Vô tuyến thông minh: Giải pháp công nghệsử dụng hiệu quảtần sốvô tuyến (Phần 2)
Để có thể tận dụng được những hố phổ rỗi như hình 1, một phương pháp quan trọng được áp dụng trong mạng vô tuyến thông minh, đó là phương pháp truy cập phổ tần động. Phương pháp này cho phép các thiết bị vô tuyến thông minh thực hiện thông tin một cách thông minh theo độ khả dụng của phổ tần.
18 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vô tuyến thông minh: Giải pháp công nghệsử dụng hiệu quảtần sốvô tuyến (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vô tuyến thông minh: Giải pháp công nghệ sử
dụng hiệu quả tần số vô tuyến (Phần 2)
Nguồn: khonggianit.vn
IV. Truy cập phổ tần động trong mạng vô tuyến thông minh
>> Vô tuyến thông minh: Giải pháp công nghệ sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến
(Phần 1)
Để có thể tận dụng được những hố phổ rỗi như hình 1, một phương pháp quan
trọng được áp dụng trong mạng vô tuyến thông minh, đó là phương pháp truy cập
phổ tần động. Phương pháp này cho phép các thiết bị vô tuyến thông minh thực
hiện thông tin một cách thông minh theo độ khả dụng của phổ tần.
Truy cập phổ tần động, được thể hiện ở khối lựa chọn tần số động DFS như trên
hình 2. Sự kết hợp của truy cập phổ tần động với khối IPD cho phép thiết bị vô
tuyến không được cấp phép truy cập vào băng tần được cấp phép trong một
khoảng thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến quyền truy cập mạng của thiết bị
có quyền ưu tiên cao hơn.
Việc chia sẻ phổ tần giữa các hệ thống vô tuyến khác nhau thực chất là việc chia
sẻ việc sử dụng các dải tần số giữa các mạng truy nhập vô tuyến khác nhau mà
thôi. Vì trong các hệ thống, tài nguyên vô tuyến chủ yếu được các mạng truy nhập
sử dụng để truyền dẫn tín hiệu từ mạng đến khách hàng. Cơ chế hoạt động của
phân bổ tần số động giữa các mạng truy nhập như sau: Sử dụng các khoảng tần số
liền kề để cấp phát cho các mạng truy nhập vô tuyến khác nhau. Các khoảng tần số
ấn định cho mỗi hệ thống được phân cách bằng một băng tần bảo vệ, việc làm này
cũng giống với cơ chế phân bổ tần số cố định hiện nay. Tuy nhiên, ở cơ chế phân
bổ tài nguyên này bề rộng phổ gán cho mỗi một mạng truy nhập vô tuyến được
thay đổi tùy theo thay đổi của yêu cầu phổ tần của từng mạng theo thời gian và
không gian như Hình 6.
Hình 6
Cơ chế phân bổ phổ tần liền kề động này có ưu điểm là việc quản lý và phân bổ tài
nguyên phổ tần đơn giản; trong khi vẫn có được những ưu điểm như đối với
phương pháp phân bổ tần cố định, như kiểm soát được nhiễu từ các mạng truy
nhập vô tuyến khác chỉ cần dùng một băng tần bảo vệ. Hơn thế nữa, cơ chế này tối
thiểu hóa việc hợp tác quản lý giữa hai mạng truy nhập bởi vì chúng ta chỉ cần xác
định được vị trí của dải tần bảo vệ giữa hai băng tần ấn định liền kề. Tuy nhiên, do
sự đơn giản trong việc quản lý phổ tần của cơ chế nên cũng có những nhược điểm
như: Nếu muốn tăng bằng tần cho một mạng truy nhập vô tuyến thì băng tần của
mạng truy nhập vô tuyến lân cận sẽ bị cắt giảm. Do đó, nếu một mạng truy nhập
vô tuyến có nhu cầu tăng lượng băng tần cấp phép sẽ không được đáp ứng nếu như
mạng truy nhập vô tuyến bên cạnh không thể cắt giảm băng tần của mình được.
