1. Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006)
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương hướng tới mục tiêu thực hiện chính sách dân tộc và đặt công tác dân tộc trong mối quan hệ gắn bó với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được đặt trong bối cảnh chung của quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong cả nước.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm củng cố, xây dựng khối đoàn kết các DTTS nói chung, Tây Nguyên nói riêng được thể hiện các các điểm cụ thể sau:
-Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng; là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc, các dân tộc dù khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nhưng đều là “anh em một nhà”. Vì thế, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng miền núi, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, củng cố HTCT ở Tây Nguyên, đào tạo cán bộ, nâng cao dân trí cho đồng bào các DTTS; nâng cao cảnh giác, chống lại các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc là những nội dung lớn để xây dựng khối đoàn kết các DTTS.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và củng cố khối đoàn kết các dân tộc ở tây nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác dân tộc.
Quán triệt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng,
đảng bộ các đảng bộ Tây Nguyên đã gắn chặt cuộc vận động ĐCĐC với tổ chức lại sản
3
xuất, thực hiện giao đất giao rừng, phát triển ngành nghề, chăm lo công tác giáo dục y tế,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Việc đưa đồng bào dân tộc tại chỗ vào các nông, lâm
trường; tổ chức thành các tổ đoàn kết sản xuất được quan tâm chú ý. Ngành lâm nghiệp các
tỉnh thực hiện giao đất khoán rừng cho đồng bào dân tộc đạt kết quả tích cực trong việc
chăm sóc rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, góp phần
ổn định đời sống đồng bào các dân tộc.
Trong 5 năm (2000-2005), ngân sách Nhà nước đã đầu tư hơn 195 tỷ đồng để thực
hiện các dự án ĐCĐC vùng đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Trong đó, nguồn vốn Trung
ương bố trí 42 tỷ đồng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc các dự án ĐCĐC, còn lại là
ngân sách của các tỉnh.
Đến năm 2005, toàn vùng Tây Nguyên đã có 160.440 hộ với 913.185 nhân khẩu đã
cơ bản hoàn thành ĐCĐC, chiếm 82,7% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc diện
ĐCĐC; chiếm 71,3% tổng số hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Tỉnh Kon Tum đạt 83% số hộ
đồng bào dân tộc ĐCĐC; Gia Lai đạt 85%; Đắc Lắc đạt 76,8%; Lâm Đồng đã cơ bản hoàn
thành công tác ĐCĐC. Trong đó có 51,5% số hộ đã ĐCĐC vững chắc; sản xuất và đời sống
của đồng bào ĐCĐC có những mặt tiến bộ đáng kể, số hộ nghèo ngày càng giảm. Đây là cơ
sở hết sức quan trọng để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây
Nguyên, giữ vững sự ổn định về chính trị, đảm bảo về an ninh quốc phòng, làm thất bại mọi
âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.
2.2. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào các DTTS
Phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta để từng bước thu hẹpû chênh lệch về đời sống kinh tế - xã hội
giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền hướng tới mục tiêu đoàn kết, bình đẳng dân tộc, thực
hiện tiến bộ và công bằng
Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá
IX), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 18. 1 . 2002): Về phát triển kinh tế xã hội và đảm
bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010 đã có nhiều chính sách ưu
tiên đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi, vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên
nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá dần những khác biệt để củng cố, xây
dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh.
Thực chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên đã đạt được những thành
tựu quan trọng, thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản sau:
Một là, những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
từng bước mang lại cho đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên những lợi ích thiết thực, tạo ra
động lực vật chất và cơ sở quan trọng, góp phần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày
càng bền chặt, lâu dài.
4
Thông qua Chương trình 135 và một số Chương trình lồng ghép khác, Đảng và Nhà
nước đã đầu tư 163 xã và hàng trăm buôn đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên, với tổng kinh
phí 750 tỷ đồng, tính trung bình đạt 2,5 tỷ đồng cho 1 xã, giúp các xã này xây dựng hạ tầng
kinh tế - xã hội. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng được 278 hạng mục giao thông
nông thôn, 202 công trình thuỷ lợi, 141 công trình hạ thế điện, 345 trường học với 1.271
phòng học và một số công trình khác như: trung tâm cụm xã, chợ lồng, bến xe.
Chương trình xoá đói giảm nghèo được ngân sách Trung ương đã bố trí đầu tư 350 tỷ
đồng; các tỉnh Tây Nguyên đầu tư từ ngân sách địa phương 210 tỷ đồng; bố trí lồng ghép từ
các chương trình, dự án huy động cộng đồng 120 tỷ. Nguồn vốn tín dụng đã huy động thêm
khoảng 300 tỷ đồng tập trung cho công tác xoá đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng
DTTS tại chỗ. Hàng năm, Trung ương cân đối từ 40 - 45 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ
giá, trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu như: giống cây trồng, phân bón, muối
iốt, dầu lửa và thu mua hàng nông sản. Hỗ trợ đời sống trung bình 500.000 đồng/hộ, cho
vay sản xuất trung bình 1 triệu đồng/hộ. Nhờ đó, đã có 1,05 triệu lượt hộ được cấp các mặt
hàng cho không (vải, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, sách vở, tiền điện); 853.000 lượt hộ được
hỗ trợ khuyến nông và cấp giống sản xuất .
Thực hiện Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30-10-2001 và Quyết định số
132/2002/QĐ-TTg ngày 15-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn vùng Tây
Nguyên đã giao được 19.615 ha đất sản xuất cho 43.890 hộ đồng bào DTTS, đạt 51,4% về
diện tích và 52,8% về số hộ; giao 486.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 26.000 hộ, bình
quân 18,6 ha/hộ, trong đó 60% số hộ là đồng bào DTTS; tạo việc làm mới cho 93.810 lao
động/năm, trong đó 15% là DTTS bằng các nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ việc làm.
Nhờ đó, tỷ lệ hộ đói nghèo trong đồng bào các DTTS ngày cảng giảm đi. Năm 2001
là 21,11%, năm 2005 còn 8,67% (theo tiêu chí cũ); năm 2005 từ 28,52% (theo tiêu chí mới)
xuống còn 22,85% năm 2006, riêng vùng DTTS từ 58,8% còn 51%. Tỉnh Gia Lai giảm từ
22,4% năm 2001 xuống còn 15,52% năm 2003 ; tỉnh Đắk Lắk năm 2001 số hộ đói nghèo là
94.477 hộ, chiếm tỷ lệ 25,55% số hộ toàn tỉnh, đến cuối năm 2003 đã giảm 40.688 hộ, còn
53.789 hộ, chiếm tỷ lệ 14,6%. Bình quân mỗi năm giảm được 3,65% số hộ đói nghèo .
Giải quyết vấn đề xoá đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa kinh tế xã
hội mà còn là vấn đề chính trị, vấn đề củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,
qua đó góp phần tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh.
Hai là, từ những lợi ích thiết thực được mang lại thông qua các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, hầu hết đồng bào các DTTS có xu hướng vươn lên hoà nhập
vào sự phát triển chung, góp phần to lớn vào việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.
