Xác định kỳ vọng, phương sai và độ tin cậy của dầm có vết nứt chịu uốn khi độ cứng EI(x) phân bố ngẫu nhiên - Dương Thế Hùng
This paper presents calculating the bending beams following the stochastic method. Under the finite element
method, the structural model is established to determine the expectation, variance of node displacements, and
then of inner forces. The structres have cracks, flexual stiffness EI(x) which is the stochastic parameter. The
results of these models are the safe probability of the beams, will are applied to examine, explore the structres as
on theory models as on reality models.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định kỳ vọng, phương sai và độ tin cậy của dầm có vết nứt chịu uốn khi độ cứng EI(x) phân bố ngẫu nhiên - Dương Thế Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 130
XÁC ĐỊNH KỲ VỌNG, PHƢƠNG SAI VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA DẦM
CÓ VẾT NỨT CHỊU UỐN KHI ĐỘ CỨNG EI(x) PHÂN BỐ NGẪU NHIÊN
Dƣơng Thế Hùng*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo đề cập đến tính toán kết cấu thanh theo mô hình ngẫu nhiên. Dựa vào phương pháp phần
tử hữu hạn, đã thiết lập mô hình tính toán kết cấu thanh chịu uốn có vết nứt, có tham số ngẫu nhiên
về độ cứng uốn EI(x) để xác định kỳ vọng và phương sai của chuyển vị nút, sau đó xác định được
kỳ vọng và phương sai của nội lực. Từ đó, đã xác định độ tin cậy theo phương pháp mức hai của
kết cấu dầm chịu uốn. Kết quả của bài báo là xác suất an toàn của kết cấu dầm, sẽ là cơ sở để đánh
giá và kiểm tra sự làm việc của kết cấu trong điều kiện làm việc theo mô hình, đồng thời tham
khảo cho tính toán trên thực tế.
Từ khóa: vết nứt, độ tin cậy, mô hình ngẫu nhiên.
MỞ ĐẦU
Hiện nay trong giáo trình giảng dạy đại học
các trường kỹ thuật môn học sức bền vật liệu,
cơ học kết cấu hay trong các môn chuyên
môn như Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu
thép việc tính toán độ bền của kết cấu nói
chung thường tính theo tiêu chuẩn về bền,
nghĩa là ứng suất (hay chuyển vị) không vượt
qua ứng suất (hay chuyển vị) cho phép. Việc
tính toán kết cấu như trên được gọi là tính
theo mô hình tiền định.
Tuy nhiên, sự ra đời và phát triển trên cơ sở
các môn lý thuyết xác suất, thống kê toán học
và lý thuyết các quá trình ngẫu nhiên từ lâu đã
cho ra đời việc tính toán các bài toán kết cấu
cơ học theo mô hình ngẫu nhiên [5], [6], [7].
Lý thuyết độ tin [4] cậy xuất phát từ nhu cầu
về sự đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm
cơ khí, thiết bị máy, hàng hoá, đặc biệt là
những mặt hàng chất lượng cao sản xuất hàng
loạt như hàng điện tử, cơ khí chính xácTuy
vậy trong các công trình xây dựng độ tin cậy
chưa được quan tâm đúng mức vì sản phẩm
Tel: 0982 746081, Email: hungduongxd@gmail.com
không có tính chất hàng loạt; các công trình
lớn được xem là vĩnh cửu.
Trong bài báo này sẽ giới thiệu tính toán kết
cấu thanh chịu uốn một cách có hệ thống theo
mô hình ngẫu nhiên, sau đó xác định độ tin
cậy của kết cấu này. Việc tính toán theo mô
hình ngẫu nhiên sẽ cho kết quả đặc trưng xác
suất của các thông số đầu ra (như nội lực,
chuyển vị,..) khi biết đặc trưng xác suất của
các thông số đầu vào (như tải trọng, các tham
số kết cấu).
Ngoài ra, bài báo cũng đề cập đến vấn đề tính
toán dầm có vết nứt được mô hình là lò xo
đàn hồi có độ cứng c [1]. Việc xem xét dầm
đồng thời có vết nứt và kể đến sự phân bố
ngẫu nhiên của độ cứng uốn EI(x) là một vấn
đề mới.