Mặc dù còn tồn tại nhược điểm như vậy nhưng phương pháp phân bổ tài nguyên
này vẫn có ý nghĩa trong việc tận dụng các băng tần trống của các hệ thống mạng
truy nhập khách dựa trên quy luật dịch vụ mà không phải sử dụng các thuật toán
điều khiển quá phức tạp.
Hiện nay, phương pháp phân bổ tài nguyên vô tuyến động đang được tập trung
nghiên cứu trong các mạng truy nhập vô tuyến là mạng di động 3G (UMTS) và hệ
thống truyền hình quảng bá số mặt đất DVB-T. Lựa chọn hai loại mạng truy nhập
này để đưa vào nghiên cứu vì hai mạng truy nhập này có cơ chế cung cấp dịch vụ
hoàn toàn khác nhau. Một bên là cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng
(mạng di động) trong khi đó mạng truyền hình quảng bá số mặt đất thì phát quảng
bá tín hiệu đến các khu vực khác nhau. Đối với mạng di động thì nhu cầu về băng
tần chủ yếu tập trung vào giờ làm việc trong khi đó các dịch vụ truyền hình lại chủ
yếu tập trung vào ngoài giờ làm việc. Đặc điểm khác biệt về quy luật dịch vụ này
làm cho vai trò của việc phân bổ phổ tần động ở trên trở nên cấp thiết và quan
trọng hơn. Hơn thế nữa, mạng 3G-UMTS và mạng truyền hình quảng bá vô tuyến
số mặt đất DVB-T có chung bề rộng sóng mang (Với 3G-UMTS là 5 MHz trong
khi đó DVB-T là 8 MHz). Một phân tích về qui luật sử dụng dịch vụ của hai hệ
thống trên, được trình bày ở Hình 7.
Hình 7. Dạng phân bố lưu lượng thay đổi theo thời gian của dịch vụ DVB-T và
UMTS
Phân bổ phổ tần động theo thời gian
Thuật toán phân bố tần số động liền kề theo thời gian sẽ hoạt động theo các chu kỳ
định trước cho từng ngày. Những tính toán về phổ tần yêu cầu bởi mỗi mạng truy
nhập vô tuyến dựa trên những dự đoán về tải hệ thống. Do đó, việc dự đoán tải của
từng mạng truy nhập sẽ là phần tử quan trọng trong thuật toán phân bổ phổ tần
động theo thời gian. Quá trình dự đoán tải gồm hai vấn đề: Lịch sử tải, đó là một
cơ sở dữ liệu về tải trọng của mạng trong thời gian trước đó, và thuật toán dự đoán
theo chuỗi thời gian. Nếu như các sự kiện về tải bất thường sảy ra, yếu tố lịch sử
tải trọng sẽ không thể cung cấp đầy đủ thông tin để thích ứng, do đó sẽ dẫn đến
việc phân bổ phổ tần không hiệu quả và chính xác. Khi đó, dự đoán chuỗi thời
gian sẽ được sử dụng để ước tính tải trọng. Dựa trên dự đoán tải trọng, các mạng
truy nhập vô tuyến sẽ ước tính được số sóng mang sẽ phải đáp ứng cho mạng truy
nhập trong thời gian sắp tới. Các mạng truy nhập vô tuyến sẽ thông báo cho phân
hệ phân bổ tài nguyên vô tuyến động những tần số sóng mang hiện tại nó không
dùng. Và các tần số sóng mang trống này sẽ được gán lại cho các mạng truy nhập
vô tuyến khác nếu chúng có nhu cầu. Lưu ý rằng, một sóng mang vô tuyến nào đó
sẽ được gán cho mạng truy nhập vô tuyến khác nếu như không có cuộc gọi nào
đang được mang đi trên nó. Thuật toán phân bổ tài nguyên sẽ quyết định cách thức
mà các tần số sóng mang còn trống được phân bổ cho các mạng truy nhập vô
tuyến. Để nhiều sóng mang trống đối với một hệ thống phân bổ tài nguyên vô
tuyến động nào đó, các cuộc gọi mới trong mạng truy nhập thường được truyền tải
trên các sóng mang cách xa băng tần bảo vệ nhất giữa hai mạng truy nhập vô
tuyến hoặc chuyển giao các cuộc gọi hiện hành sang các tần số đó nếu có thể. Do
đó, các tần số sóng mang gần với khoảng bảo vệ sẽ được sử dụng để ấn định lại
cho một mạng truy nhập vô tuyến khi cần. Chức năng cơ bản của phân bổ tài
nguyên vô tuyến động theo thời gian được thể hiện ở Hình.8.
