Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội

Thời gian gần đây trong sinh hoạt khoa học tại nước ta đã có một cuộc hội thảo1, nhiều bài viết trên các tờ báo, tạp chí trong nước bàn về khái niệm "vốn xã hội" (Social capital/Le capital social)2, một chủ đề nổi lên ở Mỹ vào những năm 1990 và đã được bàn luận khá rộng rãi và sâu sắc tại các nước phương Tây cách đây vài năm3. Có một điểm chung trong các cuộc bàn luận tại nước ta cũng như ở các nước phương Tây đó là dù các tác giả đến từ nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, luật học hay xã hội học, nhưng gần như mọi người đều thống nhất với kết luận chung rằng vốn xã hội một khái niệm rộng và không nhất quán, từ những tác giả như Jane Jacobs, Pierre Bourdieu, James Coleman cho đến Robert Putnam, Francis Fukuyama và Hernando de Soto cũng đều có những quan niệm không giống nhau về khái niệm này. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn đi xa hơn khi cho rằng vốn xã hội là một khái niệm chưa được "khái niệm hóa" đầy đủ, và do đó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ (Trần Hữu Quang, 2006, tr. 74).

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tạp chí Khoa học X hội, số 3/2007, tr. 72-77 VỐN XÃ HỘI VÀ ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI Lê Minh Tiến* 1. Quan niệm về vốn xã hội Thời gian gần đây trong sinh hoạt khoa học tại nước ta đã có một cuộc hội thảo1, nhiều bài viết trên các tờ báo, tạp chí trong nước bàn về khái niệm "vốn xã hội" (Social capital/Le capital social)2, một chủ đề nổi lên ở Mỹ vào những năm 1990 và đã được bàn luận khá rộng rãi và sâu sắc tại các nước phương Tây cách đây vài năm3. Có một điểm chung trong các cuộc bàn luận tại nước ta cũng như ở các nước phương Tây đó là dù các tác giả đến từ nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, luật học hay xã hội học, nhưng gần như mọi người đều thống nhất với kết luận chung rằng vốn xã hội một khái niệm rộng và không nhất quán, từ những tác giả như Jane Jacobs, Pierre Bourdieu, James Coleman cho đến Robert Putnam, Francis Fukuyama và Hernando de Soto cũng đều có những quan niệm không giống nhau về khái niệm này. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn đi xa hơn khi cho rằng vốn xã hội là một khái niệm chưa được "khái niệm hóa" đầy đủ, và do đó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ (Trần Hữu Quang, 2006, tr. 74). Tuy nhiên theo chúng tôi, sự thiếu nhất quán trong quan niệm về vốn xã hội không phải là một nan đề và là điều hoàn toàn dễ hiểu trong nghiên cứu bởi vì ít nhất cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đều đồng ý rằng khái niệm vốn xã hội là một trong những khái niệm có thể được hiểu ở cả ba cấp độ trong nghiên cứu đó là cấp độ vi mô (micro level), cấp độ trung mô (meso level) và cấp độ vĩ mô (macro level). Ở từng cấp độ nghiên cứu sẽ có quan niệm khác nhau nên tất sẽ dễ dẫn đến suy nghĩ rằng đây là một khái niệm không tường minh, nhưng sự thực chắc không phải như vậy. Bàn sơ lược quan niệm về vốn xã hội ở ba cấp độ này để thấy sự không nhất quán của khái niệm vốn xã hội là điều có thể hiểu được. - Trước hết là ở cấp độ vi mô, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào khía cạnh hành động tập thể (l'action collective) của vốn xã hội dựa trên quan điểm của lý thuyết về trò chơi (la théorie des jeux). Theo quan điểm của lý thuyết này thì các cá nhân trong xã hội luôn luôn có thiên hướng kết hợp lại với nhau thành các hiệp hội, các nhóm nhằm đạt được một số mục tiêu nào đó. Trong cách nhìn như vậy, vốn xã hội