Tiếng việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học

- Bài tập dạng này giúp rèn luyện cho học sinh cách viết câu mang màu sắc tu từ, giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. - Các bài tập luyện viết câu giúp khắc phục những hạn chế về khả năng biểu đạt khiến cho câu văn thiếu sự sinh động, gợi cảm. - Đây cũng là kiểu bài tập có tính chất tiền đề để từ đó học sinh phát triển năng lực dùng từ đặt câu, viết đoạn, viết bài, tạo lập những sản phẩm ngôn ngữ có giá trị. c. Học viên sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại câu văn “Mặt trời chiếu những tia nắng qua kẽ lá.” cho sinh động và gợi cảm. Khi viết chú ý một số cách thức nhân hóa cơ bản: - Dùng cách xưng hô của con người để “gọi tên” đồ vật, hiện tượng. Ví dụ: Ông mặt trời vén màn mây mỏng, thả những tia nắng vàng qua kẽ lá. - Dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính cách, suy nghĩ của con người để “gán” cho các sự vật cần nhân hóa. Ví dụ: Những tia nắng tinh nghịch luồn qua kẽ lá.

pdf145 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 10952 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên tưởng đến các hình ảnh so sánh. Chẳng hạn như: nhanh như sóc, nhanh như cắt, nhanh như chớp,... 4.2. Tổ chức dạy bài lí thuyết Luyện từ và câu Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức dạy bài lí thuyết Luyện từ và câu: - Dạy học Luyện từ và câu không có mục đích lí thuyết thuần túy. Việc cung cấp, hình thành các tri thức ngôn ngữ cho học sinh cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, đơn giản và hiệu quả. - Cần nhìn thấy mối liên hệ mật thiết giữa các phần trong bài lí thuyết: việc phân tích từng hiện tượng ngôn ngữ ở phần Nhận xét nhằm hướng đến rút ra các kết luận tương ứng ở phần Ghi nhớ; phần Luyện tập vừa là mảnh đất để vận dụng những kiến thức mới hình thành vừa củng cố, khắc sâu hơn lí thuyết về từ và câu. - Phân bố thời gian hợp lí giữa các phần. Luyện tập luôn được xác định là trọng tâm của bài dạy và vì thế, thời lượng thực hành bài tập cần được ưu tiên. 122 - Ghi nhớ không phải là cái có sẵn. Chính vì thế, giáo viên cần tổ chức tốt việc phân tích các ngữ liệu dạy học để hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm thông tin, khám phá và chiếm lĩnh chính xác, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. - Các bài tập trong phần Luyện tập thường có hai dạng cơ bản: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Cần nắm vững đặc trưng, yêu cầu của các loại bài tập này để tổ chức hoạt động học tập một cách hợp lí. 4.3. Tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câu Thực chất của tổ chức dạy bài thực hành Luyện từ và câu là việc tổ chức thực hiện các bài tập về từ và câu. Để quá trình dạy học kiểu bài này thu được hiệu quả cao, cần chú ý những vấn đề cơ bản sau: - Nắm vững hệ thống bài tập Luyện từ và câu: nhận diện đúng kiểu bài tập, xác định rõ phạm vi kiến thức (cơ sở ngôn ngữ) và mục tiêu về kĩ năng (giải nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, sử dụng từ). - Đối với các lớp 2, 3, trong một bài thực hành thường bao gồm nhiều bài tập đề cập đến những tri thức ngôn ngữ khác nhau, do đó cần chú ý đến sự phức hợp này trong tổ chức thực hành bài tập. Ở lớp 4, 5, tiết thực hành chỉ tập trung vào khai thác sâu một đơn vị kiến thức cụ thể nên sự chú ý nằm ở mối liên hệ giữa các bài tập. - Nắm vững quy trình thực hành giải bài tập (gồm bốn bước), trong đó chú trọng bước phân tích định hướng thực hiện bài tập (bước 2). Đồng thời, do được cấu trúc theo dạng thức đồng tâm phát triển, các bài tập ở lớp trên có sự nâng cao hơn về mặt kĩ năng so với lớp dưới. Vì lẽ đó, khi dạy, giáo viên cần linh hoạt để tinh giản một số bước, một số thao tác, hoạt động. - Đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hành; kết hợp vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh chủ động giải quyết các nhiệm vụ học tập; tăng dần mức độ hoạt động độc lập của học sinh. II. CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ GỢI Ý, HƯỚNG DẪN Câu 1: Phân tích sự chi phối của nguyên tắc tích hợp đến nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 2, 3. Cho ví dụ minh họa.  Gợi ý: Học viên nêu được các ý cơ bản sau: - Khái quát về nguyên tắc tích hợp: khái niệm, các dạng tích hợp (xem thêm “Chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học”). - Phân tích sự chi phối của nguyên tắc tích hợp đến nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 2, 3: + Tích hợp ngang: các kiến thức, kĩ năng về từ và câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; đồng thời với phát triển, làm giàu vốn từ, Luyện từ và câu lớp 2, 3 còn hướng đến mở rộng tri thức về thế giới, về con người, về văn hóa + Tích hợp dọc: thể hiện ở việc cấu trúc các nội dung dạy học về từ, câu theo nguyên tắc đồng tâm phát triển. Ở lớp 3, kiến thức và kĩ năng có sự kế thừa nhưng phát triển cao hơn - Cho ví dụ minh họa. Câu 2: Bằng các ví dụ cụ thể, phân tích và làm rõ sự chi phối của nguyên tắc giao tiếp đến nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5.  Gợi ý: Học viên nêu được các ý cơ bản sau: 123 - Khái quát về nguyên tắc giao tiếp (xem thêm “Chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học”). - Bằng các ví dụ cụ thể, phân tích và làm rõ sự chi phối của nguyên tắc giao tiếp đến nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5: + Hình thành các nội dung dạy học từ và câu in đậm dấu ấn của nguyên tắc giao tiếp: đại từ xưng hô, câu phân loại theo mục đích nói (trong đó chú ý đến nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp, cách thức sử dụng các kiểu câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp thực thụ) + Ngữ liệu dạy học hấp dẫn, kích thích hứng thú và nhu cầu giao tiếp của học sinh, đặc biệt là sự hiện diện của các bài tập tình huống gần gũi, phù hợp với môi trường giao tiếp của học sinh. Câu 3: Phân tích vai trò, tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Luyện từ và câu. Để tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập sau, anh (chị) dự kiến sử dụng phương pháp dạy học nào? Vì sao? Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới: - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. - Thu là bạn thân nhất của em. M: Con yêu mẹ.  