Hoạt động của thuật toán phân bổ tài nguyên vô tuyến động theo thời gian dựa trên
đặc tính lưu lượng biến đổi theo thời gian của các mạng truy nhập vô tuyến. Hình
9 minh họa đặc tính lưu lượng của dịnh vụ thoại (mạng UMTS) và dịch vụ video
(DVB-T).
Phân bổ tài nguyên vô tuyến động theo thời gian khi dự đoán tải hoàn hảo
Chúng ta xem xét hoạt động của bộ phân bổ tài nguyên vô tuyến động trong
trường hợp dự đoán tải hoàn hảo, nghĩa là không có sự kiện bất ngờ nào xảy ra
trong đặc tính lưu lượng của các mạng truy nhập vô tuyến. Điều này cũng đồng
nghĩa với lịch sử sẽ không mang lại ước tính tốt cho tải của mạng truy nhập vô
tuyến trong tương lai.
Hình 9 Ảnh hưởng của khoảng truy nhập phổ tần động DSA lên hiệu năng của hệ
thống
Hình 9 thể hiện hoạt động của thuật toán phân bổ tài nguyên động theo thời gian ở
các khoảng thời gian khác nhau giữa các lần ấn định lại phổ tần. Theo đó, độ lợi
của thuật toán phân bổ tài nguyên động sẽ thay đổi khi các khoảng thời gian của
thuật toán phân bổ tài nguyên động tăng lên. Kết quả trên hình 9 thể hiện hai miền
ký hiệu là phân bổ tài nguyên tần số động tin cậy và không tin cậy. Trong khoảng
thời gian dưới 4 giờ thì độ lợi của các mạng truy nhập vô tuyến đều vượt trội so
với độ lợi của phương pháp phân bố tài nguyên cố định. Tuy vậy với khoảng thời
gian của phân bổ tài nguyên vô tuyến động lớn hơn 4 giờ đồng hồ thì độ lợi của tất
các mạng truy nhập vô tuyến đều sụt giảm rất nhanh và thấp hơn với độ lợi của
thuật toán ấn định tài nguyên cố định thông thường. Hiện tượng này có thể lý giải
là do thời gian phân bổ tài nguyên động đã đủ dài để khi đó tải của mạng truy nhập
vô tuyến đã thay đổi do đó việc phân phối tài nguyên phổ tần không còn chính xác
nữa, dẫn đến hiệu quả của thuật toán phân bổ tài nguyên bị giảm.
Hình 10 Ảnh hưởng của tương quan mẫu lưu lượng
Hình 10 cho thấy tăng ích của thuật toán phân bổ tài nguyên động thay đổi theo hệ
số tương quan về đặc tính lưu lượng của các mạng truy nhập vô tuyến. Độ lợi của
thuật toán phân bổ tài nguyên động cao hơn thuật toán phân bổ tài nguyên cố định
khoảng 40% đối với hệ số tương quan âm. Khi hệ số tương quan tăng dần thì độ
lợi của thuật toán phân bổ tài nguyên động sẽ giảm. Khi hệ số tương quan lưu
lượng dịch vụ của các mạng vô tuyến lớn hơn 0.5 lúc này độ lợi của thuật toán
phân bổ tài nguyên cố định sẽ giảm đi và thấp hơn so với thuật toán phân bổ tài
nguyên cố định.
