Bảng mô tả QDA thu được gồm 16 thuộc tính
của 4 chỉ tiêu mùi, bề ngoài, cấu trúc và vị, trong đó
có nhóm các “thuộc tính tốt” mô tả cá tươi và nhóm
các “thuộc tính xấu” mô tả cá chất lượng kém. Điểm
cảm quan Torry phụ thuộc tuyến tính vào thời gian
bảo quản. TVC vượt quá quy định cho phép đối với
thủy sản tươi sau 10 ngày bảo quản. Kết quả phân
tích QDA cho thấy thời hạn bảo quản của nguyên
liệu ở nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày.
Bảng mô tả các thuộc tính cảm quan QDA trên
có thể sử dụng để đánh giá cảm quan cho cá bớp và
dùng như phương pháp đối chứng trong xây dựng
thang điểm cảm quan chỉ số chất lượng QIM.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng các thuộc tính cảm quan của cá bớp nuôi (Rachycentron canadum) cho phân tích mô tả định lượng (QDA), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
XÂY DỰNG CÁC THUỘC TÍNH CẢM QUAN CỦA CÁ BỚP NUÔI
(Rachycentron canadum) CHO PHÂN TÍCH MÔ TẢ ĐỊNH LƯỢNG (QDA)
DEVELOPMENT OF SENSORY ATTRIBUTES FOR FARMED COBIA
(Rachycentron canadum) USED IN QUANTITATIVE DESCRIPTIVE ANALYSIS (QDA)
Mai Thị Tuyết Nga1
Ngày nhận bài: 10/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 24/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này một bảng mô tả các thuộc tính cảm quan cho cá bớp nuôi (Rachycentron canadum) hấp chín
được xây dựng để sử dụng trong phân tích mô tả định lượng QDA. Phân tích mô tả định lượng (QDA),đánh giá cảm quan
theo thang điểm Torry và phân tích tổng số vi sinh vật hiếu khí (TVC) cho cá bớp cắt lát theo thời gian bảo quản được tiến
hành nhằm xác định thời hạn bảo quản lạnh của nguyên liệu. Bảng mô tả QDA thu được gồm 16 thuộc tính của 4 chỉ tiêu
mùi, bề ngoài, cấu trúc và vị, trong đó có nhóm các “thuộc tính tốt” mô tả cấc đặc tính của cá tươi và nhóm các “thuộc
tính xấu” mô tả các đặc tính của cá chất lượng kém. Điểm cảm quan Torry phụ thuộc tuyến tính vào thời gian bảo quản.
TVC đạt 2,8 x 106 CFU/g, vượt quá quy định cho phép đối với thủy sản tươi (106 CFU/g) sau 10 ngày bảo quản. Kết quả
phân tích QDA cho thấy thời hạn bảo quản của nguyên liệu cá ở nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày khi “thuộc tính xấu” mùi ôi
khét có điểm trên 20.
Từ khóa: Cá bớp, cảm quan, QDA, Torry
ABSTRACT
In this study a list of QDA (quantitative descriptive analysis) sensory attributes was developed for farmed cobia
(Rachycentron canadum). Then sensory analysis using QDA, Torry scheme, and total viable count (TVC) were conducted
to determine the shelf life of sliced cobia stored at low temperature. QDA list consisted of 16 attributes of 4 parameters of
odour, appearance, texture, and fl avor, including a group of “positive attributes” describing fresh fi sh and another group of
“negative attributes” describing old fi sh, i.e. fi sh stored for long time. Torry scores showed a liner correlation with storage
time. At day 10, TVC reached 2.8 x 106 CFU/g, which surpassed the maximum level for human consumption (106 CFU/g.
QDA results indicated that the maximum shelf life of sliced cobia stored at 0 - 20C was 8 days when the “negative attribute”
rancid odour reached the score higher than 20.
Keywords: Cobia, sensory, QDA, Torry
1 TS. Mai Thị Tuyết Nga: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá bớp hay còn gọi là cá giò (Rachycentron
canadum) (Cobia/Black King fish) là loài cá có
giá trị kinh tế cao, là loài ưu tiên nuôi ở nhiều khu
vực trên thế giới như Vịnh Mexico, Bờ Đông Nam
của Mỹ, Vịnh Carribe, Đài Loan, v.v bởi nhu
cầu thị trường và giá trị kinh tế cao, cũng như tốc
độ sinh trưởng nhanh, tỉ lệ chết và hệ số chuyển
hóa thức ăn thấp (Benetti và cộng sự 2003,
Benetti và cộng sự 2006, Liao và cộng sự 2004).
