Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắ n sinh hoạt tại các hộ gia đình, ở tổ 7, phường tân thịnh, Thành phố Thái Nguyên

KẾT LUẬN Qua quá trình điều tra, khảo sát thực địa tại tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên cho thấy: - Xây dƣ̣ ng thà nh công mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTRSH tại cá c hộ gia đình - Hơn 85% hộ dân đồng ý phân loại CTR tại nguồn. CTR được chia làm 3 loại: CTR hữu cơ, CTR vô cơ và CTR tái chế. - 52% hộ dân đồng ý ủ CTR hữu cơ tại gia đình. - Chi phí xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là 43.958.200 đồng. - Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân ủ từ CTRSH cao, trong đó hàm lượng mùn đạt tiêu chuẩn làm phân bón cho các loại cây trồng [2].

pdf7 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắ n sinh hoạt tại các hộ gia đình, ở tổ 7, phường tân thịnh, Thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH, Ở TỔ 7, PHƯỜNG TÂN THỊNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Nguyễn Thu Huyền*, Nguyễn Thị Đông Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các tác giả đã nghiên cƣ́u và xây dựng mô hình thu gom , phân loại và xƣ̉ lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên , có 85 % hộ dân đồng ý phân loại CTR tại nguồn . Chi phí xây dƣ̣ng mô hình này là 43.958.200 đồng. Ngoài ra, với 50 gia đình tham gia ủ phân thì trong một năm địa phƣơng sẽ giảm đƣợc 23 tấn CTR chôn lấp và 18,3 triệu đồng chi phí vận chuyển xử lý CTR Từ khóa: Mô hình, phân loại, thu gom, xử lý, chất thải rắn sinh hoạt, ủ phân, chôn lấp ĐẶT VẤN ĐỀ* Chất thải rắn (CTR) đô thị không phải là vấn đề thời sự nhƣng luôn đƣợc sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội . Một trong những vấn đề cần giải quyết tại đô thị là phân loại CTR sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn. Việc phân CTR tại các hộ gia đình thành các loại riêng (CTR vô cơ, CTR hữu cơ, CTR độc hại) sẽ mang lại lợi ích kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Với những lợi ích nhƣ trên, phân loại CTR tại nguồn đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc Quốc gia về Bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay, mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTR tại nguồn đã thực hiện thành công ở một số Quốc gia trên thế giới và một số phƣờng, xã, thị trấn ở Việt Nam. Trong khi đó, ở Thái Nguyên chƣa thực hiện phân loại CTR và chƣa có nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử l ý tại nguồn. Tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên có quy mô dân số và không lớn (96 hộ với số dân 485 ngƣời kể cả sinh viên ở trọ, 2009). Trong tổ có một hộ nông nghiệp; một hộ làm nghề tự do, còn lại cán bộ công nhân viên chức, bộ đội nghỉ hƣu. Ngoài ra, các gia đình làm thêm nghề kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ bán tạp hóa, đồ ăn sáng, nƣớc và dịch vụ cho thuê nhà trọ. Với đặc điểm nghề nghiệp nhƣ trên có thể khẳng định trình độ dân trí trong tổ khá cao và là tổ Văn hóa. Đây là yếu tố quan trọng khi triển khai chƣơng trình phân loại CTR. Đồng thời điều kiện tự nhiên, xã hội và cơ sở hạ tầng khá thuận lợi. Hệ thống đƣờng * Tel: 0914569251; Email: huyennt.dhkh@gmail.com giao thông rộng, thoáng, không có ngõ sâu. Lãnh đạo tổ dân phố 7 đã nhận thức và quan tâm tới các vấn đề môi trƣờng tại địa phƣơng. Họ cho biết rất vui khi đƣợc là cộng tác viên của mô hình phân loại CTR tại nguồn và sẽ hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện và duy trì mô hình. Tại đây, cộng đồng đã hình thành thói quen tái chế CTR. Vì vậy: “Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên” là cần thiết để địa phƣơng áp dụng mô hình này vào thực tiễn Mục tiêu của đề tài: Lựa chọn mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTRSH phù hợp với địa phƣơng để từng bƣớc quản lý tốt CTRSH trong phƣờng Tân Thịnh nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung đồng thời nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng về phân loại CTR tại nguồn. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng phát sinh , thu gom và xử lý CTRSH tại tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá nhận thức, khả năng phân loại CTRSH của cộng đồng tại khu vực. - Thí nghiệm ủ phân compost. - Tính toán chi phí khi áp dụng mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTRSH tại địa phƣơng. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 - Phương pháp điều tra thực địa: tiến hành thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại 3 hộ gia đình trong 27 ngày để xác định khối lượng và thành phần CTRSH. Đồng thời, tiến hành phát 2 túi nilon cho mỗi hộ trong 10 ngày với túi màu đen đựng CTR vô cơ, túi màu xanh đựng CTR hữu cơ để đánh giá khả năng phân loại CTR giữa các gia đình. - Phƣơng pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng: Thông qua phát 50 phiếu điều tra tại các hộ gia đình để đánh giá nhận thức của cộng đồng về phân loại CTR. - Thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm E.M2 và E.M Bokashi ủ yếm khí CTR sinh hoạt. Tiến hành thu gom và phân loại CTR sinh hoạt sau đó ủ CTR sinh hoạt hữu cơ hàng ngày. Bảng 1. Danh sách dụng cụ và nguyên liệu dùng trong thí nghiệm TT Tên Số lượng Đơn vị 1 CTRSH hữu cơ 2 Xô nhựa 3 Chiếc 3 Chai nhựa 3 Lọ 4 Vòi tháo nƣớc 3 Chiếc 5 Vỉ ngăn CTR 3 Cái 6 Chế phẩm E.M2 500 ml 7 Chế phẩm E.M Bokashi 700 g + Các xô nhựa đục thủng 1 lỗ nhỏ ở đáy có nắp kín, vỉ đỡ CTR và đƣợc kê cao ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và tránh nƣớc mƣa: + Chế phẩm E.M Bokashi rắc đều 1 lớp 40 g vào đáy thùng + CTR hữu cơ thu gom hàng ngày đƣợc cắt vụn khoảng 3 - 5 mm, cho vào thùng và đƣợc san đều. + Rắc đều lên bề mặt CTR hữu cơ một lớp Bokashi cán mỏng 20 – 40 g và vẩy 20 ml chế phẩm E.M2. Yêu cầu độ ẩm CTR đạt từ 30 - 50%. Thu gom xử lý CTR hữu cơ cho đến khi đầy (cách miệng xô khoảng 5 cm). Ủ phân khoảng 45 ngày đến khí khối lƣợng các thùng không đổi thì dừng lại (Khi đó qúa trình phân hủy CTR hữu cơ kết thúc). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên - Khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình dao động trong khoảng 0,43 - 0,71 kg/ngƣời/ngày. Tổng khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh là 276,4 kg/ngày. - Lƣợng CTR sinh hoạt bình quân tại những gia đình 4 thành viên trở xuống cao gấp 1,65 lần gia đình có 5 thành viên trở lên. Lƣợng CTR sinh hoạt tăng vào các ngày cuối tuần nhƣng không đáng kể. Vào các ngày lễ tết, lƣợng CTR thƣờng tăng từ 1,3 - 1,5 lần do nhu cầu tiêu dùng của các hoạt hàng ngày. Kết quả phân loại thành phần CTR phát sinh tại tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên đƣợc thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Thành phần CTR phát sinh tại tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên TT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Chất hữu cơ 55,2 2 Xỉ than 22,5 3 Nilon 7,8 4 Giấy ăn 6,5 5 Nhựa 3,7 6 Pin, thuốc quá hạn 0,1 7 Các loại khác 4,2 Tổng cộng 100 Kết quả bảng 2 cho thấy: thành phần CTR mang đặc trƣng của CTR sinh hoạt. CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,2%; và thấp nhất là chất độc hại 0,1%. Thành phần CTR của các hộ gia đình