Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận
động của nước trên mặt đất, trong lòng đất
và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước
trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng
thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng
sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng
tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ
năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều
phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là
một nơi không thể sống được nếu không có
nước.
Mục lục
1 Sơ lược
2 Thành phần
o 2.1 Nước đại dương
o 2.2 Bốc hơi
o 2.3 Nước khí quyển
o 2.4 Sự ngưng tụ hơi nước
o 2.5 Giáng thủy
o 2.6 Nước băng và tuyết
2.7 Dòng chảy tuyết tan
o 2.8 Dòng chảy mặt
o 2.9 Dòng chảy sông ngòi
o 2.10 Lượng trữ nước ngọt
o 2.11 Thấm
o 2.12 Lưu lượng nước ngầm
o 2.13 Suối
o 2.14 Sự thoát hơi
o 2.15 Lượng trữ nước ngầm
3 Tham khảo
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vòng tuần hoàn nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vòng tuần
hoàn nước
Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận
động của nước trên mặt đất, trong lòng đất
và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước
trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng
thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng
sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng
tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ
năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều
phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là
một nơi không thể sống được nếu không có
nước.
Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất
Hoa Kỳ vẽ
Mục lục
1 Sơ lược
2 Thành phần
o 2.1 Nước đại dương
o 2.2 Bốc hơi
o 2.3 Nước khí quyển
o 2.4 Sự ngưng tụ hơi nước
o 2.5 Giáng thủy
o 2.6 Nước băng và tuyết
o 2.7 Dòng chảy tuyết tan
o 2.8 Dòng chảy mặt
o 2.9 Dòng chảy sông ngòi
o 2.10 Lượng trữ nước ngọt
o 2.11 Thấm
o 2.12 Lưu lượng nước ngầm
o 2.13 Suối
o 2.14 Sự thoát hơi
o 2.15 Lượng trữ nước ngầm
3 Tham khảo
Sơ lược
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu
nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại
dương. Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn
nước bằng việc làm nóng nước trên những
đại dương, làm bốc hơi nước vào trong
không khí. Những dòng khí bốc lên đem
theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi
có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ
thành những đám mây. Những dòng không
khí di chuyển những đám mây khắp toàn
cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau,
kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi
xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ
dưới dạng tuyết được tích lại thành những
núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng
băng hàng nghìn năm. Trong những vùng
khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết
tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi
tạo thànhlũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi
trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và
nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một
phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông
theo những thung lũng sông trong khu vực,
với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại
dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được
tích luỹ và được trữ trong những hồ nước
ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng
chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng
lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng
nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và
được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và
đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một
phần nước ngầm chảy ra thành các dòng
suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được
rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một
lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới
sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu
để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà),
nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được
trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên,
lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời
gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà
vòng tuần hoàn nước “kết thúc”... và lại bắt
đầu.
[sửa]Thành phần
Cục Địa chất Hoa Kỳ đã định nghĩa 15
thành phần của vòng tuần hoàn nước như
sau:
Nước đại dương
Phân bổ nước trên Trái Đất
Một lượng nước khổng lồ được trữ trong các
đại dương trong một thời gian dài hơn là
được luân chuyển qua vòng tuần hoàn nước.
Ước tính có khoảng 1.338.000.000
km3 nước được trữ trong đại dương, chiếm
khoảng 96,5%, và đại dương cũng cung cấp
khoảng 90% lượng nước bốc hơi vào trong
vòng tuần hoàn nước.
Trong những thời kỳ khí hậu lạnh hơn nhiều
đỉnh núi băng và những dòng sông băng
được hình thành, một lượng nước trái đất
khá lớn được tích lại dưới dạng băng làm
giảm bớt lượng nước trong những thành
phần khác của vòng tuần hoàn nước. Điều
này thì ngược lại trong thời kỳ ấm. Cuối thời
kỳ băng hà những sông băng bao phủ 1/3 bề
mặt trái đất, và mực nước các đại dương thì
thấp hơn ngày nay khoảng 122 m (400 feet).