Công tác ĐCĐC, giải quyết đất sản xuất, đất ở, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã
từng bước làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc có nhiều tiến bộ đáng kể. Ở tỉnh Đắk
Lắk, trong số 52.278 hộ đã ĐCĐC, hiện có 61% hộ giàu và trung bình, trong đó hộ giàu
5
5.327 hộ, chiếm tỷ lệ 10,2%; 26.045 hộ trung bình, chiếm tỷ lệ 41,8%. Nhiều hộ đồng bào
DTTS đã phát huy tính tự lực, tự cường, tranh thủ sự tương trợ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước
đầu tư mở rộng sản xuất, bố trí lại mùa vụ và cây trồng hợp lý, mạnh dạn chuyển sang sản
xuất hàng hoá, hình thành các trang trại với diện tích từ 5 - 10 ha, thậm chí có hộ 50 ha. Nhờ
đó, thu nhập của đồng bào DTTS ngày một cao. Xã Ea Phê, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) có
1.160 hộ, trong đó có 768 hộ đồng bào sản xuất giỏi, thu nhập hàng năm từ 12 triệu đồng trở
lên, có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ VAC. Nhiều hộ trồng cà phê đạt 3 - 4 tấn/ha,
làm lúa đạt 8 - 10 tấn/ha. Kinh tế phát triển, đồng bào các DTTS có điều kiện mua sắm thêm
tư liệu sản xuất và sinh hoạt gia đình đắt tiền như máy cày, máy xay xát, ti vi, xe máy. Tỉnh
Gia Lai có nhiều mô hình đồng bào DTTS nhận đất rừng phát triển kinh tế, ổn định đời
sống. Xã Glắc huyện Mang Yang (Gia Lai) có 7000 dân với 1.250 hộ đồng bào dân tộc
Bana trồng lúa đạt năng suất 44,9 tạ/ha, lương thực bình quân hơn 400 kg/ người; nhiều hộ
chăn nuôi bò từ 30 - 40 con .
Những con số nêu trên tuy chưa thật đầy đủ, song đã phản ánh một thực tế là Đảng
và Nhà nước ta luôn coi trọng đến lợi ích thiết thực của đồng bào các DTTS trong việc củng
cố, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên, đồng thời cũng chứng tỏ khả năng
vươn lên làm chủ quá trình phát triển kinh tế xã hội của đồng bào các DTTS.
2.3. Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Thực hiện chủ trương của Đảng, các tỉnh quan tâm đầu tư cho sự nghiệp văn hóa,
giáo dục, y tế; nhất là chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa,
vùng căn cứ kháng chiến cũ.
- Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền
thống các dân tộc thiểu số.
Các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống của các dân tộc được
phát huy; các đội văn nghệ, đội cồng chiêng được củng cố, xây dựng làm nòng cốt sinh hoạt
văn hóa của quần chúng. Nhiều đội văn nghệ, đội cồng chiêng của làng xã đã tham dự các
hội diễn văn nghệ, hội diễn cồng chiêng ở huyện, tỉnh và được cử đi tham gia các lễ hội do
Trung ương tổ chức ở thành phố Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng giao lưu và
tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Các hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí được tăng cường đã
góp phần quan trọng đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến với
nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến.
Về vấn đề bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống các DTTS. Thực hiện Nghị quyết
10 - NQ/TƯ ngày 18 - 1 - 2002 của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm
quốc phòng, an ninh vùng Tây nguyên thời kỳ 2001 - 2010”; Quyết định số 168/2001/QĐ -
TTg ngày 30-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ “Về định hướng dài hạn 5 năm 2001 - 2005
và những giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS”, Chính phủ đã đầu tư 21 tỷ
6
đồng cho dự án cấp quốc gia về “Sưu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên”. Viện văn hoá
thông tin đã xây dựng dự án “Phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cồng
chiêng ở không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”, với tổng kinh phí đến năm 2010 là
400.000 USD. Ngành văn hoá thông tin các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều hoạt động
phục hồi các lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng và các lễ hội truyền thống khác của các dân
tộc như: lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng bến nước, bỏ mả, mừng sức khoẻ và cầu mưa.
Nhiều đề tài nghiên cứu về văn hoá Tây Nguyên cũng đang được triển khai nghiên cứu với
kinh phí đầu tư khá lớn như: “Giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba Na,
Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Cơ Ho”, “Nghiên cứu nghi lễ, lễ hội và mẫu hệ dân tộc M’Nông”.
Việc sưu tầm các truyện cổ, trường ca, các làn điệu dân ca, điệu múa và việc chế tác nhạc cụ
dân tộc các DTTS ở Tây Nguyên cũng được triển khai một cách tích cực thu được những
kết quả đáng mừng.
Những nỗ lực và kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn song đã thực sự góp phần tăng
cường lòng tự hào của đồng bào các DTTS, tạo cơ sở văn hoá vững chắc cho việc xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Về vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị chỉ rõ mục tiêu của giáo dục-đào tạo ở Tây Nguyên
từ 2001-2010 là: “Bảo đảm trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào DTTS,
đáp ứng mục tiêu đảm bảo con em đồng bào được đi học với số lượng lớn và chất lượng
ngày càng tốt hơn; bậc tiểu học được học cả chữ viết, tiếng nói phổ thông và chữ viết, tiếng
nói của dân tộc mình. Xây dựng các trung tâm dạy nghề đào tạo ngắn hạn và các trường đào
tạo nghề cho thanh niên DTTS” .
Để thực hiện mục tiêu đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các
cấp chăm lo ngày càng tốt hơn và được xã hội hóa ngày càng rộng với hệ thống trường lớp
đa dạng hơn.
Ngành giáo dục Tây Nguyên đã đầu tư 52,4 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất cho các
trường phổ thông dân tộc nội trú, đầu tư kiện toàn hệ thống các trường, lớp bán trú đến cụm
xã, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc.
Hiện nay, hệ thống trường dân tộc nội trú ở Tây Nguyên đã hình thành đều khắp các tỉnh và
huyện; trong số đó 65% trường phổ thông dân tộc nội trú đã được xây dựng tương đối kiên
cố, có nhà ở, lớp học khang trang; 32% có phòng thí nghiệm và thư viện. Nhờ vậy, trong
những năm gần đây, tình hình giáo dục - đào tạo vùng DTTS ở Tây Nguyên đã có những
bước chuyển biến về quy mô trường, lớp; số lượng và chất lượng học sinh cũng như đội ngũ
giáo viên. Năm học 2005 - 2006, toàn vùng Tây Nguyên có 2.331 trường, 37.487 phòng học,
46.334 lớp và 1.417.296 học sinh; trong đó có 491.663 học sinh DTTS, chiếm 34,07%; số học
sinh trong các trường dân tộc nội trú là 7.900 em. So với năm 2001 - 2002, số học sinh DTTS
đã tăng 39%, trong đó trung học cơ sở tăng cao nhất ( 56% ) Trong 5 năm (2001 - 2005), toàn
vùng đã xây dựng, sửa chữa 6.800 phòng học trong vùng DTTS, trong đó 1.300 phòng thuộc
chương trình 159; hàng năm cơ bản đáp ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh DTTS .
