Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên không chuyên TDTT trường Đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên

Using basic research methods selected are 6 tests assessing fitness level sufficient reliability and inform research subjects, while building classification standards, as well as scale scores integrated assessment of fitness level amateur sport student Thai Nguyen university of education

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên không chuyên TDTT trường Đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38 33 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TDTT TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trần Thị Tú* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản lựa chọn đƣợc 6 test đánh giá trình độ thể lực có đủ độ tin cậy và tính thông báo cho đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn phân loại, thang điểm cũng nhƣ bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực của sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐH Thái Nguyên. Từ khóa: Trình độ thể lực, sinh viên không chuyên TDTT, phương pháp nghiên cứu. ĐẶT VẤN ĐỀ* Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trƣờng là một bộ phận không thể tách rời của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo và các ngành chủ quản rất quan tâm đến công tác GDTC trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Công tác GDTC và TDTT trong nhà trƣờng các cấp đã có nhiều phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao các chỉ số về hình thái, chức năng và khả năng hoạt động thể lực của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay xuất phát từ đòi hỏi về công tác đổi mới giáo dục đại học, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lƣợng sinh viên thì việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trƣớc những thử thách to lớn. Công tác GDTC và phong trào TDTT trong nhà trƣờng các cấp đang có sự biểu hiện mất cân đối, học sinh, sinh viên rất thích chơi thể thao nhƣng lại không thích học môn thể dục hay GDTC, sự quan tâm, đầu tƣ của lãnh đạo các trƣờng không thống nhất, cán bộ làm công tác giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT ở các trƣờng còn thiếu và không thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thiếu thốn... đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng và hiệu quả công tác GDTC trong các nhà trƣờng. * Tel: 0986 703726, Email : Trantudhsptn@gmail.com Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thực trạng trên là do nội dung GDTC trong các nhà trƣờng không thiết thực, công tác quản lý, đánh giá mức độ rèn luyện thể chất của sinh viên không chặt chẽ, thiếu những chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể trong các trƣờng học khác nhau (theo đặc điểm ngành nghề của từng trƣờng). Chính vì vậy, công tác GDTC cũng nhƣ hoạt động TDTT trong trƣờng cần hƣớng việc phát triển thể chất và thể lực của sinh viên cho phù hợp với yêu cầu đặc điểm ngành nghề của từng trƣờng. Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN lâu nay vẫn thực thi chƣơng trình GDTC của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Việc kiểm tra đánh giá trình độ thể lực (TĐTL) của sinh viên còn nhiều khó khăn do chƣa xây dựng đƣợc tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với từng đối tƣợng sinh viên và ngành nghề đào tạo.Vậy đối với sinh viên việc chuẩn bị thể lực đến đâu là phù hợp, là có lợi cho việc học tập nâng cao thể lực? Dựa vào đâu để có thể đánh giá TĐTL một cách khoa học, đúng đắn và hiệu quả? Trƣớc nhu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của trƣờng thì việc xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá TĐTL cho sinh viên là rất cần thiết. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thông qua việc phân tích, tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá TĐTL cho học sinh, sinh viên và thanh niên, để từ đó xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38 34 Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN nhằm góp phần hình thành một hệ thống các chuẩn mực đánh giá TĐTL của sinh viên không chuyên phù hợp với ngành mình đã chọn lựa nhƣng vẫn đảm bảo các yêu cầu chung về thể lực. Từ đó, làm tiền đề cho việc thiết lập nội dung chƣơng trình môn học và tổ chức giảng dạy GDTC đạt đƣợc các chuẩn mực đề ra. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Phƣơng pháp phỏng vấn tọa đàm Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm Phƣơng pháp toán học thống kê KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN Để xác định đƣợc 6 test đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN, trƣớc hết thông qua việc tìm hiểu, thu thập, phân tích tài liệu, khảo sát thực tế thực trạng giảng dạy môn giáo dục thể chất ở một số trƣờng đại học. Sau đó đƣa ra phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học giáo dục thể chất, những nhà quản lý, các cán bộ nghiên cứu viện Khoa học thể dục thể thao, các cán bộ nghiên cứu trong các trƣờng đại học, cao đẳng để tìm ra các chỉ tiêu phù hợp trong đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN. Đề tài đã lựa chọn đƣợc 6 chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho đối tƣợng nghiên cứu. Đề tài sử dụng phƣơng pháp test lặp lại để đánh giá độ tin cậy của các chỉ tiêu lựa chọn qua phỏng vấn, kết quả là trong 6 Test đƣợc kiểm nghiệm cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN thì cả 6 Test đƣợc lựa chọn có hệ số tƣơng quan đủ, vừa có ý nghĩa thống kê (P<0,05) vừa đảm bảo đủ độ tin cậy cần thiết (r 0,8). Để kiểm nghiệm tính thông báo của Test, đề tài tiến hành nghiên cứu mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN với thành tích học tập thực hành môn GDTC. Kết quả đã xác định có 6/6 Test đảm bảo tính thông báo. Tóm lại, qua chứng minh độ tin cậy và tính thông báo của các Test đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN đề tài đã lựa chọn đƣợc 6 Test, cụ thể là: - Chạy 60m xuất phát cao (s). - Nằm sấp chống tay (lần). - Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm). - Chạy 800m (s) (nữ). - Chạy 1500m (s) (nam). - Chạy con thoi 4x10m (s). Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN. Dựa trên nguyên tắc 2 xích ma khi phân loại, đề tài đƣa ra 5 mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu và kém nhằm xây dựng bảng tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN. Kết quả phân loại TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN đƣợc trình bày ở bảng 1 và bảng 2. Các bảng phân loại TĐTL đã đƣợc xây dựng dễ sử dụng, khi kiểm tra TĐTL giáo viên TDTT hoặc cán bộ quản lý muốn biết từng chỉ tiêu sinh viên đó đƣợc xếp loại nào thì thực hiện tra bảng theo quy trình sau: Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng sinh viên thuộc năm thứ mấy. Bƣớc 2: Xác định chỉ tiêu (Test) cần tra cứu. Bƣớc 3: Căn cứ vào bảng phân loại tƣơng ứng để tiến hành phân loại trình độ theo từng chỉ tiêu. Bảng phân loại chỉ tiêu đánh giá TĐTL tƣơng đối chi tiết, song khó đánh giá tổng hợp do bảng đánh giá thuộc từng chỉ tiêu còn hạn chế. Bởi lẽ, trong thực tế sử dụng các Test đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38 35 TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN, một vấn đề nảy sinh là mỗi Test đánh giá trong hệ thống Test lại có đơn vị đo lƣờng khác nhau (nhƣ: số lần, giây...) nên việc đánh giá tổng hợp TĐTL của đối tƣợng nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, đề tài tiến hành quy đổi tất cả các Test trên sang đơn vị đo lƣờng trung gian theo thang độ C (Thang độ đƣợc tính từ điểm 1 đến 10) với công thức C = 5 + 2Z. Kết quả cụ thể đƣợc trình bày tại bảng 3 và bảng 4. Bảng điểm đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN vừa xây dựng đã giải quyết đƣợc những khó khăn mắc phải khi sử dụng bảng tiêu chuẩn phân loại. Khi sử dụng bảng điểm trên, điểm của từng chỉ tiêu đƣợc xác định theo cách tính tiệm cận trên hoặc tiệm cận dƣới, nghĩa là kết quả kiểm tra gần với giá trị tƣơng ứng của điểm nào thì nhận điểm đó. Riêng các Test tính số lần thì khi tra bảng đạt giá trị tƣơng ứng nào thì nhận điểm đó. Nhƣ vậy, bảng điểm đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN cho phép tính điểm bất cứ Test nào trong hệ thống có đƣợc sau khi kiểm tra sinh viên, từ đó phục vụ việc đánh giá tổng hợp TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN. Để sử dụng bảng điểm này cần tiến hành theo các bƣớc: + Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng sinh viên thuộc năm thứ mấy và tìm bảng tra cứu tƣơng ứng. + Bƣớc 2: Áp kết quả lập Test của chỉ tiêu cần tra cứu vào bảng vừa rút ra để xác định điểm đạt đƣợc của chỉ tiêu đó. Nếu cần biết tổng điểm của tất cả hệ thống Test đánh giá, giáo viên, cán bộ quản lý cần tiến hành tính tổng điểm đạt đƣợc của tất cả các chỉ tiêu. Để thuận tiện hơn cho giáo viên và sinh viên trong quá trình sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá trên, đề tài tiến hành xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN Phân loại điểm tổng hợp Mức điểm Giỏi ≥ 45 Khá 35 – 44 Trung bình 25 – 34 Yếu 15 – 24 Kém < 15 Để đánh giá tổng hợp TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN cần thực hiện các bƣớc sau: Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng sinh viên thuộc năm nào. Bƣớc 2: Tính điểm đạt đƣợc của từng sinh viên. Bƣớc 3: Tính tổng điểm của các chỉ tiêu sau đó đối chiếu kết quả tổng với bảng 5 để xác định TĐTL đạt đƣợc. KIẾN NGHỊ 1. Kết quả nghiên cứu trên có thể sử dụng làm thông số tham khảo cho các công trình nghiên cứu đánh giá TĐTL của sinh viên các trƣờng đại học nói chung và sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên nói riêng. 2. Sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ Phạm - ĐHTN có thể sử dụng các tiêu chuẩn đƣợc đề tài xây dựng để tự kiểm tra đánh giá và xác định phƣơng hƣớng chính xác cho việc tập luyện bổ sung hoặc phát triển thể lực cho bản thân nhằm đạt hiệu quả học tập thực hành tốt hơn. KẾT LUẬN 1. Đã xác định đƣợc hệ thống chỉ tiêu đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trƣờng gồm: 6 chỉ tiêu đó là: + Chạy 60m xuất phát cao (s). + Nằm sấp chống tay (lần). + Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm). + Chạy 800m (ph) (nữ). Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38 36 Bảng 1. Phân loại TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN TT Các chỉ tiêu Giới tính Phân loại Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 1 Chạy 60m xuất phát cao (s) Nam > 9.08 9.08 – 8.90 8.89 – 8.74 8.73 – 8.57 < 8.57 Nữ > 10.98 10.98 – 10.74 10.73 – 10.5 10.4 – 10.26 < 10.26 2 Nằm sấp chống tay (lần) Nam 27.9 Nữ 15.95 3 Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm) Nam 251.84 Nữ 188.68 4 Chạy 1500m (s) (nam) Nam > 430.31 430.31 – 399.81 399.80 – 369.31 369.30 – 338.81 < 338.81 5 Chạy 800m (s) (nữ) Nữ > 320.54 320.54 – 292.34 292.33 – 264.14 264.13 – 235.94 < 235.94 6 Chạy con thoi 4x10m (s) Nam > 9.95 9.95 – 9.77 9.76 - 9.59 9.58 – 9.41 < 9.41 Nữ > 12.34 12.34 - 12.13 12.12 – 11.92 11.91 – 11.71 < 11.71 Bảng 2: Phân loại TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT năm thứ hai Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN TT Các chỉ tiêu Giới tính Phân loại Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi 1 Chạy 60m xuất phát cao (s) Nam > 8.34 8.34 – 8.13 8.12 – 7.92 7.91 – 7.71 < 7.71 Nữ > 10.15 10.15 – 9.95 9.94 – 9.75 9.74 – 9.55 < 9.55 2 Nằm sấp chống tay (lần) Nam 29.9 Nữ 20.3 3 Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm) Nam 262.03 Nữ 191.13 4 Chạy 1500m (s) (nam) Nam > 418.06 418.06 – 385.46 385.45 – 352.86 352.85 – 320.26 < 320.26 5 Chạy 800m (s) (nữ) Nữ > 308.8 308.8 – 276.4 276.3 - 244 243 – 211.6 < 211.6 6 Chạy con thoi 4x10m (s) Nam > 9.60 9.60 – 9.43 9.42 – 9.26 9.25 – 9.09 < 9.09 Nữ > 12.25 12.25 – 12.01 12.0 - 11.77 11.76 – 11.53 < 11.53 Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38 37 Bảng 3: Bảng điểm đánh giá TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN Giới tính Chỉ tiêu Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Nam Chạy 60m xuất phát cao (s) 8.40 8.48 8.57 8.7 8.74 8.82 8.91 8.99 9.08 9.16 9.25 Nằm sấp chống tay (lần) 32 30 28 26 24 23 21 19 17 15 14 Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm) 268.4 260.12 251.84 243.56 235.28 227 218.72 210.44 202.16 193.88 185.6 Chạy 1500m (s) (nam) 308.31 323.56 338.81 354.06 369.31 384.56 399.81 415.06 