E. coli is one of the causes of diarrhoea for livestock including goats. Disease causing huge
economic losses to farmers to reduce the quantity and quality of livestock in general as well as
particular goat. The purpose of this study was to provide information on the factors that cause
disease, susceptibility to some antibiotics and pharmaceutical E. coli.
From the 96 samples collected from normal goats and 96 diarrheal stool samples from goats were
isolated in normal goat 56 strains of E. coli accounting for 58.33%; goat diarrhoea, 89 strains of E.
coli accountedrate of 92.71%.
E. coli isolates have the ability to build strong blood on blood agar with different blood content
types and highly virulent in mice, the mouse 100% lethal within 16-48h. The strain of E. coli
isolates were susceptible to Enrofloxacin; Oxytetracycline and Kanamycin
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn escherichia coli gây tiêu chảy ở dê tại Thái Nguyên - Đặng Thị Mai Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 99 - 104
99
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI GÂY TIÊU CHẢY Ở DÊ TẠI THÁI NGUYÊN
Đặng Thị Mai Lan1, Đoàn Kiều Hưng2
1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2
Trung tâm Giống vật nuôi - Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vi khuẩn E.coli là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho gia súc trong đó có dê. Bệnh
gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi làm giảm số lượng và chất lượng gia súc nói chung
cũng như dê nói riêng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về các yếu tố gây bệnh,
tính mẫn cảm với một số loại thuốc kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn E.coli.
Từ 96 mẫu phân thu thập được từ dê bình thường và 96 mẫu phân từ dê tiêu chảy đã phân lập được ở dê
bình thường 56 chủng E.coli chiếm tỷ lệ 58,33%; dê tiêu chảy có 89 chủng E.coli chiếm tỷ lệ 92,71%.
Vi khuẩn E.coli phân lập có khả năng gây dung huyết mạnh trên môi trường thạch máu với các
kiểu dung huyết khác nhau và có độc lực cao trên chuột thí nghiệm, gây chết 100% chuột trong
vòng 16-48h. Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đều mẫn cảm với Enrofloxacin; Oxytetracyclin
và Kanamycin.
Từ khóa: Bệnh tiêu chảy, Hội chứng tiêu chảy, vi khuẩn E.coli, dê.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Dê là loài gia súc đã được nuôi từ lâu đời.
Chăn nuôi dê đã đem lại lợi ích thiết thực cho
đời sống của con người như: cung cấp phân
bón cho trồng trọt và sản phẩm phụ cho
ngành nông nghiệp chế biến, đặc biệt thịt và
sữa là hai loại thực phẩm quý có giá trị dinh
dưỡng cao.
Tuy nhiên, chăn nuôi dê cũng gặp không ít
khó khăn, đặc biệt với thời tiết khí hậu nước
ta thì quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cũng
vấp phải không ít những trở ngại. Trong đó
dịch bệnh vẫn đang là một yếu tố gây thiệt
hại kinh tế lớn nhất cho chăn nuôi, tiêu biểu là
bệnh tiêu chảy do trực khuẩn E.coli gây nên.
Bệnh khó phòng và gây thiệt hại lớn cho
người chăn nuôi. Dê dễ mắc bệnh, nếu điều trị
không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống
sẽ còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng
suất chăn nuôi và gây thiệt hại lớn đến nền
kinh tế.