Cách đây khoảng 3 triệu năm, khi trái đất
ấm hơn, mực nước của các đại dương có thể
đã cao hơn hiện nay khoảng 50 m (165 feet).
Có những dòng chảy trong đại dương di
chuyển một khối lượng lớn nước khắp thế
giới. Những sự di chuyển này có ảnh hưởng
lớn đến vòng tuần hoàn nước và khí hậu.
Dòng Gulf Stream được biết đến nhiều như
là một dòng biển nóng trong vùng Đại Tây
Dương, vận chuyển nước từ vùng Vịnh
Mexicongang qua Đại Tây Dương hướng
đến nước Anh. Với tốc độ 60 dặm (97 km)
một ngày, dòng Gulf Stream đem theo một
lượng nước nhiều bằng 100 lần tất cả các
sông trên trái đất. Xuất phát từ những vùng
khí hậu ấm, dòng Gulf mang theo nước ấm
hơn đến Bắc Đại Tây Dương, làm ảnh
hưởng đến khí hậu của một vài vùng, như
phía tây nước Anh.
Bốc hơi
Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển
từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi
nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng
tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành
hơi nước trong khí quyển. Nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng các đại
dương, biển, hồ và sông cung cấp gần
90% độ ẩm của khí quyển qua bốc hơi, với
10% còn lại do thoát hơi của cây.
Nhiệt (năng lượng) là nhân tố cần thiết cho
bốc hơi xuất hiện. Năng lượng được sử dụng
để bẻ gãy những liên kết giữa các phân tử
nước, nó là nguyên nhân tại sao nước có thể
dễ dàng bốc hơi tại điểm sôi (212°F, 100°C)
nhưng bốc hơi rất chậm tại điểm đóng băng.
Khi độ ẩm tương đối không khí đạt 100%,
tức là ở trạng thái bão hoà hơi nước, bốc hơi
không thể tiếp tục diễn ra. Quá trình bốc hơi
nước tiêu thụ nhiệt năng từ môi trường, đó
là nguyên nhân tại sao nước bốc hơi từ da
làm bạn mát.
Bốc hơi nước từ các đại dương là cách chính
để nước được luân chuyển vào trong khí
quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương
(trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất
được bao phủ bởi các đại dương) cung cấp
những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn
ra. Trên phạm vi toàn cầu lượng nước bốc
hơi cũng bằng với lượng giáng thủy. Mặc dù
vậy, tỉ lệ giữa lượng nước bốc hơi và lượng
giáng thuỷ biến đổi theo vùng địa lý. Thông
thường trên các đại dương lượng bốc hơi
nhiều hơn lượng giáng thủy, trong khi đó
trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá
lượng bốc hơi. Phần lớn lượng nước bốc hơi
từ các đại dương rơi ngay trên đại dương
qua quá trình giáng thrủy. Chỉ khoảng 10%
của nước bốc hơi từ các đại dương được vận
chuyển vào đất liền và rơi xuống thành
giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước
tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày.
[sửa]Nước khí quyển
Mặc dù khí quyển không là kho chứa khổng
lồ của nước, nhưng nó là một “siêu xa lộ” để
luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí
quyển luôn luôn có nước: những đám mây là
một dạng nhìn thấy được của nước khí
quyển, nhưng thậm chí trong không khí
trong cũng chứa đựng nước - những phần tử
nước này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được.
Thể tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời
điểm nào vào khoảng 12.900 km3. Nếu tất cả
lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một
lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt trái đất
với độ dày 2,5 cm.
Sự ngưng tụ hơi nước là quá trình hơi nước
trong không khí được chuyển sang thể nước
lỏng. Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối
với chu trình tuần hoàn nước bởi vì nó hình
thành nên các đám mây. Những đám mây
này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để
nước quay trở lại trái đất. Ngưng tụ hơi
nước là quá trình ngược với bốc hơi nước.
Sự ngưng tụ hơi nước cũng là nguyên nhân
của hiện tượng sương, hoặc nước trên mắt
kính khi ta đi từ một phòng lạnh đi ra ngoài
trong một ngày nóng, ẩm ướt, còn trong một
ngày lạnh nước có thể nhỏ giọt bên ngoài
cốc uống nước hay có nước ở phía bên trong
cửa sổ.