Mẹ yêu con. (Tiếng Việt 2, tập 1, tr.17)  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Phân tích vai trò, tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Luyện từ và câu: + Đặc trưng của phân môn: chú trọng thực hành (luyện), thông qua hệ thống bài tập (đặc biệt là lớp 2, 3) để cung cấp tri thức về ngôn ngữ; số lượng bài tập lớn, đảm bảo mục làm giàu vốn từ, rèn kĩ năng dùng từ đặt câu phục vụ học tập và giao tiếp... + Bài tập được xem là trong những một phương tiện hữu hiệu nhất đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp ngay trong giờ học, đáp ứng mục tiêu và quan điểm dạy học hiện nay. - Nêu được các phương pháp dạy học dự kiến sử dụng và lí do lựa chọn các phương pháp đó (luyện theo mẫu vì đây là bài tập có chứa mẫu; phân tích ngôn ngữ) Câu 4: Cho bài tập: Tìm các từ: a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật. M: tươi đẹp b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người. M: xinh xắn (Tiếng Việt 4, tập 2, tr.40) 1. Xác định mục tiêu của bài tập. 2. Đánh giá mẫu (M) trong bài tập và đề xuất thay thế mẫu (nếu có). 3. Tìm 10 từ có thể sử dụng làm đáp án cho mỗi câu a, b.  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Mục tiêu của bài tập: Hệ thống hóa vốn từ các từ ngữ dùng để tả vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cảnh vật. 124 - Đánh giá, nhận xét chính xác về mẫu (M) trong bài tập theo định hướng: Mẫu đã mang tính điển dạng chưa? Mẫu có đảm bảo tính chính xác, mẫu mực? - Đề xuất thay thế mẫu (nếu có). - Tìm được 10 từ có thể sử dụng làm đáp án cho mỗi câu a, b. Câu 5: Cho bài tập: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để: a) Tỏ thái độ khen, chê. b) Khẳng định, phủ định. c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn. (Tiếng Việt 4, tập 1, tr.143) 1. Xác định mục tiêu, cơ sở khoa học của bài tập. 2. Giới thiệu tình huống phù hợp với từng bài tập (a), (b), (c) để học sinh tham khảo.  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Mục tiêu, cơ sở khoa học của bài tập: + Mục tiêu: Rèn kĩ năng xây dựng tình huống giao tiếp phù hợp với mục đích sử dụng câu hỏi. + Cơ sở khoa học: Dựa vào chức năng của câu hỏi (ngoài chức năng biểu đạt ý nghĩa nghi vấn, câu hỏi có thể dùng với các mục đích phát ngôn khác). - Học viên giới thiệu các tình huống phù hợp với từng bài tập (a), (b), (c). Ví dụ: - Tình huống a: Bạn Na vẽ một bức tranh rất đẹp. Em dùng câu hỏi để thể hiện sự ngưỡng mộ và khen ngợi tài năng của bạn. - Tình huống b: Một bạn cho rằng đọc truyện tranh nhiều là tốt. Em dùng câu hỏi để phủ định ý kiến đó. - Tình huống c: Bạn thân của em có một món đồ chơi rất đẹp. Em dùng câu hỏi để đề nghị bạn cho mình chơi cùng. Câu 6: Cho bài tập: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang (Tiếng Việt 5, tập 1, tr.22) 1. Xác định mục tiêu của bài tập. 2. Xây dựng đáp án cho bài tập. 3. Thiết kế một bài tập tương tự bài tập trên.  Gợi ý: - Mục tiêu của bài tập: Hệ thống hóa vốn từ các từ đồng nghĩa cho học sinh. - Đáp án của bài tập: (1) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang; (2) lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh (3) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt. - Khi thiết kế một bài tập tương tự bài tập trên cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau: 125 + Bài tập thiết kế cần đảm bảo sự tương ứng về mục tiêu (hệ thống hóa vốn từ) và cơ sở ngôn ngữ học (từ đồng nghĩa) với bài tập đã cho. + Ngữ liệu của bài tập có tính hấp dẫn, mới mẻ, đảm bảo tính vừa sức và tính chính xác. Ví dụ: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: lè tè, chót vót, mong mỏi, trông ngóng, lêu đêu, lùn tịt, lênh khênh, đợi chờ, ngất ngưởng, thấp bé, trông đợi, vời vợi Câu 7: Cho bài tập: Trò chơi: Hỏi đáp với bạn em bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi có cụm từ “Bằng gì?”. (Tiếng Việt 3, tập 2, tr.102) 1. Xác định mục tiêu của bài tập. 2. Thiết kế kế hoạch dạy học tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập trên.  Gợi ý: - Mục tiêu của bài tập: Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi có sử dụng cụm từ “bằng gì”; thông qua hoạt động vui chơi rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Thiết kế kế hoạch dạy học tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập cần chú ý đảm bảo những yêu cầu sau: + Hình thức tổ chức bài tập: trò chơi. + Khi vận dụng phương pháp trò chơi cần đảm bảo các yếu tố cấu thành trò chơi học tập: tên trò chơi, luật chơi, tổ chức chơi, đánh giá. + Từ bài tập đã cho, cần thể hiện trong kế hoạch dạy học cách thức tổ chức trò chơi cụ thể (ví dụ: giáo viên đưa đồ vật, học sinh đặt và trả lời câu hỏi; chia nhóm, thi nối tiếp nhau đặt và trả lời câu hỏi về những sự vật, hoạt động xung quanh). Câu 8: Cho bài tập: Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình. M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ? (Tiếng Việt 4, tập 1, tr.132) 1. Xác định mục tiêu của bài tập. 2. Nêu các đặc điểm của mẫu (M) trong bài tập trên.  Gợi ý: Cần đảm bảo các ý cơ bản: - Mục tiêu của bài tập: Rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi với mục đích “để tự hỏi mình” (phân biệt với chức năng khác của câu hỏi là “bày tỏ với người khác về những điều bản thân còn băn khoăn”). - Nêu được các đặc điểm của mẫu (M): + Thuộc kiểu câu hỏi. + Mục đích: dùng để tự hỏi mình (về một điều gì đó mình thấy hoài nghi, băn khoăn). + Hình thức: tự xưng (mình), cuối câu có sử dụng từ ngữ cảm thán (nhỉ) và dấu chấm hỏi (khi viết). 126 Chương 6 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN I. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện 1.1. Vị trí của dạy học Kể chuyện Kể là một dạng nói mang tính nghệ thuật. Kể chuyện vận dụng sự hiểu biết phong phú về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt. Học sinh tiểu học đặc biệt hứng thú với phân môn Kể chuyện. Những câu chuyện thú vị “hé mở cho các em những nhận thức ban đầu trong sáng như những tia nắng ban mai về cội nguồn và truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mà khó có một bài học lịch sử nào có thể thay thế được”. Không những thế, học sinh sau khi nghe kể còn được hướng dẫn tập kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình với những phong cách diễn đạt hồn nhiên. Trẻ được nói, được sống cùng nhân vật hay thậm chí được hoá thân thành những nhân vật trong truyện. Cùng với quá trình dạy học Kể chuyện, học sinh vừa thực hiện hoạt động tiếp nhận vừa thực hiện hoạt động sản sinh, tái sản sinh ngôn bản. Có thể nói, truyện kể và hoạt động kể chuyện có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm hồn học sinh. Sức mạnh văn học mà truyện kể mang lại có vị trí quan trọng trong hành trình tiếp nhận tác phẩm, tích lũy vốn kiến thức văn học, ngôn ngữ của các em. 1.2. Nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện Phân môn Kể chuyện có những nhiệm vụ cơ bản sau: - Phát triển kĩ năng tiếng Việt cho học sinh tiểu học: Kể chuyện có nhiệm vụ rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, đọc và nói. Trong giờ học, học sinh thực hành kể với các hình thức độc thoại và hội thoại, được tiếp xúc với tác phẩm văn học (truyện kể), khám phá và cảm thụ để từ đó “tái sản sinh” ngôn bản. Đồng thời, ở những kiểu bài đặc biệt (kể chuyện theo lời nhân vật, kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia), các em bước đầu biết sáng tạo ngôn ngữ kể, biết tham gia vào quá trình sản sinh những “tác phẩm nghệ thuật” thực thụ. - Phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ: Sống cùng truyện kể, tâm hồn học sinh sẽ đầy đặn hơn, trọn vẹn hơn. Không những rèn luyện các thao tác tư duy, các em còn phát triển tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ bằng những trải nghiệm, hóa thân cùng nhân vật trong câu chuyện. - Tích lũy vốn sống, vốn văn học: Kể chuyện mang đến cho học sinh một khối lượng lớn các tác phẩm văn học, bao gồm văn học trong nước và văn học nước ngoài, văn học dân gian và văn học hiện đại. Theo từng câu chuyện, các em được mở rộng tầm hiểu biết, được đến với những chân trời tri thức mới. 2. Nội dung dạy học Kể chuyện Phân môn Kể chuyện xuất hiện khá sớm trong chương trình Tiếng Việt tiểu học với sự đa dạng, phong phú về kiểu loại bài tập. Mỗi loại bài tập kể chuyện có một đặc trưng riêng, hướng đến rèn các kĩ năng cơ bản để từ đó hình 127 thành năng lực kể - năng lực “nói mang tính nghệ thuật“. Ở lớp 1, trong giai đoạn Học vần, học sinh chủ yếu được nghe kể những câu chuyện nhỏ về các loài vật đáng yêu, ngộ nghĩnh, về những bài học thú vị trong cuộc sống. 13 tuần trong phần Luyện tập tổng hợp, học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động kể chuyện với các văn bản truyện ngắn gọn, nội dung giản dị để chiếm lĩnh và tích lũy những lời khuyên bổ ích như đi đến nơi về đến chốn (truyện Cô bé trùm khăn đỏ), phải biết kiên trì, nhẫn nại; không kiêu căng, chủ quan (truyện Rùa và Thỏ), trân trọng tình bạn (truyện Cô chủ không biết quý tình bạn)... Ở lớp 2, 3, sự phong phú của các dạng thức bài tập kể chuyện được thể hiện khá rõ nét bằng những loại cơ bản: kể chuyện theo tranh hoặc theo gợi ý (1), kể phân vai (2), kể một chi tiết truyện theo trí tưởng tượng (3), kể chuyện theo lời nhân vật (4). Lên lớp 4, 5, về thực chất không có sự đột biến nào về kiểu dạng bài tập song với các kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc và kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, yêu cầu thực hành đã tăng lên rất nhiều. Học sinh nhập cuộc với những loại bài tập điển hình như: phân tích chủ đề (1), xây dựng cốt truyện (2), trao đổi về ý nghĩa truyện (3). Trong hệ thống bài tập kể chuyện, kể chuyện theo tranh hoặc theo gợi ý là loại bài tập chiếm tỉ lệ cao nhất, được phân bố từ lớp 1 đến lớp 5. Loại bài tập này dựa trên điểm tựa là tranh vẽ hay các gợi ý bằng lời. Học sinh có thể tập kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện theo tranh, theo gợi ý. Ví dụ: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện “Chiếc bút mực” (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 41); Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe[truyện Đôi cánh của Ngựa Trắng] (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 106). Trong các bài tập này, tranh vẽ, gợi ý là những chỉ dẫn thú vị giúp học sinh hình thành nội dung truyện, tái hiện lại các chi tiết trong truyện, xâu chuỗi các tình tiết và hoàn thiện nội dung bài kể. Quan sát tranh, đọc kĩ các gợi ý chính vì vậy là con đường chính để đến đích. Ở các lớp đầu bậc tiểu học, trong một số bài, kèm theo tranh có thể xuất hiện các câu nêu nội dung chính hay câu hỏi nhằm khai thác nội dung đoạn truyện. Trong hệ thống bài tập kể chuyện, phân vai và kể chuyện theo lời nhân vật là các bài tập có “sức hút” mạnh mẽ đối với học sinh. Đây cũng là hai kiểu bài thể hiện khá rõ nét đặc trưng tính giao tiếp. Mặc dù vậy, phân vai có những nét khác biệt khá rõ ràng so với kể chuyện theo lời nhân vật cả về hình thức tổ chức thực hành lẫn khả năng sử dụng ngôn ngữ (xem bảng so sánh): Kể chuyện phân vai Kể theo lời nhân vật  Rèn kĩ năng đối thoại.  Mỗi học sinh nói lời một nhân vật.  Học sinh sáng tạo trong giọng kể, điệu bộ, cử chỉ và một số lời thoại...  Tính hợp tác cao.  Rèn kĩ năng độc thoại  Học sinh kể cả truyện từ vai nhân vật.  Học sinh cần sáng tạo lời kể (chuyển đổi ngôi kể, đổi câu chữ...).  Tính cá nhân, cá thể cao. Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc và kể chuyện được chứng kiến, tham gia, học sinh thường phải thực hiện các yêu cầu bài tập: tìm truyện (theo chủ đề) từ những gợi ý của sách giáo khoa, kể chuyện và trao đổi về ý 128 nghĩa của truyện. Độ khó trong những bài tập kể chuyện này chính là dung lượng truyện lớn, hàm chứa nhiều nội dung thông tin, cốt truyện không có sẵn (kể chuyện chứng kiến, tham gia). Vì vậy, trong quá trình thực hành, cần có những định hướng và tiêu chí đánh giá cụ thể. Giáo viên cũng phải có vốn tri thức văn học tốt, kĩ năng xây dựng cốt truyện để hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Tổ chức dạy học Kể chuyện 3.1. Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học Kể chuyện Kĩ năng kể chuyện được hình thành từ các kĩ năng bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giáo viên tiểu học cần rèn luyện thường xuyên để có khả năng ghi nhớ nhanh câu chuyện, lựa chọn được giọng điệu và ngôn từ phù hợp, đồng thời biết phân tích truyện để dự kiến các điểm nhấn, điểm dừng tạo sự cuốn hút đối với học sinh. Bên cạnh đó, cần phối hợp hài hòa các hành vi phi ngôn ngữ phụ trợ nhằm làm sống dậy những xúc cảm chứa đựng trong mỗi tác phẩm, trong mỗi nhân vật. Đối với kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, ngoài những kĩ năng được thể hiện trong sơ đồ sau, cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát và thu nhận thông tin từ cuộc sống, kĩ năng xây dựng cốt truyện. Sơ đồ hóa các kĩ năng kể chuyện: 3.2. Quy trình dạy học Kể chuyện Mỗi kiểu bài kể chuyện ở các khối lớp có những đặc trưng riêng về cách thức tiến hành. Khi dạy bài mới, đối với những tiết có thực hiện kể mẫu, giáo viên kể từ 2 đến 3 lần (lần 2, 3 có kết hợp với chỉ dẫn, phân tích tranh). Ở lớp 3, do tích hợp với Tập đọc nên thời lượng dành cho Kể chuyện là 0.5 tiết. Giáo viên cần chú ý điều này khi tổ chức các hoạt động dạy học. Khi dạy học các kiểu bài Kể chuyện được nghe thầy cô kể trên lớp (1), Kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng chiến hoặc tham gia (2), quy trình thực hiện như sau: - Kiểm tra bài cũ - Dạy bài mới: + Giới thiệu bài: Giới thiệu về truyện sẽ kể hoặc nêu yêu cầu của bài học. + Giáo viên kể (đối với kiểu bài 1) hoặc hướng dẫn học sinh phân tích định hướng (đối với kiểu bài 2 - tìm hiểu chủ đề, tìm các ví dụ phù hợp yêu cầu đề bài theo gợi của của sách giáo khoa). + Học sinh thực hành kể chuyện: kể trong nhóm, kể trước lớp. Kĩ năng kể chuyện Kĩ năng nắm vững cốt truyện Kĩ năng lựa chọn giọng điệu và ngôn từ Kĩ năng lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng Kĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ 129 + Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: nói về nhân vật trong truyện, về ý nghĩa của truyện. - Củng cố, dặn dò. II. CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ GỢI Ý, HƯỚNG DẪN Câu 1: Trình bày các kĩ năng cần hình thành cho học sinh trong dạy học Kể chuyện. Phân tích ví dụ minh họa.  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Nêu được các kĩ năng cơ bản cần hình thành cho học sinh trong dạy học Kể chuyện:  Nếu xét ở phạm vi rộng, có thể kể đến các kĩ năng cơ bản: nghe, đọc, nói (kể).  Xét ở phạm vi hẹp, có các kĩ năng: + Kĩ năng nắm vững cốt truyện. + Kĩ năng lựa chọn giọng điệu và ngôn từ. + Kĩ năng lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng. + Kĩ năng sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ. Đối với một số kiểu bài đặc thù, cần rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng: kĩ năng quan sát và ghi chép thông tin, kĩ năng xây dựng cốt truyện, - Phân tích một số ví dụ minh họa. Câu 2: Trình bày điểm giống và khác nhau của kiểu bài tập phân vai và kiểu bài tập kể chuyện theo lời nhân vật. Cho ví dụ minh họa.  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Khái quát về mục tiêu, sự phân bố của hai kiểu bài: + Xuất phát từ nguyên tắc giao tiếp trong dạy học, kiểu bài phân vai và kiểu bài kể chuyện theo lời nhân vật được hình thành. + Các kiểu bài nhằm rèn luyện kĩ năng kể (kĩ năng nói mang tính nghệ thuật) với các hình thức khác nhau, trong đó phân vai là kiểu bài đặc trưng của Kể chuyện lớp 2, kể theo lời nhân vật là kiểu bài phân bố trong phân môn Kể chuyện lớp 3. - Trình bày điểm giống và khác nhau của hai kiểu bài: + Điểm giống nhau: là hai kiểu bài mang tính nghệ thuật, đều đặt ra yêu cầu chuyển đổi ngôi kể. + Điểm khác nhau: về hình thức kể (đối thoại / độc thoại; khả năng sáng tạo ngôn ngữ, hành vi); yêu cầu sáng tạo ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ Lưu ý: Phân tích theo các ý trình bày ở bảng so sánh, mục 2. Câu 3: Chứng minh: “Chuyển đổi ngôi kể là biện pháp vừa mang tính sư phạm vừa mang tính nghệ thuật”.  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: ● Ý nghĩa sư phạm: - Chuyển đổi ngôi kể là một biện pháp rèn kĩ năng kể nhằm thực hiện mục tiêu rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của môn Tiếng Việt. Chuyển đôi ngôi kể còn là một biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng làm văn kể chuyện, trong đó có kĩ năng nhập vai vào nhân vật trong truyện. 130 - Sự thay đổi ngôi kể sẽ tạo nên những thay đổi trong điểm nhìn câu chuyện, tạo nên sự bất ngờ, lí thú cho người đọc, người nghe. Xét về mặt giao tiếp, sự chuyển đổi ngôi kể có nghĩa là tạo nên một tình huống giao tiếp mới do sự thay đổi vị trí các nhân vật giao tiếp. ● Ý nghĩa nghệ thuật: - Chuyển đổi ngôi kể là chuyển cách nhìn toàn bộ câu chuyện, nhận ra những điểm nhấn mới trong các tình tiết của truyện trên cơ sở không được thay đổi cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện. - Chuyển đổi ngôi kể có lúc phải sắp xếp lại bố cục của truyện và phải lựa chọn ngôn từ để kể cho phù hợp với ngôi kể mới. Lưu ý: Lấy ví dụ minh họa cho từng ý được trình bày. Câu 4: Trình bày mục tiêu và đặc trưng của kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Cần lưu ý những vấn đề gì khi dạy học kiểu bài này cho học sinh lớp 4, 5?  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: - Mục đích: Rèn kĩ năng nói và thói quen quan sát, ghi nhớ những sự việc, những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; rèn kĩ năng sản sinh, sáng tạo ngôn bản. - Những vấn đề cần lưu ý: + Để câu chuyện đi đúng hướng, cần hướng dẫn học sinh phân tích, nắm vững chủ đề, đề tài. + Do vốn sống, khả năng quan sát của học sinh còn hạn chế, giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm những ví dụ phù hợp yêu cầu đề bài. Đặc biệt, cần chú ý những ví dụ gần gũi, thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em. + Kiểu bài này có nét đặc thù riêng (đặt ra yêu cầu sản sinh ngôn bản) nên cần tổ chức cho học sinh xây dựng, hình thành cốt truyện (dàn ý: mở đầu, diễn biến, kết thúc). + Có thể tổ chức cho học sinh tập kể chuyện theo hai hình thức: kể theo nhóm, kể trước lớp nhằm tăng cường tính chất thực hành cho học sinh. Câu 5: Phân tích vai trò kể mẫu của giáo viên trong tiết Kể chuyện lớp 1. Cho ví dụ minh họa.  Gợi ý: Các ý cơ bản cần đảm bảo: 131 - Khái quát về dạy học Kể chuyện lớp 1: sự phân bố, số lượng bài, hệ thống truyện kể (dung lượng, chủ đề, thể loại). - Vai trò kể mẫu của giáo viên: + Do đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh lớp 1, vai trò kể mẫu của giáo viên được chú trọng nhằm cung cấp các mẫu lời nói chính xác, mẫu mực, sinh động giúp học sinh nắm vững câu chuyện. + Vai trò kể mẫu của giáo viên được thể hiện ở hoạt động kể mẫu (2 – 3 lần) sau phần giới thiệu bài. Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hành, ở những tình huống cụ thể, giáo viên có thể kể mẫu một đoạn, một câu (lời dẫn truyện, lời thoại) + Mẫu kể cần chính xác, biểu đạt tốt về giọng điệu và hành vi phi ngôn ngữ để một mặt giúp học sinh ghi nhớ, biết kể lại truyện; một mặt kích thích hứng thú kể chuyện của học sinh. - Nêu được ví dụ minh họa (trong phân môn Kể chuyện lớp 1). Câu 6: “Cùng với bài tập phân vai, loại bài tập này thể hiện rõ nét tính giao tiếp. Đồng thời, khi thực hành bài tập, học sinh phải chuyển đổi ngôi kể, hóa thân vào nhân vật để kể lại truyện”. Ý kiến trên đề cập đến loại bài tập nào trong phân môn Kể chuyện? Khi tổ chức thực hành loại bài tập đó cần lưu ý những vấn đề gì?  Gợi ý: Phân tích sơ lược ý kiến trên để làm rõ: - Loại bài tập được đề cập đến: Kể chuyện theo lời nhân vật (giới thiệu thiệu khái quát về kiểu bài tập kể chuyện theo lời nhân vật). - Những vấn đề cần lưu ý khi dạy học kiểu bài này: + Hướng dẫn học sinh về cách thức chuyển đổi ngôi kể (chọn vai) và những thay đổi về cách xưng hô, điểm nhìn, ngôn từ, giọng điệu + Đây là hình thức kể độc thoại, vì vậy cần lưu ý phát triển những sáng tạo về ngôn từ, hành vi phi ngôn ngữ (phân biệt với kể phân vai). 132 Chương 7 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN I. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn 1.1. Vị trí của dạy học Tập làm văn Tập làm văn được hiểu là tập sản sinh, tạo lập ngôn bản. Dạy Tập làm văn là dạy các kiến thức và kĩ năng giúp học sinh tạo lập, sản sinh ra ngôn bản. Phân môn Tập làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình thành, xây dựng ở các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học. 1.2. Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản - một năng lực được tổng hợp từ các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời (dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài). Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập làm văn bao gồm: - Cung cấp kiến thức và hình thành, phát triển các kĩ năng bộ phận, góp phần hình thành và phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản. - Cung cấp tri thức về các dạng nghi thức lời nói, rèn kĩ năng nói theo các nghi thức đó. - Rèn kĩ năng nói, viết các ngôn bản thông thường và một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả. - Rèn các kĩ năng đặc thù phù hợp với mỗi dạng bài, kiểu bài Tập làm văn (kĩ năng quan sát trong văn tả, kể; kĩ năng xây dựng cốt truyện, chi tiết, tình tiết trong văn kể chuyện...). - Ngoài ra, phân môn Tập làm văn cũng góp phần rèn luyện tư duy (tư duy hình tượng, tư duy logic, kĩ năng phân tích - tổng hợp - phân loại - lựa chọn) và hình thành nhân cách (lịch sự, khuôn mẫu trong giao tiếp; bồi dưỡng tình cảm đẹp và vốn sống...) cho học sinh tiểu học. 2. Cơ sở khoa học của việc dạy học Tập làm văn 2.1. Hoạt động giao tiếp và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn Trước hết, cần khẳng định rằng: Dạy Tập làm văn là dạy một hoạt động. Công việc đầu tiên của dạy học phân môn này là tạo ra động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói, viết).  Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra. Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn. Theo đó, các kĩ năng làm văn tương ứng được hình thành là: - Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề); kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết. - Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý. 133 - Kĩ năng diễn đạt, thể hiện chính xác, đúng phong cách bài văn, tư tưởng bài văn; kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (kể chuyện, miêu tả, viết thư). - Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và chữa lỗi).  Các nhân tố của hoạt động lời nói và các dạng lời nói cũng tác động tích cực đến quá trình tổ chức dạy học các kiểu bài Tập làm văn. Sự tác động đó thể hiện ngay ở khâu ra đề. Đề văn cần đảm bảo các nhân tố giao tiếp, cần gọi dậy ở học sinh hứng thú tạo lập sản phẩm ngôn ngữ. Thay vì yêu cầu “tả một cảnh đẹp ở quê hương em”, giáo viên có thể thiết kế đề tập làm văn bằng các cách sau nhằm kích thích khát vọng sáng tạo và thể nghiệm của học sinh: Đề văn 1: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương luôn gợi lên trong lòng người niềm thương, nỗi nhớ với những hình ảnh gần gũi, bình dị mà rất đỗi đáng yêu. Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích. Đề văn 2: Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng: Hà Nội có hồ Gươm nghiêng bóng tháp Rùa; Huế có núi Ngự, sông Hương, có đền đài uy nghiêm, cổ kính Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em luôn tự hào, yêu thích. Lời nói được chia thành lời nói miệng (khẩu ngữ) và lời viết (bút ngữ). Tương ứng với hai dạng thức cơ bản của lời nói, kĩ năng tập làm văn được chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết. - Dạy kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn: + Luyện nói là một nội dung quan trọng của phân môn Tập làm văn. Các giờ Tập làm văn nói có nhiệm vụ luyện cho học sinh khả năng độc thoại để trình bày ý tưởng về các vấn đề khác nhau trong rất nhiều thể loại : văn miêu tả, văn kể chuyện, văn tường thuật... Ở lớp 2, bằng loại bài tập tình huống, học sinh được luyện nói theo các nghi thức lời nói như: cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, chối từ, chia vui, an ủi... Bên cạnh đó, hoạt động luyện nói còn được sử dụng 134 trong các bài dạy giúp học sinh tìm ý, triển khai ý thành lời (nói). Bằng cách trả lời câu hỏi, học sinh đề xuất những ý chính, chọn lựa ngôn từ để diễn đạt các ý... Loại bài tập luyện nói theo dàn bài cũng là một đặc trưng của phân môn Tập làm văn. + Căn cứ vào đặc điểm kiểu giao tiếp, hai dạng nói được xác lập là đối thoại và độc thoại. Trong dạy học Tập làm văn, kĩ năng nói đối thoại cũng được chú trọng trong quá trình tổ chức và lựa chọn hình thức học tập tích cực. Học sinh có thể trao đổi, làm việc theo nhóm để hoạch định một nội dung mà giáo viên đề xuất hay tranh luận về một tình huống dạy học được nêu ra trong đề bài. - Dạy kĩ năng viết trong phân môn Tập làm văn: + Kĩ năng viết trong phân môn Tập làm văn cần được so sánh và phân biệt với kĩ năng viết trong phân môn Tập viết, Chính tả. Viết trong Tập làm văn là kĩ năng viết văn bản ở mức độ cao (trong Tập viết, Chính tả là kĩ năng viết chữ hoặc kĩ năng viết văn bản ở mức độ thấp). Để viết được văn bản ở mức độ cao (tạo lập, sáng tạo), cần nắm vững một hệ thống kĩ năng đa dạng:  Kĩ năng xác định yêu cầu đề bài  Kĩ năng tìm ý, lập ý  Kĩ năng phát triển ý  Kĩ năng diễn ý thành câu, đoạn, bài  Kĩ năng liên kết văn bản  Kĩ năng hiệu chỉnh văn bản Đồng thời, học sinh cũng cần nắm được đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ, vốn hiểu biết về đề tài bài viết... + Kĩ năng viết trong phân môn Tập làm văn cũng được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn. Lớp 2, 3 chủ yếu luyện các kĩ năng bộ phận; lớp 4, 5 luyện kĩ năng làm bài văn theo các thể tài gắn bó và cần thiết trong hoạt động giao tiếp của học sinh. Tương ứng với các mức độ kĩ năng này là các dạng bài tập căn bản: + Bài tập tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý gắn với từng loại văn bản. + Bài tập xây dựng đoạn, viết bài theo các loại văn bản. 135 2.2. Ngữ pháp văn bản và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn Những yếu tố và đặc trưng cơ bản của văn bản ảnh hưởng rất lớn đến dạy học Tập làm văn. Tính thống nhất của văn bản (thể hiện trên hai phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức) tác động tới việc tìm hiểu, định hướng và rèn các kĩ năng tìm ý, lập dàn ý Đặc trưng về nghĩa, cấu trúc đoạn văn cũng là những yếu tố được khai thác, vận dụng vào dạy học Tập làm văn. Trong chương trình Tiếng Việt hiện hành, đoạn có thể xem là đơn vị trung tâm của dạy học Tập làm văn. Về chức năng, có các kiểu dạng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Để tăng cường rèn luyện kĩ năng tạo lập, sản sinh ngôn bản cho học sinh, nội dung dạy học Tập làm văn còn đề cập đến các dạng thức đoạn: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng và kết bài tự nhiên (kết bài không mở rộng). 3. Nội dung dạy học Tập làm văn Để hình thành kiến thức và kĩ năng tập làm văn, chương trình chia thành hai mảng lớn: luyện nói và luyện viết. Hệ thống bài tập Tập làm văn có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như sau: - Dựa vào các dạng thức lời nói và mục đích rèn kĩ năng: bài tập luyện nói (bài tập hội thoại và bài tập độc thoại) và bài tập luyện viết (bài tập viết lời hội thoại, bài tập viết đoạn bài). - Dựa theo quá trình sản sinh ngôn bản: bài tập tiền sản sinh ngôn bản (bài tập phân tích mẫu; bài tập tìm hiểu đề; bài tập định hướng hoàn cảnh giao tiếp; bài tập tìm ý, lập dàn ý), bài tập sản sinh ngôn bản và bài tập sửa chữa ngôn bản (bài tập chữa lỗi chính tả, bài tập chữa lỗi dùng từ, bài tập chữa lỗi đặt câu, bài tập chữa lỗi dựng đoạn, bài tập viết văn hay...). - Dựa vào mức độ kĩ năng và đặc điểm hoạt động của học sinh: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và bài tập sáng tạo. Về nội dung, thông qua các hoạt động học tập, học sinh được làm quen với các kiểu bài nói theo chủ đề, nói viết phục vụ cuộc sống hàng ngày, viết thư, kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả người, tả cảnh) Bên cạnh kiểu bài thực hành rèn luyện kĩ năng, phân môn Tập làm văn cũng có kiểu bài lí thuyết. Ngoài ra, do tính chất đặc thù, trong dạy học phân môn này còn có tiết trả bài tập làm văn. 4. Một số kĩ năng cần rèn luyện trong tổ chức dạy học Tập làm văn 4.1. Kĩ năng quan sát 136 Quan sát là một năng lực quan trọng giúp con người khám phá thế giới xung quanh mình. Quan sát có nghĩa là trông, xem xét để thấy rõ, biết rõ. Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan để nhận biết đặc điểm của thế giới xung quanh: dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh; dùng mũi phát hiện các loại mùi Nhờ các nhận xét thu nhận được, người quan sát có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng. Để rèn luyện kĩ năng quan sát, cần chú ý rèn luyện các kĩ năng bộ phận: - Kĩ năng phân chia đối tượng và trình tự quan sát: giúp học sinh có điều kiện tập trung quan sát từng bộ phận một cách tỉ mỉ; dựa trên đối tượng để phân chia, để xác định trình tự quan sát. - Kĩ năng lựa chọn chi tiết để quan sát: là kĩ năng nắm bắt đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng trong khi quan sát. - Kĩ năng sử dụng các giác quan để quan sát: giúp học sinh hạn chế việc quan sát chỉ dùng thị giác. Giáo viên nên giúp học sinh thu nhận các đặc điểm đặc sắc của sự vật, hiện tượng, thu nhận các cảm xúc, liên tưởng, hồi tưởng, và tìm tòi các từ ngữ để diễn đạt các điều thu nhận được. - Kĩ năng ghi chép kết quả quan sát: giúp học sinh lưu giữ những cảm xúc về đối tượng quan sát, giúp cho việc làm bài hiệu quả hơn. 4.2. Kĩ năng tìm ý cho đề văn Học sinh tiểu học thường gặp khó khăn trong việc tìm ý, lập dàn ý. Trong thực tiễn, các em thường mắc phải những lỗi cơ bản khi thực hành viết đoạn, viết bài như: thừa ý, thiếu ý, lặp ý, Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng tìm ý cho học sinh, đặc biệt là khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Để giúp học sinh tìm ý, giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng. Một số vấn đề cần chú ý khi xây dựng câu hỏi: - Câu hỏi cần chú ý đến tính hướng đích (khai thác các vấn đề trọng tâm của đề văn, định hướng cho việc cấu trúc bài văn) và đảm bảo tính hệ thống, tính logic. - Câu hỏi cần bám sát đặc trưng kiểu bài và yêu cầu cụ thể của đề văn. - Câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, tư duy của học sinh tiểu học, kích thích được hứng thú sáng tạo. - Số lượng câu hỏi tìm ý cho một đề văn là khoảng 4 – 6 câu. Câu hỏi quá nhiều có thể hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh. - Ngoài các câu hỏi khai thác bình diện nghĩa sự vật (tường minh), cần chú trọng xây dựng các câu hỏi khai thác bình diện nghĩa liên cá nhân nhằm phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của người học. 137 Ví dụ: Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý cho đề văn: Ước mơ là ngọn lửa thắp sáng tâm hồn con người, là bài ca được viết nên từ cuộc sống. Hãy kể về một ước mơ nhỏ bé và bình dị của em.  Câu hỏi gợi ý: - Câu hỏi 1: Ước mơ “nhỏ bé và bình dị” của em là gì? - Câu hỏi 2: Mơ ước đó xuất phát từ đâu? Hướng về ai?... - Câu hỏi 3: Em đã nâng niu, nuôi dưỡng ước mơ đó như thế nào? - Câu hỏi 4: Ước mơ đó có trở thành hiện thực (hay em có tin rằng nó sẽ trở thành hiện thực) không? - Câu hỏi 5: Cho dù ước mơ không thành (hoặc em biết sẽ không thành), nó có ý nghĩa như thế nào trong tâm hồn em, trong cuộc sống của em? II. CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ GỢI Ý, HƯỚNG DẪN Câu hỏi 1: Hoạt động giao tiếp ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các kĩ năng tập làm văn cho học sinh tiểu học. Phân tích ví dụ minh họa.  