Phân bổ tài nguyên động trong trường hợp dự đoán tải không hoàn hảo
Phần trên đã xem xét kết quả của thuật toán phân bố tài nguyên động trong trường
hợp dự đoán tải mạng truy nhập vô tuyến là hoàn hảo. Tuy nhiên trên thực tế, có
những trường hợp lưu lượng tải của mạng truy nhập khác biệt hoàn toàn với lưu
lượng tải của nó trước đó. Ví dụ, do một sự kiện đặc biệt nào đó mà lưu lượng
cuộc gọi trong mạng UMTS tăng đột biến hoặc nhu cầu truy nhập dịch vụ video sẽ
tăng vọt khi có sự kiện nóng diễn ra. Trong trường hợp như vậy, ba thuật toán dự
đoán khác nhau được sử dụng để thử nghiệm. Thuật toán đơn giản đầu tiên đó là
dựa trên giá trị của tải trong khoảng thời gian trước. Hai thuật toán còn lại sẽ sử
dụng tải ngay trong chu kỳ trước đó và nếu nó nhỏ hơn 5% so với tải lịch sử thì
thuật toán sẽ sử dụng tải lịch sử để ước tính tải trọng. Ngược lại, thuật toán sử
dụng chuỗi thời gian sẽ được sử dụng để ước tính tải trọng trong tương lai. Kết
quả cho thấy, thuật toán sử dụng chuỗi thời gian sẽ cho kết quả tốt hơn như minh
họa trên Hình 11.
Hình 11 Ảnh hưởng của khoảng DSA đến thuật toán dự đoán tải không hoàn hảo
Những yêu cầu đối với thuật toán phân bổ tài nguyên theo thời gian
Những yêu cầu đặt ra đối với phân bổ tài nguyên vô tuyến để đảm bảo việc ấn
định tài nguyên không gây nhiễu lên các mạng truy nhập vô tuyến khác, khi chúng
cùng chia sẻ phổ tần. Sau đây là những yêu cầu cơ bản
Lưu lượng tải thay đổi theo thời gian: Để thuật toán phân bổ tài nguyên vô
tuyến theo thời gian thực sự có hiệu quả về mặt phổ tần, thì thuật toán này phải
được thực hiện trong trường hợp tải của các mạng truy nhập vô tuyến khác nhau sẽ
khác nhau theo thời gian. Những lưu lượng tải này có thể mô hình hóa và sử dụng
để đánh giá hoạt động của thuật toán phân bổ tài nguyên động.
Dự đoán tải: Phân bổ tài nguyên động theo thời gian phải có chức năng phân bổ
phổ tần theo tải được dự đoán cho một thời điểm trong tương lai. Điều này thực sự
cần thiết khi thuật toán phân bổ tài nguyên động không hoạt động trong khoảng
thời gian ngắn. Nếu như việc phân bổ tài nguyên vô tuyến mà hoạt động với chu
kỳ ngắn thì không cần phải dự đoán tải vì tải không thể thay đổi quá nhanh trong
một thời gian ngắn giữa các lần ấn định lại tài nguyên. Tuy vậy, tình huống này có
thể không thực tế. Do đó, tải của các mạng truy nhập vô tuyến phải được dự đoán
ít nhất theo hoạt động của chúng chứ không phải hoàn toàn ngẫu nhiên.
