Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010)

Như vậy, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đến năm 2010, ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tiếp tục tăng qua các năm. Trong tương lai, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như sự ổn định về chính trị của Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta đang đạt được những thành tựu cần phải ghi nhận, cũng như uy tín của Việt Nam đang được tăng thêm. Thêm vào đó hiện nay xu thế toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng thương mại và đầu tư quốc tế, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Vì thế viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng và không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng của nước Mỹ (2011); cũng như trận động đất sóng thần vào ngày 11.3.2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nhật.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 12/03/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149 VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN DÀNH CHO VIỆT NAM TỪ SAU KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC WTO ĐẾN NAY (2010) Bùi Thị Kim Thu* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kể từ năm 1992, mối quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản chính thức được tái thiết sau 13 năm gián đoạn (1979 - 1992). Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện qua các lĩnh vực: quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Trong đó, viện trợ ODA là lĩnh vực đã có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì nguồn viện trợ đó ngày càng tăng lên bất chấp những khó khăn mà cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ đưa đến. Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế khác. Từ khoá: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), kinh tế, xã hội, Việt Nam, Nhật Bản. Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 11.7.2006 thì việc viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt được những thành tựu khả quan. Nhật Bản thường phát huy vai trò của mình ở châu Á bằng các chương trình viện trợ phát triển chính thức ODA to lớn. Với Việt Nam cũng vậy, họ thực hiện các hoạt động cho vay ưu đãi ngay từ trước khi đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và thương mại. Mục đích ODA của Nhật Bản là giúp Việt Nam khôi phục kinh tế-xã hội và cải cách thị trường nhằm góp phần tăng cường sự phát triển ổn định và hợp tác trong khu vực, trước hết là sự chuẩn bị để hợp tác với chính phủ Nhật Bản. Do đó, ODA Nhật Bản được coi là những bước đi đầu của việc tạo lập nền móng cho đầu tư trực tiếp và phát triển buôn bán. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TRƯỚC 2006 Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ chính thức ODA cho Việt Nam từ tháng 11.1992 sau khi có “Hội thảo quốc tế về chuyển sang kinh tế thị trường”. Chính phủ Nhật Bản đã thông báo quyết định viện trợ ODA trở lại  Tel: 0976 1985 86, Email: thubtk@tnu.edu.com cho Việt Nam với một khoản tín dụng ưu đãi bằng hàng hoá trị giá 45,5 tỷ yên với ưu đãi 1,7%/năm trong vòng 30 năm trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi [1 tr.43]. Như vậy, sau 14 năm gián đoạn (1979-1992) mà nguyên cớ là từ phía Nhật Bản đã thực thi cái gọi là “phạt” Việt Nam vì đã đưa quân đội vào Campuchia đến nay đã được giải toả cũng chính là từ phía Nhật Bản chủ động thực thi. Việc Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ Việt Nam, không chỉ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế. Đồng thời còn có tác động không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã quyết định nối lại viện trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD trong đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản ưu đãi tín dụng với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm vừa qua, Nhật Bản tiếp tục khẳng định vị trí là nhà tài Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 150 trợ đứng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Nhật Bản đã tăng cường tài trợ ODA cho Việt Nam. VIỆN TRỢ CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TỪ 2006-2010 Tháng 6.2006, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội công bố chính sách ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Chính sách này được hoạch định từ năm 2000 và từ năm 2008 bắt đầu áp dụng sẽ trở thành chính sách ODA cơ bản cho Việt Nam trong thời gian tới. Điểm khác biệt so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại chứ không theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ vào 3 lĩnh vực sau: (1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp nhà nước. (2) Cải thiện xã hội (3) Hoàn thiện thể chế pháp luật. Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua sử dụng kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản [2 tr.14]. Như vậy, chính sách ODA của Nhật Bản đặc biệt chú ý đến phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết tốt các vấn đề xã hội như phát triển bền vững. Thực hiện những ưu tiên phát triển như vậy ODA của Nhật Bản đã có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của Việt Nam trong những năm qua. Ba lĩnh vực này cũng là những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói giảm nghèo. Chính sách ODA mới này một lần nữa được ghi nhận và xem xét nghiêm túc trong cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe tại Nhật Bản ngày 19.10.2006. So với các nước trong khu vực, Nhật Bản là nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Năm 2006 viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt mức cao, trị giá lên tới 835,6 triệu USD. Tại hội nghị nhóm các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam vào tháng 7 năm 2007, Nhật Bản tuyên bố viện trợ ODA cho năm tài khoá 2007 mức kỉ lúc 123 tỷ Yên khoảng (1,1 tỷ USD) tăng 19% so với năm 2006 trong đó viện trợ không hoàn lại là 7,4 tỷ Yên [4]. Ngày 23.2.2009, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hirofumi Nakasone tuyên bố nối lại ODA cho Việt Nam sau 6 tháng tạm ngưng (từ tháng 8/2008 đến 2/2009) sau một trường hợp tham nhũng tai tiếng (được biết đến dưới tên vụ tham nhũng CPI) liên quan đến Dự án đại lộ Đông-Tây ở Sài Gòn tài trợ bởi ODA Nhật Bản đã bị phanh phui. Đồng thời cam kết khoản viện trợ ODA cho Việt Nam tài khoá năm 2008 trị giá 83,2 tỷ Yên (900 triệu USD). Ngày 26.10.2009, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp 64,891tỷ Yên (hơn 721 triệu USD) vốn viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam thuộc đợt 1 tài khoá 2009 nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Trong năm 2009, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 155 tỷ yên, cao nhất từ trước đến nay. Khoản vốn vay này sẽ được đầu tư cho 6 dự án lớn: Xây dựng đường tàu điện ở Thủ đô Hà Nội; Đường vành đai 3 Hà Nội; Đường tàu cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Dầu Giây; Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh, Cải thiện môi trường nước ở thành phố Huế; và Dự án xây dựng mạng lưới truyền tải điện. Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 151 hội như: khôi phục Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng Cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai, xây dựng hệ thống cấp nước ở Gia Lâm (Hà Nội) và Hải Dương, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, và hơn 200 trường tiểu học ở vùng bão, nâng cấp và xây dựng nhiều công trình như: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10, các cầu trên quốc lộ 1, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đại lộ Đông - Tây (Thành phố Hồ Chí Minh), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), cầu Thuận Kiều (Hải Phòng), cầu Thanh Trì (Hà Nội), đường hầm xuyên đèo Hải Vân v.v.. Đáng lưu ý, cầu Bãi Cháy hiện đang là cầu lớn và hiện đại nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Đông - Nam Á, và là một trong 5 cầu hiện đại nhất thế giới. Ngày12/03/2010, tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, TP.Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại với tổng số tiền 478.690 USD cho 5 dự án thuộc chương trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam. Đặc biệt, chương trình này không dựa trên yêu cầu của chính phủ Việt Nam mà dựa vào yêu cầu xin viện trợ từ chính quyền địa phương. Cụ thể 5 dự án trong chương trình viện trợ lần này bao gồm 2 dự án trang thiết bị y tế cho bệnh viện Hàm Long (Bến Tre) và phòng khám đa khoa tại Hậu Giang, 2 dự án xây dựng trường tiểu học tại Ninh Thuận và Bình Thuận, 1 dự án xây dựng hệ thống cống đập tại Cần Giuộc, Long An. Tính cả 5 dự án này, trong năm tài khoá 2009 đến cuối tháng 3.2010, Tổng lãnh sự Nhật Bản đã thực hiện tổng cộng 9 dự án với tổng số tiền là 855.97 USD [5]. Đây là chương trình viện trợ không hoàn lại lớn nhất từ trước đến nay dành cho các địa phương của chính phủ Nhật Bản trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một dự án trang thiết bị y tế cho huyện Long Mỹ, Hậu Giang cũng đã được ký kết. Tính đến cuối năm 2010, tổng số tiền viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản đã lên đến hơn 7,8 triệu USD, triển khai tại 26 tỉnh thành trên cả nước Ngày 2.3.2010 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Sakaba Mitsuo, đã ký kết Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 25,8 tỷ Yên (tương đương 285 triệu USD) vốn vay ODA thuộc đợt hai năm tài khoá 2009 để tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế [5]. Khoản ODA lần này đã nâng tổng số vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam lên 1,56 tỷ USD cho năm tài khoá 2009, và sẽ được sử dụng trong việc triển khai 5 dự án, gồm Dự án nhà ga T2 Nội Bài (12,6 tỷ Yên); Dự án đường cao tốc từ Nhật Tân đi Nội Bài (6,5 tỷ Yên); Dự án xây dựng cầu Cần Thơ (4,6 tỷ Yên); Dự án khôi phục cầu Quốc lộ 1 giai đoạn 3, đoạn Cần Thơ- Cà Mau (1 tỷ Yên) và Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hoà Lạc (1,005 tỷ Yên) [6]. Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo cho biết, trong số 5 dự án trên, Đại sứ hy vọng rằng 2 dự án quan trọng có liên quan mật thiết với nhau là Dự án đường cao tốc Nội Bài-Nhật Tân và Nhà ga T2 Nội Bài sẽ được triển khai thuận lợi và hoàn thành tiến độ vào năm 2014. Vốn vay cho Dự án nhà ga T2 Nội Bài có mức lãi suất 0,2% / năm, trong thời hạn 40 năm, gồm 10 năm ân hạn. Theo ông Sakaba Mitsuo, vào cuối tháng 3 năm 2010 Nhật Bản sẽ công bố chính thức thêm tổng số viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cho năm tài khoá 2009, dự kiến trị giá 110 triệu USD. Như vậy, tổng số vốn viện trợ cho Việt Nam năm tài khoá 2009 sẽ lên tới 1,67 tỷ USD, số vốn lớn nhất từ trước tới nay của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng số vốn của Nhật Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 152 Bản cho Việt Nam vay ước tính là 100 tỷ yên, cao hơn nhiều so với những năm trước. Nhật Bản luôn là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Đại sứ nhấn mạnh rằng, hiện các khoản vay viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam đều có mức lãi suất rất thấp, không quá 1%/năm do Nhật Bản tiếp tục duy trì quan điểm đối tác chiến lược với Việt Nam và hỗ trợ phát triển kinh tế, đồng thời tạo ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia triển khai các dự án sử dụng vốn vay của Nhật Bản. Vào tháng 10/2010, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, như là xây dựng sân bay, bến cảng, đường quốc lộ, đường cao tốc Bắc–Nam. Cuối tháng 5.2010, tại Hà Nội, Hội nghị đối thoại chính sách giữa Việt Nam và Nhật Bản đã xây dựng các dự án mới mà Nhật Bản có khả năng viện trợ cho Việt Nam trong tài khoá mới. Ba dự án sẽ được xem xét là Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành), Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Khu công nghệ cao Hoà Lạc) và tiếp tục cung cấp ODA cho Nhà máy Điện Nghi Sơn (Thanh Hóa).Từ năm 1992-2010, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng hơn 14 tỷ USD chiếm khoảng gần 50% lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam Dự kiến, quý III/2011, phía Nhật Bản sẽ cử đoàn chuyên gia sang thẩm định các dự án mới trước khi quyết định các thủ tục tiếp theo. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã thống nhất sẽ tiếp tục thảo luận để sớm thống nhất việc ký kết Công hàm trao đổi tín dụng ưu đãi cho Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. TÁC ĐỘNG CỦA ODA ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo của Việt Nam cũng đã được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tích cực. Hàng năm thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng đáng kể học bổng đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học kĩ thuật của Việt Nam. Ngoài ra ODA của Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. Nhật Bản cũng cố gắng giúp Việt Nam phát triển những ngành công nghiệp cao như năng lượng hạt nhân vũ trụ. Chẳng hạn, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm vũ trụ đầu tiên (ở Hoà Lạc) bằng khoản vay 350 triệu USD vốn ODA của Nhật Bản. Trung tâm này sẽ hoàn thành vào năm 2017 và khi đó Việt Nam sẽ có khả năng sản xuất những vệ tinh nhỏ. Trong suốt quá trình này Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ không gian có liên quan của mình và giúp đào tạo nhân sự cho Việt Nam. Nhật Bản là nước có tiềm lực lớn về kinh tế, nguồn vốn, công nghệ cao, kinh nghiệm quản lí hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Về khoa học kỹ thuật công nghệ, các dự án ODA của Nhật Bản được thực hiện qua JICA, Bộ ngoại giao là những cơ quan có đội ngũ cán bộ chất lượng cao và kinh nghiệm quản lí hiện đại. Dưới các cơ quan này là các công ty hàng đầu về thiết kế và trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kinh tế. Thông qua các dự án ODA, chúng ta được tiếp cận với công nghệ hiện đại, học tập được những kinh nghiệm quản lí tiên tiến. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải cải thiện tình hình hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước và xây dựng, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy, Chính phủ Nhật Bản ngoài việc hỗ trợ cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế còn hỗ trợ cải cách các doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam bằng cách giúp thực hiện kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước lớn, để hỗ trợ cho việc xúc tiến cải cách Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 153 doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng coi trọng việc dự thảo chính sách, hướng dẫn kinh doanh hoặc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực kinh tế tư nhân thông qua các ngân hàng của Việt Nam [6]. Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển, vì thế xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản đã đóng góp quan trọng trong chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ cho các công trình hệ thống điện, thông tin liên lạc, nước sạch trường học, vệ sinh môi trường cho các trường học, y tế ở nông thôn, Nhật Bản còn giúp về kinh nghiệm đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Chính nhờ sự hỗ trợ đó mà đời sống dânu7 nhiều vùng được cải thiện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Có thể coi ODA là chất xúc tác cho các nguồn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhânvào Việt Nam. Bởi việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các đối tác trong đó có Nhật Bản, vì những tuyến đường đều dẫn đến các khu công nghiệp, cảng biển, tạo ra những điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án của mìnhTức là ODA đã tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam. Đây được xem như hệ quả tất yếu của mối quan hệ tương tác giữa ODA và FDI của Nhật tại Việt Nam. Ví dụ như dự án Khu công nghiệp Bắc Thăng Long-nhờ xây dựng hệ thống đường cao tốc, cầu vượt mà đã trở thành khu công nghiệp lớn nhất ở phía Bắc nơi tập trung đông các nhà đầu tư Nhật Bản. Nhìn chung chính sách ODA của Nhật Bản trong thời gian qua là phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và đáp ứng được sự mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam-Nhật Bản. ODA của Nhật Bản trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009. Thêm vào đó, mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển trở thành đối tác chiến lược của nhau; nhiều đánh giá cho rằng ODA của Nhật Bản đã được sử dụng có hiệu quả ở Việt Nam. Những thuận lợi đó đã tạo cho nước ta nhiều triển vọng trong việc thu hút,ư3 dụng ODA của Nhật Bản trong thời gian tới. KẾT LUẬN Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại Việt Nam, thu được nhiều lợi nhuận lớn hơn nhiều lần so với số vốn ODA đã cho đó trong tương lai. Quyết định nối lại viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt khác cũng như việc khởi động trở lại quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước. Từ năm 1992 đến nay, trong các năm 1998, 1999 và 2009 khi kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn thì Chính phủ Nhật Bản vẫn luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Như vậy, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đến năm 2010, ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tiếp tục tăng qua các năm. Trong tương lai, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như sự ổn định về chính trị của Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta đang đạt được những thành tựu cần phải ghi nhận, cũng như uy tín của Việt Nam đang được tăng thêm. Thêm vào đó hiện nay xu thế toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng thương mại và đầu tư quốc tế, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Vì thế viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng và không bị ảnh Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 149 - 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 154 hưởng bởi cuộc khủng hoảng của nước Mỹ (2011); cũng như trận động đất sóng thần vào ngày 11.3.2011 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nhật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Quang Minh, Ngô Xuân Bình (2005), Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản quá khứ hiện tại và tương lai, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2005 [2].Ngọc Trịnh, 35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản một chặng đường phát triển, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8 (90) 8-2008. [3]. Nguyễn Quang Thuấn (2008), Vai trò ODA của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11(93) 11-2008. [4]. TTXVN, ODA là câu chuyện thành công trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Http:///.vnagency.com.vn [5]. Website của Bộ Ngoại giao Việt Nam [6]. Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư SUMMARY JAPAN’S OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE TO VIETNAM SINCE VIETNAM OFFICIALLY JOINED WTO Bui Thi Kim Thu  College of Sciences – TNU Since 1992, relations between Vietnam - Japan officially rebuild after 13 year hiatus (1979-1992). Vietnam economic relations, Japan is reflected in the fields of trade relations, investment relations (FDI) and official development assistance (ODA). These three areas are also key objectives that the Government of Vietnam is located in economic development plans and poverty reduction. In particular, the ODA is sector has a huge role in the economic development of Vietnam-social. Since Vietnam became an official member of WTO, the aid that is increasing in spite of the difficulties that the 2008 crisis in the U.S. lead. Form of ODA can be said is "the key" economic diplomacy so that the Japanese can expand into other economic sectors. Key words: Official development assistance (ODA), economic, social, Vietnam, Japan.  Tel: 0976 1985 86, Email: thubtk@tnu.edu.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvien_tro_phat_trien_chinh_thuc_oda_cua_nhat_ban_danh_cho_vie.pdf
Tài liệu liên quan