Thực hiện được các công việc tổ chức các tour du lịch, tổ chức sự kiện, quản lý
điều hành các hãng đại lý du lịch, xúc tiến quảng bá và chào bán các tour, soạn thảo công
văn và các loại thư từ giao dịch kinh doanh;
+ Thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự và triển khai được các công việc diễn ra
ở doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khu du lịch, trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch;
thực hiện phân công công việc, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận (cá nhân);
thực hiện hoặc giám sát các vấn đề nảy sinh cần xử lý; phối hợp với các bộ phận có liên
quan để thực hiện hiệu quả công việc; tổ chức tập huấn và huấn luyện công việc cho các
thành viên trong nhóm.
+ Chủ động thực hiện cập nhật, thống kê thông tin về tình hình thị trường trong
nước và thế giới, thông tin ngành du lịch, thông tin dự báo kinh tế; thông tin pháp luật,
phương pháp quản lý, kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến quản lý điều hành
tour và hướng dẫn du lịch, các thông tin về công việc đang thực hiện; thực hiện phân tích
đánh giá đưa ra kết luận để điều chỉnh hành động trước mắt và lâu dài cho công việc.
9 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng của khoa du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHO CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CỦA KHOA DU LỊCH
PGS.TS. Phạm Xuân Hậu
Khoa Du lịch
1. Đặt vấn đề
Thực hiện chương trình hành động triển khai các hoạt động theo tinh thần nghị
quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng (Bộ GD&ĐT) về đổi mới
quản lý giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009-2010 và giai đoạn 2010-2012.
Chỉ thị yêu cầu các trường ĐH, CĐ cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho
các ngành đào tạo của trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những giải
pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo; là lời cam
kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của
người học sau khi tốt nghiệp.
Trường Đại học Văn Hiến được thành lập hơn 15 năm, với thế mạnh là đào tạo
nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn. Bên cạnh thế mạnh đó, hiện
nay Trường đang từng bước mở rộng chức năng và nâng cao năng lực đào tạo các ngành
kỹ thuật công nghệ, quản lý kinh tế, các lớp chất lượng cao. Lãnh đạo nhà trường đã thể
hiện rõ nhận thức và trách nhiệm của mình bằng việc tổ chức triển khai các hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như: tuyển chọn, biên soạn giáo trình môn học, đổi
mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, đẩy mạnh công tác NCKH trong
giảng viên và sinh viên, khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, Đặc biệt là việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các chương trình
đào tạo từng ngành của trường.
Với tinh thần trách nhiệm trước nhà trường và xã hội, khoa Du lịch đã và đang tích
cực triển khai để sớm hoàn thiện và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo.
2. Mục tiêu và vai trò của chuẩn đầu ra trong đào tạo ĐH, CĐ
2.1. Quan niệm và nhận thức
Đã có nhiều ý kiến nêu ra quan niệm về chuẩn đầu ra. Chẳng hạn như các quan
niệm sau: “Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm được những gì và kiến
thức kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên” (GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân);
“Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt
nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo” (Jenkins and Unwin);
“Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng
ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo” (Univ, New South
Wales Australia); “Chuẩn đầu ra là qui định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng
thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học
có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ,
ngành đào tạo” (ý trong hướng dẫn của Bộ GD&ĐT). Nhìn chung có thể hiểu, chuẩn đầu
ra của một ngành, một trường như là lời giới thiệu và cam kết của nhà trường với xã hội
về những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi của một sản phẩm đào tạo (sinh viên tốt
nghiệp), đồng thời khẳng định những năng lực của sản phẩm đào tạo sẽ thực hiện được
sau khi được đào tạo tại nhà trường.
2.2. Mục tiêu công bố chuẩn đầu ra
- Nhà trường công khai cho toàn xã hội biết về năng lực đào tạo của trường cho
người học, gia đình, các nhà tuyển dụng biết, để họ xác định độ tin cậy trong việc lựa
chọn cho học tập và tuyển dụng.