7
Bên cạnh việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đối với học sinh từ tiểu học đến
trung học phổ thông, việc đào tạo nguồn nhân lực trong đồng bào DTTS cũng được Đảng,
Nhà nước và các cấp uỷ Đảng, chính quyền Tây Nguyên chú trọng.
Thực hiện Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30.10.2002 của Thủ tướng Chính
phủ “Về định hướng dài hạn 5 năm (2001-2005) và những giải pháp cơ bản phát triển kinh
tế-xã hội vùng Tây Nguyên”, ngành giáo dục đã nâng cấp trường trung học văn hoá nghệ
thuật Đắk Lắk thành trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật; xúc tiến thành lập trường cao
đẳng kinh tế kỹ thuật Gia Lai; đầu tư nâng cấp trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc ở
Đắk Lắk; mở rộng 4 trường dạy nghề ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai.. Đến nay, 92% số huyện
của các tỉnh đã có trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Đại học Tây Nguyên và Đại
học Đà Lạt đã trở thành những trung tâm đào tạo lớn của khu vực Tây Nguyên. Đến nay Đại
học Tây Nguyên đã đào tạo được 5.589 sinh viên tốt nghiệp ra trường (gồm 2.070 bác sĩ,
2.436 kỹ sư nông lâm, 833 cử nhân sư phạm, 250 cử nhân kinh tế), trong số đó có 688 sinh
viên người DTTS, chiếm 12%. Số sinh viên DTTS này đã bố trí công tác đạt 98%. Hàng
năm các tỉnh đều thực hiện chính sách cử tuyển đối với con em các DTTS. Chỉ tính riêng ở
tỉnh Đắk Lắk, năm học 2003-2004 đã cử tuyển được 2.861 em vào học các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Trong đó, các trường đại học, cao đẳng: 230 em; đại
học dự bị Nha Trang: 75 em; đại học Tây Nguyên: 725 em; cao đẳng sư phạm Đắk Lắk: 127
em; trường Quân sự địa phương: 94 em; trường Văn hoá III (Bộ Công an): 241 em; trường
công nhân kỹ thuật cơ điện: 145 em; trường trung học Y tế: 71 em .
Đó là những thành tựu quan trọng đã, đang góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh
tếú - xã hội nói chung, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên nói riêng.
- Về vấn đề y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các DTTS.
Sự nghiệp phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các DTTS có nhiều tiến
bộ. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên cơ bản đã xoá xã trắng về y tế trong vùng DTTS, với
70% số xã có bác sĩ, 11.000 cán bộ y tế phục vụ các xã vùng 3; điều trị và phòng chống có
hiệu quả một số bệnh xã hội, bệnh phong, bướu cổ. Bệnh sốt rét giảm 80%, bệnh bướu cổ
giảm 92% so với 5 năm trước. Việc tiêm chủng mở rộng các bệnh nguy hiểm ở trẻ em đã
được ngành y tế tổ chức đến tận, buôn, làng, xã xa xôi hẻo lánh. Số trẻ em có nguy cơ mắc
bệnh giảm 80%. Trong 5 năm (2000-2004) đã cấp không thu tiền thuốc chữa bệnh cho các
đối tượng chính sách, hộ đồng bào các DTTS là 7,84 tỷ đồng; 1.187.000 đồng bào các
DTTS ở nông thôn được sử dụng nước sạch, chiếm 31,5% dân số nông thôn.
Tỉnh Đắk Lắk, tính đến hết năm 2004, 100% số xã có trạm y tế, trong đó 78% số xã
có bác sĩ, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 36%, đã cấp 563.576 thẻ khám chữa bệnh miễn
phí cho người nghèo, khám chữa bệnh cho hơn 155.681 lượt người đồng bào các DTTS với
tổng kinh phí 9.473.278 đồng . Tỉnh Gia Lai đã củng cố, tăng cường các cơ sở khám chữa
bệnh cả về cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ. Đến nay, 100% số xã và 94,2% buôn, làng có
nhân viên y tế, tăng 12% so với năm 2000; 100% phòng khám khu vực và 30% số xã,
phường và thị trấn có bác sĩ. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai có kết quả;
8
số người mắc bệnh sốt rét, phong, bướu cổ, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm nhanh; đã cơ
bản xoá mù loà cho nhiều đối tượng, đặc biệt là đồng bào các DTTS nghèo.
Nhìn chung đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên
đã được cải thiện vượt bậc so với thời kỳ trước đổi mới. Những thành tựu quan trọng đó
không chỉ góp phần củng cố mà còn biểu hiện sự tiến bộ vững chắc của việc xây dựng khối
đoàn kết các DTTS Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.
2.4. Đổi mới công tác dân vận, tăng cường vận động đồng bào các dân tộc thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng.
Xác định tính chất đặc biệt quan trọng của công tác vận động quần chúng trong thời
kỳ mới, các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể các cấp cần thường xuyên tổ chức
vận động đồng bào các tôn giáo và các giáo sĩ phát huy lòng yêu nước, thực hiên tốt đời đẹp
đạo làm tròn nghĩa vụ công dân, tự giác tham gia các phong trào sản xuất, cải thiện đời
sống; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, lợi dụng
tôn giáo, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Để thực hiện
tốt công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo, vấn đề
quan trọng là các cấp bộ đảng, chính quyền , đoàn thể phải đổi mới sự chỉ đạo, bố trí cán bộ
tốt có kiến thức, có kinh nghiệm vận động quần chúng; đồng thời chú ý phát hiện, đào tạo
bồi dưỡng cán bộ người tại chỗ để xây dựng phong trào.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp cần được tổ chức và hoạt động
theo chức năng nhiệm vụ của mình để thực sự góp phần thực hiện dân chủ và đổi mới xã
hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia các công việc quản lý nhà
nước, tham gia xây dựng đảng, xây dựng nhà nước, giữ gìn và tăng cường mối liên hệ mật
thiết giữa đảng và nhà nước với nhân dân. Các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư
tưởng và đạo đức mới cho hội viên và quần chúng theo đúng quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước; động viên và phát huy hết các tiềm năng, tính tích cực của các tầng lớp
nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới nói
chung và các mục tiêu kinh tế xã hội nói riêng.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục nhân
dân hiểu rõ các chủ trương chính sách, pháp luật; tăng cường đoàn kết nhất trí; động viên và
tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nhân dân thực hiện các chương trình kinh
tế, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh trật tự.
2.5. Quan tâm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ người các dân tộc vững mạnh
Trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt quan tâm
chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc các cấp có đủ năng lực và phẩm chất hoàn
thành mọi nhiệm vụ đặt ra.