Trên cơ sở đó để xác định đặc điểm dịch tễ,
các yếu tố gây bệnh và khả năng mẫn cảm với
các loại thuốc kháng sinh và hóa dược nhằm
xây dựng phác đồ điều trị bệnh thích hợp cho
*
Tel: 0912975021, Email: landangmaiorchiddhtn@gmail.com
dê bị bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm góp phần bổ sung cơ sở khoa
học và thực tiễn giúp các nhà khoa học và các
nhà chăn nuôi có những biện pháp thích hợp
để khống chế dịch bệnh, góp phần tăng năng
suất chăn nuôi.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Dê ở các lứa tuổi nuôi tại Thái Nguyên. Vi
khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy ở dê. Phân và
bệnh phẩm của dê ốm, chết được mổ khám
Phương pháp nuôi cấy, phân lập và giám định
theo quy trình thường quy của Viện Thú y
Quốc gia - Hà Nội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ dê tiêu
chảy và dê bình thường
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phân dê
nuôi trên địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành lấy các mẫu phân từ
dê nuôi tại 6 huyện, thị trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên để tiến hành kiểm tra vi khuẩn học
bằng cách lấy phân trong trực tràng của
những con dê bình thường và dê bị mắc bệnh
tiêu chảy đem nuôi cấy và phân lập vi khuẩn,
kết quả được trình bày qua bảng 1:
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 99 - 104
100
Bảng 1. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phân dê khoẻ và dê bị tiêu chảy
Địa điểm Số mẫu kiểm tra
Dê bình thường Dê tiêu chảy
n (+) (%) n (+) (%)
Phú Lương 18 10 55,56 16 94,44
Đại Từ 29 18 62,07 27 93,13
Định Hoá 20 11 55,00 18 90,00
Đồng Hỷ 14 9 64,29 13 92,86
Sông Công 9 5 55,56 9 100,0
Phổ Yên 6 3 50,00 6 100,0
Tính chung 96 56 58,33 96 89
Bảng 2. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phủ tạng của dê chết do tiêu chảy
Nguồn gốc mẫu
Kết quả
Số mẫu kiểm tra (n) E.coli
n (+) (%) n (-) (%)
Ruột non 9 9 100,0 0 0
Ruột già 9 8 100,0 0 0
Gan 9 6 66,67 3 33,33
Hạch ruột 9 8 88,89 1 11,11
Lách 9 4 44,44 5 55,56
Máu tim 9 6 66,67 3 33,33
Tính chung 54 41 75,93 13 24,07
Kết quả bảng 1 cho thấy từ 96 mẫu phân thu
thập được từ dê bình thường và 96 mẫu phân
từ dê tiêu chảy, chúng tôi đã phân lập được ở
dê bình thường 56 chủng E.coli chiếm tỷ lệ
58,33 và 89 chủng E.coli ở dê tiêu chảy chiếm
tỷ lệ 92,71%.
Trong đó đối với dê tiêu chảy thì huyện có
số mẫu dương tính với E.coli cao nhất là thị
xã Sông Công và huyện Phổ Yên chiếm
100%, huyện Phú Lương chiếm 94,44%.
Các huyện khác có số mẫu dương tính dao
động từ 90,00 - 93,13%.
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phủ
tạng của dê chết do tiêu chảy
Trong quá trình mổ khám chúng tôi đã tập
trung lấy mẫu là các cơ quan phủ tạng dê để
xét nghiệm, phân lập vi khuẩn E.coli xác định
rõ nguyên nhân gây bệnh và sự phân bố của
chúng trong một số cơ quan phủ tạng của dê
bị tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bảng 2:
Chúng tôi đã mổ khám và thu thập 54 mẫu từ
dê ở các lứa tuổi khác nhau kết quả thể hiện ở
bảng 2 như sau: khi dê bị bệnh tiêu chảy thì
tất cả các cơ quan phủ tạng (ruột non, ruột
già, gan, hạch ruột, lách, máu tim) đều xác
định được sự có mặt của vi khuẩn E.coli
nhưng với tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ phân lập
được vi khuẩn E.coli cao nhất ở ruột non và
ruột già 9/9 mẫu có chiếm 100%; 8/9 mẫu ở
hạch ruột chiếm 88,89%.
Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E. coli
trong phân dê bệnh và dê bình thường
Chúng tôi đã nghiên cứu xác định số lượng
vi khuẩn ở hai trạng thái của dê bình thường
và dê mắc bệnh tiêu chảy để làm cơ sở cho
việc xác định rõ hơn về vai trò của căn
nguyên gây ra bệnh.
Kết quả bảng 3 cho thấy trong đường ruột của
dê khoẻ số vi khuẩn E.coli trung bình/gram
phân là 38,94 triệu vi khuẩn và biến động cao
nhất là ở Đại Từ 40,36 triệu; thấp nhất ở Định
Hoá là 37,18 triệu VK/gram phân.
