4. KẾT LUẬN
Chúng tôi đã lựa chọn được quy trình phân tích thích hợp để xác định cyclamate trong
các loại thực phẩm chế biến bằng phương pháp HPLC và áp dụng phương pháp để phân
tích cyclamate trong 5 mẫu thực phẩm chế biến ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy: 4
mẫu có chứa cyclamate với hàm lượng vượt giới hạn cho phép của Bộ Y tế và 1 mẫu
không phát hiện cyclamate. Điều đó nói lên rằng, chất tạo ngọt cyclamate đã được sử
dụng trong quá trình sản xuất một số loại thực phẩm, các nhà sản xuất đã quá lạm dụng
cyclamate nhưng lại thiếu quan tâm đến vấn đề liều lượng. Vì vậy, chúng ta cần phải
tăng cường kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, quy
trình sản xuất các loại thực phẩm chế biến có sử dụng chất tạo ngọt nhằm bảo vệ sức
khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định Clamate trong các loại thực phẩm chế biến bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - Lê Thị Hoài My, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(33)/2015: tr. 103-110
XÁC ĐỊNH CYCLAMATE TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHẾ BIẾN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
LÊ THỊ HOÀI MY
NGÔ VĂN TỨ - PHẠM YÊN KHANG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bài báo này mô tả phương pháp xác định hàm lượng cyclamate
trong các loại thực phẩm chế biến bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao (HPLC). Độ tin cậy của phương pháp được đánh giá qua giới hạn phát
hiện, độ thu hồi và độ lặp lại. Với quy trình phân tích và điều kiện sắc ký
thích hợp đã được lựa chọn, giới hạn phát hiện của phương pháp đối với
cyclamate là 0,221 ppm; độ lặp lại và độ thu hồi tốt. Phương pháp đã được
áp dụng để định lượng cyclamate trong một số mẫu thực phẩm chế biến ở
Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: cyclamate, thực phẩm chế biến, chất ngọt tổng hợp, sắc ký lỏng
hiệu năng cao
1. MỞ ĐẦU
Chất ngọt tổng hợp (hay chất tạo ngọt) là phụ gia thực phẩm không phải là đường có
nguồn gốc tự nhiên được sử dụng với mục đích tạo vị ngọt cho thực phẩm [2]. Ngày
nay, chúng được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ chế biến và bảo quản thực
phẩm. Trong đó, người ta thường dùng cyclamate để làm tăng độ ngọt của sản phẩm vì
độ ngọt của nó lớn hơn 30 – 40 lần độ ngọt của saccarozơ; ngoài ra, cyclamate còn có
tính bền nhiệt và chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ khá cao 280 – 500oC, thuận lợi cho quá
trình chế biến thực phẩm [5].
Việc sử dụng cyclamate với hàm lượng vượt giới hạn tối đa cho phép so với quy định
theo thông tư 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của người tiêu dùng [4]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xác định cyclamate có
trong các loại thực phẩm chế biến trên thị trường nước ta vẫn còn hạn chế.
Phương pháp HPLC là phương pháp hữu hiệu để xác định cyclamate trong thực phẩm
[1]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả xây dựng qui trình phân tích
cyclamate bằng phương pháp HPLC và áp dụng qui trình này để định lượng cyclamate
trong một số mẫu thực phẩm chế biến ở Thừa Thiên Huế.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu Series 20A (Nhật Bản) với detector DAD;
cột pha đảo: C18 cỡ hạt 5µm, chiều dài 250 mm, đường kính trong 4 mm, của hãng GL
Sciences Inc, Nhật Bản; thiết bị lọc nước siêu sạch của hãng Barnstead International,
104 LÊ THỊ HOÀI MY và cs.
Mỹ; cân phân tích AUW220D (± 0,10 mg) của hãng Shimadzu, Nhật Bản; máy lắc, máy
trộn; thiết bị nghiền nhỏ, đồng nhất mẫu; bộ lọc hút chân không của hãng Gast, Mỹ;
- Tất cả hóa chất đều là loại tinh khiết phân tích: metanol (CH3OH) - Merck (Đức); n-
heptan (C7H16) - Merck (Đức); natri sunfat (Na2SO4), dạng khan; dung dịch natri
cacbonat (Na2CO3) 50 g/L; dung dịch natri hypoclorit (NaClO) 1,7% clo hoạt động);
axit sunfuric (H2SO4) - Merck (Đức); Natri cyclamate dùng để pha dung dịch chuẩn của
hãng Merck (Đức).