Ví dụ minh họa dưới đây là kết cấu dầm chịu
uốn chịu tải trọng tiền định. Kết cấu dầm có
độ cứng uốn EI(x) phân bố ngẫu nhiên theo
quy luật như trong tài liệu [6]. Tính toán kết
cấu dầm theo phương pháp phần tử hữu hạn,
sử dụng chương trình TK.mw [2], [3] để nhận
được kết quả kỳ vọng và phương sai của nội
lực, từ đó vận dụng lý thuyết độ tin cậy để
Dương Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 130 - 134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 131
đánh giá mức độ an toàn của kết cấu theo tiêu
chuẩn về bền [4].
THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH TOÁN
Vết nứt đƣợc mô hình hóa làm việc nhƣ lò
xo đàn hồi
Khi có vết nứt, tính chất cơ lý, độ cứng của
dầm có những gián đoạn nhất định, không
còn tính liên tục. Chuyển vị của mặt cắt hoặc
tiết diện nằm sát ở hai bên vết nứt không còn
liên tục mà có chuyển vị tương đối với nhau,
nói cách khác, chúng được liên kết với nhau
bằng các liên kết mềm, có độ cứng hữu hạn.
Vì thế, vết nứt được mô hình hoá thành những
liên kết lò xo. Để đơn giản và phù hợp chung
với sơ đồ tính của kết cấu, ta có thể xem
những liên kết này là đàn hồi tuyến tính:
chuyển vị tỷ lệ bậc nhất với lực tác động. Đối
với dầm chịu uốn, vết nứt được mô phỏng
bằng lò xo có độ cứng đàn hồi tương đương
theo công thức trong [1]:
2
0 0 0
2
2 3 4
36 (0,5033 0,9022
3, 412 3,18 5,793 )
b h E
c
(1)
trong đó 02 / a h với a là chiều sâu vết
nứt; b0,h0 là chiều rộng và chiều cao tiết diện
dầm hình chữ nhật tại vị trí vết nứt; E0 là
môdun đàn hồi.
Độ cứng uốn EI(x) của kết cấu thanh đƣợc
mô hình hóa là đại lƣợng ngẫu nhiên
Các tham số trong kết cấu như kích thước
hình học và đặc trưng vật lý thường được xác
định thông qua việc đo đạc và ta thường lấy
giá trị trung bình của một số mẫu thử để đem
ra tính toán. Các đại lượng độ cứng và phân
bố khối lượng sẽ được tính toán hoặc đo đạc
thông qua việc xử lý thống kê số liệu của
nhiều tham số khác nhau. Một mô hình tính
toán độ cứng là biến ngẫu nhiên có tham số
bé đã được sử dụng trong các tài liệu [6], [7]:
0 1 1( ) (1 ( ) EI x EI g x (2)
trong đó EI0 biểu thị giá trị kỳ vọng của các
đại lượng EI(x); 1 là hằng số 0<1<<1, được
gọi là tham số bé; g1(x) là hàm ngẫu nhiên có
giá trị kỳ vọng bằng không và độ lệch chuẩn
đơn vị với hàm tương quan là R11() đã biết.
Mô hình tính toán phần tử thanh chịu uốn
ngang phẳng có vết nứt
Xét phần tử thanh chịu uốn thứ “i” có vết nứt
ở hai đầu như ở hình 1. Giả thiết thanh làm
việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính và xét
biến dạng trong thanh là bé. Ta gọi phần tử
loại 1 (PTL1) là đoạn nằm giữa hai mặt cắt 1-
2 (hình 1a) và phần tử loại 2 (PTL2) là đoạn
nằm giữa hai mặt cắt 1’-2’ (hình 1b).
' '
1 2,i iu u là góc xoay tại mặt cắt 1’ và 2’ của
phần tử loại 2; 1 2,
c c
i iu u là góc xoay của lò xo
tương đương tại vết nứt; 1 2,i iu u là góc xoay
tại điểm 1 và 2 của phần tử loại 1; P1i, P2i, P3i,
P4i là các lực nút tương đương tại hai đầu
phần tử.