Chu kỳ dự đoán giữa các lần ấn định lại phổ: Để có thể hoạt động hiệu quả,
phương pháp phân bổ tài nguyên theo thời gian cần phải thực hiện ấn định lại phổ
tần đủ nhanh để có thể bắt kịp với những yêu cầu phổ tần của mạng truy nhập vô
tuyến. Tuy nhiên, việc ấn định lại phổ tần nhanh sẽ gây nên những phức tạp cho
mạng về mặt thời gian để một mạng truy nhập vô tuyến cần để thay đổi tần số thu
phát cũng như báo hiệu cho việc thay đổi đó. Ngoài ra khoảng thời gian giữa hai
lần ấn định lại tải phổ tần cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tính
chính xác của các phương pháp dự đoán. Thông thường tính chính xác sẽ tăng nếu
như chu kỳ giữa hai lần ấn định lại kênh giảm.
Đơn vị trao đổi tần số tối thiểu: Tham số này quy định phổ tần tối thiểu cần phải
cắt đi hay thêm vào cho một mạng truy nhập vô tuyến. Nghĩa là, không thể ấn định
bề rộng phổ tần cho một mạng truy nhập một cách ngẫu nhiên.
Rơi cuộc gọi: Trong các thuật toán phân bổ tài nguyên vô tuyến động thì nếu như
một tần số sóng mang nào đó đang được kích hoạt để truyền tải các cuộc gọi thì nó
không được chiếm dụng để ấn định lại cho các mạng vô tuyến khác. Quy định này
để đảm bảo rằng cuộc gọi không bị rơi do việc ấn định lại tần số gây ra. Tuy
nhiên, trong một vài trường hợp thì thuật toán phân bổ tài nguyên sẽ tối ưu nếu
như chúng ta chấp nhận một mức rơi cuộc gọi nào đó. Trong trường hợp này thì
phân bổ tài nguyên vô tuyến động có ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ lệ thỏa mãn của
các mạng truy nhập dùng chung phổ tần do việc yêu cầu các mạng truy nhập vô
tuyến đánh rơi cuộc gọi.
Chuyển giao giữa các tần số: Nếu giả sử rằng các mạng truy nhập vô tuyến cũng
như các user có khả năng chuyển giao tần số trong cùng một dải tần số của hệ
thống đó một cách dễ dàng mà không gây dán đoạn cuộc gọi
Số mạng truy nhập vô tuyến chia sẻ cùng một phổ tần: Một cách tổng quát thì
các thuật toán phân bổ phổ tần động không giới hạn số mạng truy nhập vô tuyến
dùng chung phổ tần.
Thích ứng phân bổ tài nguyên không gian: Có thể để tăng hiệu quả của giải
thuật phân bổ phổ tần theo thời gian thì yếu tố không gian cũng phải được tính đến
để có một thuật toán thích ứng.
Sơ đồ khối chức năng của thuật toán
Các khối chức năng trong thuật toán phân bổ tài nguyên vô tuyến động theo
thời gian gồm có:
Kích hoạt ấn định tài nguyên vô tuyến động: Khối chức năng này có nhiệm vụ
giám sát thời gian kể từ lần ấn định phổ tần động trước đó. Sau đó kích hoạt chức
năng phân bổ tài nguyên động để ấn định lại phổ tần trong các chu kỳ thời gian
trong một ngày. Chức năng kích hoạt này có thể cho phép kích hoạt ấn định tài
nguyên động theo nhu cầu của mạng lưới.
Quản lý lưu lượng sóng mang: Chức năng quản lý sóng mang được thiết kế để
gia tăng lượng sóng mang trống trong các mạng truy nhập vô tuyến. Thuật toán có
thể thực hiện bằng việc khóa việc sử dụng một tần số sóng mang nào đó trong một
mạng truy nhập vô tuyến trước khi nó được ấn định lại. Hoặc đánh giá số cuộc gọi
mà một sóng mang nào đó truyền tải để từ đó xác định liệu hiệu quả sử dụng phổ
tần có tăng lên nếu như cắt bớt một số cuộc gọi sang các tần số sóng mang còn
trống khác. Ngoài ra, khối này còn có nhiệm vụ đảm bảo rằng lưu lượng các cuộc
gọi trên một sóng mang nào đó là tối đa để có thể tiết kiệm được nhiều tần số sóng
mang hơn. Số sóng mang sẽ được tăng thêm nữa nếu hệ thống đủ phức tạp để có
thể thực hiện chuyển giao giữa các mạng truy nhập.
Dự đoán và đo lường tải: Khối chức năng này được xây dựng dựa trên lịch sử tải
và chuỗi thời gian như phân tích ở trên. Nghĩa là, dựa trên cơ sở dữ liệu về tải của
mạng truy nhập trước đó thuật toán dự đoán sẽ ước tính tải trọng trong tương lại
của mạng.
Tính toán yêu cầu sóng mang: Chức năng này dùng để cho các mạng truy nhập
vô tuyến biết được tải dự đoán của chúng để từ đó xác định số sóng mang cần có
cho một mạng truy nhập vô tuyến.
Ấn định sóng mang: Khối chức năng này thực hiện việc ấn định sóng mang cho
các mạng truy nhập vô tuyến.
Phân bổ tài nguyên động theo không gian
Nhu cầu tải của mạng truy nhập vô tuyến không chỉ thay đổi theo thời gian mà nó
còn thay đổi và khác nhau theo từng khu vực. Ví dụ như, dịch vụ phát quảng bá sẽ
có nhu cầu cao ở những nơi vui chơi giải trí dịch vụ điểm đa điểm lại có nhu cầu
cao ở những nơi mà ở đó nhu cầu truyền thông hai chiều được ưu tiên lựa chọn
như các khu kinh doanh buôn bán. Điều đó, cho thấy nhu cầu cấp thiết để có một
thuật toán phân bổ tài nguyên động theo từng khu vực địa lý và phổ tần được phân
bố đều cho các khu vực. Nhu cầu lưu lượng của các mạng vô tuyến khác nhau sẽ
khác nhau theo không gian được minh họa trong Hình 13.
Hình 13 Phân bố phổ tần động theo không gian
Theo đó, phổ tần phân bố cho hai khu vực cạnh nhau là không chồng lấn lên nhau.
Chiến lược phân bổ phổ tần này được cho là hợp lý trong trường hợp quy hoạch
các mạng truy nhập vô tuyến là độc lập (không có sự đo kiểm để tránh nhiễu giữa
các mạng truy nhập vô tuyến khác nhau nếu chúng hoạt động ở cùng dải tần số)
Những yêu cầu đối với thuật toán phân bổ tài nguyên theo không gian :
Mục tiêu của các yêu cầu đối với phân bổ tài nguyên vô tuyến động theo không
gian là để không có nhiễu xảy ra ở biên giữa các khu vực của thuật toán phân bổ
tài nguyên vô tuyến động. Những yêu cầu này phục vụ cho việc phối hợp phân bố
phổ tần giữa các khu vực phân bố phổ tần động bằng việc chèn thêm các khoảng
bảo vệ. Dưới đây là các yêu cầu cơ bản:
Lưu lượng thay đổi theo không gian: Để các thuật toán phân bổ tài nguyên vô
tuyến theo không gian hiệu quả về mặt phổ tần, các mạng truy nhập vô tuyến phải
quan tâm đến đặc tính lưu lượng của mạng theo từng khu vực địa lý khác nhau.
Thuật toán phân bổ phổ tần động theo không gian phải thực hiện mô hình hóa quy
luật lưu lượng theo không gian để thực hiệm việc đánh giá goạt động của phương
pháp thiết kế.
Đơn vị trao đổi tần số tối thiểu: Cũng giống như thuật toán phân bổ tài nguyên
vô tuyến theo thời gian, thuật toán phân bổ theo không gian cũng đưa ra quy định
về bề rộng phổ tối thiểu được thềm vào hoặc cắt bớt giữa các mạng truy nhập vô
tuyến.