được nhìn nhận như là sản phẩm của1) những động cơ tự hợp tác, tự liên kết của các cá nhân (những giá trị và những khát vọng lý giải cho sự hợp tác); 2) những hành vi, những kiểu hợp tác của các cá nhân và 3) quan niệm, những niềm tin của cá nhân có được từ sự hợp tác. Như vậy ở đây vốn xã hội được nhìn nhận như là kết quả của những đặc trưng cá nhân (nhu cầu hợp tác để đạt được các mục tiêu như định nghĩa của Snijders (1999) về vốn xã hội đã thể hiện rõ "vốn xã hội là những lợi ích mà cá nhân có được từ những mối quan hệ với các cá nhân khác" (A. Degenne, 2003, tr. 19). - Quan niệm về vốn xã hội ở cấp độ vĩ mô thì lại quan tâm đến khía cạnh hội nhập và cố kết xã hội của vốn xã hội (l'intégration et la cohésion sociale). Quan niệm này gắn với các quan niệm của các lý thuyết về thiết chế (les théories de l'institutionnalisme) khi cho rằng vốn xã hội là một sản phẩm của cấu trúc xã hội, mà cụ thể là của các giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa xã hội. Theo cách nhìn này, nếu các giá trị, chuẩn mực xã hội càng thúc đẩy sự tin tưởng (la confiance) và sự tương hỗ (la réciprocité) thì các cá nhân trong xã hội càng có xu hướng dấn thân mạnh mẽ vào đời sống dân sự (la vie civique) và do đó vốn xã hội của họ cũng càng lớn và ngược lại. * Thạc sĩ. Giảng viên khoa Xã hội học, Trường ĐH Mở TP.HCM 2 - Cuối cùng, cấp độ trung mô lại nhấn mạnh đến giá trị mang tính công cụ (la valeur instrumentale) của vốn xã hội gắn với lý thuyết vận động các nguồn lực (la théorie de la mobilisation des ressources). Quan niệm ở cấp độ này không cho rằng vốn xã hội là một sản phẩm của sự ham muốn hợp tác của các cá nhân cũng như của cấu trúc xã hội, nhưng nó là sản phẩm của mối quan hệ liên phụ thuộc (l'interdépendance) giữa các cá nhân và các nhóm trong một cộng đồng nào đó. Như vậy, vốn xã hội được nhìn nhận như là một nguồn lực nảy sinh từ các mối liên kết xã hội và phục vụ cho các thành viên (các cá nhân hoặc các tập thể) trong mạng lưới, tức chính mạng lưới xã hội là nguồn tạo nên vốn xã hội của cá nhân4. Như vậy có thể thấy rằng vốn xã hội là một khái niệm đa chiều kích (multidimensionnel) và do đó, nếu chỉ có duy nhất một định nghĩa thì sẽ rất khó cho thấy được "hình ảnh" thật sự của vốn xã hội. Một điều cũng lưu ý là rất khó có sự phân định một cách rạch ròi giữa ba cấp độ quan niệm về vốn xã hội trong nghiên cứu thực nghiệm. Và đây phải chăng là một trong những động lực thúc đẩy cho những suy nghĩ tiếp theo về vốn xã hội nơi các nhà nghiên cứu trong tương lai. 2. Đo lường vốn xã hội Như đã thấy, vốn xã hội là một khái niệm đa chiều kích do có thể được quan niệm khác nhau tùy theo từng cấp độ nghiên cứu nên chúng tôi cho rằng xác định một cách thống nhất thế nào là vốn xã hội có lẽ ít quan trọng hơn việc làm thế nào để đo lường nó trong nghiên cứu thực nghiệm. Trên thế giới đã có một số tổ chức, quốc gia cũng như các tác giả đã làm việc khá nhiều cho việc đo lường vốn xã hội. Dưới đây sẽ là một số tóm lược kết quả đã đạt được. 2.1. Các chủ đề trong nghiên cứu vốn xã hội Trong báo cáo nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu thuộc cơ quan Thống kê Canada là C.A. Bryant và D. Norris tại Hội thảo quốc tế về đo lường vốn xã hội diễn ra vào tháng 9-2002 tại thủ đô Luân Đôn (Anh quốc), các chủ đề cần đo lường về vốn xã hội như sau: - Chủ đề 1. Sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự: chủ đề đầu tiên trong nghiên cứu về vốn xã hội sẽ là các hoạt động mang tính xã hội của cá nhân như sự tham gia vào các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các