Năm 2001, Tây Nguyên có 11.433 cán bộ xã, phường thị trấn là người DTTS hưởng
sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có 1.182 cán bộ chủ
chốt của Đảng, kiêm Chủ tịch mặt trận và các đoàn thể; 1.986 cán bộ chủ chốt của chính
9
quyền; 2.980 chủ tịch mặt trận và các đoàn thể; 2.384 cán bộ bốn chức danh chuyên môn và
2.901 cán bộ các chức danh khác .Ở cấp huyện, mặc dù dân số các DTTS ở Tây Nguyên
chiếm khoảng 30 - 35% dân số toàn Tây Nguyên, nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp huyện là người DTTS chiếm khoảng 26% tổng số cán bộ cấp huyện toàn vùng . Đến
năm 2005, đội ngũ cán bộ là người DTTS ở cấp cơ sở có 14.400 người, chiếm 35,07% tổng
số cán bộ công chức cấp xã, tăng thêm 2.967 người so với năm 2001. Trong đó, đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xã là người DTTS có 5.492 người trên tổng số 17.493 người, chiếm
tỷ lệ 31,39%; cán bộ chủ chốt của chính quyền cấp xã là người DTTS có 1.231 người trên
tổng số 3.512 người, chiếm tỷ lệ 35,05%; chủ tịch uỷ ban Mặt trận tổ quốc và trưởng các
đoàn thể là người DTTS cấp xã có 977 người trên tổng số 2.565 người, chiếm 38,08%; đội
ngũ công chức cấp xã là người DTTS có 1.291 người trên tổng số 4.532 người, chiếm tỷ lệ
28,04%; cán bộ là người DTTS trẻ (dưới 35 tuổi) có 3.191 người, chiếm tỷ lệ 22,15% tổng
số cán bộ là người DTTS.
Bên cạnh việc bố trí, sử dụng cán bộ là người DTTS, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
là người DTTS cũng được quan tâm hơn. Chỉ tính riêng ở tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1999 đến
nay, không kể cán bộ DTTS theo học các ngành học khác, toàn tỉnh có 336 cán bộ học
chương trình chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó có 43 đồng chí được đào tạo cao cấp lý
luận chính trị, cử nhân chính trị, 8 đồng chí được đào tạo chương trình cử nhân hành chính,
28 đồng chí học trung cấp luật, 24 đồng chí học trung cấp hành chính văn phòng, 24 đồng
chí học trung cấp phụ vận, 46 đồng chí học trung cấp thanh vận. Đồng thời có 260 cán bộ
được bồi dưỡng công tác đoàn thể, 46 đồng chí được bồi dưỡng về công tác chính quyền cơ
sở . Ngoài ra, thông qua chương trình 135, bằng nguồn vốn của Trung ương đầu tư 150 triệu
đồng, năm 2004, tỉnh Đắk Lắk cũng đã tổ chức mở được 8 lớp bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở
cho 10 xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện: Krông Bông, M’Drắc, Lắc, EaH’leo với 316
lượt người tham gia; bình quân mỗi xã là 31 người, trong đó cán bộ ngưòi DTTS tham gia
lớp học là 195 người .
Sự tham gia ngày càng đông của đội ngũ cán bộ người DTTS vào cơ cấu chính trị địa
phương và cùng với nó là sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ
người DTTS ở Tây Nguyên, một mặt; thể hiện rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta trong việc bảo đảm bình đẳng về quyền lợi chính trị cho đồng bào các DTTS khi
tham gia vào khối đại đoàn kết các dân tộc, mặt khác phản ánh sự trưởng thành về ý thức
chính trị của đồng bào các dân tộc.
2.6. Từng bước làm thất bại âm mưu phá hoại, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, củng cố niềm tin của đồng bào các
DTTS vào sự nghiệp đổi mới.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên ngày càng
vững mạnh. Song trên thực tế, việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
vào thực tiễn ở Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, bất cập. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót đó
10
của chúng ta, các thế lực thù địch trong nước cấu kết với bọn phản động lưu vong ở nước
ngoài ra sức truyên truyền, xuyên tạc việc người Kinh chiếm đất; chính quyền bắt bớ, đàn
áp, bắt giữ, bỏ tù người DTTS. Nhằm gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết các dân tộc ở Tây
Nguyên, tạo ra lực lượng quần chúng đối lập, gây sức ép với chính quyền và kêu gọi đấu
tranh giành lại đất đai, nhà cửa cho những người theo Đề Ga, chúng đã gây ra cuộc bạo
động chính trị năm 2001 và năm 2004, lôi cuốn hàng trăm người, đa số là đồng bào các
DTTS tham gia. Chúng còn tổ chức cho hàng trăm đến hàng nghìn người vượt biên trái
phép, với số lượng lớn, cụ thể: năm 2001 có gần 2.000 người, năm 2003 là 238 người .
- Cuộc biểu tình tháng 2 năm 2001. Cuộc biểu tình này được lên kế hoạch diễn ra vào
ngày 2 tháng 2 năm 2001 tại 3 tỉnh là Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum, trong đó Gia Lai là
điểm đầu tiên và "quyết liệt" nhất.
Tại Gia Lai, có khoảng 8.000 người từ 8 huyện và thành phố Pleiku trên tổng số 12
huyện và thành phố của tỉnh tham gia, trong đó tại 2 huyện Mang Yang và Chư Pả, những
người tham gia đã tụ tập từ nửa đêm để có thể cùng xuất phát vào 4 giờ sáng. Những người
này đã kéo về thành phố Pleiku và khoảng 7.000 người đã vào được thành phố.
Tại tỉnh Đắk Lắk (cũ) biểu tình xảy ra muộn hơn 1 ngày; ít nhất có 1.093 người của 5
huyện và thành phố Buôn Ma Thuột trên tổng số 18 huyện và thành phố của tỉnh tham gia
và có khoảng hơn 300 người đã kéo vào thành phố. Thành phần tham gia biêu tình ở tỉnh
này chủ yếu là thanh niên và phụ nữ (857 nam và 236 nữ).
Tại Kon Tum, số lượng người tham gia biểu tình không nhiều và chủ yếu là ở thị xã
Kon Tum.
Về cơ bản, cuộc biểu tình đã được ngăn chặn và giải tán trong các ngày 2 đến ngày 6
tháng 2, nhưng vẫn diễn ra âm ỉ kéo dài ở nhiều nơi cho đến giữa tháng 2 mới chấm dứt.
- Vụ bạo loạn tháng 4 năm 2004 diễn ra trên địa bàn 3 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk và
Gia Lai với khoảng 14.000 người tham gia. Trong số những người này, có dân của 130 buôn
thuộc 3 huyện tham gia bạo loạn. Những người tham gia bạo loạn phần lớn là cư dân thuộc
vùng 1 và 2, nơi có điều kiện kinh tế và trình độ dân trí khá cao, cơ sở hạ tầng khá thuận lợi
và mức độ thiếu đất không nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ rằng, biểu tình bạo loạn ở Tây
Nguyên không chỉ đơn thuần là thiếu đất hay đói nghèo mà còn có những lý do khác nữa
cần xem xét thấu đáo.
Ngay sau các sự kiện bạo động chính trị, Đảng, Nhà nước, đảng bộ và chính quyền
các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp giúp đồng bào các DTTS ổn định cuộc
sống. Đồng thời thường xuyên truyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các DTTS phát
huy tinh thần đoàn kết, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu; kiên quyết trấn áp bọn
phản cách mạng, phòng chống vượt biên trái phép; tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ
việc bức xúc trong đồng bào các DTTS.