Thích ứng phổ theo không gian: Phân bổ phổ tần theo không gian không thể
thay đổi theo sự thay đổi về nhu cầu lưu lượng theo không gian với một sự thay
đổi bất kỳ nào đó về mặt không gian. Phân giải không gian mà ở đó thích ứng
phân bổ phổ tần theo khu vực được thực hiện. Việc phân giải không gian sẽ dẫn
đến một khái niệm về kích thước phân bổ tần số động khu vực, đó là khu vực mà ở
đó nhu cầu về lưu lượng không thay đổi theo không gian.
Mối quan hệ giữa phân bổ tài nguyên khu vực và tế bào của các mạng truy
nhập vô tuyến: Phân bổ tài nguyên vô tuyến khu vực dẫn đến phân bố địa lý các
thiết bị phân bổ tài nguyên trong một mạng truy nhập vô tuyến thực tế. Bởi vì, khi
xem xét tín hiệu báo hiệu phân bổ tài nguyên vô tuyến, dường như chỉ có một
node phân bổ tài nguyên trong một khu vực phân bổ tài nguyên. Khi thích ứng phổ
tần được thực hiện trên hệ thống các máy thu phát trong mạng truy nhập vô tuyến,
chiều tối thiểu của khu vực phân bổ tài nguyên sẽ trùng kích thước của một ô lớn
nhất trong hệ thống vô tuyến.
Dùng chung đánh giá tải lưu lượng giữa các khu vực phân bổ tài vô tuyến
động khác nhau: Giả sử rằng các thuật toán phân bổ tài nguyên vô tuyến động
không gian mà tải của nó được phân bố giữa các phân bổ tài nguyên vô tuyến khu
vực lân cận. Đây là yêu cầu quan trọng đối với cấu trúc của phân bổ tài nguyên
động vì để có thể phối hợp ấn định phổ tần giữa các phân bổ tài nguyên khu vực
lân cận với nhau, mỗi một phân bổ tài nguyên vô tuyến khu vực phải nhận thức
được ít nhất các mức lưu lượng của các ô cạnh mình. Vì vậy, cần phải có tương tác
mạng giữa các node phân bổ tài nguyên khu vực đối với phân bố thông tin tải lưu
lượng chung.
Node phân bổ tài nguyên động thông minh: Yêu cầu này đối với các thuật toán
phân bổ tài nguyên vô tuyến động trong trường hợp khu vực bảo vệ trong mỗi một
phân bổ tài nguyên khu vực để hạn chế việc chèn vào các phổ tần số vô tuyến
không sử dụng. Để thực hiện được điều này, mỗi một node phân bổ tài nguyên
động phải có khả năng thiết lập các phân bổ tần số khác nhau trong cùng một khu
vực phân bổ tài nguyên.
Số mạng truy nhập vô tuyến chia sẻ dùng phổ tần: Phân bổ phổ tần động theo
không gian với mục đích là phát triển các thuật toán ấn định sóng mang sao cho
phổ tần có thể cấp phát cho số lượng bất kỳ các mạng truy nhập vô tuyến.
Sơ đồ khối thuật toán
Thuật toán phân bổ tài nguyên vô tuyến theo không gian có các khối chức năng
chính như sau:
Dự đoán và đánh giá tải: Để đơn giản, những kết quả ban đầu của thuật toán
phân bổ tài nguyên vô tuyến theo không gian có được với giả thiết rằng các phân
bổ tài nguyên có khả năng dự đoán tải một cách hoàn hảo sao cho mỗi mạng truy
nhập vô tuyến được cung cấp một giá trị xác định tải trọng. Giả thuyết này là cần
thiết bởi vì khi nghiên cứu về thuật toán phân bổ không gian chúng ta cố định đại
lượng thời gian do đó rất khó để có thể mô hình hóa mất kỳ một phương pháp dự
đoán tải nào.