Ở Việt Nam, cá bớp đang được nuôi thương
phẩm khá phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các
địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ
An, Vũng Tàu và Khánh Hòa. Chúng có tốc độ
sinh trưởng nhanh, từ con giống cỡ 20÷25g/con
sau một năm nuôi có thể đạt 4÷5kg/con [12]. Cá
được tiêu thụ dưới dạng sống, tươi và đông lạnh.
Sản phẩm cá bớp cắt lát bảo quản lạnh được bày
bán ở các siêu thụ lớn trong khắp cả nước như
tại hệ thống Metro.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Phương pháp cảm quan phân tích mô tả định
lượng QDA dùng cho mẫu cá đã hấp chín do Bremer
(1985) phát triển được sử dụng để xác định thời
hạn bảo quản của nguyên liệu thủy sản. Phương
pháp QDA cung cấp một bảng mô tả bằng lời và
các thông tin định lượng của các chỉ tiêu cảm quan,
bảng mô tả định lượng này do hội đồng cảm quan
họp lại và xây dựng nên cho mỗi loại thủy sản trước
khi tiến hành đánh giá. Khi đánh giá cảm quan bằng
QDA người ta sử dụng thang điểm không cấu trúc.
Việc đánh giá chất lượng và khả năng bảo
quản của cá tươi nguyên liệu có thể thực hiện bằng
phương pháp cảm quan chỉ số chất lượng QIM
(Quality Index Method). Tuy nhiên, để xây dựng
được thang điểm QIM cho từng loài cụ thể, như cá
bớp (Rachycentron canadum), người ta cần biết
khả năng bảo quản tối đa của nguyên liệu. Đó là lý
do người ta phải sử dụng phương pháp mô tả định
lượng QDA. Do đó, việc xây dựng bảng mô tả các
thuộc tính cảm quan QDA cho nguyên liệu cá bớp
là cần thiết. Bảng mô tả thu được sẽ được áp dụng
song song để đối chứng khi xây dựng bảng điểm
cảm quan chỉ số chất lượng QIM cho cá bớp nguyên
liệu trong các nghiên cứu tiếp theo.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Cá bớp nuôi tại Vin Pearl khối lượng
7,5 - 8,5kg/con được thu hoạch vào khoảng 1 h
chiều và vận chuyển sống về một cơ sở thu mua
nguyên liệu gần Chợ Vĩnh Thọ, Nha Trang lúc 3 h
chiều cùng ngày. Tại đây cá được ướp lạnh và bảo
quản lạnh bằng đá xay trong các thùng cách nhiệt.
Sáng hôm sau cá được xử lý bỏ đầu, nội tạng và cắt
lát dày khoảng 2 cm, ướp đá xay và vận chuyển về
Phòng Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm - Trường
Đại học Nha Trang trong vòng 5 - 10 phút. Tại đây,
cá cắt lát được rửa lại bằng nước sạch, xếp khay
xốp (2 - 3 lát/khay) và bọc kín bằng màng PE mỏng.
Các khay cá được bảo quản trong tủ lạnh dân dụng
với 1 miếng gel lạnh bên dưới và 1 miếng gel lạnh
bên trên mỗi khay để giữ nhiệt độ cá ổn định trong
khoảng 0 - 20C. Cá được bảo quản trong thời gian
2 tuần và hàng ngày được kiểm tra để thay đá gel
(nếu cần). Nhiệt độ cá được theo dõi liên tục bằng
nhiệt kế tự ghi 3M TL30. Thí nghiệm dùng 5 cá thể
cá bớp bớp khối lượng 7,5 - 8,5kg/con có thời gian
thu hoạch cách nhau 2 - 5 ngày tạo 5 lô cá bớp cắt
lát tương ứng. Trong đó lô 1 và 2 dùng để quan sát
và huấn luyện hội đồng cảm quan. Lô 3, 4 và 5 dùng
để xác định thời hạn bảo quản lạnh của cá bớp cắt
lát và dùng vào các thí nghiệm khác không thuộc nội
dung của bài báo này.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đánh giá cảm quan
2.1.1. Huấn luyện hội đồng cảm quan và hình thành
bảng mô tả các thuộc tính cảm quan của sản phẩm
sau khi nấu theo QDA
Hội đồng cảm quan gồm 7 thành viên được chọn
lựa và huấn luyện theo ISO 8586: 2012. Các thành
viên hội đồng được huấn luyện là cán bộ, giảng
viên Khoa Công nghệ Thực phẩm và Trung tâm Thí
nghiệm Thực hành của Trường Đại học Nha Trang,
đã có kiến thức cơ bản về đánh giá cảm quan và có
kinh nghiệm trong xây dựng bảng thuộc tính QDA
cũng như đánh giá cảm quan bằng phương pháp
QDA cho một số thủy sản khác như cá tra, mực ống.
