Xử lý vết xước và điểm chết trên màn hình laptop

Xử lý vết xước và điểm chết trên màn hình laptop Hai vấn đề khó chịu với màn hình thường gặp nhất khi bạn dùng laptop là vết trầy xước và điểm chết. Sau đây là vài cách xử lý chúng. Một vết xước có thể do bạn tạo ra, cũng có thể chúng đã có sẵn khi bạn mua về. Vì thế, trước khi chọn mua, đừng quên việc tắt màn hình máy tính rồi xoay màn hình theo các hướng ánh sáng, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra các vết xước này, kể cả khi chúng đã được “xử lý”. Trong quá trình sử dụng, bạn phải lưu ý đến các vật nhọn, thường nhất là các vật dụng văn phòng và móng tay, khi đưa chúng đến gần màn hình. Để an toàn, cách tốt nhất là bạn sử dụng một miếng dán bảo vệ màn hình. Thà rằng bạn phải thay một miếng dán khác khi chúng bị trầy xước, còn hơn là làm mất giá trị của cả chiếc máy tính. Tệ nhất là khi màn hình bị bạn làm xước, bạn hãy sử dụng mỡ vaseline (có thể mua ở các nhà thuốc). Cách thực hiện là làm sạch màn hình bằng dung dịch phù hợp, sau đó bôi vaseline vào khu vực có vết xước, và cuối cùng là làm sạch phần mỡ thừa, chỉ để lại một lượng vaseline vừa đủ trong vết xước. Một nguyên nhân khác là đối với những dòng máy, như IBM chẳng hạn, có con trỏ chuột nằm giữa và nhô cao hơn bàn phím, khi bạn đóng màn hình xuống và niêm chiếc máy quá chặt trong túi xách, chính nút điều khiển chuột này sẽ làm trầy xuớc màn hình. Sử dụng một miếng lót che bàn phím trước khi đóng nắp máy sẽ giúp bạn phòng tránh “tai nạn” này. Về điểm chết trên màn hình, có hai dạng: hoặc chúng chết hẳn (dead pixel) - nghĩa là bạn luôn có một điểm màu đen tại vị trí đó, hoặc chúng bị đơ (stuck pixel) – tức chúng chỉ còn thể hiện một màu, chứ không phải tất cả trạng thái màu sắc. Bạn cũng phải cần phát hiện các điểm chết hay đơ này trước khi chọn mua máy tính xách tay. Một chương trình miễn phí, nhỏ gọn, chạy được trên đĩa mềm, CD hay USB mang tên Dead Pixel Locator sẽ giúp bạn phát hiện ra những điểm chết này bằng cách thể hiện màn hình với lần lượt các màu chuẩn. Mỗi nhà sản xuất đều đưa ra một giới hạn về số lượng điểm chết có thể có trên màn hình lúc xuất xưởng (thông thường là bốn). Nếu vượt quá

doc2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý vết xước và điểm chết trên màn hình laptop, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xử lý vết xước và điểm chết trên màn hình laptop Hai vấn đề khó chịu với màn hình thường gặp nhất khi bạn dùng laptop là vết trầy xước và điểm chết. Sau đây là vài cách xử lý chúng. Một vết xước có thể do bạn tạo ra, cũng có thể chúng đã có sẵn khi bạn mua về. Vì thế, trước khi chọn mua, đừng quên việc tắt màn hình máy tính rồi xoay màn hình theo các hướng ánh sáng, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra các vết xước này, kể cả khi chúng đã được “xử lý”. Trong quá trình sử dụng, bạn phải lưu ý đến các vật nhọn, thường nhất là các vật dụng văn phòng và… móng tay, khi đưa chúng đến gần màn hình. Để an toàn, cách tốt nhất là bạn sử dụng một miếng dán bảo vệ màn hình. Thà rằng bạn phải thay một miếng dán khác khi chúng bị trầy xước, còn hơn là làm mất giá trị của cả chiếc máy tính. Tệ nhất là khi màn hình bị bạn làm xước, bạn hãy sử dụng mỡ vaseline (có thể mua ở các nhà thuốc). Cách thực hiện là làm sạch màn hình bằng dung dịch phù hợp, sau đó bôi vaseline vào khu vực có vết xước, và cuối cùng là làm sạch phần mỡ thừa, chỉ để lại một lượng vaseline vừa đủ trong vết xước. Một nguyên nhân khác là đối với những dòng máy, như IBM chẳng hạn, có con trỏ chuột nằm giữa và nhô cao hơn bàn phím, khi bạn đóng màn hình xuống và niêm chiếc máy quá chặt trong túi xách, chính nút điều khiển chuột này sẽ làm trầy xuớc màn hình. Sử dụng một miếng lót che bàn phím trước khi đóng nắp máy sẽ giúp bạn phòng tránh “tai nạn” này. Về điểm chết trên màn hình, có hai dạng: hoặc chúng chết hẳn (dead pixel) - nghĩa là bạn luôn có một điểm màu đen tại vị trí đó, hoặc chúng bị đơ (stuck pixel) – tức chúng chỉ còn thể hiện một màu, chứ không phải tất cả trạng thái màu sắc. Bạn cũng phải cần phát hiện các điểm chết hay đơ này trước khi chọn mua máy tính xách tay. Một chương trình miễn phí, nhỏ gọn, chạy được trên đĩa mềm, CD hay USB mang tên Dead Pixel Locator sẽ giúp bạn phát hiện ra những điểm chết này bằng cách thể hiện màn hình với lần lượt các màu chuẩn. Mỗi nhà sản xuất đều đưa ra một giới hạn về số lượng điểm chết có thể có trên màn hình lúc xuất xưởng (thông thường là bốn). Nếu vượt quá giới hạn này, bạn có thể yêu cầu lấy một sản phẩm khác. Có hai phương pháp để xử lý các điểm chết trên màn hình, nếu khi bạn phát hiện ra chúng thì đã… hết bảo hành, hoặc không còn có thể đổi hàng. Cách thứ nhất, thường được gọi đùa là “mát-xa” điểm chết: Bạn dùng một miếng giẻ mềm khô lót lên khu vực điểm chết rồi dùng đầu ngón tay đè mạnh lên đó với một lực vừa phải. Sau đó, bạn vừa nhấn vừa xoay đầu ngón tay giống như… bấm huyệt, hay xoa bóp. Bạn cũng có thể xoay vòng vòng đầu ngón tay xung quanh khu vực điểm chết. Nếu cách dùng ngón tay không hiệu quả, bạn thử xếp các lớp vải lót dày lên rồi dùng đầu một chiếc bút bi để nhấn và xoay. Cẩn thận, nếu bạn không muốn tạo ra những vết xước khi sửa lỗi điểm chết này! Còn một cách khác nữa để khôi phục các điểm bị đơ. Bạn hãy sử dụng phần mềm hay website sửa lỗi điểm chết bằng cách bật tắt liên tục các điểm này với tần suất rất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxu_ly_diem_xuoc_va_diem_chet_tren_laptop_1894.doc
  • pdfxu_ly_diem_xuoc_va_diem_chet_tren_laptop_1894.pdf