Từ mô hình thanh chịu uốn ở hình 1, góc
xoay tại mặt cắt 1,2 sẽ được biểu diễn qua góc
xoay tại mặt cắt 1’, 2’ theo công thức sau:
' ci i iu u u (3)
c
iu là góc xoay của lò xo tương đương tại vết
nứt, được xác định theo công thức:
c ii
i
P
u
c
(4)
ở đây ic là độ cứng tương đương của vết
nứt, được tính toán theo công thức (1); Pi lấy
giá trị bằng P2i hoặc P4i (là các giá trị mômen)
trên hình 1.
Phần tử loại 2 dễ dàng xác định được ma trận
độ cứng và lực nút tương đương. Sau đó, sẽ
xác định được ma trận độ cứng và lực nút
tương đương của phần tử loại 1 theo phần tử
loại 2 theo công thức [2]:
(1) (2) c
T
VD I B D I B K (5)
{Lực PTL1}=([I]+[B])T*{lực PTL2} (6)
trong đó: [D(2)] – là ma trận độ cứng của
PTL2; I – là ma trận đơn vị cấp 4x4. B và
cV
K – là ma trận có chứa các độ cứng tương
đương của vết nứt tại hai đầu phần tử. Nhận
thấy rằng vì độ cứng EI(x) là đại lượng ngẫu
Dương Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 130 - 134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 132
nhiên theo công thức (2) nên ma trận độ cứng
[D
(2)] là ma trận ngẫu nhiên có các “tích phân
trọng số” đã biết [6]. Vì vậy, ma trận độ cứng
[D
(1)] cũng là ma trận ngẫu nhiên.
i
1i
l
c
P2i
1i
P
1' 2'1
1iu u2i
4iP
P
3i
y
x
c2i 2
1' 2'
u'
P
P
3i
P
P4i
2i
u'Y(x,t)
1i
2i
i
u1i
c
u
c
2i
a)
b)
Hình 1. Mô hình phần tử thanh chịu uốn có vết nứt
Sau khi nhận được ma trận độ cứng của các
phần tử, rồi chuyển về hệ tọa độ chung, ta
tiến hành ghép nối các ma trận độ cứng này
thành ma trận tổng thể, tiến hành khử các
điều kiện biên, được ma trận của hệ kết cấu
là K. Cuối cùng phương trình cân bằng của
cả hệ có dạng:
K Z F (7)
Z là véc tơ biên độ của chuyển vị nút cần phải
xác định; Ma trận độ cứng tổng thể K có thể
viết tách thành hai phần xác định và ngẫu
nhiên như sau:
0 K K K (8)
Để giải (7), phải nghịch đảo ma trận độ cứng
K, ở đây ta sử dụng phương pháp khai triển
Neumann. Dùng (8), viết (7) dưới dạng:
0 K K Z F
(9)
Ký hiệu Z0 là nghiệm khi không có ngẫu
nhiên, nghĩa là:
1
0 0
Z K F
(10)
Sử dụng khai triển Neumann [6], ta được:
1
1 1 1 1 1 1
1
1 0
1
0 0
0 0 0 0 0 0
( )
...
n
K K K
K I K K
K K KK K KK KK
(11)
Do đó:
1 0 0 2 0 ... Z K F Z TZ T Z (12)
Với
10 T K K là ma trận ngẫu nhiên.
Sau khi có giá trị Z theo (12), tùy mức độ
phức tạp hoặc yêu cầu đặt ra, ta có thể lấy xấp
xỉ bậc nhất hay bậc cao của khai triển
Neumann. Nếu lấy xấp xỉ bậc nhất ta tính
được biểu thức kỳ vọng và phương sai của Z
bằng số hạng thứ nhất trong công thức (12).
Sau đó ta sẽ tính được kỳ vọng và phương sai
của nội lực như sau:
Biểu thức kỳ vọng:
e eNL D Z
(13)
Phương sai, đồng phương sai:
0
0
0
[ ]
e e e e
e e e e
e e e e
NL D D Z Z
D Z D Z
D Z D Z
(14)
VÍ DỤ TÍNH TOÁN
3.1. Xác định kỳ vọng và phương sai của
mômen tại vị trí vết nứt
Xét dầm có một vết nứt tại giữa nhịp, vết nứt
được quy đổi về lò xo có độ cứng c như hình
2. Dầm có tiết diện chữ nhật b0xh0.
L
L1 L2
c
c
L2L1
1
1
2
3 6
5
4
2 3
7
8
9
a)
b)
1 2
q
Hình 2. Dầm hai đầu khớp
Yêu cầu cần xác định kỳ vọng và phương sai
của mômen tại vị trí vết nứt. Sử dụng chương
trình TK.mw [2], [3] tính được:
Kỳ vọng:
/2
2
/2
8
LM L
qL
M
(15)
Phương sai:
2
0 0 2 6 2 2
12 2
/2 4
0
2304 672. . .
