Xây dựng thương hiệu cần một công thức
xây dựng thương hiệu cần một công thức
Đầu tiên, hãy cân nhắc xem điều gì khiến sản phẩm của bạn
được chú ý. Làm sao nó giảm bớt phiền hà, đem lại sự hài lòng
và thân thiện với mọi người và, quan trọng nhất, làm sao để mọi
người cùng quan tâm tới nó. Những công ty mới thành lập đều
không đủ sức tổ chức những hoạt động quảng cáo rầm rộ, vì vậy
“ngôn ngữ truyền miệng” là cái đích mà họ cần nhắm đến.
Chuyên môn Đó là điều khiến bạn trở thành 1 chuyên gia tầm cỡ trên sản
phẩm của bạn, ảnh hưởng của sản phẩm này, vấn để mà nó
đang giải quyết, người mua sản phẩm (và những người không
mua nó - và đó cũng là lý do họ thất bại), và cách mà sản phẩm
này tác động đến thế giới. Khi bạn là 1 nhà lãnh đạo đủ chín
chắn, bạn thuyết phục khách hàng của mình tin rằng họ có thể
chưa từng sống nếu thiếu đi những sản phẩm của bạn. Điều đó
thật chẳng dễ dàng gì: nó có nghĩa là bạn phải thu thập thông tin
cần thiết, thăm dò đối thủ của bạn đang làm gì và đọc tin tức để
hiểu được tình hình của công ty trong mắt khách hàng. 1 chuyên
gia hiểu được cách để gắn kết nguồn cảm hứng chưa được khai
phá, chạm đến chúng và kết nối với chúng. Bằng cách nhìn xa hơn về phía con đường và dự báo điều gì sắp xảy ra, bạn đã trở
thành 1 nhà lãnh đạo thực thụ. Bây giờ bạn chỉ cần hành động
thôi.
Uy tín
Hãy nghĩ về nhãn hiệu mà bạn ưa thích: BMW, McDonald’s,
Nordstrom, Apple. Những công ty này hứa hẹn gì với bạn? Họ có
thực hiện không? Tất nhiên là có. Cho dù đó là kiến thức, công
nghệ, món ăn, dịch vụ tăng cường hay sự đổi mới, họ hứa với tất
cả khách hàng rằng họ sẽ hoàn thành chúng, mọi lúc, và không
hề bỏ sót. Đó là cách chúng ta gây dựng niềm tin và tạo dựng
nên thương hiệu.
Bạn tạo ra sản phẩm có thể thay đổi cả thế giới. Xin chúc mừng.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng thương hiệu cần một công thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số - Ứng dụng trong
các doanh nghiệp Việt Nam
Thế giới trở nên phẳng hơn kể từ khi Internet ra đời và ngày càng
trở nên phẳng hơn khi Web 2.0 được triển khai rộng rãi. Nhưng
dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc
chơi khi chưa tận dụng được những ứng dụng số trong xây dựng
thương hiệu của mình.
Theo số liệu mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo
chi phí đầu tư cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam trong năm
qua chỉ là 15 triệu USD và tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam là
26% so với mức trung bình 19% của Châu Á. Điều đó cho thấy
mặc dù số lượng người tiêu dùng sử dụng internet cao nhưng chi
phí đầu tư cho tiếp thị trực tuyến còn rất khiêm tốn.
Theo TNS, công ty chuyên về nghiên cứu đo lường các hoạt
động truyền thông thì chi phí quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm
dưới 5% tổng chi phí quảng cáo. Mặc dù các kênh truyền thông
truyền thống như truyền hình, báo, tạp chí, ngoài trời trở nên rất
đắt đỏ nhưng tới 95% chi phí quảng cáo vẫn được sử dụng tại
các kênh này. Truyền hình đã trở nên không còn hiệu quả như
trước đây với sự phát triển của truyền hình cáp với hàng trăm
kênh đa dạng đã đến độ nhiễu (noise) rất cao, chi phí cho 1 spot
quảng cáo 30s cũng tăng phi mã trong những năm qua. Quảng
cáo báo có chất lượng in ấn rất tệ và không được cải tiến trong
nhiều năm với quảng cáo hàng trăm trang khiến người tiêu dùng
sẵn sàng vứt hàng sấp báo quản cáo vào thùng rác mà không
thèm lướt qua.