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 99 - 104
101
Bảng 3. Biến động số lượng vi khuẩn E. coli trong phân dê tiêu chảy và dê bình thường
Huyện, thị
Dê tiêu chảy Dê bình thường Tăng tiêu chảy/bình thường
Pα < a&b Số mẫu
kiểm tra
(n)
SLVK/gr
(x106)
Số mẫu
kiểm tra
(n)
SLVK/gr
(x106)
SLVK/gr
(x106)
Tỷ lệ
(%)
Phú Lương 18 86,54 18 39,14 47,40 221,10 0,001
Đại Từ 29 89,67 29 40,36 49,31 222,17 0,001
Định Hoá 20 86,25 20 37,18 49,07 220,13 0,001
Đồng Hỷ 14 87,89 14 38,63 49,26 227,52 0,001
Sông Công 9 85,32 9 39,27 48,05 217,26 0,001
Phổ Yên 6 85,84 6 39,09 47,75 219,59 0,001
Tính chung 96 86,92 96 38,94 48,47 221,29 -
Bảng 4. Đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ dê tiêu chảy
Ký hiệu
chủng VK
Số
chủng
VK
Lactoza Saccaroza Galactoza H2S MR Indol
n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%)
PL 11 11 100,0 9 81,82 10 90,90 0 0 11 100,0 11 100,0
ĐT 23 23 100,0 21 91,30 21 91,30 0 0 23 100,0 23 100,0
ĐH1 14 14 100,0 13 92,86 11 78,57 0 0 14 100,0 14 100,0
ĐH2 8 8 100,0 8 100,0 8 100,0 0 0 8 100,0 8 100,0
SC 5 5 100,0 4 80,00 5 100,0 0 0 5 100,0 5 100,0
PY 5 5 100,0 4 80,00 4 80,00 0 0 5 100,0 5 100,0
Tính chung 66 66 100,0 59 89,39 59 89,39 0 0 66 100,0 66 100,0
Khi dê mắc bệnh tiêu chảy thì 100% mẫu
phân lập cho kết quả dương tính xác định
được vi khuẩn E.coli với số lượng khá lớn,
trung bình số vi khuẩn/gram phân là 86,92
triệu. So sánh về số lượng vi khuẩn trong
phân dê tiêu chảy và phân dê bình thường ta
thấy số lượng vi khuẩn trong phân dê tiêu
chảy ít nhất tăng gấp đôi số lượng vi khuẩn
trong phân dê bình thường.
Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của
các chủng vi khuẩn E.coli phân lập từ dê
tiêu chảy
Sau khi tiến hành giám định các đặc điểm về
hình thái và nuôi cấy trên môi trường nước
thịt, thạch thường, thạch máu, MacConkey...
của các chủng vi khuẩn phân lập được. Chúng
tôi đã thu được kết quả trình bày ở bảng 4.
Bảng 4 cho thấy các chủng vi khuẩn E.coli
phân lập được hầu hết lên men với 3 loại
đường dùng trong phản ứng. Trong đó lên
men đường Lactoza chiếm tỷ lệ cao nhất là
100%; tiếp theo là đuờng Saccaroza và
Galactoza chiếm 89,39%. Vi khuẩn E.coli
không có phản ứng sinh H2S nhưng có phản
ứng MR và Indol là 100%.
Kết quả xác định yếu tố gây bệnh của vi
khuẩn E. coli
Tác động của độc tố có khả năng gây dung
huyết, phá huỷ hồng cầu, có thể gây nhiễm
độc huyết và gây hoại tử đường tiêu hoá cho
dê. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xác
định các yếu tố gây bệnh cho 89 mẫu khuẩn
lạc mọc trên môi trường thạch máu từ các
bệnh phẩm khác nhau ở dê tiêu chảy sau 24h
nuôi cấy ở 370C kết quả thu được như sau:
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 99 - 104
102
Bảng 5. Xác định khả năng dung huyết của các chủng E. coli phân lập
Ký hiệu
chủng VK
Số chủng
kiểm tra
Kiểu dung huyết
α β Không dung huyết
n (+) (%) n (+) (%) n (+) (%)
PL 18 9 50,00 4 22,22 5 27,78
ĐT 20 7 35,00 6 30,00 7 35,00
ĐH1 18 9 50,00 5 27,78 4 22,22
ĐH2 15 5 33,33 7 46,67 3 20,00
SC 8 5 62,50 2 25,00 1 12,50
PY 10 5 50,00 2 20,00 3 30,00
Tính chung 89 40 44,94 26 29,21 23 25,84
Bảng 6. Kết quả xác định độc lực của các chủng E. coli phân lập trên chuột bạch
Ký hiệu
chủng
VK
Liều
tiêm
(ml)
Đường
tiêm
Số chuột
tiêm
(con)
Số chuột
đối chứng
(con)
Kết quả theo dõi Phân
lập lại
VK
Số chuột
chết
(con)
Tỷ lệ
chết (%)
Thời gian
chết (h)
PL 0,2 Pm 3 1 3 100,0 24-48 +
ĐT 0,2 Pm 3 1 3 100,0 18-24 +
ĐH1 0,2 Pm 3 1 3 100,0 24-48 +
ĐH2 0,2 Pm 3 1 3 100,0 18-24 +
SC 0,2 Pm 3 1 3 100,0 18-24 +
PY 0,2 Pm 3 1 3 100,0 16-48 +
Tính
chung 0,2 Pm 18 6 18 100,0 16-48 +
Kết quả xác định khả năng gây dung huyết
của các chủng E. coli phân lập
Kết quả cho thấy tất cả các địa phương đều có
các chủng E.coli có khả năng gây dung huyết
điều đó chứng tỏ các chủng vi khuẩn E.coli
gây bệnh cho dê tại Thái Nguyên có độc lực
cao. Trong tổng số 89 chủng E.coli kiểm tra
dung huyết thì có 66/89 chủng dung huyết
chiếm 74,15% và chủng không dung huyết có
23 chủng chiếm 25,84%.