[sửa]Sự ngưng tụ hơi nước
Thậm chí trên những bầu trời trong xanh
không một gợn mây, thì nước vẫn tồn tại
dưới hình thức hơi nước và những giọt nước
li ti không thể nhìn thấy được. Những phân
tử nước kết hợp với những phân tử nhỏ bé
của bụi, muối, khói trong khí quyển để hình
thành nên các hạt nhân mây (giọt mây nhỏ,
đám mây nhỏ), nó gia tăng khối lượng và
phát triển thành những đám mây. Khi những
giọt nước kết hợp với nhau, gia tăng về kích
thước, những đám mây có thể phát triển và
mưa có thể xãy ra.
Các đám mây hình thành trong khí quyển do
không khí chứa hơi nước bốc lên cao và lạnh
đi. Phần quan trọng của quá trình này là
không khí sát mặt đất ấm lên do bức xạ mặt
trời. Nguyên nhân lớp khí quyển phía bên
trên mặt đất lạnh đi là do áp lực không khí.
Không khí có trọng lượng và tại mực nước
biển trọng lượng của một cột không khí nén
xuống trên đầu bạn khoảng 32 kg trên
mỗiinch vuông, áp lực này, được gọi là khí
áp, nó là kết quả của mật độ không khí trong
cột không khí phía trên. Càng lên cao càng ít
không khí phía bên trên, và vì thế càng ít áp
lực. Khí áp thấp hơn và mật độ không khí
giảm theo độ cao. Điều này làm cho không
khí trở nên lạnh hơn.
Giáng thủy
Lượng giáng thủy trung bình hàng năm theo
mm và inch trên thế giới. Vùng màu xanh
nhạt là sa mạc.
Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám
mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa
đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí
quyển quay trở lại Trái Đất. Phần lớn lượng
giáng thuỷ là mưa. Các hạt mưa hình thành
như thế nào?
Những đám mây trên bầu trời chứa hơi nước
và những hạt nhân mây nhỏ, các hạt nhân
mây này quá nhỏ để có thể rơi xuống thành
mưa, nhưng nó cũng đủ lớn để hình thành
nên các đám mây có thể nhìn thấy được.
Nước vẫn tiếp tục bốc hơivà ngưng tụ hơi
nước trong bầu trời. Nếu nhìn gần một đám
mây, ta có thể nhìn thấy những phần đang
biến mất (đang bốc hơi) trong khi những
phần khác đang phát triển (ngưng tụ). Phần
lớn lượng nước được ngưng tụ trong các
đám mây không rơi xuống thành giáng thuỷ.
Vì để giáng thuỷ xảy ra, trước tiên những
giọt nước nhỏ phải được ngưng tụ. Những
phân tử nước có thể kết hợp với nhau thành
những giọt nước lớn hơn và đủ nặng để rơi
thành mưa. Cần tới hàng triệu hạt mây để
hình thành chỉ một hạt mưa nhỏ.
Lượng giáng thủy phân bố không đều trên
thế giới, trong một nước hoặc thậm chí trong
một thành phố. Ví dụ, tại Atlanta,Georgia,
Mỹ, một trận mưa giông mùa hè có thể sản
sinh ra một lớp nước mưa dày 2,5 cm hoặc
nhiều hơn trên một con đường, trong khi đó
ở một vùng khác cách đó vài km thì vẫn khô
ráo. Nhưng, tổng lượng mưa một tháng tại
Georgia thường nhiều hơn tổng lượng mưa
năm tại Las Vegas, Nevada. Kỷ lục thế giới
về lượng mưa năm trung bình thuộc về Đỉnh
Waialeale, Hawaii với lượng mưa trung bình
là 1.140 cm. Đặc biệt, tại Arica là 1.630 cm
trong mười hai tháng (nghĩa là gần 5 cm mỗi
ngày). Tương phản với lượng nước mưa dồi
dào tại Arica, ở Chile đã từng không có mưa
trong 14 năm.