Các thành viên dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng tham
gia phát triển thuật ngữ QDA cho cá bớp sau hấp
chín. Thuật ngữ được phát triển riêng rẽ bởi từng
cảm quan viên theo các nhóm tính chất (mùi, bề
ngoài, vị, cấu trúc) được tập hợp lại để thảo luận và
đưa ra bảng mô tả QDA thống nhất chung cho sản
phẩm. Bảng điểm này sẽ dùng để huấn luyện hội
đồng cảm quan, đánh giá chất lượng cá bớp, và xác
định thời hạn bảo quản tối đa của sản phẩm. Quá
trình xây dựng bảng mô tả thuộc tính QDA và huấn
luyện hội đồng cảm quan được thực hiện trong 3
buổi (mỗi buổi 2 - 3 giờ).
2.1.2. Ứng dụng bảng mô tả QDA và thang điểm
Torry để xác định thời hạn bảo quản của cá bớp cắt
lát bảo quản lạnh
Bảng mô tả QDA phát triển bên trên và thang
điểm Torry dùng cho cá béo (do Shewan (1954) mô
tả và được Phòng Thí nghiệm Thủy sản IFL Iceland
cải tiến (Matinsdottir và cộng sự, (2001)) được sử
dụng để đánh giá độ tươi của 3 lô cá bớp cắt lát bảo
quản lạnh có độ tươi cách nhau 2 - 5 ngày. Hội đồng
đánh giá cảm quan bao gồm 7 cảm quan viên đã
được huấn luyện như được mô tả trong mục 2.1.1.
Nguyên liệu được lấy mẫu đánh giá sau 1 - 3 ngày
bảo quản, trong đó có 5 buổi đánh giá cảm quan,
mỗi buổi kéo dài khoảng 1,0 - 1,5 giờ. Tất cả các
mẫu đều được mã hóa bởi mã số gồm có 3 chữ số
ngẫu nhiên.
Mẫu được chuẩn bị bằng cách cho khoảng
50 - 70g vào hộp nhôm, hấp chín trong thời gian
khoảng 10 phút ở 1000C. Mỗi cảm quan viên sẽ
nhận được 4 mẫu từ 2 lô có ngày bảo quản khác
nhau, mỗi lần chỉ đánh giá 2 mẫu, tức mẫu được
đưa 2 lần. Các mẫu được đánh giá cảm quan đồng
thời bằng 2 phương pháp QDA và thang điểm Torry.
2.2. Phương pháp phân tích vi sinh
Song song với quá trình lấy mẫu đánh giá cảm
quan, cá bớp cũng được đánh giá về chỉ tiêu tổng số
vi sinh vật hiếu khí TVC theo NMKL86, 2006.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29
2.3. Xử lý số liệu
Microsoft Excel 2003 được dùng để tính các giá
trị trung bình, tính độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị.
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm
SPSS 17.0 (SPSS Inc., Chicago, IL). Điểm cảm
quan QDA được phân tích phương sai ANOVA
(analysis of variance) với phép kiểm định Tukey để
kiểm tra sự khác nhau giữa các giá trị trung bình với
mức ý nghĩa a = 0,05.
Phương pháp phân tích thành phần chính PCA
(Principle component analysis) được sử dụng để
nghiên cứu các phương sai chính của dữ liệu QDA
trên phần mềm Unscrambler® X 10.2 (CAMO A/S).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả đánh giá cảm quan
1.1. Bảng điểm mô tả thuộc tính cảm quan QDA và
kết quả đánh giá cảm quan theo phương pháp QDA
Kết quả xây dựng bảng điểm QDA và đánh giá cảm
quan bằng phương pháp QDA được trình bày ở bảng 1.
Bảng mô tả các thuộc tính QDA (bảng 1) gồm
26 thuộc tính thuộc 4 nhóm chỉ tiêu: mùi (7 thuộc
tính), bề ngoài (5 thuộc tính), cấu trúc (7 thuộc tính)
và vị (7 thuộc tính). Trong đó có một số thuộc tính
tương tự được mô tả cho các loài cá khác như cá
rô phi nuôi (Oreochromis niloticus) (Odoli, 2009), cá
hồi Bắc cực (Salvelinus alpinus) (Cyprian và cộng
sự, 2008), đó là: mùi bột chín hoặc mùi khoai tây
luộc, mùi ôi khét, cấu trúc bở - dai, cấu trúc bở khi
xắn, cảm giác dính răng khi nhai, cảm giác hồ bột
khi nhai, cảm giác sợi khi nhai, khô - ứa dịch khi
nhai, cấu trúc mềm mại-khô xác, vị ngọt đạm, vị
chua, vị hăng/đắng và vị ôi khét.
Kết quả đánh giá cảm quan sử dụng bảng mô
tả các thuộc tính QDA (bảng 1) cho thấy các thuộc
tính về mùi mô tả tốt nhất sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các mẫu từ các lô và các ngày bảo
quản khác nhau. Trong đó sơ bộ có thể nhận thấy
mùi cá hấp đặc trưng cho mẫu tươi và mùi ôi khét
đặc trưng cho mẫu cũ đã bảo quản 8 ngày trở lên.
Bảng 1. Bảng mô tả các thuộc tính cảm quan QDA và điểm cảm quan QDA trung bình của cá bớp theo
thời gian (ngày) bảo quản lạnh
Mẫu (Lô-Ngày bảo quản) B4-d1 B3-d3 B2-d5 B4-d5 B2-d8 B3-d8 B4-d9 B2-d10 B3-d10
Ngày bảo quản 1 3 5 5 8 8 9 10 10
Thuộc tính Ký hiệu
Mùi
Mùi cá hấp M-Ca hap 70a 69a 65ab 63ab 64ab 59ab 59ab 67ab 51b
Mùi thịt heo luộc M-Thit luo 41 37 34 37 37 34 28 39 22
Mùi bột chín M-Bot chin 13 18 12 12 18 9 11 11 8
Mùi tanh khi để nguội M-Tanh 44abc 38ab 55abc 35a 55abc 68c 56abc 63bc 48abc
Mùi béo M-Beo 60ab 61ab 62a 51ab 60ab 52ab 51ab 54ab 39b
Mùi mốc M-Moc 0 0 1 1 1 0 1 0 3
Mùi ôi khét M-Oi khet 3a 3a 7ab 12ab 8ab 36c 8ab 24bc 19abc
Bề ngoài
Da khô-ướt B-Da kho-u 36 34 28 31 48 41 29 33 23
Bề mặt cắt láng dầu B-Lang dau 69 63 58 54 54 64 54 58 48
Bề mặt mịn-khô/thô B-Min-kho 48 36 40 35 45 30 40 35 25
Cơ thịt trắng: màu sáng-sậm B-Trang Sa 23 22 33 27 41 42 28 38 32
Cơ thịt đỏ: Nâu hoặc xám B-Do Nau 36 32 43 35 42 46 36 48 44
Cấu trúc
Độ bở khi xắn: không/ít bở- rất bở C-Bo khi x 25 29 25 25 19 36 41 30 34
Cảm giác dính răng khi nhai C-Dinh ran 43 49 47 47 41 43 48 40 37
Mềm mại-khô xác C-Mem mai 43 27 54 36 41 48 51 50 32
Cảm giác sợi cơ khi nhai C-Soi 48 40 41 50 41 34 43 45 35
Cảm giác hồ bột khi nhai C-Ho bot 18 22 18 21 19 36 15 21 17
Bở-dai C-Bo-Dai 48 52 55 42 59 33 56 52 39
Khô-Ứa dịch khi nhai C-Kho Ua 40 51 41 41 45 33 29 32 39
Vị
Ngọt đạm V-Ngot dam 50 67 46 48 39 46 41 50 49
Mặn V-Man 11 14 16 11 8 12 11 12 11
Béo V-Beo 53 65 54 46 47 59 48 57 47
Hăng/đắng V-Hang dan 1 0 2 4 1 3 4 3 3