Kết quả xác định độc lực vi khuẩn
phân lập được
Chúng tôi chọn 6 mẫu E.coli điển hình phân
lập từ dê khỏe và dê tiêu chảy tiêm cho chuột
thí nghiệm để tiến hành kiểm tra độc lực.
Trong thời gian theo dõi nếu chuột chết tiến
hành mổ khám, kiểm tra bệnh tích và lấy bệnh
phẩm để phân lập lại vi khuẩn. Kết quả được
trình bày ở bảng 6:
Bảng 6 cho thấy, cả 6 chủng E.coli được chọn
đều có độc lực mạnh, giết chết chuột dễ dàng,
tỷ lệ chết chiếm 100%. Thời gian giết chuột
sau tiêm nằm trong khoảng từ 16-48 giờ. Sau
khi chuột chết, mổ khám kiểm tra bệnh tích
thấy rằng chuột chết do tiêm canh trùng E.coli
có bệnh tích điển hình của bệnh do E.coli như
bụng chướng to, phổi viêm xuất huyết bề mặt,
gan sưng tụ huyết, xuất huyết ruột, cơ tim và
mỡ vành tim, khi lấy máu tim nuôi cấy trên
môi trường phân lập lại vi khuẩn đều phát
hiện được vi khuẩn đã tiêm thuần khiết.
Kết quả xác định tính mẫn cảm của các
chủng vi khuẩn phân lập được với một số
loại kháng sinh và hoá dược
Sau khi phân lập được các chủng vi khuẩn từ
các mẫu phân và bệnh phẩm, chúng tôi tiến
hành thử kháng sinh đồ với mục đích kiểm tra
xem loại kháng sinh nào mẫn cảm nhất, đồng
nghĩa với việc sử dụng loại kháng sinh có
hiệu quả nhất trong điều trị. Kết quả thể hiện
ở bảng 7:
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 99 - 104
103
Bảng 7. Kết quả xác định sự mẫn cảm của các chủng E. coli phân lập được
với kháng sinh và hoá dược
Loại
kháng sinh
Số chủng
thử
Mức độ mẫn cảm
Mẫn cảm Mẫn cảm TB Kháng thuốc
n (%) n (%) n (%)
Neomycin 17 7 41,18 6 35,29 4 23,53
Kanamycin 17 9 52,94 5 29,41 3 17,65
Enrofloxacin 17 12 70,59 2 11,76 3 17,65
Oxytetracyclin 17 10 58,82 2 11,76 5 29,41
Penicilin 17 0 0 2 11,76 15 88,24
Tetracyclin 17 5 29,41 8 47,06 4 23,53
Ampicillin 17 3 17,65 12 70,59 2 11,76
Streptomycin 17 2 11,76 3 17,65 12 70,59
Kết quả ở bảng 7 cho thấy: các chủng E.coli
có mức độ mẫn cảm thuốc như sau:
- Mức mẫn cảm: có 70,59% chủng vi khuẩn
mẫn cảm với Enrofloxacin; 58,82% với
Oxytetracyclin; 52,94% với Kanamycin; các
chủng thử này mẫn cảm với các loại kháng
sinh khác Neomycin, Tetracyclin, Ampicillin,
Streptomycin lần lượt là 41,18%; 29,41%;
17,65%; 11,76%.
- Mức độ mẫn cảm trung bình: có 70,59%
chủng được thử mẫn cảm với Ampicillin;
47,06% với Tetracyclin.... thấp nhất là
Enrofloxacin, Oxytetracyclin và Penicillin có
11,76% chủng vi khuẩn mẫn cảm.
- Khả năng kháng thuốc: Ngoài những kết quả
thu được về độ mẫn cảm của các chủng E.coli
phân lập được ở trên, kết quả kiểm tra còn
cho thấy khả năng kháng thuốc của vi khuẩn
E.coli với một số loại kháng sinh khá cao. Cụ
thể: có 88,24% chủng vi khuẩn được thử đã
kháng lại với Penicillin; 70,59% chủng kháng
với Streptomycin.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ phân lập được E.coli ở dê khoẻ và dê
tiêu chảy khác nhau. Dê khoẻ tỷ lệ phân lập
được E.coli là (58,33%), dê tiêu chảy là
(92,71%). Dê bị tiêu chảy tỷ lệ phân lập được
vi khuẩn E.coli cao nhất ở ruột non, ruột già
chiếm (100%).