Nước băng và tuyết
Nước được giử lâu dài trong băng, tuyết, và
các sông băng là một thành phần của vòng
tuần hoàn nước toàn cầu. Vùng Nam cực
chiếm 90% tổng lượng băng của trái đất, các
đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10% tổng
lượng băng toàn cầu. Băng và sông băng đến
và đi
Trên phạm vi toàn cầu, khí hậu luôn luôn
thay đổi một cách chậm chạp mà con người
khó nhận biết. Đã từng có những thời kỳ ấm
thuộc kỷ khủng long cách đây 100 triệu
năm, và những thời kỳ lạnh, như kỷ băng hà
cuối cùng cách đây 20.000 năm. Trong kỷ
băng hà cuối cùng này nhiều nơi của bắc bán
cầu bị bao phủ trong băng và những dòng
sông băng. Gần hết Canada, nhiều vùng phía
Bắc Châu Á và Châu Âu, một vài vùng ở
nước Mỹ cũng bị những dòng sông băng bao
phủ. Bản đồ thế giới trình bày những vùng
sông băng tồn tại cách đây 20.000 năm
Một vài sự thật về các dòng sông băng và
những đỉnh núi băng
Băng hà bao phủ 10 - 11% lục địa trái
đất
Nếu tất cả băng hà tan chảy ngày nay,
mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 70 m
(nguồn: Trung tâm Tư liệu Băng và Tuyết
Quốc gia)
Trong kỷ băng hà cuối cùng, mực nước
biển thấp hơn ngày nay khoảng 122 m, và
những dòng sông băng bao phủ gần 1/3
lục địa trái đất.
Trong thời kỳ ấm cuối cùng, cách đây
125.000 năm, mực nước biển cao hơn
ngày nay khoảng 5,5 m. Khoảng 3 triệu
năm trước đây nước biển có thể đã cao đến
hơn 50,3 m.
[sửa]Dòng chảy tuyết tan
Trên toàn bộ thế giới dòng chảy tuyết là
phần chính của sự luân chuyển nước toàn
cầu. Trong thời kỳ mùa xuân ở những vùng
khí hậu lạnh hơn, nhiều dòng chảy mặt và
dòng chảy sông ngòi xuất phát từ tuyết và
băng. Bên cạnh việc gây ra lũ lụt, tuyết tan
nhanh có thể gây ra sạt lở đất và dòng chảy
bùn đá.
Để hiểu được dòng tuyết tan ảnh hưởng như
thế nào đến dòng chảy sông ngòi có thể dựa
vào biểu đồ đường quá trình lưu lượng trung
bình ngày trong 4 năm của sông North Fork
American tại đập North Fork ở California.
Các đỉnh cao trong biểu đồ phần lớn là do
dòng tuyết tan. So sánh các giá trị nhận thấy
dòng chảy ngày trung bình nhỏ nhất trong
tháng 3/2000 là 1.200 feet khối trên giây,
trong khi đó lưu lượng trong tháng 8 là 55 -
75 feet khối trên giây.
Dòng chảy từ tuyết tan biến đổi theo mùa và
theo năm. So sánh các đỉnh lũ giữa trận lũ
lớn trong năm 2000 và trận lũ nhỏ hơn nhiều
trong năm 2001, giống như có một trận hạn
hán lớn ảnh hưởng đến California trong năm
2001. Nhưng sự thiếu hụt nước là do nước
được trữ trong băng vào mùa đông ảnh
hưởng đến tổng lượng nước các tháng còn
lại của năm. Sự thiếu hụt nước cũng ảnh
hưởng đến lượng nước trong các hồ tại hạ
lưu, và sự thiếu hụt nước ở các hồ lại ảnh
hưởng đến lượng nước tưới và nước cấp
thành phố.
Dòng chảy mặt
Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng mưa rơi,
chảy tràn trên mặt đất (dòng chảy mặt) và
chảy vào sông, sau đó đổ ra các đại dương.