hoạt động chính trị (chẳng hạn như tham gia vào các bầu cử, các hoạt động trợ giúp cộng đồng và cảm giác thuộc về cộng đồng nơi mình sinh sống. - Chủ đề 2. Mức độ khẳng định sự tự chủ: Ở chủ đề này, các nhà nghiên cứu sẽ đo lường sự thỏa mãn trong cuộc sống của cá nhân cũng như khả năng làm chủ cuộc sống và các sự kiện tác động đến cuộc sống của cá nhân. Trong chủ đề này, nhà nghiên cứu cũng sẽ đo lường sự tự đánh giá về bản thân (l'estime de soi) cũng như niềm tin vào chính mình nơi các cá nhân trong xã hội. - Chủ đề 3. Quan niệm về cộng đồng: Trong khía cạnh này của vốn xã hội, nhà nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân đối với nơi mình đang sinh sống. Các khía cạnh liên quan sẽ là các dịch vụ mà cá nhân có thể tiếp cận được tại nơi sinh sống của mình, đánh giá về mức độ an toàn và chất lượng sống tại khu vực sống của cá nhân. - Chủ đề 4. Các mạng lưới xã hội, tương trợ xã hội và tương tác xã hội: Đối với chủ đề này, nhà nghiên cứu sẽ quan tâm đến các mối quan hệ tình thân và các quan hệ gia đình, các hệ thống tương trợ và sự sâu sắc trong các mối quan hệ cá nhân. Tương tác với người khác là một khía cạnh quan trọng và những lợi ích có được từ các mối quan hệ xã hội sẽ làm gia tăng hoặc củng cố vốn xã hội của cá nhân. - Chủ đề 5. Niềm tin, sự tương hổ và gắn kết xã hội: Ở đây nhà nghiên cứu sẽ đo lường niềm tin của cá nhân vào sự công bằng trong đời sống xã hội, nhất là nhận thức về sự phân 3 biệt đối xử trong xã hội nơi cá nhân; niềm tin vào người khác, vào các thiết chế xã hội và các dịch vụ công cũng như quan niệm về các giá trị chung trong xã hội. Như vậy có thể thấy rằng đo lường vốn xã hội một cách thực nghiệm là một công việc không hề dễ dàng. Và trong nhiều trường hợp, nhà nghiên cứu chỉ có thể tiến hành đo lường vốn xã hội ở một trong những chủ đề trên mà thôi nên khi công bố kết quả nghiên cứu chắc chắn sẽ dẫn đến những tranh luận. Và đây là một điều hoàn toàn bình thường. 2.2. Một số cách thức đo lường thực nghiệm về vốn xã hội Dù đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu thực nghiệm là một việc thật khó khăn, nhưng trên thế giới cũng đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu được tiến hành nhằm đo lường vốn xã hội của các cá nhân. Những "bộ tiêu chí" đo lường vốn xã hội được trình bày sau đây sẽ là một tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này 2.2.1 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) Dựa vào những nghiên cứu của R. Putnam và J. Helliwell cũng như hàng loạt các cuộc hội thảo quốc tế khác, vào năm 2001, OCDE đã đưa ra định nghĩa về vốn xã hội như sau: "vốn xã hội gắn với các mạng lưới cũng như các chuẩn mực, các giá trị và những niềm tin chung mà mọi người cùng chia sẻ". Từ định nghĩa đó, nhóm nghiên cứu của OCDE được gọi là nhóm Sienne (Groupe de Sienne) đã đưa ra các khía cạnh cần đo lường về vốn xã hội như sau: 1. Sự tham gia xã hội 1.1. Loại hình nhóm mà cá nhân đang tham gia 1.2. Bản chất của sự tham gia chủ động vào các nhóm 1.3. Bản chất của sự tham gia theo loại hình nhóm Hoặc là a). Loại hình nhóm mà cá nhân tham gia một cách chủ động b). Tần số tham gia chủ động theo loại hình nhóm c). Bản chất của sự tham gia chủ động theo loại hình nhóm 2. Sự tương trợ xã hội 2.1. Loại hình tương trợ phi chính thức, phi lợi nhuận mà cá nhân nhận được từ những người ngoài gia đình, thân tộc 2.2. Tần số của sự tương trợ phi chính thức, phi lợi nhuận mà cá nhân nhận được từ những người ngoài gia đình, thân tộc theo loại hình nhóm 2.3. Loại hình tương trợ phi chính