Tính toán yêu cầu sóng mang: Chức năng của khối này là từ thông tin có được từ
dự đoán tải trọng của mạng sẽ tính toán số sóng mang cần thiết cho mỗi một mạng
truy nhập. Kết quả đầu ra của khối chức năng này sẽ là đầu vào vủa thuật toán ấn
định không gian ở phần sau.
Thủ tục ấn định sóng mang: Đây là vấn đề hết sức quan trong trong bất cứ một
thuật toán phân bố tài nguyên động nào để ấn định các sóng mang cụ thể cho từng
mạng truy nhập vô tuyến.
Hiện nay, có nhiều các phương pháp truy nhập phổ tần động đã được các nhóm
nghiên cứu khác nhau trên thế giới đề xuất. Tuy nhiên, mỗi phương pháp thường
tập trung vào một ứng dụng cụ thể chứ chưa có một mô hình truy nhập phổ tần
động phù hợp chung cho giải pháp vô tuyến thông minh. Đây vẫn đang là vấn đề
mở cho các nhóm nghiên cứu trên thế giới.
Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) Mỹ đã đề xuất phương pháp truy cập phổ
tần động theo mô hình nhiệt độ nhiễu (Interference Temperature Model - ITM).
Trong mô hình này, thiết bị vô tuyến sẽ đo nhiệt độ nhiễu và xác định giới hạn
nhiệt độ nhiễu trước khi phát. Quan hệ giữa nhiệt độ nhiễu và băng tần, tần số
sóng mang được thể hiện như sau [1]:
T = P (f ,B)/kBI I c (1)
trong đó, TI là nhiệt độ nhiễu ( K), P (.)o I là công suất nhiễu trung bình (W) tại tần
số fc với độ rộng băng tần B (Hz), và k là hằng số Boltzman.
Từ đó thiết bị có thể xác định tham số độ rộng băng tần và mức công suất phát để
đạt được dung lượng mong muốn mà không vi phạm giới hạn nhiệt độ nhiễu.
Trong mạng vô tuyến thông minh, quyền truy nhập vào mạng của thiết bị dựa trên
nhiệt độ nhiễu. Cơ chế này hình thành nên mô hình đa truy nhập theo nhiệt độ
nhiễu ITMA (Interference Temperature Multiple Access) .
Trước khi phát, nút mạng tiến hành đo nhiệt độ nhiễu T ,I là một hàm của băng tần
cần đo như ở (1). Sau đó, giá trị trên sẽ phối hợp cùng với giới hạn nhiệt độ nhiễu
TL, dung lượng cần thiết Creq và tham số phạm vi L (đặc trưng cho đặc tính kênh)
để tính toán độ rộng băng B và tốc độ dữ liệu. Quá trình trên được lặp lại cho đến
khi giá trị B hội tụ như được mô tả ở Hình 15.
Nếu độ rộng băng B cần thiết để truyền thành công gói tin có giá trị nhỏ hơn BmaxB ,
thì gói tin được truyền. Ngược lại, nếu B > BmaxB gói tin không được truyền, thiết bị
vô tuyến có các lựa chọn sau:
- Đợi: Do xuyên nhiễu trong thời gian ngắn nên có thể phải tạm thời dừng truyền
tin.
- Giảm C, giảm tốc độ dữ liệu gói: Tuy nhiên, do yêu cầu của loại hình dịch vụ
mà không thể giảm C xuống dưới mức ngưỡng Cmin.
- Tăng L, giảm phạm vi vô tuyến: Nếu máy thu đích ở xa, hoặc bị fading hoặc bị
che chắn, L không thể tăng vượt quá Lmax.
- C Lmin max và quá hạn đợi, phương pháp cuối là phải dịch toàn mạng
sang một tần số làm việc mới.
Hình 15: Lưu đồ thuật toán cho ITMA
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vô tuyến thông minh.pdf