Tại thành thị, có tới 75% lượng người có kết nối internet tại gia
đình và trung bình dành 140 phút mỗi tuần để online. Độ tuổi từ
15-34 chiếm tới 75% tổng số người dùng internet tại Việt Nam,
đây cũng chính là đối tượng người tiêu dùng trẻ, có sức mua
mạnh và sẵn sàng thử nghiệm những sản phẩm mới. Những
công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam đã đi trước
những công ty Việt Nam trong xây dựng thương hiệu trực tuyến.
Các chiến dịch rầm rộ của Unilever cho các nhãn hàng Close Up,
Dove, Hazeline… đều kết hợp chặt chẽ giữa online và các hoạt
động truyền thông truyền thống (traditional media). Trong khi đó,
với nguồn ngân sách quảng cáo hạn chế, đáng nhẽ các thương
hiệu Việt cần phải sử dụng một cách thông minh hơn để đầu tư
cho các hoạt động truyền thông có chi phí thấp như online mà
mang lại hiệu quả cao.
Trong số 10 email nhận được từ các khách hàng của mình,
Lantabrand thống kê thấy rằng có đến 8 người không sử dụng
email mang domain của công ty mà sử dụng các hộp mail miễn
phí (Gmail, yahoo hoặc hot-mail), điều này cho thấy thật sự các
doanh nghiệp chưa đầu tư cho thương hiệu của mình khi sử
dụng những email miễn phí thường được coi là doanh nghiệp
chưa nghiêm túc trong công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có hiệu quả xây
dựng thương hiệu trực tuyến như nhau mà phần nhiều phụ thuộc
vào ngành và đặc thù kinh doanh của thương hiệu đó. Các
thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh như những hàng hóa thiết yếu
có mức độ tham gia của người tiêu dùng online thấp. Không ai
lên mạng internet để tìm hiểu xem loại bột giặt nào là tốt nhất hay
dầu gội đầu được bán ở đâu. Cũng không ai lên mạng để tìm
hiểu xem nước tương, nước mắm Chinsu tốt như thế nào. Trong
khi có rất nhiều người tiêu dùng lên mạng tìm hiểu về một loại
điện thoại mới ra , hoặc khi mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số.
Hay đặc biệt là những mặt hàng công nghệ xa xỉ phẩm như tìm
mua một chiếc ô tô, người tiêu dùng có thể nghiên cứu online về
các hãng và loại xe hàng tháng trước khi quyết định mua. Vậy
việc xây dựng thương hiệu trực tuyến trong các ngành là hoàn
toàn khác nhau và cần có một chiến lược thương hiệu trực tuyến
riêng phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng thương hiệu đó
trong mỗi ngành. Trong phạm vi bài viết này, Lantabrand đưa ra
những khuyến nghị về chiến lược tiếp thị xây dựng thương hiệu
trực tuyến riêng cho một số ngành quan trọng theo sự phân loại
ngành của công ty Vietnam Report trong Bảng xếp hạng 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Ngành ngân hàng, tài chính, bất động sản, bảo hiểm và
chứng khoán
Đây là ngành phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng thương hiệu
trực tuyến vì toàn bộ các dịch vụ của ngành là vô hình và mức độ
tham dự của người tiêu dùng qua kênh online là vô cùng lớn. Thử
tưởng tượng một thương hiệu ngân hàng sẽ ra sao khi không thể
cung cấp các dịch vụ truy cập tài khoản trực tuyến hay xem số dư
tài khoản qua SMS? Một công ty chứng khoán sẽ ra sao khi
không có một website để nhà đầu tư có thể mua bán chứng
khoán trực tuyến, tìm hiểu, nghiên cứu online về các công ty mà
họ dự định đầu tư? Một công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ còn tồn tại
không nếu tìm trên mạng không thấy website của công ty đó?
Đây là ngành kinh doanh dịch vụ với sự tham gia sâu của người
tiêu dùng, chính vì vậy các ngân hàng, công ty chứng khoán cạnh
tranh nhau quyết liệt để cung cấp các giải pháp trực tuyến ngày
càng hiện đại hơn cho khách hàng của mình.