11
Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã bóc gỡ vô hiệu hoá, bắt tạm giữ, xét xử trước
pháp luật, kiểm điểm trước dân, giao cho các buôn, làng quản lý, giáo dục trên 2.800 đối
tượng, làm tan rã nhiều tổ chức phản động từ tỉnh đến cơ sở. Năm 2003, chúng ta đã phát
hiện và bóc gỡ 824 cơ sở ngầm, trong đó, tỉnh Đắk Lắk: 349 cơ sở; tỉnh Gia Lai: 363 cơ sở.
Kon Tum: 65 cơ sở, Lâm Đồng 47 cơ sở. Năm 2004, chúng ta tiếp tục bóc gỡ 421 đối
tượng, trong đó, tỉnh Đắk Lắk: 100 đối tượng; tỉnh Gia Lai: 90 đối tượng, tỉnh Đăk Nông:
231 đối tượng. Chính quyền địa phương đã tổ chức đưa 1.000 đồng bào DTTS vượt biên trái
phép trở về, giúp họ ổn định cuộc sống .
Những kết quả đạt được trên đây đã góp phần làm cho tình hình an ninh chính trị ở
Tây Nguyên trở lại tương đối ổn định. Những đối tượng được chúng ta đưa trở về, giáo dục,
cảm hoá, thuyết phục đã nhận ra lỗi lầm của mình, hứa trước Đảng, chính quyền, trước đông
đảo quần chúng nhân dân kiên quyết không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, tích cực tham
gia vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của
Nhà nước, qua đó làm cho khối đoàn kết các DTTS từng bước được củng cố và mở rộng.
Tóm lại, trong thời kỳ 1986-2006, mặc dù tình hình thế giới có những diễn biến phức
tạp, nền kinh tế xã hội đang có nhiều khó khăn, đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã nhanh
chóng nắm bắt đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết của Bộ
Chính trị, đề ra các chương trình hành động cụ thể, sát hợp với đặc điểm và yêu cầu của địa
phương, chú trọng thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, không ngừng củng cố
và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh.
2.7. Vấn đề đặt ra và nguyên nhân
Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên đang đặt
ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết thấu đáo, cặn kẽ.
- Chính sách quản lý và sử dụng đất đai chưa thoả đáng, dẫn đến tình hình tranh chấp
đất đai giữa đồng bào các dân tộc với một số nông, lâm trường quốc doanh; giữa đồng bào
đi kinh tế mới với đồng bào tại chỗ; một số chức sắc đạo Thiên chúa đòi lại đất đai.
Có một thực tế là các nông, lâm trường quốc doanh ở Tây Nguyên được giao quản lý
quỹ đất, quỹ rừng khá lớn. Năm 1987 tỉnh Gia Lai - Kon Tum có 3 liên hiệp, 17 xí nghiệp
lâm trường quản lý 1,3 triệu ha đất tự nhiên; 900 ha rừng, khai thác hàng năm 20.000 m3 gỗ;
17 công ty, nông trường quản lý 320.000 ha đất tự nhiên. Khi phong trào tách hộ lập vườn
phát triển, nhu cầu về đất đai để sản xuất của đồng bào tăng lên, dẫn đến tranh chấp đất giữa
đồng bào tại chỗ với các nông, lâm trường diễn ra găy gắt, nhiều nơi đã xảy ra xô xát.
- Việc triển khai thực hiện các chương trình ĐCĐC thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành, các cấp; chưa lồng ghép tốt giữa các chương trình với nhau. Việc quản lý các dự
án ĐCĐC chưa thống nhất và không tập trung vào một đầu mối, do đó hiệu quả đạt được
không cao. Số hộ đồng bào DTTS thực sự đã ĐCĐC ổn định chỉ vào khoảng 58-60%; còn
lại là định cư nhưng vẫn du canh, cá biệt có khoảng 2.200 hộ ( bằng 1,1% tổng số hộ DTTS
toàn vùng ) vẫn còn du canh, du cư. Tính đến 4.2005, Tây Nguyên vẫn còn khoảng 21.000
12
hộ với 110.800 nhân khẩu đồng bào DTTS tại chỗ phải tiếp tục tổ chức vận động ĐCĐC;
hàng chục vạn hộ khác cần tiếp tục đầu tư để ĐCĐC vững chắc.
- Công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng chưa được quan tâm đúng mức; tính
chiến đấu chưa cao, tình trạng mất đoàn kết nội bộ còn xảy ra trong một số tổ chức cơ sở
đảng. Công tác phát động quần chúng còn yếu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc và vùng đồng bào có đạo. Các câp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mặt trận ở cơ
sở chưa sát dân, gần dân, chưa hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân. Đội ngũ cán bộ
người các dân tộc còn yếu kém cả về trình độ và năng lực chuyên môn; tâm lý tự ty, thụ
động trong công việc, ỷ lại vào cấp trên vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Đây thực sự là những
khó khăn và lực cản để đội ngũ cán bộ người các dân tộc phát huy thế mạnh của mình trong
công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Âm mưu và các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, của lực lượng phản
động FULRO nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng gia tăng.
Trong điều kiện cụ thể của các tỉnh Tây Nguyên, Đảng bộ các tỉnh đã tập trung lãnh
đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với tăng cường quốc phòng, an
ninh; không ngừng nâng cao cảnh giác, phối hợp với các lực lượng vũ trang đứng chân trên
địa bàn sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu bạo loạn lật đổ của địch, giữ vững ổn định chính trị
và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa sâu sát, chưa
thường xuyên nên một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn mơ hồ trước âm mưu, thủ
đoạn diễn biến hòa bình của kẻ địch. Thực lực chính trị vũ trang ở cơ sở còn yếu cả về chất
lượng chính trị và trang bị kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động.
- Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho đồng
bào vùng DTTS chưa thực sự vững chắc.
+ Trên lĩnh vực kinh tế.
Hiện tại vẫn còn 60.496 hộ DTTS tại chỗ trong diện đói nghèo, chiếm 26,9% hộ
DTTS. Điều đáng nói là dù số hộ đồng bào DTTS đói nghèo trong những năm gần đây có
giảm, nhưng tỷ trọng giữa số hộ DTTS đói nghèo trên tổng số hộ nghèo lại tăng lên. Toàn
vùng Tây Nguyên có 58,08% số hộ đồng bào DTTS thuộc diện đói nghèo, trong đó, tỉnh
Đắk Lắk có 59,9%; tỉnh Gia Lai có 78,9%; tỉnh Lâm Đồng có 48,8%; tỉnh Kon Tum trên
80%. Tốc độ xoá đói giảm nghèo vùng DTTS chậm là nguyên nhân trực tiếp của sự chênh
lệch mức sống ngày càng lớn hơn.
Đến nay, tổng số hộ DTTS tại chỗ thiếu đất có 83.111 hộ, với diện tích đất cần giải
quyết là 38.097 ha, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có13.841 hộ, với 8.819 ha; tỉnh Gia Lai có
16.288 hộ, với 7.149 ha; tỉnh Lâm Đồng có 7.905 hộ, với 7.905 ha; tỉnh Đắk Nông có 5.287
hộ, với 2.201 ha; tỉnh Kon Tum có 13.841 hộ, với 8.819 ha. Trong khi đó những hộ DTTS
có đất sản xuất thì chủ yếu còn canh tác theo phương thức cũ (phát, đốt, chọc, trỉa); 86%
kinh tế hộ gia đình của đồng bào dân tộc là tự cung, tự cấp.