49. .
ar[ ]
. 8
L
EI L EI c
L c q
L c
V M
c L EI
(16)
Dương Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 130 - 134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 133
Trong trường hợp dầm có hai đầu là ngàm
cứng, nhận được kết quả mômen tại vết nứt
có:
Kỳ vọng:
/2
3
/2
0
1
24
L
M L
qL c
M
EI Lc
(15’)
Phương sai:
6 5
0 0
2 4 2 3 3 3
0 0 2 6 2 2
14 2 4 5 5
0 0
6 6
/2 4 4
0 0
18496 20400. . .
17321. . . 8082. . .
2749. . . 516. . .
36. .
ar[ ]
. 8 .
L
EI L EI c
L EI c L EI c
L c q
L EI c L EI c
L c
V M
c L EI c L EI
(16’)
Để ý rằng khi độ cứng c (dầm không có
vết nứt) kết quả tính toán trong các công thức
(15’), (16), (16’) sẽ trùng với kết quả tính
dầm không nứt thông thường.
Xác định xác suất an toàn
Khoảng an toàn và chỉ số độ tin cậy
Khoảng an toàn của phần tử kết cấu, ký hiệu
M, là hiệu số giữa khả năng của phần tử kết
cấu, ký hiệu là R, và trạng thái của nó dưới
tác động của nguyên nhân bên ngoài gây ra,
ký hiệu là Q:
( ) 0 iM f x R Q (17)
Khoảng an toàn M là hàm của các biến ngẫu
nhiên xi. Đại lượng ngẫu nhiên M có kỳ vọng
là M và độ lệch chuẩn M xác định theo:
2 2; M R Q M R Q (18)
Chỉ số độ tin cậy [4] của phần tử kết cấu được
định nghĩa là
M M M (19)
Độ tin cậy hay xác suất làm việc an toàn của
phần tử kết cấu là
1 1 Pr ( 0) s fP P ob M (20)
Xác suất phá hoại Pf đối với phần tử kết cấu
khi M có phân bố chuẩn xác định theo:
M
f
M
P
(21)
21
exp
22
t
dt
(22)
Sử dụng phương pháp mức 2 và chỉ số độ tin
cậy Conell [4] đại lượng
( )
i i
i
f x x
i x
M
x
(23)
gọi là độ lệch chuẩn của các biến ngẫu nhiên
không tương quan. Từ đó xác định được độ
lệch chuẩn của đại lượng ngẫn nhiên M:
1/2
2
( )
1
i
n
M f x
i
(24)
Độ tin cậy về bền của dầm chịu uốn
Quãng an toàn của dầm theo điều kiện bền
chịu uốn tại điểm mép trên và mép dưới dầm
ở trạng thái ứng suất đơn, được xác định theo
công thức:
/2
/2
( , )
[ ] [ ] . 0
( ) 2
L
L
M f M EI
h
E
EI x
(25)
ở đây ML/2 là mô men uốn tại vị trí vết nứt có
giá trị kỳ vọng và phương sai tính theo công
thức (15), (16); [ ] là ứng suất cho phép.
Giá trị phương sai của độ cứng uốn EI(x)
được tính theo công thức sau:
2
0 1 0
2 2
0 1
( ) [1 ( )]
gg
Var EI x EI g x EI
EI
(26)
Với giả thiết
2 2
1 2( ) /2
11( )
x x dR c e . Ở đây
khi chọn c=1, d (hệ tương quan đầy đủ)
theo [5], ta tính được:
2 (0) ( ) 1
gg gg ggR S d (27)
và:
2
0 1 0
2 22
0 1 0 1
( ) [1 ( )]
gg
Var EI x EI g x EI
EI EI
(28)
Dưới đây ta tính toán độ lệch chuẩn của
quãng an toàn M theo (24) với hai biến ngẫu
nhiên là ML/2 và EI(x), với giả thiết hai biến
ngẫu nhiên ML/2 và EI(x) không tương quan.