Ngành hàng tiêu dùng lâu bền, công nghệ cao, vật liệu xây
dựng và trang trí nội thất
Đặc điểm của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm tiêu dùng
lâu bền như máy giặt, tủ lạnh, tivi hay các đồ gia dụng khác
thường cân nhắc kỹ và sử dụng internet như một công cụ hữu
hiệu để nghiên cứu trước khi quyết định mua. Do vậy, thương
hiệu trong ngành này cần phải có sự hiện diện tốt trên internet và
người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm hiểu và so sánh về thương
hiệu.
Ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất có đặc thù là phải
nhắm tới cả những khách hàng Cá nhân là chủ nhà, các nhà thầu
và đặc biệt là các kiến trúc sư. Các khách hàng cá nhân là những
người nhiều khi chỉ xây nhà một lần trong đời và chỉ mua các sản
phẩm vật liệu xây dựng có một lần, nhưng những kiến trúc sư và
những nhà thầu lại rất am hiểu về tính năng và chất lượng của
các thương hiệu này. Những thương hiệu như sơn, gạch ốp lát,
bình nước nóng, thiết bị vệ sinh và phòng tắm cần phải sử dụng
hiệu quả các phương tiện truyền thông số để tạo dựng mối liên
hệ với các kiến trúc sư và nhà thầu. Ví dụ như việc gửi hàng
tháng các catalog kèm đĩa CD giới thiệu về các sản phẩm mới
hoặc hướng dẫn, trợ giúp các kiến trúc sư trong việc thiết kế.
Ngành hàng công nghiệp, tập đoàn sản xuất, khai thác, xây
dựng hạ tầng và các ngành hàng công nghiệp khác.
Các ngành công nghiệp có đặc thù rất riêng do sử dụng số lượng
nhân công nhiều cũng như khai thác trực tiếp các nguồn lợi từ
khoáng sản nên việc xây dựng thương hiệu trên internet cần phải
giúp thương hiệu tạo được hình ảnh thương hiệu đó quan tâm tới
môi trường và sự phát triển bền vững. Một ví dụ rất cụ thể là các
tập đoàn khai thác dầu khí như BP đã sử dụng website rất hiệu
quả với những thông điệp bảo vệ môi trường rất rõ ràng, thể hiện
quan điểm của thương hiệu là khai thác nguồn lợi thiên nhiên một
cách bền vững.
Các tập đoàn công nghiệp của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng
lại ở mức rất tối thiểu đầu tư cho thương hiệu cả trên các phương
tiện thông tin truyền thống như báo đài truyền hình nên việc đầu
tư xây dựng thương hiệu trực tuyến vẫn còn là một khái niệm xa
lạ. Nhiều tập đoàn cũng còn chưa có được hệ thống nhận diện
thương hiệu chuẩn hóa từ logo, các vật dụng văn phòng, biển
hiệu nên ngay cả khi có trang web thì cũng không nhất quán và
chuyên nghiệp, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của
chính tập đoàn đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều tập đoàn công
nghiệp với người lãnh đạo giỏi, cởi mở và sẵn sàng cập nhật
công nghệ mới đã đầu tư mạnh dạn cho thương hiệu của tập
đoàn cả trên các kênh truyền thống và trực tuyến, tập đoàn
Cienco 5 và một ví dụ. Có hàng chục công ty con kinh doanh đa
ngành và công ty mẹ cần có một thương hiệu tập đoàn mạnh để
che chở cho các công ty con, Cienco 5 đã đầu tư xây dựng logo
và hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, triển khai
đồng bộ trên online và internet và bước đầu đã tạo được sự nhận
diện thương hiệu nhất quán trên toàn bộ các phương tiện truyền
thông. Trang web của Cienco 5 có thể được tham khảo tại
www.cienco5.vn.