13
Thiếu đất sản xuất, thiếu nhà ở, thiếu việc làm cộng với tập quán sản xuất lạc hậu đã
làm cho nhiều hộ đồng bào DTTS phải tiếp tục du canh, du cư hoặc đã ĐCĐC nhưng vẫn
tiếp tục du canh, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong nhiều tồn tại lớn
trong việc ổn định vùng DTTS, là nguyên nhân trực tiếp góp phần làm hạn chế việc xây
dựng khối đoàn kết các DTTS .
+ Trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục - y tế:
- Việc sưu tầm, bảo tồn, coi trọng và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của
các DTTS tuy đã có nhiều nỗ lực, song vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả trong nhận thức và
hành động của một số cán bộ, đảng viên. Sự hạn chế trong nhận thức và hành động đó, cùng
với tác động của cơ chế thị trường đã làm cho Tây Nguyên hiện nay ở một số buôn, làng của
đồng bào DTTS không còn bóng dáng của nhà rông, các bản sắc văn hoá độc đáo và vốn
quý có nguy cơ ngày càng mai một. Âm vang của những cồng chiêng không còn linh hồn
trong ngày hội và những tượng mồ, nhà mồ cũng ra đi dần cùng với những quan niệm vè
những khu rừng thiêng của đồng bào DTTS. Kiến trúc nhà cửa cũng bị mô phỏng theo kiến
trúc của người miền xuôi. Tất cả những hiện tượng đó đã làm mất dần bản sắc văn hoá tộc
người, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng khối đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên.
- Chất lượng dạy và học ở vùng đồng bào các DTTS và các trường nội trú có nâng
lên nhưng không đồng đều. Hệ thống trường nội trú, bán trú dân tộc có mở rộng nhưng còn
rất xa mới đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các đồng bào DTTS. Hiện tại, nhiều
vùng nông thôn DTTS còn thiếu khoảng 5000 phòng học chuẩn; tỉ lệ học sinh DTTS càng
lên bậc học trên càng thấp.
- Các dịch vụ bảo đảm sức khỏe cho đồng bào các DTTS còn thiếu. Tổng hợp nhu
cầu về nhà ở và nước sinh hoạt của đồng bào các DTTS tại thời điểm tháng 5-2005 cho
thấy: có gần 100.000 hộ DTTS thiếu nước sạch, trong đó 79.878 hộ với 399.840 người cần
hỗ trợ khẩn cấp về nước sạch, chiếm 35,5% tổng số hộ DTTS, 50.599 hộ đồng bào cần nhà
ở, tỷ lệ 22,5%.
Sự thấp kém về mặt dân trí và thiếu hụt các dịch vụ y tế, môi trường là những nguy
cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đồng bào, và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân
cản trở việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.
+ Trên lĩnh vực chính trị
- Đội ngũ cán bộ là người DTTS tham gia vào HTCT các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở
ngày càng đông, nhưng xét về chất lượng nói chung còn yếu, trình độ thấp. Tính trung bình
mới có 18,2% tốt nghiệp phổ thông trung học; 0,91% có trình độ đại học; 15,2% sơ cấp
chính trị và 20,6% trung cấp chính trị. Xét về cơ cấu, đội ngũ cán bộ là người DTTS vẫn
chiếm tỉ lệ thấp so với số dân của dân tộc đó và chưa hợp lí trong từng dân tộc, từng địa
phương. Điều này đã nói lên một thực tế không chỉ là sự yếu kém về năng lực của đội ngũ
cán bộ người DTTS mà còn tồn tại sự bất bình đẳng về chính trị trong việc xây dựng khối
đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên.
14
- Mặc dù đồng bào các DTTS đã có nhận thức rõ hơn bản chất và âm mưu xâm lược
của các tổ chức phản động “Nhà nước Đề ga”, nhưng do sự lôi kéo, xúi giục của kẻ xấu; tư
tưởng vọng ngoại vẫn đang có chiều hướng gia tăng; tâm lý kỳ thị, chia rẽ dân tộc, sợ trả thù
vẫn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ đồng bào các DTTS. Ở nhiều vùng đồng bào
DTTS vẫn còn tồn tại tư tưởng cho rằng; người Kinh chèn ép người dân tộc, mua rẽ bán đắt,
kỳ thị giữa các DTTS với nhau nên khi có mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng dễ bị kích động,
lôi kéo đông người tham gia và dẫn đến những hành động quá khích (đập phá, gây rối, bắt
giữ người trái pháp luật..).
Những hạn chế này xuất phát cả từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ
bản sau:
Một là, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sự di dân, tranh chấp nguồn lợi sống làm cho
vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên rất phức tạp. Sống trên mảnh đất giàu tiềm
năng, nhưng đại bộ phận đồng bào DTTS vẫn duy trì phương thức sản xuất lạc hậu, canh tác
nương rẫy và hái lượm. Với phương thức sản xuất này, đã trói chân đồng bào DTTS vào cây
cổ thụ tự cung, tự cấp, đời sống luôn gặp khó khăn, thu nhập và trình độ dân trí thấp, tạo ra
lực cản đối với việc xây dựng khối đoàn kết các DTTS.
Bên cạnh đó, sự di dân tự do đến Tây Nguyên trong những năm gần đây diễn ra ồ ạt,
làm cho dân số Tây Nguyên tăng lên một cách bất thường. Di dân tự do dân đến những hệ
quả như phá rừng, mua bán đất đai để tranh chấp nguồn lợi sống; làm phá vỡ không gian
văn hoá, không gian sinh tồn của đồng bào DTTS tại chỗ; làm phá vỡ các kế hoạch, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh. Nó cũng góp phần làm tăng đơn vị xã, thôn,
buôn, gây phức tạp trong quản lý hành chính và trật tự xã hội, kéo theo các tệ nạn xã hội
khác như đói nghèo, mù chữ, trộm cắp. Việc tranh chấp nguồn lợi sống giữa đồng bào
DTTS tại chỗ và dân di cư hiện nay đang là vấn đề bức xúc đối với các tỉnh Tây Nguyên,
làm cho quan hệ dân tộc ở đây rất phức tạp và đó cũng là một nguyên nhân góp phần làm
hạn chế việc xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian qua,
Hai là, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với viêc phát triển Tây
Nguyên chưa được giải quyết một cách kịp thời các vấn đề búc xúc của đồng bào DTTS. Tây
Nguyên luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là địa bàn trọng điểm, có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh của cả nước. Song nhiều vấn đề nảy
sinh từ thực tế ở Tây Nguyên chưa được điều tra, khảo sát, tính toán một cách đầy đủ, dẫn đến
nhiều hệ quả xấu, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đoàn kết các DTTS ở đây, cụ thể:
- Trình trạng phá rừng, chiếm đất của dân di cư tự do diễn ra trong một thời gian dài
làm cho nhiều nơi đồng bào không có đất sản xuất, môi trường văn hoá, phong tục tập quán
của các DTTS tại chỗ bị tàn phá nghiêm trọng.