gần nhƣ không đổi. Chất vô cơ tăng từ 32,5% lên đến 45% vào các ngày cuối tuần. Tùy vào nghề nghiệp của hộ mà tỷ lệ các loại chất thải khác nhau Hiện trạng thu gom và xử lý CTR sinh hoạt Ủy ban nhân dân phƣờng Tân Thịnh phối hợp với Công ty Cổ phần Môi trƣờng & Công Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 Bao đựng CTR Xe tam giác Bãi rác Đá Mài Xe vận chuyển Công ty MTĐT Công nhân VSMT Hộ gia đình trình đô thị (CTCPMTĐT) Thái Nguyên thực hiện. Cụ thể nhƣ sau: + Ủy ban Nhân dân phƣờng Tân Thịnh: thành lập đội vệ sinh môi trƣờng, có 1 cán bộ quản lý chung, 1 kế toán, 8 công nhân thu gom CTR (cả nam và nữ). + CTCPMTĐT chịu trách nhiệm vận chuyển CTR tại 3 điểm tập kết (ngã ba Phú Thái, cổng trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch, cổng trƣờng vùng cao Việt Bắc) và chôn lấp tại bãi rác Đá Mài - Tân Cƣơng. Qua khảo sát cho thấy: công tác quản lý môi trƣờng của phƣờng Tân Thịnh còn nhiều bất cập. Cán bộ không có chuyên môn. Tiền công của mỗi công nhân chƣa xứng đáng khoảng 600.000 đồng/tháng. Hiện nay, lệ phí thu gom CTR sinh hoạt áp dụng là 3000 đồng/ngƣời/tháng. - CTR đƣợc thu gom bằng phƣơng pháp thủ công (xe đẩy tam giác, chổi, xẻng) kết hợp cơ giới (các xe cẩu, xe uốn). Đa phần CTR sinh hoạt đƣợc đựng vào bao tải hoặc thùng xốp trƣớc nhà, số ít mang ra điểm tập trung. Hầu hết các xe thu gom đều quá tải. CTR thƣờng chất cao 0,8 - 1m, xung quanh xe đẩy móc nhiều các túi nilon dẫn đến tình trạng rơi vãi trong vận chuyển. Theo quy định, CTR phát sinh đƣợc thu hàng ngày nhƣng thực tế 1 - 2 ngày/1lần. Hiện trạng thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đƣợc cụ thể hóa trong hình 1 Hình 1. Mô hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt tại tổ 7, phƣờng Tân Thịnh Mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt a. Nhận thức của cộng đồng về phân loại chất thải rắn Thống kê 50 phiếu điều tra và thu đƣợc những kết quả nhƣ sau: Có 44/50 ngƣời đƣợc phỏng vấn đã nghe nói tới một trong số các cụm từ: CTR vô cơ, hữu cơ, tái chế và nguy hại qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet (hình 2) Hình 2. Hiểu biết của ngƣời dân về các loại CTR Hình 3 cụ thể hóa khả năng nhận biết thực tế của cộng đồng thông qua phiếu điều tra. So sánh hình 2 và hình 3 cho thấy: 45,5% số ngƣời nghe CTR hữu cơ nhƣng không hiểu. Tƣơng tự đối với các loại CTR vô cơ, tái chế và nguy hại, tỷ lệ ngƣời hiểu đƣợc bản chất giảm lần lƣợt là 40,9%; 11,3% và 2,2%. Từ nhận thức của cộng đồng đề tài xây dựng mô hình quản lý CTR sinh hoạt nhƣ hình 4. Loại CTR 88.6% 63.6% 36.3% 9% 0 20 40 60 80 100 % % Hình 3. Khả năng nhận biết của ngƣời dân về các loại CTR 6.8% 22.7% 25% 43.1% 0 10 20 30 40 50 Hữu cơ Tái chế Vô cơ Nguy hại Loại CTR % Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 Hình 4. Mô hình thu gom, xử lý CTRSH tại các hộ gia đình Ghi chú: - NMCBPVS: Nhà máy chế biến phân vi sinh; - BCL: Bãi chôn lấp b. Một số kết quả khi thực hiện mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoat. - Hai ngày đầu, CTR đƣợc để lẫn lộn. Những ngày tiếp, sự phân loại tiến bộ hơn. Kết thúc đợt phân loại, khoảng 85% CTR đƣợc bỏ đúng theo quy định. - Do trình độ dân trí cao và đồng đều nên các gia đình trong tổ đã nắm đƣợc vấn đề nhanh, gần nhƣ không có sự khác biệt về khả năng phân loại CTR giữa các gia đình. Thiết kế mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt a. Công tác tuyên truyền - Phƣơng tiện truyền thông: loa, đài, bảng tin, băng rôn, áp phích, tờ rơi - Tập huấn cho cán bộ và nhân dân - Tuyên truyền tại gia đình về ý nghĩa và cách thức công tác phân loại, xử lý CTR