- Công khai cho người học nắm được những kiến thức và kỹ năng họ cần phải
thực hiện và đạt được trong quá trình học tập tại trường về kiến thức nghề nghiệp, kỹ
năng thực hành, kỹ năng quản lý, giải quyết các vấn đề, những vị trí có thể đảm nhiệm
sau khi tốt nghiệp.
- Các đơn vị tuyển dụng có thể chủ động lập kế hoạch dài hạn liên kết, đầu tư vào
trường để tuyển dụng lao động phù hợp; thực hiện bố trí, sắp xếp công việc dễ dàng,
thuận lợi, hiệu quả.
2.3. Ý nghĩa của chuẩn đầu ra
- Là cơ sở, nền tảng để trường, khoa, ngành xây dựng chương trình đào tạo phù
hợp, đảm bảo được các yêu cầu của xã hội về sản phẩm đào tạo ra. Đồng thời giới thiệu
với xã hội về năng lực đào tạo của nhà trường; tạo niềm tin cho sinh viên, gia đình và nhà
tuyển dụng.
- Giảng viên làm căn cứ để thiết kế nội dung bài giảng (lý thuyết, thực hành, thực
nghiệm); lựa chọn phương pháp giảng dạy; xác lập quy trình, lượng hóa tiêu chí kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Người học chủ động xác định mục đích học tập, những yêu cầu và trách nhiệm
đối với bản thân, nỗ lực đổi mới cách học, rèn luyện các kỹ năng theo chuẩn đầu ra để đạt
kết quả mong muốn, có đủ điều kiện khẳng định năng lực với các công việc mình có thể
làm được với nhà tuyển dụng, với xã hội.
- Các nhà tuyển dụng có cơ hội chủ động theo dõi, đánh giá, lập kế hoạch tuyển
dụng lao động cho các công việc theo nhu cầu của các bộ phận, lĩnh vực của cơ quan
mình. Tạo được mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa nhà trường và các doanh nghiệp sử
dụng lao động.
- Mở ra cơ hội cho toàn xã hội có thể thực hiện việc giám sát hoạt động đào tạo
của các cơ sở đào tạo. Qua đó, đặt yêu cầu về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai.
3. Xây dựng chuẩn đầu ra Khoa du lịch
Khoa Du lịch trường Đại học Văn Hiến hiện đang đào tạo các hệ đào tạo ĐH
chính quy (4 năm), liên thông CĐ lên ĐH (1,5 năm); CĐ chính quy (3 năm), liên thông
TC lên CĐ (1,5 năm) và bắt đầu triển khai đào tạo liên thông TCCN lên ĐH. Quy mô đào
tạo hiện tại khoảng gần 1000 SV (trung bình mỗi khóa khoảng 400 - 500 SV, trong đó
300 SV ĐH, 150 SV CĐ).
Khoa đang thực hiện đào tạo 2 ngành với 4 chuyên ngành của tất cả các hệ.
- Ngành Quản trị Khách sạn (QTKS), gồm 2 chuyên ngành: QTKS-Nhà hàng và
QT khu Du lịch.
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (QTDVDL&LH), gồm 2 chuyên
ngành: Quản trị Lữ hành và Hướng dẫn du lịch.
Với quy mô như hiện nay, mỗi năm có khoảng 300 - 400 SV được tốt nghiệp. Số
SV tốt nghiệp ra trường trong 15 năm qua, đang tham gia vào các hoạt động của ngành
du lịch thuộc nhiều lĩnh vực (khách sạn, nhà hàng, lữ hành, quảng cáo sự kiện,
Marketing,...), phần lớn đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, số SV ra trường mới chỉ có khoảng 80 - 90% có việc làm, trong số đó có khoảng
60% làm đúng ngành nghề, 20 - 25% làm nghề gần hoặc trái nghề (số liệu điều tra sơ bộ),
số còn lại là chưa có việc hoặc làm việc không liên quan đến nghề nghiệp đã được đào
tạo.