Dương Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 130 - 134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 134
Số liệu không ngẫu nhiên khác lấy trong bảng
1. Kết quả tính toán độ tin cậy của dầm ở
bảng 2.
Bảng 1 Bảng 2
Số liệu tính toán Kết quả tính độ tin cậy
Tên biến Giá trị
q (KN/m) 5
L (m) 4
E (KN/m2) 24821128
b (m) 0.22
h (m) 0.35
EI0 (KNm2) 19510
cphi(KNm) 123456
[](KN/m2) 2300
Các số liệu đầu vào
TT 1 Ps
1 0.01 3.299 0.99951485
2 0.02 1.650 0.95052853
3 0.03 1.100 0.86433394
4 0.04 0.825 0.79531420
5 0.05 0.660 0.74537309
6 0.06 0.550 0.70884031
7 0.07 0.471 0.68117963
8 0.08 0.412 0.65983029
9 0.09 0.367 0.64319049
10 0.1 0.330 0.62930002
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI
Trong mô hình trên đây ta giả thiết vết nứt đã
biết trước về vị trí và độ sâu, từ đó thiết lập
mô hình tính toán kết cấu thanh chịu uốn theo
mô hình ngẫu nhiên để nhận được giá trị kỳ
vọng và phương sai của nội lực. Sau đó, dựa
vào lý thuyết độ tin cậy để tính toán xác suất
an toàn của dầm theo điều kiện bền. Việc cho
ra kết quả xác suất an toàn sẽ đem lại nhiều ý
nghĩa trong thực tế khi kiểm định hoặc đánh
giá kết cấu, đặc biệt là kết cấu có vết nứt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Ngọc Hồng và nhóm tác giả (2002),
Nghiên cứu khả năng làm việc tĩnh của kết cấu
khung bị giảm yếu sau thiết kế. Đề tài khoa học
cấp Bộ, Trường Đại học Xây dựng, Hà nội.
[2] Dương Thế Hùng (2009). “Xây dựng ma trận
độ cứng của phần tử thanh có liên kết nửa cứng và
có tham số ngẫu nhiên”. Tuyển tập hội nghị toàn
quốc 30 năm thành lập Viện cơ học và 30 năm
Tạp chí cơ học. Nxb Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội. 57-65.
[3] Dương Thế Hùng (2009), “Tính toán kết cấu
thanh có tham số ngẫu nhiên”. Tuyển tập hội nghị
toàn quốc 30 năm thành lập Viện cơ học và 30
năm Tạp chí cơ học. Nxb Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, Hà Nội. 66-73.
[4] Phan Văn Khôi (2001), Lý thuyết độ tin cậy.
Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Isaac Elishakoff and Yongjian Ren (2003),
Finite Element Methods for Structures with Large
Stochastic Variations. Oxford University Press.
[6] Sondipon Adikari and C.S. Manohar (1999),
“Dynamic analysis of framed structures with
statistical uncertainties”, Int, J. Numer. Meth.
Engng. 44, 1157-78.
Takada,T.(1990).“Weighted integral method in
stochastic finite element analysis”. Journal of
Probabilistic Engineering Mechanics 5, 145-56.
SUMMARY
DETERMINE THE EXPECTATION, VARIANCE AND RELIABILITY IN SOME BENDING
BEAMS WITHIN THEIR CRACKS AND FLEXUAL STIFFNESS EI(X) WHICH IS THE
STOCHASTIC PARAMETER
Duong The Hung
Thai Nguyen University of Technology
This paper presents calculating the bending beams following the stochastic method. Under the finite element
method, the structural model is established to determine the expectation, variance of node displacements, and
then of inner forces. The structres have cracks, flexual stiffness EI(x) which is the stochastic parameter. The
results of these models are the safe probability of the beams, will are applied to examine, explore the structres as
on theory models as on reality models.
Key words: crack; reliability; stochastic model;
Dương Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 130 - 134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 135
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32899_36737_2482012164658130134_9497_2052653.pdf