Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI 1. Giới thiệu chung về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại 1.1. Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vai trò của VCSH của ngân hàng: - Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản - Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động - Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng - Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng - Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn Đặc điểm của VCSH của ngân hàng: - Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn - Ổn định và luôn được bổ sung trong quá trình phát triển 1.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ. Hệ thống NHTM Nhà nước vẫn chiếm đến hơn 70% thị phần huy động vốn đầu vào và thị phần cho vay, trong khi tổng mức vốn tự có của các NHTM Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, với mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng này là 4.200 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR) bình quân thấp. Các NHTM ngoài quốc doanh có mức vốn tự có bình quân và hệ số an toàn vốn cao hơn nhưng lại không chiếm thị phần chủ yếu. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng các ngân hàng đều đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn những năm vừa qua. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Một số HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

pdf27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 17301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. Giới thiệu chung về vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại 1.1. Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vai trò của VCSH của ngân hàng: - Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản - Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động - Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng - Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trƣởng và phát triển của ngân hàng - Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn Đặc điểm của VCSH của ngân hàng: - Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn - Ổn định và luôn đƣợc bổ sung trong quá trình phát triển 1.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ. Hệ thống NHTM Nhà nƣớc vẫn chiếm đến hơn 70% thị phần huy động vốn đầu vào và thị phần cho vay, trong khi tổng mức vốn tự có của các NHTM Nhà nƣớc chỉ tƣơng đƣơng với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, với mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng này là 4.200 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR) bình quân thấp. Các NHTM ngoài quốc doanh có mức vốn tự có bình quân và hệ số an toàn vốn cao hơn nhƣng lại không chiếm thị phần chủ yếu. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng các ngân hàng đều đang tích cực tăng vốn điều lệ và hệ số an toàn vốn những năm vừa qua. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thƣơng mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã có. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thƣơng mại đã vƣợt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nƣớc đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu nhƣ Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB… Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng tính đến cuối năm 2007 (đơn vị: %) Vietcombank BIDV Agribank MHB ACB Sacombank EAB 12 11 7,2 9,44 16,19 11,07 14,36 Bình quân, hệ số CAR của các NHTM quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các NHTM cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%, của Vietcombank 2008 là 8,9%, 2009 dự tính dƣới 8%; của Sacombank dự tính 2008 là 11,9%, 2009 là 10,9%;… Trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn nợ luôn chiếm tỷ lệ lớn 90%. Trong đó tiền gửi chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn. Nhiều nƣớc quy định tỷ lệ VCSH/ Tổng vốn huy động là 1/13, 1/20, 1/80. Ở Việt Nam, con số này là 1/20. Thực trạng cơ cấu vốn của Vietcombank Năm 30/09/2009 30/12/2009 Vốn nợ (%) 208.255.200 (93.2%) 238.721.566 (93.6%) Vốn chủ (%) 15.228.409 (6.8%) 16.348.947 (6.4%) *** Vấn đề tăng vốn tự có của NHTM ở Việt Nam thời gian qua Tại các quốc gia phát triển, với hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả thì việc tăng vốn điều lệ sau một thời gian hoạt động là việc làm bình thƣờng. Việc tăng vốn này mang tính tất yếu do những áp lực nhƣ sau: - Lạm phát: lạm phát làm tăng giá trị tài sản của ngân hàng nhƣng đồng thời cũng làm tăng giá trị các khoản nợ, làm giảm giá trị vốn bằng tiền của ngân hàng và kết quả là giá trị vốn tự có của ngân hàng có chiều hƣớng giảm sút. - Do nhu cầu phải duy trì và gia tăng lòng tin của công chúng - Những biến động kinh tế dẫn đến khả năng làm xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro, buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng cƣờng khả năng tự bảo vệ - Những giới hạn của luật pháp về cho vay, huy động vốn… buộc ngân hàng tăng vốn để có thể đáp ứng nhu cầu vay (ngày càng tăng) của các khách hàng lớn - Do hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, quy mô của ngân hàng ngày càng tăng, ngân hàng thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và mở thêm nhiều trụ sở, chi nhánh mới - Do cơ quan quản lý buộc ngân hàng phải tăng vốn tự có để tăng sức cạnh tranh và tăng độ an toàn trong kinh doanh của hệ thống - Do áp lực của cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng nƣớc ngoài có quy mô vốn lớn đã và sẽ xâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam Ở Việt Nam, theo cam kết WTO, kể từ ngày 1.4.2007, các ngân hàng và các tổ chức tài chính nƣớc ngoài đƣợc phép mua cổ phần của các NHTM trong nƣớc hoặc đƣợc phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài. Thực tế này dẫn đến khả năng cạnh tranh mạnh mẽ giữa một bên là các ngân hàng trong nƣớc còn yếu về vốn, trình độ quản lý và cả về chất lƣợng sản phẩm - dịch vụ với một bên là các tập đoàn tài chính - ngân hàng hùng