Gợi ý: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Khái quát về hoạt động giao tiếp. - Trình bày cấu trúc của hoạt động giao tiếp và sự vận dụng vào hình thành các kĩ năng tập làm văn: + Cấu trúc của hoạt động giao tiếp và những kĩ năng tập làm văn tương ứng: Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn 1. Định hướng - Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết. - Kĩ năng xác định tư tưởng của bài viết. 2. Lập chương trình nội dung biểu đạt - Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết). - Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu). 3. Hiện thực hóa chương trình - Kĩ năng diễn đạt, thể hiện chính xác, đúng tư tưởng, phong cách - Kĩ năng viết đoạn, bài theo các phong cách khác nhau. 4. Kiểm tra - Kĩ năng hoàn thiện bài viết (chữa lỗi, hiệu chỉnh các dùng từ, viết câu) + Phân tích các ví dụ để minh họa. 138 Câu hỏi 2: Phân tích vai trò của kĩ năng quan sát trong dạy học kiểu bài văn miêu tả. Cho ví dụ minh họa.  Gợi ý: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Khái quát về kĩ năng quan sát: Quan sát hiểu theo nghĩa hẹp có nghĩa là trông, xem xét để thấy rõ, biết rõ. Hiểu theo nghĩa rộng, quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan để nhận biết đặc điểm của thế giới xung quanh (dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh;). Nhờ các nhận xét thu nhận được, người quan sát có thể hiểu biết sâu sắc về đối tượng. - Phân tích vai trò của kĩ năng quan sát trong dạy học kiểu bài văn miêu tả: + Quan sát là một kĩ năng đặc thù trong dạy học kiểu bài văn miêu tả. Nhờ quan sát, học sinh thu nhận được các thông tin quan trọng, hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng định tả. + Kết quả quan sát quyết định hiệu quả của sản phẩm ngôn ngữ. Cùng với quá trình quan sát, học sinh biết cách sắp xếp các thông tin làm cơ sở cho việc dựng đoạn, viết bài. + Văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học có sự đa dạng về kiểu loại (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối, tả người, tả cảnh). Việc rèn kĩ năng quan sát giúp học sinh phân biệt các đối tượng định tả, cấu trúc bài văn và biểu đạt bằng ngôn từ một cách hợp lí, hiệu quả. - Cho ví dụ minh họa. Câu hỏi 3: Để hình thành năng lực quan sát cho học sinh trong dạy học Tập làm văn, cần chú ý rèn luyện những kĩ năng bộ phận nào? Phân tích ví dụ minh họa.  Gợi ý: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nêu được các kĩ năng quan sát (kĩ năng bộ phận) cần rèn luyện cho học sinh: + Kĩ năng phân chia đối tượng và trình tự quan sát. + Kĩ năng lựa chọn chi tiết quan sát. + Kĩ năng huy động các giác quan khi quan sát. + Kĩ năng ghi chép kết quả quan sát. 139 - Phân tích mục tiêu của việc rèn luyện từng kĩ năng và lấy ví dụ từ thực tiễn dạy học Tập làm văn để minh họa. Câu 4: Từ gợi ý “Tả một loài hoa”, anh (chị) hãy: a. Xây dựng đề tập làm văn theo định hướng giao tiếp nhằm kích thích hứng thú sáng tạo của học sinh. b. Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm ý cho đề văn đã xây dựng.  Gợi ý: a. Học viên cần nắm vững các yêu cầu của việc xây dựng một đề văn theo định hướng giao tiếp, kích thích hứng thú sáng tạo của học sinh để thiết kế một đề văn khoa học, hấp dẫn. Cụ thể là: - Đề văn cần chú ý đảm bảo các nhân tố giao tiếp cơ bản: đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp - Đề văn khuyến khích xây dựng theo hướng mở, không giới hạn đối tượng cần tả (một sự vật cụ thể, duy nhất). - Để tăng tính hấp dẫn cho đề văn, có thể sử dụng các trích dẫn văn học hoặc cách thức miêu tả gợi mở. Ví dụ: (1) Để lại sắc vàng trong nắng Cúc vẫy tay chào mùa thu Để lại hương nồng trong gió Ngọc lan khẽ bước qua mùa Từ ý thơ trên, em hãy tả một loài hoa mà em yêu thích. (2) Mùa thu hoa cúc rực vàng; mùa hè, phượng thắm đỏ trên những vòm lá mượt Các loài hoa mang đến hương sắc cho mùa. Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích. b. Từ đề văn đã xây dựng được, học viên xây dựng câu hỏi tìm ý theo nhưng yêu cầu cơ bản đã nêu ở mục 4.2. Câu 5: Cho đề Tập làm văn: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Từ ý thơ trên, em hãy tả vẻ đẹp của hoa sen và nêu cảm xúc của mình về loài hoa thanh cao đó. a. Xác định yêu cầu đề và xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý cho đề văn trên. b. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả hoa sen theo đề bài đã cho.  Gợi ý: a. Xác định yêu cầu đề và xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý: - Yêu cầu đề: Tả hoa sen và phát biểu cảm nghĩ về loài hoa thanh cao đó. 140 - Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý (giới thiệu về loài hoa định tả; vẻ đẹp của hoa sen có gì đặc biệt [màu sắc, dáng hình, vươn lên từ bùn đất nhưng tỏa ngát hương thơm]; cảm xúc về hoa sen). b. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả hoa sen cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đúng dạng thức mở bài gián tiếp (sử dụng trích dẫn, đi từ khái quát đến cụ thể) - Diễn đạt trôi chảy, hình ảnh; ngôn từ trong sáng, Câu 6: Cho đề văn: Một con sẻ non mép hãy còn vàng óng, trên đầu chỉ có một nhúm lông tơ rơi từ trên tổ xuống đất. Con chó săn tiến lại gần. Bỗng sẻ mẹ từ một ngọn cây gần đó lao xuống, lấy thân mình phủ kín sẻ con Con chó săn bối rối, đứng dừng lại rồi quay đầu bỏ chạy Em hãy đặt mình trong vai sẻ con để kể lại câu chuyện trên và nói lên cảm nghĩ của mình khi được bảo vệ bằng đôi cánh yêu thương, bằng lòng dũng cảm của mẹ. a. Xác định yêu cầu của đề văn trên. b. Xây dựng một đề tập làm văn theo cấu trúc tương tự với yêu cầu “kể một câu chuyện về lòng nhân ái”.  Gợi ý: a. Yêu cầu của đề văn: - Kiểu bài: kể chuyện theo tưởng tượng, kể có chuyển vai. - Nội dung: Đặt mình trong vai sẻ con, kể lại câu chuyện theo gợi ý và phát biểu cảm nghĩ khi được mẹ yêu thương, che chở. b. Khi xây dựng một đề tập làm văn theo cấu trúc tương tự với yêu cầu “kể một câu chuyện về lòng nhân ái”, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Đảm bảo tính tương ứng về mục tiêu cơ bản (yêu cầu về kiểu bài, về việc rèn kĩ năng kể theo tưởng tượng). - Về nội dung, đề bài mới yêu cầu kể một câu chuyện về lòng nhân ái. Do vậy, cần sáng tạo nên một tình huống phù hợp, hấp dẫn. Ví dụ: (1) Kiến nhỏ chới với giữa dòng nước thì một chú chim con nhìn thấy. Chim vội vã cắp một cọng cỏ thả xuống để kiến bám vào. Kiến nhỏ nhờ vậy mà thoát nạn. Hãy đặt mình vào vai kiến nhỏ để kể lại câu chuyện trên và nói lên cảm xúc của kiến nhỏ trước tấm lòng nhân ái của chú chim non đáng yêu. (2) Giữa nắng hè oi ả, một ông lão ăn xin lọm khọm, rách rưới ngồi gục bên vệ đường. Mọi người đi qua vội vã, họ không nhìn thấy ông Một bạn nhỏ bước tới gần, lo lắng hỏi han rồi vội vã gọi người tới giúp ông lão Hãy tưởng tượng để kể lại câu chuyện xúc động ấy và phát biểu cảm nghĩ của em về tấm lòng nhân ái của bạn nhỏ. Câu 7: Cho đề văn: Em hãy chọn tả một trong ba cảnh đẹp của quê hương: - Cánh đồng quê bát ngát với hương lúa thơm nồng, với cánh diều no gió 141 - Dòng sông quê hiền hòa với con đò êm êm khua nước, với những rặng cây xanh mướt nghiêng soi - Con đường làng với những lũy tre xanh, với tiếng cười của trẻ thơ mỗi giờ đến lớp a. Xác định yêu cầu của đề văn trên. b. Viết mở bài cho đề văn trên theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.  