Dung dịch Carrez I: Hòa tan trong nước 15,00 g kali hexaxyanoferrat (II)
(K4[Fe(CN)6].3H2O) có độ tinh khiết ít nhất 99% khối lượng và thêm nước vào đến 100
mL [1].
Dung dịch Carrez II: Hòa tan trong nước 30,00 g kẽm sunfat (ZnSO4.7H2O) có độ tinh
khiết ít nhất 99,5% khối lượng và thêm nước đến 100 mL [1].
2.2. Quy trình phân tích
2.2.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên một số mẫu thực phẩm chế biến trên thị trường Thừa Thiên Huế,
bảo quản theo quy định ghi trên nhãn sản phẩm.
2.2.2. Chuẩn bị dung dịch chạy HPLC
Dung dịch chuẩn: Cân 898,00 mg natri cyclamate, chính xác đến 0,10 mg, cho vào
bình định mức 200 mL và pha loãng bằng nước đến vạch. Dùng pipet lấy 0,25 mL, 1,00
mL, 2,50 mL, 5,00 mL, 10,00 mL và 20,00 mL dung dịch này cho vào bình định mức
100 mL và pha loãng bằng nước đến vạch. Nồng độ natri cyclamate của các dung dịch
này là 10 ppm, 40 ppm, 100 ppm, 200 ppm, 400 ppm và 800 ppm.
Tạo dẫn xuất: Để có được dung dịch mẫu chuẩn, lấy 20,00 mL các dung dịch mẫu
chuẩn trên cho vào phễu chiết, thêm 1,00 mL axit sunfuric 50%, 10,00 mL
n-heptan và 2,50 mL dung dịch natri hypochlorit (1,7% clo hoạt động), và lắc mạnh
trong 1 phút. Để tách pha, gạn bỏ lớp nước phía dưới. Làm khô lớp n-heptan bằng
1 g natri sunfat khan và lọc qua giấy lọc, thu được dung dịch mẫu chuẩn.
2.2.3. Xử lý mẫu [1]
- Các sản phẩm dạng lỏng và sản phẩm tạo dung dịch trong (ví dụ: nước quả trong,
nước muối dưa chuột đã lọc, kẹo cứng,...).
- Sản phẩm nửa rắn (ví dụ: sản phẩm sữa, món tráng miệng, nước quả đục, mứt).
- Socola và sản phẩm liên quan.
- Chất béo dạng nhũ tương và các sản phẩm chứa nhũ tương (ví dụ: mayonnaise).
Các loại mẫu trên được xử lý theo quy trình phân tích TCVN 8472:2010 [1].
XÁC ĐỊNH CYCLAMATE TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHẾ BIẾN 105
2.2.4. Phân tích trên hệ thống HPLC
- Điều kiện làm việc: cột pha đảo C18 cỡ hạt 5µm, chiều dài 250 mm, đường kính trong
4 mm; detector DAD; bước sóng phát hiện 314 nm; tốc độ dòng pha động 1,5 mL/phút;
dung môi pha động là MeOH : H2O = 90 : 10; thể tích tiêm 20 µL [1], [8].
- Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn: khoảng tuyến tính của detector
được khảo sát qua các dung dịch chuẩn cyclamate (đã tạo dẫn xuất) có nồng độ 40, 80,
100, 200, 400, 600, 800, 1000, 2000, 4000 ppm, điều kiện sắc ký như trên. Đường
chuẩn xác định cyclamate được xây dựng trên cơ sở khảo sát khoảng tuyến tính.
- Đánh giá phương pháp qua giới hạn phát hiện, độ lặp lại, độ thu hồi [6], [7].
- Áp dụng quy trình phân tích để xác định cyclamate trong một số mẫu thực phẩm chế
biến ở Thừa Thiên Huế.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tính tương thích hệ thống
Tiến hành tiêm 5 lần mẫu có nồng độ cyclamate là 40 ppm (đã tạo dẫn xuất) vào hệ
thống HPLC ở các điều kiện đã lựa chọn. Kết quả được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Các thông số sắc ký của peak cyclamate (đã tạo dẫn xuất)
Nhận xét:
- Thời gian lưu trung bình của peak cyclamate (đã tạo dẫn xuất) là 4,821 phút (RSD% =
0,602%) là khoảng thời gian thích hợp cho quá trình phân tích sắc ký.