Trong khá nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên, thì một lý do khá quan trọng phải
kể đến là: Các ngành đào tạo chưa xây dựng và công bố được “chuẩn đầu ra” phù hợp
cho từng ngành đào tạo, nên chương trình đào tạo chưa có cơ sở để thay đổi. GV ít quan
tâm đến lựa chọn nội dung và đổi mới phương pháp kịp thời cho phù hợp với nhu cầu xã
hội (kiến thức chuyên ngành sâu và các kỹ năng quản lý, thực hành cùng các kỹ năng
mềm khác).
Trước thực tế đó và thực hiện sự chỉ đạo của Nhà trường, Khoa đã và đang tích
cực, triển khai soạn thảo chuẩn đầu ra dựa trên mục tiêu của ngành và chuyên ngành đào
tạo, làm cơ sở cho việc hoàn thiện chương trình đào tạo tín chỉ cho mỗi ngành.
3.1. Ngành Quản trị Khách sạn
3.1.1. Mục tiêu chung
- Đào tạo ra những người có trình độ ĐH, CĐ ngành QTKS có ý thức công dân và
ý thức đạo đức tốt; có năng lực tư duy và óc sáng tạo, có kiến thức và hiểu biết về văn
hóa, nắm vững những tri thức trong lĩnh vực QTKS.
- Sau khi tốt nghiệp ngành QTKS, SV có đủ năng lực để làm việc tại các cơ quan
quản lý Nhà nước về du lịch, các tổ chức doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước (các
KS 3, 4, 5 sao, các khu du lịch, dịch vụ du lịch,...).
- Những người có đủ năng lực, có thể tiếp tục học sau ĐH ở trong và ngoài nước
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc làm công tác giảng dạy tại các trường
đào tạo về du lịch (từ TCCN đến ĐH), công tác nghiên cứu tại các viện chuyên ngành.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đối với chuyên ngành QTKS – nhà hàng, sau khi tốt nghiệp, SV:
Có đầy đủ kiến thức chuyên môn sâu của ngành, các kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tiếp thị và quảng bá du lịch, chăm sóc và bảo vệ môi trường du lịch làm
việc trong các loại hình kinh doanh khách sạn – nhà hàng (khách sạn thương
mại, khách sạn du lịch, khách sạn căn hộ, khu du lịch, nhà hàng dân tộc, nhà
hàng buffet,).
Có đủ năng lực làm việc ở các khách sạn (3 đến 5 sao), khu du lịch (resort)
hoặc các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch Nhà nước hoặc tư
nhân.
- SV tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khu du lịch:
Được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành sâu, các kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tiếp thị và quảng bá du lịch, chăm sóc và bảo vệ môi trường du lịch;
Có đầy đủ năng lực, kỹ năng làm việc trong các loại hình kinh doanh khu du
lịch, các khách sạn – nhà hàng (khách sạn thương mại, khách sạn du lịch,
khách sạn căn hộ, khu du lịch, nhà hàng dân tộc, nhà hàng buffet,...) hoặc các
cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch nhà nước hoặc tư
nhân.
Những SV của 2 chuyên ngành có đủ điều kiện để tiếp tục học sau đại học ở trong
nước hoặc ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn (Tiến sĩ, Thạc sĩ) hoặc thực hiện
công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng.
3.1.3. Chuẩn đầu ra
- Về kiến thức
+ Có đầy đủ kiến thức chung, kiến thức khối ngành và chuyên ngành QTKS - nhà
hàng và quản trị khu du lịch, cập nhật- hiện đại, phù hợp với điều kiện, bối cảnh Việt
Nam thời kỳ hội nhập.
+ Phải đạt kết quả điểm trung bình đối với tất cả các môn học theo qui định của
học chế tín chỉ từ 5 điểm trở lên (thang điểm 10).