Các ngành hàng xuất khẩu như thủy sản, may mặc, da giầy…
Ngành xuất khẩu không có những khách hàng tiêu dùng trong nội
địa mà phần lớn là các nhà nhập khẩu ở các Quốc Gia khác đồng
thời phải cạnh tranh quyết liệt với những nhà xuất khẩu trong và
ngoài nước. Một website đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, các
mặt hàng chủ lực, thế mạnh và kinh nghiệm sản xuất mang lại
niềm tin cho các nhà nhập khẩu. Hơn nữa, để cạnh tranh với
hàng ngàn nhà sản xuất của Việt Nam và các nước khác, website
của thương hiệu trong ngành này phải được dễ dàng tìm thấy
qua các bộ tìm kiếm trên internet như Google, yahoo để các nhà
nhập khẩu ngay lập tức có thông tin về thương hiệu của bạn từ
đó tăng cơ hội hợp tác kinh doanh. Những thông tin rất cần thiết
được thể hiện rộng rãi trên website như cơ sở hạ tầng và đặc biệt
là môi trường làm việc của công nhân. Nhiều nước nhập khẩu
tiên tiến như EU, Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, họ sẽ
không nhập khẩu hàng của bạn nếu bạn sử dụng lao động vị
thành niên, hoặc công nhân của bạn phải làm việc trong điều kiện
lao động tồi tệ. Những thông tin trung thực thể hiện quan điểm
của thương hiệu về tiêu chí sản xuất bền vững chính là nền móng
đảm bảo cho thương hiệu của bạn xây dựng được niềm tin với
các bạn hàng. Không phải tất cả khách hàng của bạn đều có thể
tới tận xưởng sản xuất để đánh giá năng lực của bạn, giờ đây với
internet, họ có thể ngay lập tức tìm hiểu về thương hiệu của bạn,
do vậy, việc sử dựng internet với những thông tin trung thực, chi
tiết sẽ được khách hàng của bạn đánh giá cao.
Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Ngoài đối tượng truyền thông là người tiêu dùng và khách hàng,
các công ty đã niêm yết trên thị trường hoặc sắp niêm yết còn
cần phải quan tâm đến các cổ đông và nhà đầu tư của thương
hiệu công ty mình. Gần đây, thuật ngữ Xây dựng thương hiệu
trên thị trường chứng khoán cũng thường được nhắc đến trên
các phương tiện thống tin đại chúng. Một website với đầy đủ
thông tin về sản phẩm, công ty là chưa đủ, các chuyên mục dành
cho nhà đầu tư với những thông tin phân tích về hiệu quả kinh
doanh để nhà đầu tư tham khảo cũng phải được cập nhật thường
xuyên để các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin, từ đó tạo được mối
liên hệ sâu rộng giữa thương hiệu và các nhà đầu tư.
Sự hiện diện của thương hiệu trên các website phân tích chứng
khoán hoặc các bản tin sẽ làm các nhà đầu tư quan tâm tới
thương hiệu của bạn và các nhà đầu tư cũng chính là những
khách hàng của bạn. Nếu càng nhiều nhà đầu tư quan tâm và
đầu tư vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ càng mua sản phẩm và
dịch vụ của bạn hơn đối thủ cạnh tranh.
Trong website của mỗi công ty niêm yết nhất định phải có mục
“thông tin nhà đầu tư” (Investors relation). Mục thông tin này cần
hết sức trung thực và cung cấp các thông tin về chỉ số tài chính,
cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh hoặc các dự án đang triển
khai. Website của công ty đó phải là nơi đầu tiên cung cấp các
thông tin nóng cho nhà đầu tư ngay khi công bố ra đại chúng nên
việc cập nhật website thường xuyên là một việc nên làm. Với một
website chuyên nghiệp kết hợp với việc truyền thông trực tuyến
hiệu quả, các công ty niêm yết sẽ tạo dựng được sự khác biệt
trên thị trường chứng khoán nói riêng cũng như toàn bộ thị
trường nói chung.
Tóm lại, dù công ty bạn đang hoạt động trong bất kỳ ngành nào,
dù thương hiệu của bạn đã niêm yết hay chưa thì việc đầu tư cho
xây dựng thương hiệu trực tuyến là một chiến lược nên được tập
trung đầu tư. Ngoài chi phí rẻ và hiệu quả, khi bạn đầu tư xây
dựng thương hiệu trực tuyến, hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ
gắn liền với những cá tính thương hiệu như sáng tạo, luôn đổi
mới và biết nhìn xa trông rộng nên các khách hàng và nhà đầu tư
sẽ yêu mến thương hiệu của bạn hơn. Do vậy, bạn còn chờ gì
nữa mà không ngay từ bây giờ triển khai một chiến lược thương
hiệu trực tuyến và tận dụng những điều thần kỳ của công nghệ để
tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu của mình trong
tâm trí khách hàng, nhà đầu tư và cả những nhân viên của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng thương hiệu cần một công thức.pdf