Ôi khét V-Oi khet 2 2 12 8 8 9 10 10 11
Chua V-Chua 17 19 22 15 14 10 21 11 11
Hỏng/thối V-Hong tho 1 0 0 2 4 3 4 3 8
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) đối với mỗi thuộc tính (trên cùng một hàng)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 1. Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan QDA của
26 thuộc tính, chuẩn hóa giá trị về cùng một gốc tọa độ và
về cùng một quãng độ lệch chuẩn, với thẩm định chéo
Phân tích PCA để xác định rõ hơn mối liên quan
của các thuộc tính đến độ tươi/thời gian bảo quản
của cá bớp. Kết quả phân tích PCA (hình 1) cho
thấy 2 thành phần chính 1 và 2 (PC1 và PC2) giải
thích được 58% độ biến thiên của dữ liệu. Trong
đó các thuộc tính nằm bên phải của PC1 (cùng với
thời gian bảo quản “Ngày”) là các “thuộc tính xấu”
đặc trưng cho cá bảo quản lâu ngày như mùi mốc
(M-Moc), mùi ôi khét (M-Oi khet), mùi tanh khi làm
nguội (M-Tanh), cơ thịt trắng sậm màu (B-Trang
Sa), cơ thịt đỏ nâu hoặc xám (B-Do Nau), vị ôi khét
(V-Oi khet), vị hỏng thối (V-Hong tho) và vị hăng/
đắng (V-Hang dan). Các “thuộc tính tốt” nằm bên
trái của PC 1 đặc trưng cho cá tươi như mùi cá
hấp (M-Ca hap), mùi thịt luộc (M-Thit luo), mùi béo
(M-Beo), mùi bột chín (M-Bot chin), bề mặt cắt láng
dầu (B-lang dau) và mịn (B-Min-kho). Đồng thời có
10 thuộc tính không liên quan đến sự biến đổi của
cá theo thời gian bảo quản, đó là: cấu trúc bở-dai
(C-Bo dai), bở khi xắn (C-bo khi x), cảm giác dính
răng khi nhai (C-Dinh ran), cảm giác sợi khi nhai
(C-Soi), khô-ứa dịch khi nhai (C-Kho Ua), cấu trúc
mềm mại-khô xác (C-Mem mai), vị béo (V-Beo),
vị chua (V-chua), vị mặn (V-Man) và vị ngọt đạm
(V-Ngot dam). Kết quả thu được tương tự như kết
quả nghiên cứu của Sveinsdottir và cộng sự (2003)
đối với cá hồi Đại Tây Dương nuôi, của Cyprian và
cộng sự (2008) đối với cá hồi Bắc cực, của Odoli
(2009) đối với cá rô phi nuôi và của Trần Thị Mỹ
Hạnh và Trần Thị Đèo (2011) đối với cá chẽm rằng
các thuộc tính cảm quan QDA cũng gồm các thuộc
tính tốt và xấu tương ứng với cá tươi và cá bảo
quản lâu ngày. Trong đó có thuộc tính tốt tương tự
mô tả cá tươi là mùi bột chín hoặc mùi khoai tây luộc
và các thuộc tính xấu tương tự mô tả cá hỏng là
mùi và vị ôi khét. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi bảo
quản thủy sản ở nhiệt độ dương thấp quá trình oxy
hóa chất béo vẫn xảy ra tạo các sản phẩm thứ cấp
gây nên mùi vị ôi khét cho thủy sản. Các thuộc tính
không trùng lặp giữa nghiên cứu này và các nghiên
cứu khác cho thấy sự khác biệt đặc trưng của các
loài thủy sản.