mạnh của thế giới. Trong năm 2006 cho đến những tháng đầu năm 2007 đã xuất hiện sự kiện các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, có thể kể ra nhƣ trong năm 2006, ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, ngân hàng Kỹ thƣơng (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng... ; trong năm 2007, ngân hàng thƣơng mại cổ phần quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 1.500 tỷ đồng, đại hội cổ đông của NHTM cổ phần nông thôn Đại Á (Đại Á) đã nhất trí lộ trình tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, EAB sẽ tăng vốn điều lệ từ 880 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, NHTM cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) sẽ tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng, NHTM cổ phần Phƣơng Đông (OCB) sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nƣớc VN vừa cho phép NHTM cổ phần Đông Nam Á (SEABank) tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng… Đầu năm 2008, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn TP.HCM đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trƣớc. Riêng vốn điều lệ của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trƣớc. Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), ba ngân hàng có hơn 2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank).Trên địa bàn thành phố còn có 5 ngân hàng có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng và 7 nhà băng khác có mức vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng.Tổng tài sản có của các ngân hàng thƣơng mại này đạt hơn 395.770 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với một năm trƣớc. Tại thời điểm 31/12/2008, Eximbank, ngân hàng có vốn sở hữu lớn nhất trong số các NHTM, có lƣợng vốn chủ sở hữu là 12526 tỷ, vƣợt lên trên cả CTG: 12336 tỷ và VCB: 12 164 tỷ, đồng thời có tỷ lệ an toàn vốn cao ( hệ số CAR năm 2008 đạt tới 46%). * Ví dụ về ngân hàng BIDV Tháng 6/2009, tổng tài sản BIDV đạt 15 tỷ USD, huy động vốn đạt trên 12 tỷ USD, dƣ nợ tín dụng đạt 10 tỷ USD, đạt mức tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 20- 25%; vốn chủ sở hữu đạt 1,2 tỷ USD. Tính đến thời điểm tháng 1/2010, VCSH của BIDV đạt 1,5 tỷ USD, tƣơng đƣơng hơn 20000 tỷ, vƣơn lên vi trí thứ nhất. Eximbank xuống vị trí thứ 2 với số vốn 14000 tỷ đồng. * Ví dụ về Vietinbank 2. Vốn chủ sở hữu và cơ cấu VCSH Theo quy định của pháp luật, VCSH của các NHTM gồm 2 phần: - Vốn tự có cấp 1: Vốn điều lệ, thặng dƣ vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ, & lợi nhuận không chia. - Vốn tự có cấp 2: gồm các khoản gia tăng nhƣ tài sản cố định, khoản đầu tƣ, các công cụ nợ và dự phòng chung đƣợc tính theo tỉ lệ quy định trừ đi các khoản giảm giá trị. Nhƣ vậy, vốn của ngân hàng bằng vốn cấp 1 + vốn cấp 2 - khoản giảm giá trị Theo một số nhà kinh tế, VCSH gồm: - Vốn cơ bản: hình thành khi ngân hang bắt đầu hoạt động, còn đƣợc gọi là vốn điều lệ - Vốn bổ sung: + Lợi nhuận giữ lại + Các quỹ dự trữ + Thặng dƣ vốn cổ phần + Vốn khác Bidv (2005-2008) Vietinbank 2.1. Vốn điều lệ của NHTM Vốn điều lệ của NHTM là vốn của chủ sở hữu ngân hàng thƣơng mại, nó không phải là món nợ, mà là vốn bất khả phân chia dƣới mọi hình thức, có đến một thời điểm nhất định. Vốn điều lệ là thành phần chủ yếu cấu thành VCSH ngân hàng thƣơng mại. 2.1.1. Khái quát về vốn điều lệ của các NHTM ở Việt Nam Vốn điều lệ của NHTM Nhà nƣớc do Bộ Tài chính cấp từ ngân sách Nhà nƣớc. Vốn điều lệ của NHTM cổ phần do cổ đông, trong đó đại cổ đông góp vốn, thể hiện bằng sở hữu một số lƣợng cổ phiếu theo luật định. Đối với các ngân hàng có vốn nƣớc ngoài thì đó là phần vốn liên doanh giữa các bên tham gia góp vốn. Đối với NHTM cổ phần, ngân hàng có thể có cổ phần ƣu đãi (ngƣời sở hữu gọi là cổ đông ƣu đãi), tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ƣu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng. NHTM cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lƣợng tối đa. Nhƣng một cổ đông cá nhân chỉ đƣợc sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ, cổ đông là tổ chức đƣợc sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ và cổ đông cùng những ngƣời có liên quan của cổ đông đó đƣợc sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng. Trong VCSH, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng rất lớn (75% - 85%). Do đó, nếu vốn điều lệ nhỏ, NHTM không thể cho những tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn vay. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn của mỗi ngân hàng thƣơng mại, nhất là NHTM cổ phần thấp nhất là 8%. Nhƣ vậy, các NHTM muốn mở rộng khối lƣợng giá trị tín dụng và bảo lãnh cho khách hàng, các NHTM phải tăng vốn tự có, vì vốn tự có là số bị chia trong phép tính chia nêu trên. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam còn quy định vốn điều lệ của ngân hàng thƣơng mại cổ phần sau khi trừ đi 70 tỷ đồng cho bản hiệu (tên ngân hàng thƣơng mại cổ phần), hiệu số còn lại, cứ 20 tỷ đồng vốn điều lệ, ngân hàng thƣơng mại ấy mới đƣợc thành lập một chi nhánh. Ngày 22/11/2006, Chính phủ ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Theo đó, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng đƣợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc đƣợc cấp tối thiểu tƣơng đƣơng mức vốn pháp định. Cụ thể nhƣ sau: DANH MỤC Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ) STT Loại hình tổ chức tín dụng Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 2010 I Ngân hàng 1 Ngân hàng thƣơng mại a Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng d Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng đ Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 3 Ngân hàng đầu tƣ 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng 5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng 6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng 2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng Điều quan trọng hơn, từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ Việt Nam khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam, và không bị đối xử phân biệt với các NHTM của Việt Nam. Với các điều kiện trên, buộc các NHTM nƣớc ta, nhất là các NHTM cổ phần phải thực hiện tăng vốn điều lệ. 2.1.2. Thực trạng về vốn điều lệ của các NHTM ở Việt Nam hiện nay Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến cuối tháng 3/2007, tổng số vốn điều lệ của các NHTM nƣớc ta là 60.680,49 tỷ đồng, so với cuối năm 2003, tăng 25.590,633 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ của các NHTM Nhà nƣớc là 32.335,5 tỷ đồng, tăng 16.166,7 tỷ đồng hay tăng 99, 99%; tổng số vốn điều lệ của các NHTM cổ phần là 23.262,49 tỷ đồng, tăng 19.423,933 tỷ đồng hay tăng 506,02%. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc, mặc dù tính đến thời điểm hiện nay, không còn ngân hàng nào có mức vốn điều lệ dƣới 1.000 tỷ đồng nhƣng trong tổng số 39 NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến ngày 17/12/2009), có tới 29 ngân hàng có vốn điều lệ dƣới 3.000 tỷ đồng với 20 ngân hàng có số vốn dƣới 2.000 tỷ đồng, trong đó 11 ngân hàng có số vốn đúng 1.000 tỷ đồng. Phần lớn trong nhóm 20 ngân hàng cổ phần nói trên đã tiến hành đại hội cổ đông thƣờng niên năm 2009 và thông qua phƣơng án tăng vốn điều lệ. Hiện nay quy mô vốn hoạt động của một ngân hàng hạng trung bình trên thế giới khoảng 1 tỷ USD trở lên. Và để đủ năng lực trong cạnh tranh, các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc tại Việt Nam sau khi CPH phải đạt quy mô vốn ít nhất tƣơng đƣơng với mức này, tức phải đạt 16.000 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong các phƣơng án đƣa ra là hầu hết không có kế hoạch phát hành ra bên ngoài, mà chủ yếu dựa vào nội lực là các cổ đông hiện hữu và lực lƣợng cán bộ công nhân viên. Đây là điểm khác biệt so với năm 2007, năm mà thị trƣờng chứng khoán bùng nổ, nhiều nhà băng đã nắm cơ hội phát hành ra bên ngoài để tăng mạnh vốn với thặng dƣ lớn. Còn năm nay, có thể một phần là sự thận trọng về khả năng thành công nếu phát hành ra bên ngoài khi thị trƣờng chứng khoán vừa trải qua kỳ sụt giảm kéo dài. Và trong các mức giá đã dự kiến phát hành, có thể thấy nhiều trƣờng hợp chỉ xác định bằng với mệnh giá chứ không phổ biến “nhiều chấm” nhƣ năm 2007. Mùa đại hội cổ đông đầu năm 2009 (tháng 3 và 4/2009), nhiều NHTM cổ phần đã lên phƣơng án tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, thậm chí 3.000 tỷ đồng trong năm 2009. Tuy nhiên, trong năm, điều đáng quan tâm là việc tăng vốn của các ngân hàng không dễ dàng nhƣ trƣớc đây nữa. Trong “hành trình 3.000 tỷ đồng” này, một số ngân hàng khá thuận lợi khi có sự hỗ trợ cần thiết của các cổ đông lớn là các tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh, nhƣ tại Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) là Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông (VNPT), tại Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) là Ngân hàng Ngoại thƣơng (Vietcombank), tại Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank) là sự cam kết hỗ trợ của một số tổ chức trong và ngoài ngành… Sau mùa đại hội cổ đông tháng 3 và 4 vừa qua, Maritime Bank lên kế hoạch tiếp tục huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu với “gói” 760 tỷ đồng; Ngân hàng Việt Á (VietABank) cũng đặt kế hoạch tăng vốn từ 1359, 8 tỷ đồng lên 1.632 tỷ đồng bằng nội lực của cổ đông hiện hữu; KienLongBank cũng đƣa ra “gói” 1.000 tỷ đồng với nguồn tƣơng tự… Ngoài ra, quy định tỷ lệ của các cổ đông nƣớc ngoài tối đa không quá 30% vốn điều lệ hiện chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang yêu cầu đƣợc tham gia 49% nhƣ với các doanh nghiệp cổ phần hoá. Quan sát cho thấy, hầu hết các kế hoạch tìm và phát hành cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài để tăng vốn hiện đều khó triển khai, ngoại trừ trƣờng hợp OCB. Mốc vốn 2.000 tỷ đồng theo những kế hoạch trên hiện cũng chƣa thể hiện thực ở nhiều NHTM, dù một số trƣờng hợp đã lên kế hoạch phát hành thêm, hoặc qua trái phiếu chuyển đổi. Nhƣ vậy nguồn vốn tiền tệ trong dân và từ các đối tác tiềm năng rõ ràng đã và đang ngày càng khan hiếm hơn bao giờ hết. Bƣớc vào năm 2010, quy định 3.000 tỷ đồng đã đến với các NHTM. Các chuyên gia cho rằng, hƣớng mục tiêu 3.000 tỷ đồng cần xác định đƣợc phƣơng án và để đại hội cổ đông năm 2010 phê duyệt. Vì vậy khi NHTM bằng mọi giá xoay xở ở 1.000 tỷ đồng hay 2.000 tỷ đồng để lên 3.000 tỷ đồng sẽ lại làm cho sự căng thẳng chuyển tiếp sang năm 2010. * Ví dụ về một số ngân hàng ACB: Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng, hệ số an toàn vốn ngày 31/12/2009 là 9, 97%. BIDV: Tính đến năm 2009, BIDV đã hạch toán tăng vốn điều lệ số tiền 3.400 tỷ đồng đƣa vốn điều lệ của BIDV lên 7.477 tỷ đồng và vốn tự có lên 10.193 tỷ đồng. HSBC: Vốn điều lệ của HSBC (Việt Nam) và Standard Chartered (Việt Nam) là 3.000.000.000.000 đồng và trên dƣới 1 tỷ đồng tƣơng ứng. Thời hạn hoạt động của hai ngân hàng là 99 năm nhƣ các NHTM. 2.2. Vốn bổ sung 2.2.1. Lợi nhuận giữ lại Quy mô vốn ban đầu của NHTM là rất quan trọng, tuy nhiên số vốn này cần đƣợc tăng theo quy mô phát triển của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của mình, nếu ngân hàng hoạt động tốt thì nó sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận đc sử dụng để tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh sau khi ngân hàng tiến hành chia cổ tức. Nguồn vốn này có ƣu điểm là chi phí thấp, phƣơng thức tăng cƣờng vốn từ nội bộ giúp cho các cổ đông yên tâm về tỉ lệ sở hữu của mình tại ngân hàng, mức thu nhập của họ trong tƣơng lai, tránh tình trang loãng quyền sở hữu do phải tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu mới ra bên ngoài.Vì vậy mà các ngân hàng đều coi trọng vấn đề tái đầu tƣ từ nguồn lợi nhuận không chia, họ luôn đặt ra mục tiêu phải có một lƣợng lợi nhuận không chia đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhƣ cầu vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn tái đầu tƣ từ lợi nhuận để lại chỉ có thể đƣợc thực hiện nếu nhƣ ngân hàng đã và đang hoạt động có lợi nhuận, đƣợc phép tiếp tục đầu tƣ. Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc thì việc tái đầu tƣ còn phụ thuộc vào chính sách của nhà nƣớc. Tuy nhiên nguồn vốn bổ sung này chiếm một tỷ lệ nhát định và có xu hƣớng tăng dần qua các năm: 7, 25% năm 2004, 9,39% năm 2005; 14,68% năm 2006; 27,4% năm 2007 và 21,49% năm 2008. Còn đối với các ngân hàng cổ phần hay ngân hàng liên doanh, nhất là với ngân hàng cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm. Khi ban quản trị để lại 1 phần lợi nhuận cho tái đầu tƣ tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không nhận đƣợc tiền lãi cổ phần nhƣng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng thêm của ngân hàng. Vấn đề cơ bản là ban quản trị phải đƣa ra quyết định xem cần giữ lại bao nhiêu thu nhập để phục vụ cho việc kinh doanh và bao nhiêu thu nhập cho việc chia cổ tức. Tỷ lệ thu nhập giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi nếu tỉ lệ thu nhập giữ lại quá thấp, tức là các cổ tức đƣợc chi trả cao, sẽ dẫn tới sự tăng trƣởng về vốn chủ sở hữu chậm, có thể ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, tăng rủi ro phá sản và chậm khả năng mở rộng của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu tỉ lệ thu nhập giữ lại quá cao, tức là cổ tức đƣợc chi trả thấp, sẽ làm tốc độ tăng trƣởng về vốn chủ sở hữu nhanh hơn, nhƣng sẽ làm giảm bớt thu nhập của các cổ đông và làm giảm đi giá trị thị trƣờng của cổ phiếu ngân hàng.Vì vậy chính sách cổ tức tối ƣu là chính sách giúp ngân hàng tối đa hóa giá trị đầu tƣ của cổ đông. Ngân hàng có thể mở rộng số lƣợng cổ đông của mình khi thu nhập trên mỗi cổ phần của cổ đông lớn hơn hoặc bằng thu nhập từ các hoạt động có độ rủi ro tƣơng đƣơng. Đối với ban quản trị của ngân hàng, việc duy trì một mức cổ tức ổn định là rất quan trọng, điều đó làm tăng niềm tin của nhà đầu tƣ vào hoạt động của ngân hàng và thu hút thêm các nhà đầu tƣ mới, làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Lấy ví dụ nhƣ ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB), phần lợi nhuận giữ lại luôn giữ mức cao trong tổng vốn chủ qua các năm 2006-2007: 22,14% (2006); 22,94% (2007); nhƣng giai đoạn năm 2008 trở đi thì nguồn vốn này giảm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, xuống còn 8,98% năm 2008; 6,607% quý 1/2009. Nhƣng nhìn lại giai đoạn này có thể thấy nổi lên trào lƣu “đối tác chiến lƣợc”, bắt đầu từ năm 2004. Sacombank và ACB là những ngân hàng đầu tiên mở màn cho trào lƣu đối tác chiến lƣợc khi đầu năm 2004, họ bán cổ phần cho ngân hàng nƣớc ngoài và ký kết những hợp đồng hợp tác - đầu tƣ trị giá hàng chục triệu đô la Mỹ. Sau đấy các ngân hàng khác tiếp bƣớc. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), khi đó vừa “thay máu” cổ đông và dàn lãnh đạo, đã nhanh chóng ký hợp đồng chiến lƣợc với hai “nhân vật khổng lồ” của ngành tài chính là Vietcombank và BIDV. Sự đi lên nào cũng phải từ tự thân là chính, nhƣng sự đỡ đầu của Vietcombank và BIDV đã góp phần giúp SCB phục hồi nhanh hơn dự kiến. Năm 2008, SCB nằm trong top 10 ngân hàng cổ phần hàng đầu của cả nƣớc. Thực ra đằng sau mấy từ “đối tác chiến lƣợc” có rất nhiều việc để làm, nếu những cuộc bắt tay đƣợc chuẩn bị công phu, bài bản và định hƣớng hợp tác lâu dài… Bên cạnh nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận không chia, ngân hàng có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách huy động vốn từ bên ngoài nhƣ phát hành thêm cổ phiếu thƣờng, cổ phiếu ƣu đãi, bán tài sản, cho thuê tài sản cố định, phát hành tín phiếu vốn và chuyển đổi chứng khoán nợ thành vốn cổ phần. *** Phát hành cổ phiếu là tốn kém nhất và tạo ra rủi ro thu nhập cho các cổ động, tuy nhiên đây lại đƣợc coi là hoạt động tài trợ dài hạn cho ngân hàng. Cổ phiếu thƣờng là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có nhiều ƣu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lƣu thông trên thị trƣờng chứng khoán, đặc biệt là với các ngân hàng thì việc phát hành cổ phiếu càng thuận lợi do cổ phiếu của chúng luôn đƣợc săn đón trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu mới sẽ làm “loãng” đi quyền sở hữu của các cổ đông hiện tại với ngân hàng và sẽ làm giảm giá trị của cổ tức cho mỗi cổ đông nếu nhƣ thu nhập từ nguồn vốn bổ sung không đủ để bù đắp chi phí phát hành. Vì vậy, các NHTM thƣờng huy động thêm vốn tự có của ngân hàng từ chính nguồn lợi nhuận giữ lại hoặc thặng dƣ vốn này. Từ ngày 31.5.2007, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận đƣợc chia năm 2006 và từ thặng dƣ vốn cổ phần. Tuy nhiên, thị trƣờng vẫn chƣa mặn mà với cổ phiếu phát hành lần (IPO) đầu cũng nhƣ phát hành thêm đang khiến các công ty gặp khó khăn trong huy động vốn và họ đành cầu viện "ngƣời nhà". Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, trong số khoảng 30 công ty đăng ký phát hành cổ phiếu tăng vốn từ đầu năm tới nay, đã có 10 công ty chính thức xin tạm ngƣng kế hoạch này. 2.2.2. Các quỹ trong VCSH Giá trị của các loại quỹ thƣờng chiếm khoảng 15% vốn chủ sở hữu lớn hơn khoản mục lợi nhuận chƣa chia. Nguyên nhân là để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng an toàn trƣớc những rủi ro khi cho khách hàng vay vốn, khi tham gia đầu tƣ chứng khoán, các dự án đầu tƣ dài hạn, sự thay đổi của các chính sách tỷ giá… 2.2.2.1. Các quỹ dự trữ Ngân hàng lập và duy trì các quỹ theo Nghị định 146/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2005 áp dụng cho các tổ chức tín dụng 100% vốn Nhà nƣớc và theo Công văn 1921/NHNN-TCCB ngày 23/3/2009 về việc trích lập quỹ khen thƣởng phúc lợi. Các quỹ dự trữ này đƣợc sử dụng cho các mục đích cụ thể và đƣợc trích từ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng dựa trên các tỷ lệ qui định theo trình tự sau: i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm, tối đa không vƣợt quá vốn điều lệ của Ngân hàng; ii) Quỹ dự phòng tài chính: 10% lợi nhuận sau thuế, tối đa không vƣợt quá 25% ốn điều lệ của Ngân hàng; iii) Quỹ khen thƣởng phúc lợi: đối với Ngân hàng là 25% quỹ tiền lƣơng thƣc̣ iêṇ 7 tháng cuối năm 2008 theo Công văn số 1912 iv) Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trích lập các quỹ nói trên đƣợc trích ập vào quỹ đầu tƣ phát triển. Tỷ lệ phân phối vào quỹ này do Ngân hàng quyết định. 2.2.2.2. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với NH, gây tổn thất cho NH, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho NH. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM nhƣ: - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu - Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất - Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao - Nợ không có tài sản đảm bảo Từ những chỉ tiêu trên mà ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của mình cho phù hợp.Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tƣơng ứng với các loại nợ các bạn có thể tìm đọc tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22.4.2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trong đó yêu cầu trích lập hai khoản dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Theo Quyết định (QĐ) 493, nợ của các NHTM đƣợc chia thành 5 nhóm, với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu, còn nợ nhóm 1 - nợ thông thƣờng - trích dự phòng 0%, và nợ nhóm 2 - cần chú ý - trích dự phòng 5%. Một bƣớc tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bƣớc đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2- 5%, một tỷ lệ chấp nhận đƣợc (tƣơng tự nhƣ tỷ lệ nợ xấu trƣớc khi có QĐ). Trong cơ cấu các quỹ dự phòng thì tùy từng ngân hàng sẽ có tỷ trọng khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, thông thƣờng từ 30% đến 70%. Đây là con số không hề nhỏ chứng tỏ tỷ trọng lớn nhất của quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong cơ cấu các loại quỹ. Ví dụ ACB là khoảng hơn 30% (2008), BIDV là khoảng hơn 70% (2008) *** Đọc thêm: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong NHTM - Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trƣờng đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh đƣợc những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Tình trạng nợ xấu ở các NHTM là vấn đề đang và sẽ trở nên nóng bỏng. Nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thƣờng là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Nếu các khoản nợ xấu không đƣợc đánh giá đúng mức một cách hệ thống, dự phòng tổn thất khoản vay sẽ không đủ, thu nhập ròng và vốn của ngân hàng sẽ không phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của ngân hàng. Hiện nay có nhiều tổng giám đốc ngân hàng cũng không nắm đƣợc con số chính xác về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mình bởi thế cho nên tình trạng không thể kiểm soát đƣợc nợ xấu và cải thiện nó là điều không thể tránh khỏi. Các số liệu đƣợc nhiều ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh địa phƣơng đồng loạt công bố gần đây cũng cho thấy, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên nhiều địa bàn tăng cao hoặc có xu hƣớng tăng. Khi nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng dẫn tới việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cũng đòi hỏi phải tăng và điều đó dẫn đến mức lợi nhuận thực hiện bị giảm sút đáng kể. - Cú sốc về tỷ giá hối đoái: Cơ chế tỷ giá hối đoái và sự can thiệp quá sâu của chính phủ trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng là những tác nhân gây ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong vòng 4 - 5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Khi lạm phát cao nhƣ vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thƣơng mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng nhiều, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỷ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn.Cơ chế tỷ giá hối đoái có thể ảnh hƣởng tới các hoạt động đầu cơ, trong khi đó giá trị thực của tài sản ngân hàng đã bị suy yếu đƣợc điều chỉnh lên - xuống và nhiều khả năng ngân hàng trung ƣơng phải thực hiện vai trò là ngƣời cho vay cuối cùng đối với ngân hàng mất khả năng thanh khoản nhƣng chƣa mất khả năng thanh toán. Việc tăng đột ngột tỷ giá hối đoái là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng ngân hàng 1998 tại các nƣớc Đông Á. - Đối mặt với chu kỳ lãi suất tăng. Chu kỳ lãi suất tăng làm tăng khả năng sinh lời cao đã bắt đầu nhƣng trong những năm qua dần chững lại và sẽ kết thúc, nhất là với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là rủi ro về lãi suất sẽ rất lớn và các rủi ro sáp nhập, mua lại, đầu tƣ chứng khoán trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng lên. Và có thể dự báo rằng xu hƣớng lãi suất tăng còn có thể kéo dài trong một vài năm. Vấn đề tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trƣờng sẽ làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và ngƣời kinh doanh, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, tác động tăng giá trên thị trƣờng xã hội, điều đó đi ngƣợc lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất đầu vào của NHTM, tức lãi suất huy động vốn tăng cao, cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu NHNN, nhƣng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Thêm vào đó tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn đã làm cho lợi nhuận của NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hƣởng đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, uy tín của NHTM. - Yếu kém về chế độ kế toán, cơ chế công khai thông tin và khuôn khổ pháp lý hệ thống kế toán, cơ chế công khai thông tin gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện kỷ cƣơng thị trƣờng và thực thi hoạt động giám sát hiệu quả sẽ gây ra ảnh hƣởng bất lợi đến hoạt động cũng nhƣ gây tổn hại lợi nhuận của ngân hàng. Cơ sở pháp lý cùng với thẩm quyền theo luật định của thanh tra ngân hàng cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nếu hệ thống pháp lý không tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra và ngân hàng có nhiều thời gian để nắm đƣợc rõ hoặc chuyển tài sản thế chấp của những khoản vay không trả nợ đúng hạn cho ngƣời vay thế chấp hoặc công ty hoặc cá nhân bị phá sản gây ra tổn thất tín dụng và chi phí khoản vay sẽ cao bất thƣờng. - Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích hạn chế hoạt động rủi ro đối với các ngân hàng, chủ sở hữu ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng và ngƣời gửi tiền cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức cũng gián tiếp góp phần gây ra khủng hoảng ngân hàng hoặc làm trầm trọng hơn các cuộc khủng hoảng ngân hàng. - Quy luật chọn lọc trong quá trình hội nhập, tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích. Tuy nhiên quá trình này lại tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt và điều đó khiến hầu hết các khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trƣờng. Đó là lý do mà các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nƣớc ngoài thu hút nhiều hơn . Ngân hàng ACB Kỳ báo cáo Dữ liệu hàng năm Đơn vị: Triệu VNĐ Vốn cổ phần 481,138 948,316 1,100,047 2,630,060 Thặng dƣ vốn Các quỹ dự trữ 197,845 138,973 187,727 2,192,037 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 119,167 14,869 24,767 1,787,779 Quỹ dự phòng tài chính 62,678 90,541 137,140 303,880 Quỹ khác 16,000 33,563 25,820 100,378 Lợi nhuận giữ lại 31,015 195,917 366,213 1,435,752 Chênh lệch do đ.giá lại các GD phát sinh Tổng vốn và các quỹ 709,998 1,283,206 1,653,987 6,257,849 Lợi ích của cổ động thiểu số 42,528 Tổng cộng nguồn vốn 15,419,534 24,272,864 44,650,194 85,391,681 2.2.2.3. Quỹ dự phòng giảm giá chứng khoán Gồm có dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tƣ. Khoản mục này chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn,nguyên nhân là do tính chất rủi ro của việc đầu tƣ chứng khoán đặc biệt là chứng khoán đầu tƣ dài hạn với số vốn lớn hay là nhà đầu tƣ chiến lƣợc và khoản dự phòng đối với giảm giá chứng khoán đầu tƣ nhỏ hơn rất nhiều so với khoản vốn bỏ ra. Đối với chứng khoán kinh doanh thì khoản này khá lớn vì độ rủi ro cao hơn, thƣờng chiếm khoảng 15% đến 30% tổng các loại quỹ. 2.2.2.4. Quỹ dự phòng giảm giá đầu tƣ dài hạn Đây cũng là khoản mục bắt buộc phải có đối với ngân hàng khi đầu tƣ dài hạn vào các dự án để phòng tránh rủi ro. Tùy vào việc thẩm định dự án đầu tƣ mà ngân hàng đƣa ra quyết định về lƣợng dự trữ. Ví dụ: ACB: 12.2% tổng giá trị đầu tƣ dài hạn năm 2008 BIDV: 20.23% tổng giá trị đầu tƣ dài hạn năm 2008 2.2.2.5. Các loại quỹ khác - Quỹ dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác: chiếm giá trị không lớn khoảng 8% đến 10% - Quỹ phúc lợi xã hội 2.2.3. Thặng dư vốn cổ phần (chỉ có ở các NHTM cổ phần) Thặng dƣ vốn cổ phần là khoảng chênh lệch tăng, giảm giữa giá phát hành cổ phiếu so voi mệnh giá cổ phiếu và chênh lệch tăng giảm giữa giá mua lại so với giá tái phát hành cổ phiếu quỹ. Nhằm thắt chặt việc sử dụng thặng dƣ vốn cổ phần,nhà nƣớc ra quy định: theo thong báo của ủy ban chứng khoán nhà nƣớc gửi đến các công ty đại chúng ký ngày 11- 4- 2007 và thông tƣ 18/2007 của Bộ Tài Chính ngày 13-3-2007,với phần thặng dƣ vốn do phát hành cổ phiếu để thực hiện dự án đầu tƣ thì công ty chỉ đƣợc sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dƣ án đã hoàn thành và đƣa vào khai thác sử dụng. Trƣờng hợp thặng dƣ vốn do chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu phát hành them thì công ty chỉ đƣợc sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành. Quy định này giúp bảo vệ nguồn thặng dƣ vốn, nhằm vào mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Từ khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời và nhất là khi Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, công ty cổ phần hóa thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. Ví dụ nhƣ ngân hàng Vietcombank tiến hành cổ phần hóa với số vốn điều lệ 15.000 tỉ đồng, trong đó Nhà nƣớc nắm giữ 70% và các cổ đông khác nắm 30% thông qua việc phát hành thêm 4.500 tỉ đồng mệnh giá cổ phần. Nếu chỉ tính giá cổ phần Vietcombank chừng năm chấm (50.000 đồng/cổ phần) thì khoản thu về là 22.500 tỉ đồng, một con số khổng lồ. Vậy phải chia nhƣ thế nào? Theo nghị định 109, phần thặng dƣ vốn (nếu có) đƣợc để lại cho công ty cổ phần theo tỉ lệ tƣơng ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ. Điều này có nghĩa nếu thu về đƣợc 22.500 tỉ đồng, trừ đi 4.500 tỉ đồng mệnh giá phát hành thêm để lại cho Vietcombank, số còn lại (18.000 tỉ đồng) sẽ đƣợc chia theo tỉ lệ 70:30. Nhà nƣớc thu về 12.600 tỉ đồng, Vietcombank giữ lại 5.400 tỉ đồng. Nhƣ vậy theo phép tính này thì thặng dƣ vốn của ngân hàng vietcombank tăng lên 5.400 tỷ đồng. Thế nhƣng, chuyện cổ phần hóa Vietcombank lại không đơn giản nhƣ phép tính này để nhà đầu tƣ cân nhắc đƣa ra giá mua của họ. Bởi vì việc quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa Vietcombank không bị điều chỉnh bởi nghị định 109 mà theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, mà tỉ lệ chia cụ thể cũng chỉ đƣợc quyết định sau khi Vietcombank hoàn thành cổ phần hóa. Nhƣ vậy, nhà đầu tƣ sẽ không có cơ sở nào để đoán đƣợc số tiền Vietcombank đƣợc phép giữ lại mà đƣa ra giá chào mua. Đây cũng chính là vấn đề nóng đang đƣợc quan tâm nhiều trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp: đó là tiền thặng dƣ sau cổ phần thuộc về ai??? Sau đây là bảng các chỉ số cơ bản của ngân hàng Vietcombank trong mấy năm gần đây: Ngân hàng Vietcombank Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 120.006 136.456 167.128 197.363 221.95 Nguồn vốn chủ sở hữu 7.181 8.416 11.228 13.528 13.79 Tổng dƣ nợ tín dụng/ tổng tài sản 41.83% 43.67% 39,68% 48,34% 48,90% Nợ xấu/tổng dƣ nợ tín dụng 2.80% 3.65% 2,66% 2,66% 4,61% Thu nhập lãi thuần 1.897 3.31 3.817 4.005 6.624 Thu nhập ngoài lãi thuần 947 975 1.472 2.109 2.366 Tổng thu nhập hoạt đông kih doanh 2.844 4.285 5.289 6.114 8.99 Tổng chi phí hoạt động -833 -967 -1.291 -1.628 -2.694 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc Trích dự phòng rủi ro tín dụng 1.961 3.318 3.998 4.486 6.296 Chi phí dự phòng rủi ro -463 -1.559 -121 -1.337 -2.971 Lợi nhuận trƣớc thuế 1.499 1.76 3.877 3.149 3.324 Lợi nhuận trƣớc thuế -395 -467 -1.016 -759 -788 Lợi nhuận sau thuế 1.104 1.293 2.816 2.39 2.536 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu, ROAE (%) 13.13% 15.35% 21.12% 21,20% 18,03% Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản, ROAA (%) 0.79% 0.93% 1.37% 1,44% 1,17% Hệ số an toàn vốn CAR (%) 7.00% 9.57% 12.60% 9,2% 8,9% Số lƣợng chi nhánh 67 72 59 59 61 Tổng số nhân viên 5.89 6.7 7.277 9.19 9.212 Cổ phiếu phổ thông (triệu cổ phiếu) 1.21 Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 12% 2.2.4. Vốn khác * Các ngân hàng có thể bán hoặc cho thuê một phần tài sản của mình nhƣ đất đai, nhà cửa... để tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, các ngân hàng có thể bán tất cả hoặc một phần văn phòng của mình và thuê lại từ ngƣời chủ mới. Thông qua việc làm nhƣ vậy, ngân hàng có trong tay một lƣợng tiền mặt lớn để phục vụ cho nhu cầu về vốn của mình. Đã có rất nhiều ngân hàng bán tài sản của mình để cải thiện tỉ số vốn/tài sản. Ngân hàng cũng đồng thời hạn chế sự tăng trƣởng của tài sản rủi ro, tăng cƣờng đầu tƣ vào chứng khoán chính phủ và các công cụ tài chính có mức rủi ro thấp khác để làm giảm quy mô tài sản theo tỉ lệ rủi ro. Đến 31/3/2008, dƣ nợ tín dụng (bao gồm dƣ TTUT, leasing) đạt 135.613 tỷ, tăng 7,9% so với đầu năm, (dự kiến quí 1 tăng 9.5%). Trong đó hoạt động cho thuê tài chính đã có sự tăng trƣởng mạnh. Dƣ nợ tín dụng (không bao gồm dƣ TTUT, leasing) đạt 127.703 tỷ, tăng 8,1%. * Chuyển các chứng khoán nợ thành cổ phiếu: Đã có nhiều ngân hàng xúc tiến việc chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phiếu, với việc làm này, ngân hàng đã củng cố vị trí vốn cổ phần và loại ra khỏi các chi phí trả lãi phát sinh từ chúng khoán nợ trong tƣơng lai. Nhƣng hiện nay, cách làm này gần nhƣ không mấy đƣợc sử dụng ở Việt Nam. Do thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta mới ra đời và chƣa phát triển đủ mạnh để thực hiện hết các nghiệp vụ của một thị trƣờng tiền tệ nhƣ các nƣớc phát triển khác trên thế giới. 3. Giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM ở Việt Nam 3.1. Tăng vốn từ nguồn nội bộ Trong nhiều năm, nguồn vốn bổ sung vốn cơ bản là những khoản lợi nhuận không chia sau khi ngân hàng đã tiến hành chia cổ tức. Nguồn vốn phát sinh nội bộ có thuận lợi là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trƣờng vốn và nhờ vậy tránh đƣợc chi phí huy động vốn. Ví dụ: Nếu ngân hàng lựa chọn cách thức bán cổ phiếu, 1 số cổ phiếu mới có thể bị bán cho những cổ đông mới, những ngƣời này sẽ đƣợc chia phần từ thu nhập của ngân hàng trong tƣơng lai và đƣợc tham gia vào việc quyết định các chính sách của ngân hàng. Với chính sách cổ tức, phụ thuộc vào sự tăng trƣởng của thu nhập ròng để đáp ứng nhu cầu vốn, hội đồng quản trị phải đƣa ra quyết định đối với vấn đề ngân hàng cần giữ lại bao nhiêu thu nhập để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ đƣợc chia cho cổ đông (cổ tức). Nhƣ vậy, Ban giám đốc và Hội đồng quản trị phải thống nhất xác định 1 tỷ lệ thu nhập giữ lại (hay lợi nhuận không chia) thích hợp – giá trị phần thu nhập giữ lại/thu nhập sau thuế và xác định tỷ lệ chi trả cổ tức - tổng giá trị cổ tức/thu nhập sau thuế. Tỷ lệ thu nhập giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hội đồng quản trị ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp (tức là tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao) sẽ dẫn tới sự tăng trƣởng về vốn từ nguồn nội bộ chậm. Điều này có thể làm tăng rủi ro phá sản của ngân hàng và làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời. Một tỷ lệ thu nhập giữ lại quá cao (tỷ lệ chi trả cổ tức quá thấp) sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và điều này có thể làm giảm giá trị thị trƣờng của cổ phiếu ngân hàng. Chính sách cổ tức tối ƣu đối với 1 ngân hàng là chính sách giúp ngân hàng tối đa hoá giá trị đầu tƣ của cổ đông. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng số lƣợng cổ đông khi thu nhập tính trên mỗi cổ phần ít nhất phải bằng thu nhập tạo ra từ những hoạt động đầu tƣ có mức rủi ro tƣơng đƣơng. Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: 1 nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng trong việc xác định tỷ lệ thu nhập giữ lại và tỷ lệ chi trả cổ tức là ngân hàng có thể cho phép tài sản của nó (đặc biệt là các khoản cho vay) tăng trƣởng nhƣ thế nào với điều kiện là không làm giảm sút quá mức tỷ số vốn/tài sản. Nói cách khác thu nhập của ngân hàng phải tăng với tốc độ nào để không làm suy yếu tỷ số vốn/tài sản nếu nhƣ ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức nhƣ trƣớc. 3.2. Tăng vốn từ nguồn bên ngoài Nếu ngân hàng có nhu cầu tăng vốn từ các nguồn bên ngoài, có thể lựa chọn các cách sau : - bán cổ phiếu thƣờng - bán cổ phiếu ƣu đãi - phát hành tín phiếu vốn - bán tài sản - cho thuê tài sản cố định - chuyển đổi chứng khoản nợ thành vốn cổ phần Sự lựa chọn của ngân hàng phụ thuộc vào ảnh hƣởng của mỗi phƣơng thức đối với thu nhập cho cổ đông, thông thƣờng đo bằng thu nhập trên mỗi cổ phần EPS (Earnings per share). Những yếu tố quan trọng khác cần đƣợc xem xét tới là tình trạng rủi ro của ngân hàng, tác động đối với quyền kiểm soát ngân hàng của cổ đông hiện tại, tình trạng của thị trƣờng đối với các tài sản và chứng khoán đƣợc bán và các quy định hiện hành. 3.2.1. Phát hành cổ phiếu thường Việc bán các cổ phiếu nhìn chung là phƣơng thức huy động nguồn vốn từ bên ngoài tốn kém nhất (trên phƣơng diện chi phí giao dịch) và tạo ra rủi ro thu nhập cao hơn đối với các cổ đông so với việc năm giữ chứng khoán. Nếu nhƣ các cổ đông hiện tại không có khả năng mua toàn bộ cổ phiếu mới phát hành thì việc phát hành cổ phiếu mới có thể làm “loãng” quyền sở hữu ngân hàng. Hơn nữa, thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng giảm xuống nếu nhƣ thu nhập từ nguồn vốn bổ sung không bù đắp đƣợc chi phí phát hành. Phát hành cổ phiếu cũng làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ngân hàng có thể tận dụng. Thuận lợi của phƣơng thức này là quy mô vốn tăng lên sẽ tăng cƣờng khả năng vay nợ trong tƣơng lai của ngân hàng. 3.2.