thức, phi lợi nhuận mà cá nhân đã cung cấp cho những người ngoài gia đình, thân tộc 2.4. Tần số của sự tương trợ phi chính thức, phi lợi nhuận mà cá nhân đã cung cấp những người ngoài gia đình, thân tộc theo loại hình nhóm 3. Các mạng lưới xã hội 3.1. Tần số tiếp xúc của cá nhân với bạn bè, người thân hoặc những đồng nghiệp 3.2. Tần số tiếp xúc của cá nhân với bạn bè, người thân, láng giềng theo loại hình tiếp xúc 4. Sự tham gia vào hoạt động cộng đồng 4.1. Sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng vì những lợi ích cấp quốc gia 4.2. Sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng vì những lợi ích ở các cấp độ khác 4.3. Sự tham gia vào các cuộc bầu cử gần nhất. 4 Nguồn: www.tilastokeskus.fi/tup/sienagroup2005 2.2.2. Úc (Australia) Cơ quan thống kê Úc (Australian Bureau of Statistics) là nơi đã dành nhiều mối quan tâm cho việc nghiên cứu và xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội. Quan niệm của cơ quan này đó là xem vốn xã hội xuất phát từ các mạng lưới xã hội của cá nhân. Và vào năm 2004, cơ quan này đã cho công bố tài liệu "Khung phân tích và các chỉ báo đo lường vốn xã hội" (Australian Social Capital Framework and Indicators). Dưới đây là tóm tắt bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội được giới thiệu của tài liệu này Sự tin tưởng Sự hợp tác Sự tham gia xã hội Sự tin tưởng tổng quát hóa Sự tin tưởng phi chính thức Sự tin tưởng vào các thiết chế Cảm giác an toàn khi sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng Cảm giác an toàn trên đường phố Cảm giác an toàn tại nhà khi đêm đến Sự tương trợ mang tính cộng đồng Cường độ và sự minh bạch Sự hợp tác trong việc bảo vệ nguồn nước, điện Sự hỗ trợ cho các sự kiện trong cộng đồng Thái độ đối với khả năng ra quyết định của tập thể Thái độ đối với sự hợp tác xã hội và cộng đồng Tham gia vào việc phát triển một dịch vụ mới tại địa phương Tham gia vào nhóm cổ vũ cho những cải cách xã hội, chính trị Sự tham gia vào các hoạt động xã hội Những rào cản đối với sự tham gia xã hội Sự qui thuộc vào các câu lạc bộ, các tổ chức, các hiệp hội Số lượng câu lạc bộ, tổ chức hoặc hiệp hội mà cá nhân tham gia một cách tích cực Sự gắn bó tôn giáo Thực hành tôn giáo Độ dài của những thực hành tôn giáo Sự tương hỗ Chấp nhận sự đa dạng Sự tham gia vào đời sống dân sự Sự tham gia mang tính cộng đồng Cảm nhận về sự tương hỗ trong các tập thể Đóng góp thời gian và tiền bạc Thái độ đối với sự đóng góp cho tập thể Sự tương trợ đã thực hiện Sự tương trợ đã nhận được Sự tương trợ đã làm cho đồng nghiệp Sự tương trợ nhận được từ đồng nghiệp Khả năng yêu cầu có được sự tương trợ Quan hệ tình thân Tính chuyển tiếp/di động Chấp nhận những lối sống khác Hỗ trợ cho sự đa dạng văn hoá Tính đa dạng của các nhóm Thái độ trước việc sử dụng các ngôn ngữ khác biệt Mức độ tham gia cộng đồng Thời gian dành cho việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng Số lượng nhóm mà mình là thành viên Những rào cản đối với sự tham gia vào hoạt động cộng đồng Sự hiểu biết về các hoạt động, các sự kiện đang diễn ra trong cộng đồng Sự qui thuộc vào nghiệp đoàn Thực hành quyền bầu cử Sự tham gia vào các đảng phái chính trị Trợ giúp cộng đồng Kích thước của mạng lưới Tính chuyển tiếp/di động Cung cấp sự trợ giúp ra bên ngoài gia đình Cung cấp sự trợ giúp cho gia đình Nguồn trợ giúp khi gặp khủng hoảng Người thân trong gia đình hoặc bạn thân sống gần gũi Thời gian sống tại nơi đang ở Sự di động về mặt địa lý Những thay đổi trong việc 5 Tham gia vào các hoạt động từ thiện Tần số của các hoạt động từ thiện Thời gian dành cho các hoạt động từ thiện Sự đóng góp của cá nhân cho các tổ chức từ thiện với cá nhân Quan hệ với láng giềng Quan hệ với các thiết chế tham gia vào các tổ chức Thời gian tham gia vào các tổ chức mà cá nhân tham gia tích cực nhất Những trải nghiệm trong việc tham gia các hoạt động trợ giúp xã hội trong thời thơ ấu và vị thành niên Sự di động về mặt địa lý trong thời thơ ấu và vị thành niên Quan hệ tình thân Tần số và mức độ truyền thông trong các mạng lưới Quan hệ quyền lực Số lượng bà con gần Số bạn thân Số lượng bạn bè Sự thỏa mãn trong quan hệ bạn bè Quan hệ bạn bè tại nơi làm việc Số lần tiếp xúc "mặt đối mặt" với những người trong gia đình Số lần tiếp xúc "mặt đối mặt" với bạn bè Số lần tiếp xúc qua điện thoại với những người trong gia đình Số lần tiếp xúc qua điện thoại với bạn bè Số lần tiếp xúc với những người trong gia đình qua thư điện tử và Internet Số lần tiếp xúc với bạn bè qua thư điện tử và Internet Tần số của những kiểu truyền thông khác với những người trong gia đình Tần số của những kiểu truyền thông khác với bạn bè Sự tham gia vào các forum trên Internet Tiếp xúc với các tổ chức Mong muốn tiếp cận với các dịch vụ và tổ chức công Nguồn: S. Franke, 2005, tr. 45-47. 2.2.3. Các tiêu chí đo lường vốn xã hội của V. Vella và D. Narajan Trong bài viết mới đây của hai tác giả V.Vella (Nam Phi) và D. Narajan (Ngân hàng thế giới) trên Journal of Sociology số 1-2006 là một tham khảo hữu ích về tiêu chí đo lường vốn xã hội và việc ứng dụng nó trong nghiên cứu vốn xã hội. Bài viết của hai tác giả là kết quả của việc phân tích các số liệu được thu thập vào tháng 11-1998 trên một mẫu gồm 950 hộ gia đình tại khu đô thị nghèo có tên là Kampala thuộc Uganda. Các biến số Các chỉ báo mô tả - Số thành viên - Số lượng các nhóm/hiệp hội mà cá nhân là thành viên - Đóng góp cho nhóm - Số tiền mà cá nhân đã đóng góp cho các nhóm/hiệp hội mà mình là thành viên - Sự hiện diện trong nhóm - Số thời gian mà cá nhân dành cho các hoạt động của nhóm/hiệp hội trong tháng trước - Tham gia quyết định - Sự tham gia vào quá trình ra quyết định của nhóm/hiệp hội 6 mà cá nhân là thành viên - Những thành viên cùng nơi cư trú Số thành viên của nhóm thứ nhất ở cùng khu vực sống - Những thành viên cùng gia đình Số thành viên của nhóm thứ nhất trong cùng gia đình - Những thành viên cùng bộ tộc Số thành viên của nhóm thứ nhất ở cùng bộ tộc - Những thành viên cùng tôn giáo Số thành viên của nhóm thứ nhất có cùng tôn giáo - Những thành viên cùng trình độ học vấn Số thành viên của nhóm thứ nhất có cùng trình độ học vấn - Những thành viên cùng giới Số thành viên của nhóm thứ nhất thuộc cùng một giới - Các hoạt động xã hội Số lượng thời gian đã dành ra trong tháng trước để thăm viếng người khác, tham gia vào các hoạt động xã hội chung - Thăm viếng những ngừơi khác biệt Số người cùng hoặc khác biệt về thứ bậc/bộ tộc/tôn giáo mà cá nhân đã thăm viếng - Đón nhận sự viếng thăm của những người khác biệt Số người cùng hoặc khác thứ bậc/bộ tộc/tôn giáo đã đến viếng thăm - Gửi con cái cho hàng xóm Cá nhân có thể gửi con cái của mình cho hàng xóm trông coi giúp không - Giúp đỡ của hàng xóm Có thể kêu gọi sự giúp đỡ của hàng xóm khi đau ốm không - Tin cậy người trong gia đình Cá nhân có thể tin cậy các thành viên trong gia đình không - Tin cậy hàng xóm Cá nhân có thể tin cậy những người hàng xóm không - Tin cậy người cùng bộ tộc Cá nhân có thể tin cậy những người hàng xóm không - Gây ảnh hưởng Cá nhân có nghĩ rằng mình có thể có tác động đối với cộng đồng không - Giúp đỡ Đã giúp đỡ ai