Đó là sự đơn giản hoá, bởi vì các sông còn
nhận và mất nước do thấm. Tuy nhiên,
lượng lớn nước trong sông là do dòng chảy
trực tiếp trên mặt đất cung cấp và được định
nghĩa là dòng chảy mặt.
Thông thường, một phần nước mưa rơi thấm
ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới trạng
thái bão hoà hay không thấm, thì bắt đầu
chảy theo sườn dốc thành dòng chảy. Trong
một trận mưa lớn, bạn có thể nhìn thấy các
dòng nước nhỏ chảy xuôi sườn dốc. Nước sẽ
chảy theo những kênh trên mặt đất trước khi
chảy vào trong các sông lớn. Hình vẽ biểu
diễn dòng chảy mặt (dòng chảy ra từ con
đường) chảy vào một con lạch nhỏ như thế
nào. Trong trường hợp này dòng chảy mặt
chảy trên những vùng đất trống và lắng đọng
bùn cát vào trong sông (không tốt cho chất
lượng nước). Dòng chảy mặt chảy vào sông,
lại bắt đầu hành trình quay trở về đại dương.
Cũng giống như tất cả các thành phần khác
trong vòng tuần hoàn nước, quan hệ giữa
mưa và dòng chảy cũng biến đổi theo thời
gian và không gian. Những trận mưa tương
tự nhau xuất hiện trong vùng rừng rậm
Amazon và trong vùng sa mạc tây bắc nước
Mỹ sẽ sản sinh những dòng chảy mặt khác
nhau. Dòng chảy mặt bị chi phối bởi các
nhân tố khí tượng địa vật lý và địa hình. Chỉ
khoảng 1/3 lượng nước mưa rơi trên bề mặt
đất chảy vào sông suối và quay trở lại đại
dương. 2/3 còn lại bị bốc thoát hơi hoặc
thấm vào nước ngầm. Con người thường sử
dụng nước cho các mục đích khác nhau từ
dòng chảy nước mặt.
Dòng chảy sông ngòi
Cục Địa chất Mỹ định nghĩa “dòng chảy” là
lượng nước chảy trong sông, suối, hoặc lạch
nước.
Sông ngòi rất quan trong không chỉ đối với
con người mà đối với cuộc sống khắp mọi
nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng
lớn cho con người và những con vật của họ
hoạt động, con người còn sử dụng nước
sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới,
sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý
nước thải), giao thông thuỷ, và kiếm thức
ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính
cho tất cả các loài động và thực vật nước.
Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước
ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất
nhiên cả đại dương.
Một điều rất quan trọng khi nghiên cứu về
sông ngòi là phải xem xét các lưu vực sông.
Lưu vực sông là gì? Nếu bạn đang đứng trên
mặt đất ngay bây giờ, hãy nhìn xuống. Bạn
và tất cả mọi người đang đứng trên một lưu
vực sông. Một lưu vực sông là vùng mà tại
đó tất cả nước rơi và tiêu thoát chảy theo
cùng một dòng. Lưu vực sông có thể chỉ nhỏ
bằng một vết chân trên bùn hoặc đủ rộng để
bao phủ toàn bộ vùng thoát nước vào trong
sông Mississippi ở đó nước chảy vào Vịnh
Mexico. Các lưu vực nhỏ hơn được chứa
trong những lưu vực lớn hơn. Các lưu vực
sông rất quan trọng vì dòng chảy và chất
lượng nước của một con sông chịu tác động
của nhiều thứ, có ảnh hưởng của con người
hay không có ảnh hưởng của con người,
xuất hiện trong những vùng phía trên mặt
cắt cửa ra của lưu vực. Dòng chảy sông ngòi
luôn luôn biến đổi
Dòng chảy sông ngòi luôn thay đổi từng
ngày thậm chí từng phút. Tất nhiên, mưa tác
động chính tới dòng chảy trên các lưu vực.