- Việc ngăn chặn từ đầu âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch còn lúng túng, để nảy sinh
điểm nóng chính trị gây mất ổn định chính trị - xã hội. Ngay từ tháng 4-2000, chúng ta đã
phát hiện được âm mưu móc nối, lôi kéo gây bạo loạn chính trị của các thế lực thù địch ở
15
Tây Nguyên. Nhưng phải đến tháng 2-2001, khi các phần tử phản động kích động, lôi kéo
đồng bào ở nhiều nơi biểu tình bạo loạn, thì chúng ta lúng túng đối phó.
- Với quan niệm tiếng Việt là quốc ngữ, cho nên trong một thời gian dài chúng ta
chưa chú trọng phát triển tiếng nói và chữ viết của đồng bào các DTTS; chưa có chính sách
về ngôn ngữ phù hợp với điều kiện Tây Nguyên. Chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào
DTTS thấp cũng bắt nguồn từ lý do việc giảng dạy bằng tiếng Việt là chủ yếu.
Ba là, công tác truyên truyền, giáo dục, vận động xây dựng khối đoàn kết các dân tộc
ở nhiều nơi, nhiều lúc còn buông lỏng và xem nhẹ, nặng về hình thức, chủ yếu mới dừng lại
ở cán bộ, đảng viên mà chưa đến được với đông đảo đồng bào các DTTS. Vì thế, vẫn còn
một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS mơ hồ cả tin vào những lời dụ dỗ của kẻ xấu, nuôi
dưỡng và che giấu những kẻ phản động, tham gia vào tổ chức FULRO.
Bốn là, hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở ở nhiều địa phương chuyển
biến còn quá chậm, chất lượng thấp, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý không đồng đều.
Bộ máy hoạt động còn nặng về sự vụ, quan liêu; chưa xây dựng một đội ngũ cán bộ người
dân tộc đủ mạnh để đáp ứng với yêu cầu trên các lĩnh vực và địa bàn vùng DTTS; chưa làm
tốt việc nắm tầng lớp cốt cán trong đồng bào các DTTS; chưa có sự gắn kết một cách chặt
chẽ giữa buôn, làng này với buôn, làng khác, nên chưa nắm được dân, sát dân. Mỗi buôn,
làng DTTS tồn tại như một ốc đảo, dường như biệt lập với hệ thống xã hội bên ngoài, đặc
biệt là các buôn, làng ở vùng sâu, vùng xa. Đánh giá kết quả hoạt động của HTCT cấp cơ sở
năm 2004 cho thấy: tỉnh Gia Lai chỉ có 42% số xã khá, 51,35% trung bình, 6,65% yếu kém;
tỉnh Đắk Lắk con số tương ứng là: 46,8%, 46,4% và 6,8%; tỉnh Kon Tum là 46,8%, 46,4%
và 6,8%. Một số buôn, làng vẫn còn trắng đảng viên, cụ thể ở Đắk Lắk còn 140/2.188 buôn,
làng, chiếm tỷ lệ 6,39%; tỉnh Gia Lại còn 153/1.881 buôn, làng, chiếm tỷ lệ 8,13%; tỉnh
Đắk Nông còn 37/617 buôn, làng , chiếm tỉ lệ 10% và tỉnh Lâm Đồng còn 41/1.260 buôn,
làng, chiếm tỉ lệ 3,25%.
Cán bộ cấp cơ sở yếu, chưa đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm
vụ, nên để đối phó với tình tình búc xúc xảy ra, buộc phải sử dụng lực lượng công an, quân
đội tăng cường, việc này trên thực tế đã đem lại những kết quả nhất định, nhưng cũng gây
ấn tượng không tốt trong đồng bào các DTTS.
Năm là, âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, đứng đầu
là đế quốc Mỹ. Thực hiện chiiến lược “diễn biến hoà bình”, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch bên ngoài đã sử dụng con bài FULRO, nuôi dưỡng, chỉ đạo các nhóm người
phản động lưu vong chống phá ta liên tục và quyết liệt mà Tây Nguyên là địa bàn trọng
điểm. Sự kiện bạo loạn tháng 2-2001, được tái phát vào tháng 4-2004 ở 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia
Lai và Đắk Nông, chúng đã kích động 10.131 người DTTS tham gia với mức độ quyết liệt
hơn, tính chất ly khai, kỳ thị dân tộc, tính chất chính trị cũng rõ nét hơn và được tổ chức
chặt chẽ, chu đáo hơn. Bọn cầm đầu không chỉ dùng thủ đoạn lừa mị mà còn dùng thủ đoạn
ép buộc với đồng bào dân tộc.
16
Sau các cuộc bạo loạn chính trị, mặc dầu chúng ta đã liên tục đấu tranh, ngăn chặn
với nhiều biện pháp, nhưng Mỹ và các thế lực thù địch vẫn xoáy sâu vào vấn đề dân tộc, tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền, đưa ra các nghị quyết xuyên tạc “vấn đề người Thượng”; thực
hiện nhiều thủ đoạn kích động làn sóng người dân tộc vượt biên trái phép, gây mất ổn định
chính trị - xã hội ở Tây Nguyên. Thực trạng nêu trên là nhân tố thường trực đã, đang và còn
sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên.
Những nội dung trên đây cho thấy, việc xây dựng khối đoàn kêt các dân tộc ở Tây
Nguyên hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức cấp bách, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa
với quyết tâm cao của toàn Đảng, Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân
các tỉnh Tây Nguyên.
3. Một số kinh nghiệm
Từ những kết quả đạt được và những hạn chế thiếu sót trong quá trình xây dựng khối
đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ 1986-2006, có thể rút ra một số kinh nghiệm
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, quán triệt trong nhận thức tư tưởng về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc
trong sự nghiệp cách mạng và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh là một chủ trương lớn, một trong
những nội dung cơ bản, cốt lõi của chính sách dân tộc, đường lối dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta. Trên cơ sở chủ trương, đường lối chung của Đảng, các đảng bộ Tây Nguyên phải
bám sát vào đặc điểm, điều kiện cụ thể và yêu cầu của mỗi địa phương để đề ra các chính
sách, giải pháp phù hợp. Một đặc điểm của quá trình xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc
ở Tây Nguyên là phải luôn gắn liền với việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, giữ gìn
sự đoàn kết Lương - Giáo; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng.
Thứ hai, chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải xuất phát
từ thực tiễn khách quan, phù hợp với đặc điểm Tây Nguyên đáp ứng nguyện vọng của đồng
bào các DTTS.
Nhờ có chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, bộ mặt kinh tế - xã
hội vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đã có những thay đổi rõ rệt, đang từng bước
thu hẹp dần khoảng cách phát triển về mọi mặt, qua đó xây dựng khối đoàn kết các dân tộc
trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ ba, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, của toàn dân.
Mọi chính sách phát triển của các ngành, các cấp đều có nhiệm vụ thực hiện đoàn kết
dân tộc; và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải được thể hiện qua chính sách của các
ngành, các lĩnh vực. Điều quan trọng là phải luôn bám sát cơ sở, bám sát quần chúng, chăm
17
lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng
căn cứ cách mạng đang còn nhiều khó khăn.