+ Trình độ Anh văn theo tiêu chuẩn TOEIC: đạt từ 500 trở lên; Vi tính tương
đương trình độ A Quốc gia.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các công việc diễn ra ở bộ phận tiền sảnh, buồng phòng, nhà
hàng các công việc phục vụ trong buổi tiệc, hội nghị, soạn thảo công văn và các loại thư
từ giao dịch kinh doanh.
+ Thực hiện được việc quản lý nhân sự và triển khai được các công việc diễn ra ở
bộ phận tiền sảnh, buồng phòng, nhà hàng, các công việc phục vụ trong buổi tiệc, hội
nghị trong khách sạn; phân công công việc, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận;
giám sát phát triển các vấn đề cần xử lý; phối hợp với các bộ phận có liên quan để thực
hiện hiệu quả công việc; tổ chức tập huấn và huấn luyện công việc cho các thành viên
trong nhóm.
+ Độc lập, chủ động thực hiện cập nhật, thống kê thông tin về tình hình thị trường
trong nước và thế giới, thông tin ngành du lịch, thông tin dự báo kinh tế; thông tin pháp
luật, phương pháp quản lý, kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến quản lý nhà
hàng – khách sạn, các thông tin về công việc đang thực hiện; thực hiện phân tích đánh giá
đưa ra kết luận để điều chỉnh hành động trước mắt và lâu dài cho công việc.
- Về thái độ và hành vi
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ đúng với yêu cầu
về chức năng, nhiệm vụ được giao theo nghề nghiệp của mình.
+ Tham gia học tập lý thuyết, thực hành, các đợt kiểm tra đánh giá kết quả đầy đủ,
nghiêm túc.
+ Chủ động, thường xuyên rèn luyện trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ, có tinh thần và thái độ làm việc tập thể tốt.
+ Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các qui định của nhà trường
trong quá trình học tập và cơ quan làm việc sau khi ra trường.
3.2. Ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành
3.2.1. Mục tiêu chung
- Đào tạo ra những người có trình độ đại học, cao đẳng ngành QTDVDL&LH có ý
thức công dân và ý thức đạo đức tốt; có năng lực tư duy và óc sáng tạo, có kiến thức và
hiểu biết về văn hóa, nắm vững những tri thức trong lĩnh vực QTDVDL&LH.
- Sau khi tốt nghiệp ngành QTDVDL&LH, SV có đủ năng lực để làm việc tại các
cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các tổ chức doanh nghiệp du lịch trong và ngoài
nước (CT lữ hành, các khu du lịch, dịch vụ du lịch,...).
- Những người có đủ năng lực, có thể tiếp tục học sau đại học ở trong và ngoài
nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc làm công tác giảng dạy tại các
trường đào tạo về du lịch (từ TCCN đến ĐH), công tác nghiên cứu tại các viện chuyên
ngành.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Với ngành Quản trị lữ hành, SV sau khi tốt nghiệp:
+ Có đầy đủ các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ năng thiết kế và điều
hành các tour, tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch; sử dụng hiệu quả công nghệ thông
tin trong tiếp thị và bán sản phẩm du lịch.
+ Đủ năng lực đảm nhận các công việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhà nước hoặc tư nhân ở trong và ngoài nước
(đại lý du lịch, khu du lịch, cơ sở dịch vụ văn hóa, các quần thể di sản văn hóa-lịch sử
quốc gia và quốc tế, trung tâm xúc tiến-quảng bá du lịch,...).
- Với ngành Hướng dẫn du lịch, SV sau khi ra trường:
+ Có đầy đủ trí thức trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, du lịch; năng lực tổ chức
quản lý các dịch vụ lữ hành, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt nhiệm vụ người
hướng dẫn du lịch (tổ chức các tour tham quan, nghỉ dưỡng, thuyết minh tại các điểm,
tuyến du lịch; giới thiệu văn hóa Việt Nam,..) cả trong nước và quốc tế.
+ Có đủ năng lực làm việc trong các công ty lữ hành, các đại lý du lịch, các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khu du lịch, khu di tích lịch
sử, bảo tàng.