Mưa rơi làm tăng mực nước sông, và mực
nước sông có thể tăng ngay cả khi mưa ở rất
xa trên lưu vực sông. Ghi nhớ rằng nước
mưa rơi trên lưu vực cuối cùng phải chảy ra
ở mặt cắt cuối lưu vực. Độ lớn của sông phụ
thuộc vào độ lớn của lưu vực. Sông lớn có
lưu vực sông rộng, sông nhỏ có lưu vực
sông nhỏ hơn. Tương tự như vậy, sông có
kích thước khác nhau tác động khác nhau
lượng mưa rơi. Trong các sông lớn mực
nước lên xuống chậm hơn các sông nhỏ.
Trong lưu vực nhỏ, mực nước sông có thể
lên xuống tính theo phút và giờ. Những sông
rộng có thể mất vài ngày để biến đổi mực
nước lên xuống và thời gian lũ lên có thể
kéo dài vài ngày.
[sửa]Lượng trữ nước ngọt
Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của
chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự
sống trên trái đất. Nước mặt bao gồm nước
trong các dòng sông, ao, hồ, hồ nhân tạo, và
các đầm lầy nước ngọt.
Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn
thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng vào và ra.
Dòng chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên
mặt đất, lượng nước ngầm dưới đất, và
lượng nước gia nhập từ các sông nhánh.
Dòng chảy ra khỏi các hồ và sông bao gồm
lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung
cho nước ngầm. Con người cũng sử dụng
nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của
mình. Lượng và vị trí của nước mặt thay đổi
theo thời gian và không gian, một cách tự
nhiên hay dưới sự tác động của con người.
Nước mặt duy trì sự sống
Trong vùng châu thổ sông Nile ở Ai Cập,
cuộc sống có thể sinh sôi tại những vùng sa
mạc nếu được cung cấp đủ lượng nước (mặt
hoặc ngầm). Nước trên mặt đất thực sự giúp
duy trì cuộc sống. Nước ngầm tồn tại thông
qua sự di chuyển của nước mặt vào trong
tầng nước ngầm dưới mặt đất. Nước ngọt
trên bề mặt trái đất tương đối khan hiếm.
Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất
là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm
(nước) ngọt chiếm 0,29% tổng lượng nước
ngọt trên trái đất, hồ BaiKal ở Châu Á
chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên trái
đất, Hồ Lớn (Huron, MichiGan, và Superior)
cũng chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên
trái đất. Các sông chỉ chiếm khoảng 0,006%
tổng lượng nước ngọt trên trái đất. Ta có thể
nhận thấy rằng nước ngọt, yếu tố cần thiết
cho sự tồn tại cuộc sống trên trái đất, chỉ
chiếm một phần cực nhỏ “một giọt nước
trong biển cả mênh mông” của tổng lượng
nước trên trái đất.
[sửa]Thấm
Bất cứ nơi nào trên thế giới, một phần lượng
nước mưa và tuyết đều thấm xuống lớp đất
và đá dưới bề mặt. Lượng thấm bao nhiêu
phụ thuộc vào một số các nhân tố. Trên đỉnh
băng của Greenland lượng nước mưa thấm
xuống là rất nhỏ, ngược lại, một dòng sông
chảy vào trong hang động ở vùng Georgia,
Mỹ, cho thấy sông cũng có thể chảy trực
tiếp vào trong nước ngầm.
Một phần lượng nước thấm xuống sẽ được
giữ lại trong những tầng đất nông, ở đó nó
có thể chảy vào sông nhờ thấm qua bờ sông.
Một phần nước thấm xuống sâu hơn, bổ
sung cho các tầng nước ngầm. Nếu tầng
nước ngầm nông hoặc đủ độ rỗng để cho
phép nước chảy tự do qua nó, con người có
thể khoan các giếng trong tầng nước ngầm
này và sử dụng nước cho những mục đích
của mình. Nước ngầm có thể di chuyển được
những khoảng cách dài hoặc được trữ lại
trong tầng nước ngầm trong một thời gian
dài trước khi quay trở lại bề mặt hoặc qua
thấm vào các thuỷ vực khác, như thấm vào
các sông và đại dương.