Gợi ý: a. Yêu cầu của đề văn: - Kiểu bài: Văn tả cảnh. - Nội dung: Chọn tả một trong ba cảnh đẹp của quê hương: cánh đồng, dòng sông, con đường. b. Viết mở bài cho đề văn trên theo hai cách: - Mở bài trực tiếp: Chọn cảnh đẹp định tả (chỉ chọn một trong ba cảnh đẹp mà đề bài đã gợi ý), viết mở bài, giới thiệu trực tiếp đến đối tượng sẽ tả. Ví dụ: Dòng sông quê hương êm đềm với mái chèo khua nước, với hàng cây xanh mướt ven bờ luôn để lại trong lòng em những ấn tượng khó phai. - Mở bài gián tiếp: Chọn cảnh đẹp định tả (chỉ chọn một trong ba cảnh đẹp mà đề bài đã gợi ý), viết mở bài gián tiếp (bằng cách sử dụng trích dẫn văn học, so sánh). Ví dụ: Mời bạn về thăm xứ Huế Có núi Ngự Bình thông reo Có dòng Hương Giang thơ mộng Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo Xứ Huế quê tôi với núi Ngự, sông Hương là mảnh đất đã để lại trong lòng bao người niềm thương, nỗi nhớ. Dòng Hương Giang đôi bờ xanh biếc, nhẹ lướt mái chèo luôn khắc sâu trong lòng tôi nét đẹp yên bình, thơ mộng của quê hương. Câu 8: Cho bài tập Tập làm văn: Sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm: - Bầu trời mùa thu trong xanh. - Gió thổi nhẹ, mây trôi lững lờ. - Mặt trời chiếu những tia nắng qua kẽ lá. a. Xác định mục tiêu của bài tập. b. Phân tích vai trò của các bài tập luyện viết câu có sử dụng các biện pháp tu từ trong dạy học Tập làm văn. c. Sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại câu văn “Mặt trời chiếu những tia nắng qua kẽ lá.” cho sinh động và gợi cảm.  Gợi ý: a. Mục tiêu của bài tập: Rèn luyện kĩ năng viết câu có sử dụng biện pháp tu từ. b. Phân tích vai trò của các bài tập luyện viết câu có sử dụng các biện pháp tu từ trong dạy học Tập làm văn: 142 - Bài tập dạng này giúp rèn luyện cho học sinh cách viết câu mang màu sắc tu từ, giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. - Các bài tập luyện viết câu giúp khắc phục những hạn chế về khả năng biểu đạt khiến cho câu văn thiếu sự sinh động, gợi cảm. - Đây cũng là kiểu bài tập có tính chất tiền đề để từ đó học sinh phát triển năng lực dùng từ đặt câu, viết đoạn, viết bài, tạo lập những sản phẩm ngôn ngữ có giá trị. c. Học viên sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại câu văn “Mặt trời chiếu những tia nắng qua kẽ lá.” cho sinh động và gợi cảm. Khi viết chú ý một số cách thức nhân hóa cơ bản: - Dùng cách xưng hô của con người để “gọi tên” đồ vật, hiện tượng... Ví dụ: Ông mặt trời vén màn mây mỏng, thả những tia nắng vàng qua kẽ lá. - Dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính cách, suy nghĩ của con người để “gán” cho các sự vật cần nhân hóa. Ví dụ: Những tia nắng tinh nghịch luồn qua kẽ lá. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh (2008), Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 3. Đặng Thị Lanh chủ biên (2009), Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục - Nxb Đại học Sư phạm, HN. 5. Nhiều tác giả (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2009), Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2002-2006), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Trí (2005), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 144 145 MỤC LỤC PHẦN I. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ................................. 1 A. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC .............................................................. 1 I. Những kiến thức cơ bản cần nắm vững ........................................................ 1 II. Câu hỏi và gợi ý ........................................................................................... 3 B. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT .................................................................. 14 I. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm ................................................... 14 II. Câu hỏi và gợi ý ........................................................................................... 15 C. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT ................................................................ 22 I. Những nội dung cần nắm vững ..................................................................... 22 II. Câu hỏi và gợi ý ........................................................................................... 23 D. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT .............................................................. 32 I. Từ loại ........................................................................................................... 32 II. Cụm từ .......................................................................................................... 41 III. Câu .............................................................................................................. 46 PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC ................ 61 Phần I: Những kiến thức và các kĩ năng cơ bản ............................................... 61 I. Những vấn đề chung về PPDH TV ở tiểu học .............................................. 61 II. Phương pháp dạy học các phân môn cụ thể ................................................. 64 Phần II: Câu hỏi, Bài tập và gợi ý, hướng dẫn ................................................. 81 I. Những vấn đề chung về PPDH TV ở Tiểu học ............................................. 81 II. Phương pháp dạy học các phân môn cụ thể ................................................. 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvvappgdtvotieuhoc_8286.pdf