Vũ trụ quan Phương Đông

Lưu ý về cách phân chia các chòm sao:  Các chòm sao được phân chia theo qui ước khác, nhưng bầu trời chỉ có một nên bản chất các ngôi sao vẫn là các ngôi sao trong cách phân chia phương Tây.  Người Trung Quốc cổ không quan sát được Bán thiên cầu Nam nên cách chia đã nêu không thống kê được đủ các sao như danh sách hiện đại ngày nay.  Ngày nay cách phân chia 88 chòm sao của phương Tây được lưu hành toàn thế giới. Cách phân chia vừa nêu chỉ còn nhiều ý nghĩa về văn hóa.  Ngày nay bói toán, tử vi sử dụng các qui ước này để lập lá số. Tuy vậy ban đầu khi được qui ước, cách phân chia này hoàn toàn có cơ sở là quan sát thiên văn, không phải do các nhà chiêm tinh hay bói toán nghĩ ra.

pdf20 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vũ trụ quan Phương Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIETNAM ASTRONOMY & COSMOLOGY ASSOCIATION https://thienvanvietnam.org Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN QUAN NIỆM CỔ VỀ VŨ TRỤ Cũng như phương Tây, người phương Đông (đặc trưng là người Trung Quốc) cũng xây dựng hệ thống thế giới quan trên cơ sở đầu tiên là các truyền thuyết. Những truyền thuyết đầu tiên cho rằng có các vị thần sắp xếp thế giới ngày nay cho con người: Bàn Cổ, Nữ Oa, Phục Hi ... QUAN NIỆM CỔ VỀ VŨ TRỤ Các trường phái chính về hình dạng vũ trụ: 1. Trời tròn úp lên đất vuông (sau này được biến đổi rằng đất cũng tròn và có biển cả bao quanh) 2. Trời đất giống như một quả trứng gà, đất lơ lửng ở giữa như lòng đỏ còn trời bao quanh như lòng trắng. 3. Trời và đất đều trải dài vô hạn như những mặt phẳng song song. Các thiên thể trôi trên bầu trời như sóng biển So sánh với ngày nay, có thể thấy trường phái thứ hai gần với thực tế về Trái Đất nhất. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là liên tưởng của người thời cổ - không có cơ sở khoa học. THUYẾT ÂM DƯƠNG Thuyết âm dương là cơ sở chính cho toàn bộ vũ trụ quan của người phương Đông trước kia. Ý tưởng của học thuyết này dựa trên quá trình quan sát nhận thấy sự đối kháng và tương hỗ luân phiên của các yếu tố trái ngược trong tự nhiên và xã hội (sáng/tối, nóng/lạnh, ngày/đêm, đực/cái, ...) THÁI CỰC VÀ VÔ CỰC Thái cực là tổng hòa của âm và dương, thể hiện sự song song tồn tại vừa đối nghịch (âm thịnh dương suy, dương thịnh âm suy) vừa tương hỗ cùng tồn tại (trong âm có dương và trong dương có âm). Vô cực là khởi thủy có trước thái cực. Vô cực là không có gì cả, chưa phân định âm và dương. Thái cực và vô cực mang lại sự liên hệ với Chaos trong văn hóa Hy Lạp và thuyết Big Bang trong vũ trụ học ngày nay. TỨ TƯỢNG Kết hợp quẻ âm và quẻ dương bằng cách chồng lên nhau, sẽ có tứ tượng. Tứ tượng thể hiện bốn hình thái khác nhau có trong vũ trụ. Khi đặt Tứ tượng vào thiên văn, bốn hình thái này tương ứng với bộn thiên thể/dạng thiên thể được người xưa quan sát thấy bằng mắt thường: Mặt Trời, Mặt Trăng, hằng tinh (sao), hành tinh. BÁT QUÁI Lấy thêm một quẻ âm hoặc dương chồng lần lượt lên tứ tượng sẽ được tám quẻ, mỗi quẻ gồm ba hào (mỗi vạch âm hoặc dương trong các quẻ chồng gọi là một hào) Bát quái được sắp xếp dưới dạng một hình tám cạnh, đặc trưng cho tám hướng. Bát quái không có liên hệ trực tiếp với thiên văn ngày nay mà thường được sử dụng trong Phong Thủy. BÁT QUÁI Ngày nay, bát quái thường dùng trong Phong Thủy là Hậu thiên bát quái. (Lưu ý: Các hướng Đông, Tây, Bắc và Nam được sắp xếp ngược so với qui ước quốc tế ngày nay. NGŨ HÀNH Dựa vào những yếu tố tự nhiên được quan sát hàng ngày, người phương Đông cổ khái quát hóa chúng thành 5 yếu tố gọi là các hành. Các hành này tương sinh và tương khắc dựa trên logic thực tế đời thường (không hoàn toàn đúng với vật lý ngày nay) Liên hệ với phương Tây: quan niệm về 4 yếu tố nước, lửa, đất, không khí. NGŨ HÀNH Tên các hành được đặt tương ứng cho 5 hành tinh có thể thấy bằng mắt thường dựa theo đặc điểm màu sắc (không phải đặc điểm vật lý, do đó tên này không phản ánh đặc điểm thật của các hành tinh) CỬU DIỆU Cửu diệu là khái niệm tới từ Ấn Độ (không riêng đạo Phật), được sử dụng trong chiêm tinh học và tử vi phương Đông. 9 thiên thể tương ứng với cửu diệu gồm: Thái dương (Mặt Trời), Thái âm (Mặt Trăng), năm hanh tinh có thể thấy bằng mắt thường, La Hầu tinh/Rahu và Kế Đô tinh/Ketu (hai thiên thể tưởng tượng, được cho là xuất hiện lúc nhật thực và nguyệt thực). Ngày nay, ngoài giá trị văn hóa, cửu diệu không có ý nghĩa trong khoa học hiện đại. CAN CHI Can và chi không phải qui ước được đặt bất kì. Các tháng được xác lập theo chu kỳ Mặt Trăng. Lấy 12 chu kì Trăng (gần bằng chu kì thời tiết) làm một năm, từ đó ra đời 12 chi. Lấy chu kì để 5 hành tinh trở về vị trí gần như cũ làm chu kì tính năm, nên có 60 năm (bội chung nhỏ nhất của chu kì quĩ đạo 5 hành tinh). Mỗi hành gồm một âm một dương nên ra đời 10 can. 10 can và 12 chi, phù hợp với chu kì 60 năm. Chu kì này gọi là Lục thập hoa giáp. CAN CHI VÀ LỊCH Can chi được áp dụng hàng ngày trong âm lịch Lưu ý: Ban đầu các chi không gắn với các con vật nên tên các năm/tháng/ngày tương ứng không phản ánh tính chất liên quan tới các con vật. CÁC CHÒM SAO PHƯƠNG ĐÔNG Tam viên gồm: Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị là ba khu vực trên bầu trời phía Bắc, xoay quanh thiên cực Bắc. Ba khu vực này mô tả kết cấu Hoàng cung của người Trung Quốc. CÁC CHÒM SAO PHƯƠNG ĐÔNG Nhị thập bát tú là 28 chòm sao nhỏ nằm trên đường đi của Mặt Trăng (bạch đạo) (Bạch đạo lệch góc với Hoàng đạo và cũng lệch góc với xích đạo trời nên mới có Thái Vi và Thiên Thị) CÁC CHÒM SAO PHƯƠNG ĐÔNG Nhị thập bát tú được chia thành bốn nhóm tương ứng với bốn mùa trong năm gồm: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. CÁC CHÒM SAO PHƯƠNG ĐÔNG Các chòm sao không thuộc tam viên và nhị thập bát tú gội chung là Thiên cương và Địa sát. CÁC CHÒM SAO PHƯƠNG ĐÔNG Lưu ý về cách phân chia các chòm sao:  Các chòm sao được phân chia theo qui ước khác, nhưng bầu trời chỉ có một nên bản chất các ngôi sao vẫn là các ngôi sao trong cách phân chia phương Tây.  Người Trung Quốc cổ không quan sát được Bán thiên cầu Nam nên cách chia đã nêu không thống kê được đủ các sao như danh sách hiện đại ngày nay.  Ngày nay cách phân chia 88 chòm sao của phương Tây được lưu hành toàn thế giới. Cách phân chia vừa nêu chỉ còn nhiều ý nghĩa về văn hóa.  Ngày nay bói toán, tử vi sử dụng các qui ước này để lập lá số. Tuy vậy ban đầu khi được qui ước, cách phân chia này hoàn toàn có cơ sở là quan sát thiên văn, không phải do các nhà chiêm tinh hay bói toán nghĩ ra. PHONG THỦY Ngày nay Phong thủy áp dụng phổ biến trong thiết kế nhà ở phương Đông và đôi khi trong cả việc phán đoán tính cách và số mệnh con người. Tuy nhiên nó chỉ mang tính văn hóa và kinh nghiệm, không hề có cơ sở khoa học. Phong thủy dựa trên cơ sở chính là sự kết hợp các nguyên lý của âm dương, ngũ hành và bát quái. Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN Tài liệu tham khảo: Chuỗi bài viết “Thiên văn học Phương Đông”, Bùi Dương Hải, 2005, Thienvanvietnam.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-14_oriental_astronomy_2701_2049663.pdf