b. In ấn, phát tờ rơi - Thông điệp:“Tiết kiệm, tận dụng, tái sinh”, “Càng ít chất thải càng tốt”; - Phát tờ rơi: tại cuộc họp dân vào đầu của buổi tuyên truyền. c. Tổ chức phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Kinh phí mua thùng rác và xe thu gom : + Mua thùng rác 2 ngăn: 1.800.000 × 3 = 5.400.000 đồng + Mua xe gom 2 ngăn (loại 0,25 m3/xe): 1.100 × 2 = 2.200.000 đồng. Hình 5. Vị trí đặt thùng rác 2 ngăn công cộng địa phƣơng Ghi chú: : Vị trí đặt thùng rác 1 tại số nhà 32 đƣờng Z115. : : Vị trí đặt thùng rác 2 tại số nhà 16, ngõ 16, đƣờng Z115. : Vị trí đặt thùng rác thứ 3 tại số nhà 37, ngõ 30, đƣờng Z115 Phát xô phân loại CTR: Mỗi hộ đƣợc phát 2 xô màu vàng và màu xanh để phân loại CTR vào buổi họp tập huấn cộng đồng đầu tiên về phân loại CTR do tổ trƣởng tổ dân phố đảm nhiệm CTR tại hộ gia đình CTR hữu cơ CTR vô cơ Thùng ủ phân hộ gia đình Xô màu da cam Thùng màu da cam BCL NMCBPVS CTR tái chế Túi gia đình Cơ sở tái chế Thùng màu xanh Xô màu xanh Đƣờng Z115 Khu dân cƣ Khu dân cƣ L2 = 20m Khu dân cƣ Trƣờng TH Lê Văn Tám H = 6m L1 = 110 m Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 Kinh phí thực hiện (giá mỗi xô là 15.000 ) 15.000 × 2 × 96 = 2.880.000 đồng Tổ chức thu gom, vận chuyển tại điểm tập kết: Các gia đình phân loại và đem ra thùng rác công cộng. Đồng thời công nhân thu gom CTR tại thùng rác công cộng; vận chuyển điểm tập kết. Xử lý: CTR vô cơ đƣợc chôn lấp tại bãi rác Đá Mài còn CTR hữu cơ xử lý tại nhà máy chế biến phân vi sinh. Kết quả thí nghiệm xử lý CTR hữu cơ tại các hộ gia đình ở tổ 7 Kết quả phân tích hàm lƣợng dinh dƣỡng trong hỗn hợp hữu cơ sau khi ủ phân compost tại gia định đƣợc thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả phân tích hàm lƣợng N, P, K tổng số trong sản phẩm TT Chất Hàm lượng (%) 1 OM 24,78 - 31,89 2 Nts 0,95 - 1,25 3 K2Ots 1,72 - 1,89 4 P2O5ts 0,5 - 0,63 Kết quả bảng 3 cho thấy hàm lƣợng OM chiếm tỷ lệ cao nhất từ 24,78 - 31,89% có tác dụng cải tạo chất lƣợng đất. Đồng thời cung cấp thêm dinh dƣỡng N, P, K cho cây trồng. Chi phí xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình ở tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên - Kinh phí xây dựng mô hình phân loại: 15.000 × 2 × 96 = 2.880.000 đồng - Chi phí ủ CTR hữu cơ Chi phí ủ phân bón cho một hộ gia đình: Tính chi phí ủ CTR cho một gia đình có 4 thành viên trong 1 tháng (Bảng 3) + Khối lƣợng CTR hữu cơ là: 0,57 × 4 × 55,2% × 30 = 37,8 kg/tháng. + Chi phí mua thùng sẽ là: 29.000 × 3 = 87.000 đồng (sử dụng 3 xô 22 lít) + Chi phí mua dung dịch xử lý trong một tháng: 324 × 37,8 = 12.247 đồng/tháng.Mỗi hộ đầu tƣ ban đầu 248.964 đồng sẽ thu đƣợc 200 kg phân bón/năm. Nhƣ vậy, một gia đình thu nhập 160.000 - 400.000 đồng/năm. (Giá phân Cầu Diễn 800 - 2.000 đồng kg). Bảng 4. Chi phí đầu tƣ ủ phân cho 1 gia đình trong 1 năm TT Thiết bị Thành tiền (đồng) 1 Xô nhựa 87.000 2 Vòi dẫn nƣớc rác 3.000 3 Chi phí chế phẩm 146.964 4 Vỉ ngăn 12.000 Tổng 248.964 Kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra cho thấy: có 52% gia đình (ƣớc tính 50 hộ) đồng ý ủ phân, bón cây cảnh và rau trồng tại nhà. Chi phí đầu tƣ là: 248.964 × 50 = 12.448.200 đồng. Khối lƣợng CTR hữu cơ : 37,8 × 50 × 12 = 22.680 kg/năm = 22,68 tấn/năm. - Chi phí xử lý: Khối lƣợng CTR là: 276,4 × 365 = 100.886 kg/năm ~ 240 m3/năm. * Như vậy, kinh phí thực tế, vận chuyển và xử lý CTR khi chưa phân loại là: 160.000 × 240 = 38.400.000 đồng/năm. Kinh phí vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt sau khi phân loại nhƣ sau: - Khối lƣợng CTR hữu cơ: 55,2 × 276,4 × 365 = 55.689 kg/năm = 55,69 tấn/năm - Lƣợng CTR hữu cơ phải đem đi xử lý: 55,69 - 22,68 = 33 tấn/năm - Chi phí vận chuyển, xử lý CTR hữu cơ: 60.000 × 33 = 1.980.000 đồng/năm - Lƣợng chất vô cơ đem chôn lấp 1 năm: 101 - 56 = 45 tấn/năm = 107 m3/năm - Chi phí vận chuyển, xử lý CTR vô cơ là: 107 × 160.000 = 17.120.000 đồng/năm. * Vậy, kinh phí vận chuyển và xử lý sau khi đã phân loại CTR là: 17.120.000 + 1.980.000 = 19.100.000 đồng Phí môi trƣờng thu đƣợc của tổ hiện nay là17.470.000 đồng/năm . Nhƣ vậy không đủ để xử lý CTR. Khi thực hiện mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTR nhƣ đề xuất, mức đầu tƣ ban đầu gấp 2,5 lần so hiện tại nhƣng khi đi vào hoạt động sẽ đem lại lợi ích về kinh tế. Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 Bảng 5. Tổng hợp kinh phí thực hiện xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt tại tổ 7, p Tân Thịnh, tp Thái Nguyên Đơn vị: 1000 đồng TT Hạng mục Trước dự án Thực hiện dự án 1 Họp tuyên truyền 1.000 2 In áp phích 450 3 Tờ rơi 480 4 Thùng rác 2 ngăn 5.400 5 Xe thu gom 2 ngăn 2.200 6 Xô đựng CTR 2.880 7 Chi phí ủ rác 12.448 8 Xử lý CTR 38. 400 19.100 Tổng cộng 38.400 43.958 KẾT LUẬN Qua quá trình điều tra, khảo sát thực địa tại tổ 7, phƣờng Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên cho thấy: - Xây dƣ̣ng thành công mô hình phân loại, thu gom và xƣ̉ lý CTRSH tại các hộ gia đình - Hơn 85% hộ dân đồng ý phân loại CTR tại nguồn. CTR đƣợc chia làm 3 loại: CTR hữu cơ, CTR vô cơ và CTR tái chế. - 52% hộ dân đồng ý ủ CTR hữu cơ tại gia đình. - Chi phí xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là 43.958.200 đồng. - Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong phân ủ từ CTRSH cao, trong đó hàm lƣợng mùn đạt tiêu chuẩn làm phân bón cho các loại cây trồng [2]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ứng Quốc Dũng, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, Chất thải rắn đô thị, tập 1, Nxb Xây dựng. [2]. Nguyễn Xuân Nguyên (2004) Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. [3]. Đồng Thị Phƣơng Liên (2008), Khóa luận tốt nghiệp “Điều tra , đánh giá nguồn rác thải sinh hoạt và sử dụng một số chế phẩm vi sinh vật để xử lý rác hữu cơ làm phân bón và bảo vệ môi trƣờng”, Đại học Nông Lâm - ĐHTN. [4]. UBND phƣờng Tân Thịnh, Báo cáo tổng kết cuối năm 2009 tổ 7, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên [5]. Trung tâm tƣ vấn công nghệ môi trƣờng - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 2005, Báo cáo kết quả thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”, Hà Nội. SUMMARY BUILDING A MODEL SORTING, COLLECTING AND PROCESING OF SOLID WASTE AT THE HOUSEHOLDS IN THE GROUP NO. 7, TAN THINH WARD, THAI NGUYEN CITY Nguyen Thu Huyen * , Nguyen Thi Dong College of Sciences - Thai Nguyen University The authors has researched and built a model on sorting, collecting and processing of household solid wastes at Group No.7, Tan Thinh Ward, Thai Nguyen City with 85% households agreed to sorting solid wastes at source. Building cost of this model is 43,958,200VND. In addition to 50 families participating in composting the solid waste in local will reduce 23 tons of dumping solid wastes/ year and 18,3 million VND of transport solid waste to the authorized dumping areas. Key words: model, sorting, collecting, processing, household solid waste, composting, dumping * Tel: 0914569251; Email: huyennt.dhkh@gmail.com Nguyễn Thu Huyền và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 121 - 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32480_36058_88201215345xaydungmohinhphanloai_5434_2052735.pdf
Tài liệu liên quan