trong sáu tháng qua - Sự tham gia Có tham gia ít nhất một cuộc hội họp chính trị - Sáng kiến Đã có gửi thư cho một nhà chính trị nào không - Sự tự hào Cá nhân có cảm thấy tự hào không - Sự an toàn tại nhà Cá nhân có cảm thấy an toàn khi ở nhà - Sự an toàn trên đường phố Cá nhân có cảm thấy an toàn khi đi trên đường phố - Sự an toàn trong cộng đồng Khu vực sống có an toàn không - Niềm tin vào chính phủ Cá nhân có tin cậy vào sự bảo vệ của chính phủ Nguồn: V. Vella, D. Narajan, 2006, tr 4 - 5 Bên cạnh một số tiêu chí đo lường vốn xã hội trên, sau sự ra đời của những công trình của R. Putnam, Ngân hàng thế giới cũng đã quan tâm rất nhiều đến vốn xã hội cũng như cách thức đo lường nó và hiện nay, tổ chức này đã hoàn thành được bộ Công cụ đo lường vốn xã hội (Instruments of the Social Capital Assessment Tool)5. Bộ công cụ này dài 72 trang gồm hàng trăm câu hỏi nhằm đo lường vốn xã hội ở cả ba cấp độ vi mô, vĩ mô và trung mô. Đây chính là bộ công cụ mà Ngân hàng thế giới đang áp dụng để đo lường vốn xã hội tại các nước Châu Phi. Như vậy có thể thấy đối với vấn đề vốn xã hội, giới nghiên cứu hiện nay trên thế giới đã không còn dừng lại ở việc làm rõ khái niệm mà đã bắt đầu suy nghĩ về các tiêu chí đo lường một cách thực nghiệm loại vốn hết sức quan trọng này. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bích. 2006. "Vốn xã hội: Gầy vốn từ đâu?", DNSG Cuối tuần, 07-4-2006, tr. 4. 2. A. Degenne. 2003. Mise en oeuvre empirique de la notion de capital social: définitions et exemple. Rouen: Université de Rouen. 3. Trần Hữu Dũng. 2003. "Vốn xã hội và kinh tế", Tạp chí Thời Đại, số 8: 82-102 4. S. Franke. 2005. Le capital social comme instrument de politique publique, Canada: PRP. 5. GRIS, Université de Rouen. 2003. Le capital social, Rouen: Université de Rouen. 6. S. Ponthieux. 2004. Le concept de social capital, analyse critique, Paris: INSEE. 7. A. Portes. 1994. "Social capital: its origins and applications in modern sociology", Annual Review of Sociology, vol 24: 1-24. 8. R. Putnam. 2004. "Le capital social", L’Observateur de l’OCDE, No. 242. 9. Trần Hữu Quang. 2006. "Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội", Tạp chí Khoa học xã hội, số 7: 74-81 10. Tạp chí Tia Sáng. 2006. Hội thảo "Vốn xã hội trong phát triển", Hà Nội, 24-6-2006. 11. Nguyễn Trung. 2006. "Bàn về vốn xã hội", DNSG Cuối tuần, 14-4-2006, tr. 4. 12. Lê Minh Tiến. 2006. "Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội". Tạp chí Khoa học xã hội, số 9. 13. V. Vella, D. Narajan. 2006. "Building indices of social capital", Journal of Sociology, số 1: 1-23. 14. www.tilastokeskus.fi/tup/sienagroup2005 15. www.web.worldbank.org. 8 1 Hội thảo "Vốn xã hội trong phát triển" do Tạp chí Tia sáng tổ chức vào ngày 24-06-06 được xem là cuộc hội thảo đầu tiên-chính thức về chủ đề này tại Việt Nam. 2 Có thể xem các bài viết về chủ đề này trên báo và tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần (4/2006), Tạp chí Tia sáng (6/2006), Thời báo Kinh tế Sài Gòn (7/2006), Tạp chí Khoa học Xã hội (07/2006). 3 Có thể xem các Hội thảo "Le capital social., do GRIS và Đại học Rouen tổ chức vào tháng 02-2003, "La mesure du capital social, PRP, Canada, 9-2005", v.v.v. 4 Có thể xem tổng quan về phương pháp mạng lưới xã hội trong Lê Minh Tiến. 2006. "Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội". Tạp chí Khoa học xã hội, số 10. 5 Có thể tham khảo bộ công cụ này trên trang web: View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvon_xa_hoi_va_do_luong_von_xa_hoi_le_minh_tien_0779_2065026.pdf