Để tạo thêm sức mạnh cho HTCT ở cơ sở, ổn định tình hình, về lâu dài, cần phải tạo
dựng lực lượng chính trị trong vùng đồng bào các DTTS, để họ tự đảm nhận công việc tại
cơ sở, đưa dân tộc họ tiến lên kịp các dân tộc khác mới là giải pháp quan trong. Để làm
được điều này, cần phải tiếp tục kiện toàn và nâng cao vai trò hoạt động của HTCT ở cơ sở,
trước hết phải xoá đi những điểm trắng đảng viên trong các thôn, buôn đồng bào các DTTS;
tiếp tục rà soát và thanh loại những cán bộ có liên quan đến tổ chức FULRO; tăng cường
đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc.
Thứ tư, tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ của tầng lớp già làng, trưởng bản.
Theo mô hình truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi buôn làng có một
Hội đồng già làng do tập thể dân làng bầu ra để quản lý những công việc của làng. Già làng
có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội ở các buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì
vậy, phải tranh thủ sự ủng hộ của già làng, lôi cuốn họ tham gia tích cực vào việc xây dựng
và sự đoàn kết trong cộng đồng buôn làng , xây dựng và củng cố khối đoàn kết với các tộc
người khác trong cộng đồng cư dân đang sống và làm việc ở Tây Nguyên.
Ngày nay môi trường sống của đồng bào dân tộc thiểu số có sự thay đổi. Khả năng
và xu hướng phát triển văn hoá, xã hội của các tộc người được mở rộng. Các tộc người cư
trú đan xen tạo nên sự giao lưu, ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, văn hoá giữa các tộc
người một cách sâu sắc. Vì vậy, vai trò tuyệt đối của già làng truyền thống được thay thế
bằng mô hình mới “tập thể quản lý, cá nhân phụ trách”.
Do tác động của các điều kiện mới, vai trò và uy tín của già làng, trưởng bản so với
trước đây tuy có giảm bớt nhưng ảnh hưởng của họ còn rất đậm nét trong vùng đồng bào
DTTS. Các quyết định của họ nhiều khi còn có hiệu lực hơn cả mệnh lệnh và văn bản của
cấp có thẩm quyền. Nắm tay dân ở, mở tay dân đi chính là quyền lực và uy tín của già làng,
trưởng bản. Vì thế, nếu nhóm đối tượng này được quan tâm về chế độ chính sách và có đầu
mối tập trung, định hướng chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp uỷ, chính quyền địa phương thì
hiệu quả của việc xây dựng khối đoàn kết các DTTS là rất cao.
Trong thời gian qua, các cấp ủy các tỉnh Tây nguyên đã có chính sách nhằm phát huy
vai trò tích cực, uy tín của những già làng, đem lại cho họ niềm tự hào và đem hết tâm trí và
sức lực của mình phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nhờ đó đã góp phần củng cố và tăng cường
đoàn kết các tộc người, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, tiến hành đấu
tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, ổn định an ninh, trật tự ở các buôn làng.
Thứ năm, giải quyết dứt điểm những vấn đề gây bức xúc trong đồng bào các DTTS,
đặc biệt là vấn đề đất đai và tài nguyên rừng.
Đất đai và rừng là những tư liệu sản xuất, nguồn lợi sống đã gắn bó lâu đời với đồng
bào các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Thiếu đất sản xuất và nguồn lợi sống từ rừng, cho dù
18
bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong quá khứ hay do đất đai và rừng ngày càng khan hiếm
bởi nhiều lý do khác nhau đều có tác động sâu rộng đến an ninh nông thôn vùng DTTS ở
Tây Nguyên, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc. Thực tế đó chứng tỏ, việc giải quyết dứt
điểm những vấn đề bức xúc về đất đai và rừng đối với đòng bào các DTTS tại chỗ có ý
nghĩa quan trọng, không chỉ giảm bớt các xung đột, tránh được nguy cơ tiềm ẩn ngòi nổ về
các cuộc gây rối, biểu tình, bạo loạn - mà còn tạo ra cơ hội xoá đói giảm nghèo bền vững
trong đồng bào DTTS; khôi phục lại quyền làm chủ đối với núi rừng của đồng bào mà hàng
chục năm nay vô tình bị quên lãng, tạo cơ sở xã hội sâu xa cho việc xây dựng khối đoàn kết
các DTTS ở Tây Nguyên thực sự vững mạnh, lâu dài.
Thứ sáu, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh, trước hết phải thực hiện
đoàn kết trong nội bộ mỗi dân tộc; đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số với nhau; đoàn kết
giữa dân tộc bản địa với dân tộc mới chuyển đến; đoàn kết giữa dân tộc Kinh với các dân
tộc thiểu số; trong đó đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các dân tộc là nòng cốt, hạt
nhân
Thứ bảy, chú trọng công tác truyên truyền, giáo dục vận động đồng bào tham gia xây
dựng khối đoàn kết các DTTS
Công tác truyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các DTTS cần phải quán triệt
và thực hiện đầu đủ các yêu cầu sau:
- Phải làm nhiều hơn nói, làm phải có hiệu quả thiết thực; nói phải đúng điều đồng
bào cần nghe, không nói suông, hứa suông. Bởi vì khác với đồng bào Kinh, hầu hết đồng
bào DTTS vốn có tính thật thà, cả tin. Đối với họ, cái gì đã hứa là phải làm, chưa làm được
thì không nên hứa; đã hứa mà không làm rất dễ làm cho đồng bào nghi ngờ, mất lòng tin.
Mà mỗi khi đã mất lòng tin của đồng bào thì rất khó thuyết phục, vận động họ.
- Phải biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào, thực hiện 4 cùng: cùng ăn,
cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc và phương châm 3 trực tiếp: trực tiếp đến tận nhà
dân, trực tiếp nghe dân nói và nói cho dân nghe, trực tiếp làm để dân tin. Có như vậy, mới
cảm hoá, lôi kéo được đông đảo đồng bào các DTTS tham gia vào xây dựng khối đoàn kết
các dân tộc.
Thứ tám, quá trình xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên cũng chính
là quá trình kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi gây chia rẽ dân tộc, phá hoại khối
đoàn kết dân tộc; ngăn ngừa tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, cục
bộ, địa phương chủ nghĩa.
Do vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên,
các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách gây chia rẽ dân tộc, kích động tâm lý ly khai dân tộc.
Cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền của kẻ thù, để tăng cường hơn nữa khối
đoàn kết các dân tộc diễn ra thường xuyên và gay go, quyết liệt. Thực tiễn ở các tỉnh Tây
Nguyên cho thấy, quá trình đấu tranh giải quyết vấn đề FULRO thực chất là quá trình củng
cố, xây dựng toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nội dung cơ bản là phát triển
19
kinh tế-xã hội, tăng cường công tác vận động quần chúng, nâng cao trình độ dân trí, chú
trọng việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, gắn công tác vận
động quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, chăm lo đời sống quần chúng ở cơ sở để
giải quyết vấn đề FULRO“.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng và củng cố khối đoàn kết các dân tộc ở tây nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006).pdf