Hình 2. Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan QDA của
16 thuộc tính, chuẩn hóa giá trị về cùng một gốc tọa độ và
về cùng một quãng độ lệch chuẩn, với thẩm định chéo
Tiếp theo phân tích PCA được thực hiện lại
với sự loại bỏ 10 thuộc tính không liên quan, kết
quả thu được trình bày ở hình 2. Có thể thấy lúc
này 2 thành phần chính đầu tiên PC1 và PC2 đã
giải thích được đến 74% độ biến thiên của dữ
liệu. Đồng thời kết quả khẳng định 16 thuộc tính
còn lại đặc trưng cho cá bớp (hấp chín), gồm 7
thuộc tính về mùi: mùi cá hấp (M-Ca hap), mùi
thịt luộc (M-Thit luoc), mùi béo (M-Beo), mùi bột
chín (M-Bot chin), mùi mốc (M-Moc), mùi ôi khét
(M-Oi khet), mùi tanh khi làm nguội (M-Tanh);
5 thuộc tính về bề ngoài: bề mặt cắt láng dầu
(B-lang dau) và mịn (B-Min-kho), cơ thịt trắng
sậm màu (B-Trang Sa), cơ thịt đỏ nâu hoặc
xám (B-Do Nau) và da khô-ướt (B-Da kho-u); 1
thuộc tính về cấu trúc: cảm giác hồ bột khi nhai
(C-Ho bot); và 3 thuộc tính về vị: vị ôi khét (V-Oi
khet), vị hỏng thối (V-Hong tho) và vị hăng/đắng
(V-Hang dan). Do đó, bảng mô tả các thuộc tính
QDA cuối cùng chỉ bao gồm 16 thuộc tính này.
1.2. Kết quả đánh giá cảm quan dùng thang
điểm Torry
Kết quả đánh giá cảm quan mẫu cá bớp hấp
chín dùng thang điểm Torry cho cá béo được trình
bày ở hình 3. Có thể thấy điểm Torry giảm dần theo
thời gian bảo quản với phương trình hồi quy tuyến
tính: y = -0,1817x + 8,7333 (R2 = 0,7228) (trong đó
x là ngày bảo quản và y là điểm Torry). Điều này
cũng tương tự với kết quả nghiên cứu đối với các
loài khác như cá trích Đại Tây Dương (Mai Thị Tuyết
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
Nga và cộng sự, 2007), cá tuyết và cá tuyết sọc đen
(Martinsdottir và cộng sự 2001), v.v
Thị Tuyết Nga và cộng sự, 2007) và cá tuyết fi llet
(Bonilla và cộng sự, 2007); 8 ngày ở 2 ± 20C đối
với mực nang Châu Âu (Sepia offi cinalis, L.) (Sykes
và cộng sự, 2009); ngắn hơn so với một số loài
khác như: 13 - 15 ngày ở 10C đối với cá rô phi nuôi
(Oreochromis niloticus) (Odoli, 2009), 18 ngày trong
nước đá ở 0 - 10C đối với cá chẽm Châu Á (Lates
calcarifer) fi llet còn da (Trần Thị Mỹ Hạnh và Trần
Thị Đèo, 2011). Sự khác biệt về thời hạn bảo quản
giữa các sản phẩm khác nhau là do ảnh hưởng của
đặc trưng loài thủy sản, phương pháp sơ chế và
điều kiện bảo quản.
Hình 3. Biến đổi của điểm cảm quan Torry theo thời gian
bảo quản lạnh của cá bớp cắt lát
Đối với cá béo, khi điểm Torry xuống dưới 5,5
người ta sẽ loại bỏ cá, không dùng cho người ăn
(Martinsdottir và công sự, 2001). Trong nghiên cứu
này đến ngày thứ 10 điểm Torry thấp nhất thu được
là 6,28, tức vẫn còn ăn được. Có sự khác biệt về
thời hạn bảo quản phân tích bằng phương pháp
QDA và Torry là do QDA được phát triển riêng cho
cá bớp, trong khi đó thang điểm Torry là dùng chung
cho các loài cá béo.
2. Kết quả xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí
Kết quả xác định TVC (hình 4) cho thấy lượng
vi sinh vật hiếu khí tăng dần theo thời gian bảo quản
lạnh, tăng chậm ở giai đoạn đầu và tăng đột biến từ
ngày bảo quản thứ 8, đạt 2,8 x 106 CFU/g ở ngày
thứ 10, vượt qua giới hạn cho phép đối với thủy sản
tươi (106 CFU/g) theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT
của Bộ Y tế [5]. Điều này cho thấy thời hạn bảo quản
cá bớp cắt lát ở nhiệt độ 0 - 20C là dưới 10 ngày.
