tiềm lực tài chính và liên kết theo
hướng bền vững. Chủ động tham gia và tìm
kiếm đối tác thông qua các hội chợ triển lãm
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
81
tổ chức tại Trung Quốc, đồng thời quảng bá
và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ. Đồng
thời, chủ động xây dựng chương trình hợp tác
với các doanh nghiệp và các nhà nhập khẩu
nông sản Trung Quốc, đồng thời mời tham
gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới
thiệu sản phẩm tại Việt Nam, tạo mối quan hệ
giao thương song phương giữa các doanh
nghiệp hai nước.
Sáu là, chủ động xây dựng mối liên kết giữa
doanh nghiệp (sản xuất và xuất khẩu) với các
cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất
(nông dân) trong xuất khẩu nông sản, tránh
tình trạng “mạnh ai đấy làm”. Xây dựng hệ
thống doanh nghiệp thu mua tại khu vực mậu
dịch biên giới để nhận lệnh thu mua từ các
doanh nghiệp nhập hàng thực sự của Trung
Quốc (doanh nghiệp này thường nằm sâu
trong nội địa) để hạn chế khâu trung gian
(thương lái trung gian), từ đây hình thành
mạng lưới các doanh nghiệp trong nước liên
kết với nhau trong việc xuất khẩu nông sản.
Xây dựng mối liên kết sẽ hạn chế bất cập
trong xuất khẩu nông sản như: không xác
định được kết cấu và sức mua cũng như kênh
tiêu thụ của thị trường; tìm được đến người
tiêu thụ cuối cùng; hạn chế được việc chúng
ta chỉ biết bán nông sản đến biên giới còn ai
làm trung gian và ở đâu chúng ta không biết.
Bảy là, xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp Việt Nam thành lập chi nhánh hoặc
công ty tại Trung Quốc. Vận dụng và áp dụng
các chính sách về thuế, các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp theo các hiệp định đã ký kết giữa
hai nước để các doanh nghiệp Việt Nam có thể
thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc, ký
kết và liên kết với các doanh nghiệp Trung
Quốc trong hoạt động nhập khẩu nông sản.
Tám là, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn
tại các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc,
cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu tại các doanh
nghiệp, cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà
nước thành thạo tiếng Trung Quốc, tiếng bản
địa để từ đó có thể giao dịch trực tiếp, hiểu
tập quán buôn bán, văn hóa giao tiếp đây là
tiền đề quan trọng để tránh được những khó
khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam vào thị trường Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng hội nhập
sâu rộng về kinh tế với các nước trên thế giới,
đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đây là xu
thế khách quan, không thể đảo ngược, quan
hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong
nhiều năm đã phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Trung Quốc là một thị trường trọng
điểm của Việt Nam trên nhiều phương diện,
đồng thời là đối tác thương mại lớn trong thời
gian qua. Xét về tổng thể Trung Quốc hiện là
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là láng giềng
với tập quan sinh hoạt, cấp độ tiêu dùng, sức
mua và khả năng tiêu thụ lớn, hàng hóa có
tính bổ sung. Đây là điều kiện cho Việt Nam
tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc,
nhưng để xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn cần có
sự đầu tư của nhà nước, sự chủ động của các
doanh nghiệp và mối liên kết giữa các bên liên
quan trong hoạt động xúc tiến thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng Cục thống kê Việt Nam (2008 đến 2014),
Niên giám thống kê Việt Nam, Hà Nội
2. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008 đến 2014),
Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam, Hà Nội
3. The Asia Foundation – CIEM (2011), Báo cáo
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
trong ba ngành May mặc, Thủy sản và Điện tử ở
Việt Nam, Hà Nội
4. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP –
EU – Vietnam Mutrap III) (2011), Báo cáo tác
động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO
và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA)
đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam
và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất
nhập khẩu của Bộ Công thương giai đoạn 2011 –
2015, Hà Nội
5. Tổng cục Hải Quan, Công bố thông tin Hải
quan,
an/CongBoThongTin.aspx?&Group=C%C3%B4n
g%20b%E1%BB%91%20th%C3%B4ng%20tin
Trần Quang Huy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 75 - 82
82
6. Tổng cục Hải quan, Thống kê hải quan,
an/SoLieuThongKe.aspx?&Group=S%E1%BB%9
1%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%2
0k%C3%AA
7. Cục Xuất nhập khẩu,
do=detail&category_id=232&news_id=3611
8. Cục Xúc tiến Thương mại,
tuc/3971-gi-m-c-hi-xut-khu-nong-sn-vao-trung-
quc.html
SUMMARY
EXPORT OF COMMERCIAL AGRICULTURAL PRODUCTS FROM VIETNAM
TO CHINA: SHORTCOMINGS AND SUGGESTED SOLUTIONS
Tran Quang Huy*, Tran Xuan Kien
College of Economics and Business Administration - TNU
Agricultural exports from Vietnam to Chinese market in the recent period have had remarkable
results as both quantity and quality of agricultural products for export have increased, export
agricultural product structure have been diversified, bringing added value to the country, and the
growth rate and development of export agricultural commodities have been relatively stable.
However, agricultural exports have been facing new challenges in export activities to Chinese
market such as the export of agricultural products are mainly raw products with low
competitiveness, low science and technology content and subject to the pressure from technical
barriers and so on. From the analysis of the current status of agricultural exports from Vietnam to
Chinese market, the author proposes some solutions to solve difficulties in exporting agricultural
products of Vietnam to Chinese market, to overcome such challenges and maintain the stable
growth in the next period.
Keywords: Agricultural product export, agricultural product import, commercial agricultural
products, product im-export
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014
Phản biện khoa học: TS. Phạm Văn Hạnh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
* Tel: 0912 132025, Email: huytranqtkd@tueba.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuat_khau_nong_san_hang_hoa_viet_nam_trung_quoc_bat_cap_va_n.pdf