- Sau khi tốt nghiệp, SV có đủ năng lực để có thể tiếp tục học sau đại học ở trong
và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc làm công tác giảng dạy
tại các trường đào tạo về du lịch (từ TCCN đến đại học), công tác nghiên cứu tại các viện
chuyên ngành.
3.2.3. Chuẩn đầu ra
- Về kiến thức
+ Có đầy đủ kiến thức chung, kiến thức khối ngành và chuyên ngành quản trị lữ
hành và hướng dẫn du lịch được cập nhật- hiện đại, phù hợp với điều kiện, bối cảnh Việt
Nam thời kỳ hội nhập.
+ Phải đạt kết quả điểm trung bình (từ 5 điểm trở lên -thang điểm 10) đối với tất
cả các môn học theo qui định của học chế tín chỉ.
+ Trình độ Anh văn theo tiêu chuẩn TOEIC: đạt từ 500 trở lên; Vi tính: tương
đương trình độ A Quốc gia.
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các công việc tổ chức các tour du lịch, tổ chức sự kiện, quản lý
điều hành các hãng đại lý du lịch, xúc tiến quảng bá và chào bán các tour, soạn thảo công
văn và các loại thư từ giao dịch kinh doanh;
+ Thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự và triển khai được các công việc diễn ra
ở doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khu du lịch, trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch;
thực hiện phân công công việc, trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận (cá nhân);
thực hiện hoặc giám sát các vấn đề nảy sinh cần xử lý; phối hợp với các bộ phận có liên
quan để thực hiện hiệu quả công việc; tổ chức tập huấn và huấn luyện công việc cho các
thành viên trong nhóm.
+ Chủ động thực hiện cập nhật, thống kê thông tin về tình hình thị trường trong
nước và thế giới, thông tin ngành du lịch, thông tin dự báo kinh tế; thông tin pháp luật,
phương pháp quản lý, kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến quản lý điều hành
tour và hướng dẫn du lịch, các thông tin về công việc đang thực hiện; thực hiện phân tích
đánh giá đưa ra kết luận để điều chỉnh hành động trước mắt và lâu dài cho công việc.
- Về thái độ và hành vi
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ đúng với yêu cầu
về chức năng, nhiệm vụ được giao theo nghề nghiệp của mình.
+ Tham gia học tập lý thuyết, thực hành, các đợt kiểm tra đánh giá kết quả đầy đủ,
nghiêm túc.
+ Chủ động, thường xuyên rèn luyện trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ, có tinh thần và thái độ làm việc tập thể tốt.
+ Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các quy định của nhà trường
trong quá trình học tập và cơ quan làm việc sau khi ra trường.
3. Kết luận
Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành, chuyên ngành đào tạo là
hết sức cần thiết đối với bất kỳ trường ĐH, CĐ nào đã, đang và chuẩn bị đào tạo, bởi ý
nghĩa lớn lao và vai trò quan trọng của nó.
Chuẩn đầu ra của một ngành, một trường được xây dựng hợp lý, đúng chuẩn mực
được công bố rộng rãi tức là trường đó đã khẳng định thương hiệu của mình với xã hội.
Sự ghi nhận của xã hội nói chung, người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng nói riêng
về thương hiệu của trường, là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển, khẳng định vị thế của
trường hiện tại và tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, số
tư liệu: 2196/BGDĐT-GDĐH.
2. Chuẩn đầu ra một số ngành của các trường ĐH KHXH&NV Hà Nội; ĐH Tài chính –
Ngân hàng; ĐH Tài chính-kế toán; ĐHSP TP.HCM; ĐH Sài Gòn; ĐH KTCN TP.HCM.
3. Chuẩn đầu ra (khoa du lịch và một số ngành) trường ĐH Văn Hiến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_xay_dung_chuan_dau_ra_cho_cac_nganh_dao_tao_dh_cd_cua_khoa_du_lich_9726.pdf