Từ kết quả phân tích QDA, Torry và TVC có thể
kết luận thời hạn bảo quản của cá bớp cắt lát ở
nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày. Thời hạn bảo quản cá
bớp cắt lát tương tự như kết quả về thời hạn bảo
quản của một số loài thủy sản như: 8 ngày bảo quản
bằng nước đá đối với cá trích Đại Tây Dương (Mai
Hình 4. Biến đổi của tổng số vi sinh vật hiếu khí TVC theo
thời gian bảo quản cá bớp cắt lát ở 0-2 °C.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bảng mô tả QDA thu được gồm 16 thuộc tính
của 4 chỉ tiêu mùi, bề ngoài, cấu trúc và vị, trong đó
có nhóm các “thuộc tính tốt” mô tả cá tươi và nhóm
các “thuộc tính xấu” mô tả cá chất lượng kém. Điểm
cảm quan Torry phụ thuộc tuyến tính vào thời gian
bảo quản. TVC vượt quá quy định cho phép đối với
thủy sản tươi sau 10 ngày bảo quản. Kết quả phân
tích QDA cho thấy thời hạn bảo quản của nguyên
liệu ở nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày.
Bảng mô tả các thuộc tính cảm quan QDA trên
có thể sử dụng để đánh giá cảm quan cho cá bớp và
dùng như phương pháp đối chứng trong xây dựng
thang điểm cảm quan chỉ số chất lượng QIM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007. Hà Nội.
2. Mai Thị Tuyết Nga, Kolbrun Sveinsdóttir, Asa Þorkelsdóttir and Emilia Martinsdóttir. 2007. Đánh giá độ tươi và dự đoán thời
gian bảo quản của cá trích trong nước đá bằng thang điểm cảm quan Torry và phương pháp phân tích mô tả định lượng. Tạp
chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 02, trang 53-58.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
3. Trần Thị Mỹ Hạnh và Trần Thị Đèo. 2011. Phát triển phương pháp chỉ số chất lượng (QIM) cho cá chẽm Châu Á (Lates
calcarifer) fi llet và áp dụng trong nghiên cứu thời hạn sử dụng. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Trường Đại học Nông Lâm
Tp.HCM lần thứ VIII năm 29.12.2011, trang 211-217.
Tiếng Anh
4. Benetti, D.D., L. Brand, J. Collins, M.R. Orhun, A. Benetti, B. O’Hanlon, A. Danylchuk, D.Alston, J. Rivera, and
A. Cabarcas. 2006. Can offshore aquaculture of carnivorous fi sh be sustainable? World Aquaculture 37(1): 44-47.
5. Benetti, D.D., O. Stevens, J. Alarcon, B. O’Hanlon, J. Ayvazian, J. Rivera, G.B. Stevens, N. Strattman, F. Rotman and
W. Matzie. 2003. Progress in aquaculture technology of mutton snapper (Lutjanus analis) and cobia (Rachycentron canadum)
in the Southeast United States and the Caribbean. World Aquaculture Society Conference in Salvador, Brazil, Conference
Proceedings Volume 2: March 2003.
6. Cyprian O., Sveinsdottir K., Magnusson H. and Martinsdottir E. 2008. Application of Quality Index Method (QIM) scheme
and effects of short-time temperature abuse in shelf life study of fresh water Arctic charr (Salvelinus alpinus). Journal of
Aquatic Food Product Technology. 17(13): 303-321.
7. Odoli C. 2009. Optimal storage conditions for fresh farmed tilapia (Oreochromis niloticus) fi llets. Master thesis. University
of Iceland.
8. ISO 8586:2012. Sensory analysis - General guidelines for the selection, training and monitoring of selected assessors and
expert sensory assessors.
9. Liao, I C.,T.-S. Huang, W.-S. Tsai, C.-M. Hsueh, S.-L. Chang, and E.M. Leaño. 2004. Cobia culture in Taiwan: current status
and problems. Aquaculture 237:155-165.
10. Mai, N. T. T. 2012. Development of a Quality Index Scheme for Sensory Evaluation of Chill-stored Pangasius
hypophthalmus Fillets. In Yee C. F. et al (Ed.), Traditional resources: Scientifi c approaches towards quality foods.
Proceedings of International Conference on Food Science and Nutrition 2012 (ICFSN 2012), 2-4 April 2012 (pp. 819-829).
Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia.
11. Martinsdóttir E., Sveinsdóttir K., Luten J., Schelvis-Smit R., and Hyldig G.. 2001. Sensory Evaluation of Fish Freshness.
QIM Eurofi sh.
12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_cac_thuoc_tinh_cam_quan_cua_ca_bop_nuoi_rachycentro.pdf