- Diện tích peak trung bình của peak cyclamate (đã tạo dẫn xuất) là 281411 (RSD% =
1,27%) chứng tỏ kết quả thu được rất ổn định.
- Số đĩa lý thuyết trung bình là 6036 (RSD% = 1,42%) đạt yêu cầu N > 2000, RSD% < 2%.
Những kết quả trên cho thấy hệ thống sắc ký mà chúng tôi tiến hành là phù hợp và đảm
bảo sự ổn định cho quá trình định lượng cyclamate.
106 LÊ THỊ HOÀI MY và cs.
3.2. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn
Khoảng tuyến tính của detector được khảo sát qua các dung dịch chuẩn cyclamate có
nồng độ từ: 40, 80, 100, 200, 400, 600, 800, 1000, 2000, 4000 ppm. Kết quả cho thấy
detector cho khoảng tuyến tính tốt đối với cyclamate trong khoảng nồng độ 40 – 4000
ppm. Trong khoảng này, đường chuẩn xác định cyclamate có hệ số tương quan R2 đạt
0,9997; với phương trình đường chuẩn là:
y = (7187,300 ± 106,723)x + (-131208,505 ± 159078,844)
Kết quả được trình bày ở hình 1.
Hình 1. Đường chuẩn xác định cyclamate
3.3. Đánh giá phương pháp
3.3.1. Xác định độ lặp lại của phương pháp
Tiến hành định lượng cyclamate trong 5 mẫu thử (ô mai) song song theo các điều kiện
đã chọn, đo kết quả ba lần, lấy giá trị trung bình. Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả khảo sát độ lặp lại
XÁC ĐỊNH CYCLAMATE TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHẾ BIẾN 107
Vì RSD (%) ≤ ½ RSDHorwitz nên phương pháp phân tích có độ lặp lại cao, phù hợp để
định lượng cyclamate trong mẫu thực phẩm chế biến.
3.3.2. Xác định độ đúng của phương pháp
Tiến hành thêm ở ba mức 80%; 100%; 120% lượng chất có sẵn trong 100 mL mẫu
chuẩn 300 ppm, ứng với mỗi mức thêm, làm 2 thí nghiệm, đo kết quả ba lần, lấy giá trị
trung bình. Kết quả được trình bày trong bảng 3 và 4.
Bảng 3. Kết quả khảo sát độ đúng trên mẫu ô mai (n=3)
Kiểm tra độ đúng của phương pháp đo, dựa vào giá trị RSDHorwitz. Kết quả tính được
cho ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp đo
Kết quả ở bảng 3.3 và 3.4 cho thấy: phương pháp đạt được độ đúng tốt với độ thu hồi
nằm trong khoảng từ 98,09% - 101,12%, thỏa mãn hàm Horwitz. Chứng tỏ phương
pháp phân tích đã chọn là hoàn toàn phù hợp để xác định hàm lượng cyclamate trong
các loại thực phẩm chế biến.
3.3.3. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
Để xác định LOD và LOQ của phương pháp, tiến hành phân tích 3 lần lặp lại đối với
các dung dịch mẫu chuẩn có nồng độ: 0,4; 0,8; 4,0; 8,0 ppm. Giá trị LOD, LOQ được
xác định theo “quy tắc 3σ” [7]. Kết quả tính toán LOD và LOQ của phương pháp được
trình bày qua bảng 5.
108 LÊ THỊ HOÀI MY và cs.
Bảng 5. Kết quả xác định LOD và LOQ
Như vậy giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp là:
LOD = 0,221 ppm, LOQ = 0,738 ppm.
3.4. Xác định cyclamate trong một số mẫu thực phẩm chế biến ở Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở phương pháp phân tích đã được xây dựng, tiến hành định lượng cyclamate
trong 5 mẫu thực tế. Mẫu áp dụng là các mẫu: ruốc thịt lợn, ô mai xí muội, hạt dẻ, hạt
hạnh nhân, nước ngọt Coca-Cola, hiện đang lưu hành trên thị trường Thừa Thiên Huế.
Kí hiệu mẫu:
M1: Ruốc thịt lợn M2: Ô mai xí muội M3: Hạt dẻ
M4: Hạt hạnh nhân M5: Nước ngọt Coca-Cola
Kết quả hàm lượng cyclamate được trình bày như trong bảng 6, 7 và 8.
Bảng 6. Thông tin chi tiết về các mẫu thực phẩm chế biến
Bảng 7. Kết quả phân tích các mẫu thực tế bằng phương pháp HPLC
Mẫu Hàm lượng (mg/Kg) Trung
bình
x
Độ lệch
chuẩn SD
(n = 3)
Độ tin cậy ε
(p = 0,95) Số lần đo
1 2 3
M1 2620,00 2599,00 2625,00 2614,70 13,79 34,27
M2 2110,00 2105,00 2118,00 2111,00 6,55 16,28
M3 117,00 122,00 119,00 119,30 2,51 6,25
M4 108,00 113,00 115,00 112,00 3,60 8,96
M5 < LOD
XÁC ĐỊNH CYCLAMATE TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHẾ BIẾN 109
Bảng 8. Kết quả kiểm tra hàm lượng cyclamate
Mẫu Mẫu thực phẩm Hàm lượng cyclamate (mg/Kg)
Giới hạn cho phép
(**) (mg/Kg) Kết quả
M1 Ruốc thịt lợn 2614,70 ± 34,27 Không được có Không đạt
M2 Ô mai xí muội 2111,00 ± 16,28 1000 Không đạt
M3 Hạt dẻ 119,30 ± 6,25 Không được có Không đạt
M4 Hạt hạnh nhân 112,00 ± 8,96 Không được có Không đạt
M5 Nước ngọt Coca-Cola < LOD 350 Đạt
(*) Thông tư 27/2012/TT-BYT : Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm [4].
4. KẾT LUẬN
Chúng tôi đã lựa chọn được quy trình phân tích thích hợp để xác định cyclamate trong
các loại thực phẩm chế biến bằng phương pháp HPLC và áp dụng phương pháp để phân
tích cyclamate trong 5 mẫu thực phẩm chế biến ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy: 4
mẫu có chứa cyclamate với hàm lượng vượt giới hạn cho phép của Bộ Y tế và 1 mẫu
không phát hiện cyclamate. Điều đó nói lên rằng, chất tạo ngọt cyclamate đã được sử
dụng trong quá trình sản xuất một số loại thực phẩm, các nhà sản xuất đã quá lạm dụng
cyclamate nhưng lại thiếu quan tâm đến vấn đề liều lượng. Vì vậy, chúng ta cần phải
tăng cường kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, quy
trình sản xuất các loại thực phẩm chế biến có sử dụng chất tạo ngọt nhằm bảo vệ sức
khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN 8472:2010, Thực phẩm - Xác định Cyclamate -
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
[2] Bộ Y tế (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất ngọt tổng
hợp QCVN 4-8:2010/BYT. Hà Nội.
[3] Bộ Y tế (2001). Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực
phẩm (Ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001). Hà
Nội.
[4] Bộ Y tế (2012), Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, số 27/2012/TT-
BYT. Hà Nội.
[5] Tôn Nữ Khánh Minh, Trần Ngọc Trường Giang (2009). “Chất tạo ngọt trong thực
phẩm”, 123doc.vn, 30/10/2012.
[6] Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (2010), Thẩm định phương
pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7] Miller J. C., Miller J. N. (1988). Statistics for Analytical Chemistry, Ellis Horwood
Limited, England.
[8] Serdar M., Knezevic Z. (2011). “Determination of artificial sweeteners in beverages
and special nutrional products using high performance liquid chromatography”,
ncbi.nlm.nih.gov, 06/2011.
110 LÊ THỊ HOÀI MY và cs.
Tittle: DETERMINATION OF CYCLAMATE IN SOME KIND OF PROCESSED FOODS
USING HIGH PERFORMANCE LIQUID CHROMATOGRAPHY
Abstract: This article describes the method of determining cyclamate in some kind of processed
foods using High Performance Liquid Chromatography (HPLC). This method was appreciated
by means of detection limit, recovery and precision. With the analytical procedure and the
working conditions for chromatographic system which was chosen, detection limit of the
method for cyclamate was 0.221 ppm; and its recovery and precision might be accepted. This
method was applied to determine cyclamate in some food samples in Thua Thien Hue province.
Keywords: cyclamate, processed foods, artificial sweetener, High Performance Liquid
Chromatography.
LÊ THỊ HOÀI MY
Học viên Cao học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
PGS. TS. NGÔ VĂN TỨ
Khoa Hóa học, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Huế
ThS. PHẠM YÊN KHANG
Khoa Hóa học, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_427_lethihoaimy_ngovantu_phamyenkhang_15_le_thi_hoai_my_1744_2020356.pdf