Khi nước mưa thấm vào trong tầng đất sát
mặt, nó hình thành vùng không bão hoà và
vùng bão hoà. Trong vùng không bão hoà,
nước tồn tại trong các lỗ rỗng của lớp đá bên
dưới mặt đất, nhưng tầng đất chưa đạt tới
trạng thái bão hoà. Phần phía trên của tầng
không bão hoà là vùng đất. Vùng đất này có
không gian phân bố được tạo ra từ rễ cây
trồng, nước mưa có thể thấm vào tầng này.
Cây trồng sử dụng nước trong tầng đất này.
Bên dưới vùng không bão hoà là vùng bão
hoà, ở đây nước chứa đầy trong các khe
rỗng giữa các phần tử đất và đá. Có thể
khoan giếng trong vùng này và bơm nước
lên.
[sửa]Lưu lượng nước ngầm
Lượng nước mà ta không thể nhìn thấy được
- nước ngầm (nước tồn tại và di chuyển
trong lòng đất) - chiếm một lượng rất lớn so
với lượng nước ta có thể nhình thấy được.
Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy
sông ngòi của nhiều con sông. Con người đã
sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay
và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày,
phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước
tưới. Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào
nước ngầm cũng giống như là nước bề mặt.
Nước ngầm chảy bên dưới mặt đất.
Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và
thấm vào trong đất trở thành nước ngầm.
Phần nước chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh
khi chảy vào trong lòng sông, nhưng do
trọng lực, một phần lượng nước tiếp tục
thấm sâu vào trong đất.
Trong sơ đồ này, hướng và tốc độ di chuyển
nước ngầm được tính thông qua các đặc
trưng của tầng nước ngầm và lớp cản nước
(ở đây nước khó chảy qua). Sự chuyển động
của nước bên dưới mặt đất phụ thuộc vào độ
thấm (nước thấm khó khăn hay dễ dàng) và
khe rỗng của đá bên dưới mặt đất (số các
khe hở trong vật liệu). Nếu các lớp đá cho
phép nước chảy qua nó tương đối tự do thì
nước ngầm có thể di chuyển được những
khoảng cách đáng kể trong thời gian vài
ngày. Nhưng nước ngầm cũng có thể thấm
sâu hơn vào các tầng nước ngầm sâu ở đó nó
sẽ mất hàng ngàn năm để di chuyển trở lại
vào môi trường.
[sửa]Suối
Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung
nước đến khi nước chảy tràn trên mặt đất,
kết quả là hình thành các con suối. Các con
suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy khi có
một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối
lớn chảy với hàng trăm triệu gallon nước
mỗi ngày.
Các con suối có thể hình thành trong bất kỳ
loại đá nào, nhưng phần lớn chúng hình
thành trong các loại đá vôi và đolomit, dễ
dàng rạn nứt và hoà tan do mưa axit. Khi đá
bị phá huỷ và hoà tan, các khoảng trống hình
thành cho phép nước chảy qua. Nếu dòng
chảy theo phương ngang, nó có thể chảy tới
mặt đất, hình thành các con suối. Nước suối
không phải bao giờ cũng sạch.
Nước từ các suối thường sạch. Tuy nhiên,
nước trong một vài con suối có thể có màu
trà. Ảnh trên biểu diễn một con suối tự nhiên
trong vùng Tây Nam Colorado. Nước suối
có màu đỏ của sắt do nước ngầm tiếp xúc
với khoáng sản trong lòng đất. Tại bang
Florida, Mỹ, nhiều nguồn nước mặt chứa
các axit ta-nanh tự nhiên từ các chất hữu cơ
ở trong đất đá làm cho nước suối có mầu.
Lưu lượng của nước màu trong các suối chỉ
ra rằng nước đang chảy nhanh trong các
kênh dẫn rộng trong tầng nước ngầm mà
không được lọc qua các vùng đá vôi.
Các suối nước nóng vẫn chỉ là suối thông
thường nhưng nước tại đó ấm, một vài chỗ
còn nóng như các con suối bùn đang sôi
sùng sục ở Công Viên Quốc Gia
Yellowstone, Wyoming, Mỹ. Nhiều suối
nước nóng xuất hiện ở những vùng gần núi
lửa hoạt động, được bổ sung nước nóng do
tiếp xúc với đá nóng sâu dưới bề mặt đất.