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ƣu đãi cũng giống nhƣ cổ phiếu thƣờng, nhìn chung chúng là những nguồn vốn mang chi phí cao nhất đối với ngân hàng. Bởi vì ngƣời nắm giữ cổ phiếu ƣu đãi có quyền đối với thu nhập trƣớc những ngƣời nắm giữ cổ phiếu thƣờng cho nên cổ tức dành cho những cổ đông sở hữu cổ phiếu thƣờng có thể sẽ giảm đi sau khi cổ phiếu ƣu đãi đƣợc phát hành. Tuy nhiên, cổ phiếu ƣu đãi có thuận lợi hơn so với các khoản nợ ở chỗ cổ phiếu ƣu đãi có tính linh hoạt cao (vì cổ tức không cần phải trả ngay) và thêm vào đó là nó tăng cƣờng năng lực vay nợ trong tƣơng lại của ngân hàng. 3.2.3. Phát hành giấy nợ thứ cấp Sử dụng phƣơng pháp này sẽ nâng cao đòn bẩy tài chính, tăng thu nhập cho mỗi cổ phần nếu nhƣ thu nhập từ số vốn vay vƣợt qua chi phí huy động vốn (ở đây chủ yếu là chi phí trả lãi). Hơn nữa, chi phí trả lãi trên các chứng khoán nợ này đƣợc khấu trừ thuế. Tuy nhiên, các khoản nợ thứ cấp lại làm tăng thêm rủi ro đối với thu nhập và rủi ro phá sản của ngân hàng, chúng có thể gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc bán cổ phiếu sau này. 3.2.4. Bán tài sản và thuê lại Các ngân hàng cũng có khi bán lại tất cả hoặc 1 phần phƣơng tiện văn phòng của mình và thuê lại từ ngƣời chủ mới để phục vụ cho các hoạt động của nó. Với những giao dịch nhƣ vậy, ngân hàng thƣờng thu về những dòng tiền mặt lớn (có thể đƣợc tái đầu tƣ với lãi suất hiện tại) và củng cố sức mạnh về vốn. Thành công lớn nhất của những giao dịch bán – thuê lại này xảy ra khi lạm phát và tăng trƣởng kinh tế đạt mức cao vì nó làm tăng giá trị thị trƣờng của tài sản so với giá trị sổ sách đƣợc ghi nhận trong các báo cáo tài chính. 3.2.5. Chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng (đặc biệt là các công ty sở hữu ngân hàng) đã xúc tiến hoạt động chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. Ví dụ: xét 1 ngân hàng có 2 triệu $ các khoản nợ thứ cấp trong bảng CĐKT với chi phí trả lãi 8%. Theo thông lệ những chứng khoán này sẽ đƣợc ghi nhận trong bảng CĐKT theo giá trị ban đầu (2 triệu $). Nếu lãi suất thị trƣờng hiện tại là 10% thì giá trị thị trƣờng của những khoán này sẽ chỉ là 1 triệu $. Bằng cách bán 1 triệu cổ phiếu mới và mua lại những chứng khoán nợ trên thị trƣờng, ngân hàng có thể loại bỏ khoản nợ 2 triệu $ khỏi bảng CĐKT. Từ quan điểm của các nhà chức trách, ngân hàng đã củng cố vị trí vốn cổ phần và tránh khỏi các chi phí trả lãi phát sinh từ những khoản nợ trong tƣơng lai. Hơn nữa, để thanh toán các chứng khoán nợ ngân hàng phải lập ra các quỹ chìm và định kì trích tiền vào các quỹ này. Việc trích tiền nhƣ vậy trong tƣơng lai sẽ không còn cần thiết nếu nhƣ ngân hàng thực hiện chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. *** Lựa chọn phương án tốt nhất để tăng vốn từ nguồn bên ngoài Việc lựa chọn 1 phƣơng án đáp ứng nhu cầu tăng vốn từ nguồn bên ngoài cần đƣợc thực hiện dựa trên những phân tích tài chính đối với từng phƣơng thức, kết hợp với việc đánh giá ảnh hƣởng của chúng tới thu nhập trên vốn cổ phần. Ví dụ: 1 ngân hàng đang có nhu cầu tăng vốn 20 triệu $ từ bên ngoài. Ngân hàng này hiện nay có 8 triệu cổ phiếu thƣờng với mệnh giá 4$/1 cổ phiếu, có tổng tài sản là 1 tỷ $, có 60 triệu $ vốn CSH. Nếu ngân hàng có thể tạo ra tổng thu nhập khoảng 100 triệu $ và toàn bộ chi phí hoạt động của nó không quá 80 triệu $ thì nhƣ vậy nó sẽ có khoảng 13 triệu $ thu nhập sau thuế. Nếu hội đồng quản trị đồng ý đáp ứng nhu cầu 20 triệu $ vốn bằng cách phát hành 2 triệu cổ phiếu mới, giá 10$/cổ phiếu thì nhƣ vậy mỗi cổ đông sở hữu số cổ phiếu thƣờng sẽ nhận đƣợc 1,3$ tiền lãi trên mỗi cổ phần . Những phƣơng pháp tạo thêm vốn từ bên ngoài cho ngân hàng Thu nhập và chi phí Cổ phiếu thƣờng 10$/cổ phiếu Cổ phiếu ƣu đãi 20$/cổ phiếu Tín phiếu vốn. Lãi suất coupon 10% Thu nhập ƣớc tính 100 triệu$ 100 triệu$ 100 triệu$ Chi phí hoạt động ƣớc tính 80 80 80 Thu nhập ròng 20 20 20 Chi phí trả lãi cho chứng khoán nợ - - 2 Thu nhập trƣớc thuế ƣớc tính 20 20 18 Thuế thu nhập 25% 5 5 4.5 Thu nhập sau thuế 15 15 13.5 Thu nhập ròng đối với cổ đông sở hữu cổ phiếu thƣờng 15 triệu$ 11.4 triệu$ 11.7 triệu$ Thu nhập mỗi cổ phần 1.3$ (10 triệu cổ phần thƣờng) 1.43$ (8 triệu cổ phần thƣờng) 1.46$ Nếu nhƣ mục tiêu của ngân hàng là tối đa hoá thu nhập trên mỗi cổ phần thì việc phát hành cổ phiếu thƣờng có phải là lựa chọn tốt nhất đối với ngân hàng hay không? Câu trả lời là không. Ví dụ : Hội đồng quản trị thấy rằng nó có thể phát hành cổ phiếu ƣu đãi tỷ lệ lãi cổ phần 8% và giá là 20$/cổ phiếu. Nhƣ vậy, hàng năm ngân hàng sẽ mất 1,6 triệu$ (20triệu x 8%) từ lợi nhuận ròng để chia cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu ƣu đãi. Nhƣng nó vẫn còn 11,6 triệu$ cho những cổ đông nắm giữ 8 triệu$ cổ phiếu thƣờng, và do đó tỷ lệ cổ tức sẽ là 1,45$ mỗi cổ phiếu thƣờng. Vậy cách phát hành cổ phiếu ƣu đãi sẽ tạo thêm cho mỗi cổ đông nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng 0,13$ cổ tức so với việc phát hành thêm cổ phiếu thƣờng. Hội đồng quản trị cũng thấy rằng ngân hàng có thể phát hành 20 triệu$ tín phiếu vốn với lãi suất coupon là 10%. Mặc dù hàng năm ngân hàng phải thanh toán 2 triệu$ tiền lãi cho loại chứng khoán này, ngân hàng vẫn còn lại đƣợc hơn 13 triệu$ thu nhập sau khi trừ tất cả các chi phí (kể cả thuế). Khi phân bố phần thu nhập còn lại cho 8 triệu cổ phiếu thì thu nhập mỗi cổ phiếu sẽ là 1,49$. Rõ ràng, phƣơng án lựa chọn tốt nhất để tăng vốn ngân hàng trong trƣờng hợp này là phát hành tín phiếu vốn. Hơn nữa, các chứng khoán này không kèm theo quyền bỏ phiếu, do vậy các cổ đông hiện tại vẫn duy trì đƣợc quyền quản lý đối với ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại.pdf
Tài liệu liên quan