- Dê khoẻ có 38,94 triệu VK E.coli/gram
phân, dê mắc bệnh tiêu chảy có 86,92 triệu
VK E.coli/gram phân.
- Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được
mang đầy đủ những đặc điểm về hình thái
nuôi cấy và đặc tính sinh hoá mà các tài liệu
trong và ngoài nước đã mô tả.
- Vi khuẩn E.coli phân lập có khả năng gây
dung huyết mạnh trên môi trường thạch máu
với các kiểu dung huyết khác nhau.
- Vi khuẩn E.coli phân lập có độc lực cao trên
chuột thí nghiệm, gây chết 100% chuột trong
vòng 16-48h.
- Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đều mẫn
cảm với Enrofloxacin; Oxytetracyclin và
Kanamycin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2001), “Xác
định vai trò của E.coli và Clostridium perfringens
đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con”, Tạp chí Khoa
học kỹ thuật Thú y tập XIII (3), tr.19-23.
[2]. Trần Thị Hạnh, Kiều Thị Dung, Lưu Quỳnh
Hương, Đặng Xuân Bình (2000), “Xác định vai
trò của E.coli và C.perfringens đối với bệnh ỉa
chảy ở lợn con và bước đầu nghiên cứu một số
sinh phẩm phòng bệnh”, Kết quả nghiên cứu
KHKT Thú y (1996-2000), Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 190-199.
[3]. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình
Minh, Đỗ Ngọc Thuý (2000). “Kết quả phân lập
vi khuẩn E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh
tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá của
các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp
phòng trị”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ
thuật thú y, 1996 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr.171 - 176.
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 99 - 104
104
[4]. Trương Quang (2005), “Kết quả nghiên cứu
vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu
chảy ở lợn 1-60 ngày tuổi”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y tập XII (1), tr.27-32.
[5]. Phạm Thế Sơn, Lê Văn Tạo, Cù Hữu Phú,
Phạm Khắc Hiếu (2008), “Đặc tính của vi khuẩn
E.coli, Salmonella, C.perfringens gây bệnh lợn
con tiêu chảy”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
tập XV (1), tr.73-77.
[6]. Võ Thành Thìn, Lê Đình Hải, Vũ Khắc Hùng
(2010), “Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn
E.coli phân lập từ lợn con mắc bệnh tiêu chảy”, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thú y tập XVII (5), tr.5-10.
[7]. Cadman H, Kelly P, Zhou R, Davelaar F and
Mason P (1994), A serosurvey using enzyme-
linked immunosorbent assay for antibodies
against poultry pathogens in ostriches (Struthio
camelus) from Zimbabwe. Avian Diseases,
pp.621-625.
[8]. Uzal F.A, Kelley W.R (1998), Enterotoxaemia
in goats, Vet Res Comun, 20 (6), pp. 481-492.
[9]. Smith, H.W., Halls, S. (1967), "The
transmissible nature of the genetic factor in E. coli
that controls hemolysin production",
J.Gen.Microbiol., (47), pp. 153 -161.
SUMMARY
SOME FACTORS DETERMINING THE DISEASE CAUSED BY BACTERIA
ESCHERICHIA COLI CAUSE DIARRHOEA IN GOAT IN THAI NGUYEN
Dang Thi Mai Lan1*, Doan Kieu Hung2
1College of Agriculture and Forestry - TNU
2
Thai Nguyen Center for Domestic animals
E. coli is one of the causes of diarrhoea for livestock including goats. Disease causing huge
economic losses to farmers to reduce the quantity and quality of livestock in general as well as
particular goat. The purpose of this study was to provide information on the factors that cause
disease, susceptibility to some antibiotics and pharmaceutical E. coli.
From the 96 samples collected from normal goats and 96 diarrheal stool samples from goats were
isolated in normal goat 56 strains of E. coli accounting for 58.33%; goat diarrhoea, 89 strains of E.
coli accountedrate of 92.71%.
E. coli isolates have the ability to build strong blood on blood agar with different blood content
types and highly virulent in mice, the mouse 100% lethal within 16-48h. The strain of E. coli
isolates were susceptible to Enrofloxacin; Oxytetracycline and Kanamycin.
Key words: Diarrhoea, diarrhoea syndrome, E. coli, and goats.
Ngày nhận bài:10/9/ 2012, ngày phản biện: 17/9/ 2012, ngày duyệt đăng: 10/10/2012
*
Tel: 0912975021, Email: landangmaiorchiddhtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36342_39937_311201313363799_1706_2052181.pdf