Càng dưới sâu các tảng đá càng nóng hơn,
và nếu nước dưới sâu bề mặt đất chảy tới
một khe nứt rộng nó có thể tạo ra một dòng
chảy lên lớp đất trên mặt, và tạo ra một suối
nước nóng. Các suối nước ấm nổi tiếng vùng
Georgia và suối nước nóng vùng Arkansas
của Hoa Kỳ là các loại điển hình.
[sửa]Sự thoát hơi
Thoát hơi là quá trình nước được vận
chuyển từ các rễ cây đến các lỗ nhỏ bên
dưới bề mặt lá, ở đây nước chuyển sang
trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Do đó,
thoát hơi thực chất là bốc hơi của nước từ lá
cây. Lượng nước bốc thoát hơi từ cây trồng
ước tính chiếm khoảng 10% của hàm lượng
nước trong khí quyển.
Thoát hơi thực vật là một quá trình không
nhìn thấy được, khi nước đang bốc hơi trên
bề mặt các lá cây, bạn không thể đi ra ngoài
và nhìn thấy các lá cây đang bốc thoát hơi.
Trong mùa phát triển của cây trồng, một lá
cây sẽ bốc thoát hơi nước nhiều lần hơn
trọng lượng của chính nó. Một mẫu Anh
trồng ngô có thể bốc thoát hơi được khoảng
11.400 - 15.100 lít nước/ngày, và một cây
sồi lớn có thể bốc hơi được 151.000 lít
nước/năm.
Lượng nước bốc thoát hơi từ cây cối biến
đổi lớn theo thời gian và không gian. Một số
nhân tố tác động đến tốc độ bốc thoát hơi
nước:
Nhiệt độ:Tốc độ bốc thoát hơi tăng lên
khi nhiệt độ tăng, đặc biệt trong mùa phát
triển của cây trồng khi nhiệt độ không khí
ấm hơn.
Độ ẩm tương đối: Khi độ ẩm tương đối
của không khí xung quanh cây trồng tăng
thì tốc độ bốc thoát hơi giảm. Nghĩa là
nước bốc hơi khi không khí khô dễ dàng
hơn là trong không khí bão hoà ẩm.
Gió và sự di chuyển của không khí: Sự
di chuyển của các lớp không khí xung
quanh một cây tăng lên làm cho bốc thoát
hơi cũng tăng cao.
Loại cây: Loại cây khác nhau sẽ thoát
hơi nước với tốc độ khác nhau. Các loại
cây sống trong vùng khô cằn thì thoát hơi
ít hơn các loại cây khác. Ví dụ cây xương
rồng để giữ lại lượng nước quý báu bằng
cách giảm bớt sự thoát hơi hơn các cây
trông khác.
[sửa]Lượng trữ nước ngầm
Một lượng lớn nước được trữ trong đất.
Nước này vẫn tiếp tục chuyển động, có thể
rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng
tuần hoàn nước. Phần lớn nước ngầm là do
mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt.
Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà,
trong tầng này lượng nước thay đổi theo thời
gian, mà không làm bão hoà tầng đất. Bên
dưới lớp đất này là vùng bão hoà, tất cả các
khe nứt, các ống mao dẫn, và các khoảng
trống giữa các phân tử đá được lấp đầy
nước. Thuật ngữ “nước ngầm” được dùng để
mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ khác
của nước ngầm là “bể nước ngầm”. Bể nước
ngầm là kho chứa nước ngầm khổng lồ và
con người khắp nơi trên thế giới phụ thuộc
vào nước ngầm trong cuộc sống hàng ngày.
Cách hay nhất để hiểu được khái niệm đất
bão hoà nước tại một độ sâu nhất định nào
đó là đào một cái hố tại một bãi biển, nếu sự
thấm diễn ra vừa đủ để còn giữ lại nước.
Mực nước trong hố là mực nước ngầm. Biển
ở phía phải của hố, mực nước trong hố bằng
với mực nước biển. Tất nhiên, mực nước
trong hố đào cũng lên xuống từng phút theo
sự lên xuống của thuỷ triều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vòng tuần hoàn nước.pdf