430.31 445.56 460.81 Chạy con thoi 4x10m (s) 9.23 9.32 9.41 9.5 9.59 9.68 9.77 9.86 9.95 10.04 10.13 Nữ Chạy 60m xuất phát cao (s) 10.02 10.14 10.26 10.38 10.5 10.62 10.74 10.86 10.98 11.1 11.22 Nằm sấp chống tay (lần) 19 18 16 14 13 11 10 8 7 5 4 Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm) 207.13 197.9 188.68 179.45 170.23 161 151.78 142.55 133.33 124.1 114.88 Chạy 800m (s) (nữ) 207.74 221.84 235.94 250.04 264.14 278.24 292.34 306.44 320.54 334.64 348.74 Chạy con thoi 4x10m (s) 11.50 11.6 11.71 11.81 11.92 12.02 12.13 12.23 12.34 12.44 12.55 Bảng 4: Bảng điểm đánh giá TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT năm thứ hai Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN Giới tính Chỉ tiêu Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Nam Chạy 60m xuất phát cao (s) 7.50 7.60 7.71 7.81 7.92 8.02 8.13 8.23 8.34 8.44 8.55 Nằm sấp chống tay (lần) 34 32 30 28 26 25 23 21 19 17 16 Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm) 280.05 271.04 262.03 253.02 244.01 235 225.99 216.98 207.97 198.96 189.95 Chạy 1500m (s) (nam) 287.66 303.96 320.26 336.56 352.86 369.16 385.46 401.76 418.06 434.36 450.66 Chạy con thoi 4x10m (s) 8.915 9 9.085 9.17 9.255 9.34 9.425 9.51 9.595 9.68 9.765 Nữ Chạy 60m xuất phát cao (s) 9.35 9.45 9.55 9.65 9.75 9.85 9.95 10.05 10.15 10.25 10.35 Nằm sấp chống tay (lần) 24 22 20 18 17 15 13 11 9 7 5 Bật xa tại chỗ có đánh tay (cm) 209.88 200.5 191.13 181.75 172.38 163 153.63 144.25 134.88 125.5 116.13 Chạy 800m (s) (nữ) 179.2 195.4 211.6 227.8 244 260.2 276.4 292.6 308.8 325 341.2 Chạy con thoi 4x10m (s) 11.29 11.41 11.53 11.65 11.77 11.89 12.01 12.13 12.25 12.37 12.49 Trần Thị Tú Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 33 - 38 38 + Chạy 1500m (ph)(nam). + Chạy con thoi 4x10m (s). 2. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng đƣợc tiêu chuẩn phân loại TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN theo từng chỉ tiêu và các bảng điểm tổng hợp đánh giá từng chỉ tiêu riêng biệt có khả đánh giá khách quan TĐTL của sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN. Qua quá trình kiểm nghiệm đã đạt hiệu quả cao trong thực tiễn đánh giá TĐTL cho sinh viên không chuyên TDTT Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường đại học, Tuyển tập nghiên cứu khoa học 1994, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch), Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (18/11/1975), Chỉ thị số 227- CT/TW về công tác giáo dục thể thao trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá III (1961), Nghị quyết số 08/NQ/TW, Hà Nội . 5. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII (1993), Nghị quyết hội nghị lần 4, Hà Nội 6. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (24/12/1996), Nghị quyết số 02 - NQ/TW, Hà Nội. 7. Lê Bửu, Trịnh Trung Hiếu, Trịnh Hùng Thanh, Hồ Thiệu Tùng (1990), Nghiên cứu thử nghiệm các bài tập tiêu chuẩn nhằm đánh giá các tố chất thể lực của học sinh phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, tr 185. 8. Chỉ thị 133/TTg-TW (1996) của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT và GDTC trƣờng học 7/3/1995. 9. Chỉ thị của Ban chấp hành TW Đảng số 17/CT - TW ngày 23-10-2002 về phát triển TDTT đến năm 2010. 10. Dƣơng Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội SUMMARY CONSTRUCTION STANDARDS OF PHYSICAL ASSESSMENT PROGRAM FOR NOT SPECIAL SPORT STUDENTS OF COLLEGE OF EDUCATION - TNU Tran Thi Tu * College of Education - TNU Using basic research methods selected are 6 tests assessing fitness level sufficient reliability and inform research subjects, while building classification standards, as well as scale scores integrated assessment of fitness level amateur sport student Thai Nguyen university of education. Keywords: Fitness level, sports and physical training amateurishness student, research method Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Hà Quang Tiến – Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN * Tel: 0986 703726, Email : Trantudhsptn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42210_46056_1262014929146_9158_2048707.pdf
Tài liệu liên quan