Vị trí và chuyển động của chúng ta trong vũ trụ

Các vận tốc của Trái Đất: Vận tốc tự quay của Trái Đất (vận tốc dài tính trên xích đạo): 0,5 km/s Vận tốc Trái Đất di chuyển trên quĩ đạo quanh Mặt Trời : 30 km/s Vận tốc Hệ Mặt Trời chuyển động trong thiên hà: 250 km/s Vận tốc của thiên hà Milky Way trong Cụm Địa Phương: 300 km/s

pdf18 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí và chuyển động của chúng ta trong vũ trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIETNAM ASTRONOMY AND COSMOLOGY ASSOCIATION Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? HỆ MẶT TRỜI Trái Đất là hành tinh thứ ba của Hệ Mặt Trời CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? • Hệ Mặt Trời còn có 7 hành tinh và nhiều loại thiên thể khác. • Pluto từng là hành tinh cho tới năm 2006. CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? HỆ MẶT TRỜI CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? Dải sáng gồm vô số ngôi sao mà bạn thấy mỗi đêm mùa hè thực ra chính là đĩa sáng của Milky Way – thiên hà của chúng ta. CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? Milky Way là một thiên hà xoắn lớn có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng, chứa hơn 200 tỷ sao. Nó gồm nhiều cánh tay xoắn. Hệ Mặt Trời nằm cách tâm thiên hà khoảng 25.000 năm ánh sáng, trên cánh tay Orion. CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? • Trong vũ trụ có rất nhiều thiên hà • Milky Way là thành viên của nhóm khoảng 50 thiên hà gọi là Cụm Địa Phương (Local Group) • Nó là thiên hà lớn thứ hai trong cụm. CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? Cụm Địa Phương cùng nhiều cụm/quần thiên hà khác hợp thành siêu cụm thiên hà Virgo - một cấu trúc có đường kính hơn 100 triệu năm ánh sáng. CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? Tháng 9 năm 2014, siêu cụm thiên hà Virgo được xác nhận là một thành phần của một cấu trúc lớn hơn – Siêu cụm thiên hà Laniakea. Cấu trúc này có đường kính khoảng 520 triệu năm ánh sáng và có khối lượng tương đương khoảng 1017 lần khối lượng Mặt Trời hay 100.000 lần khối lượng Milky Way. CHÚNG TA Ở ĐÂU TRONG VŨ TRỤ? Sự tự quay của Trái Đất Chuyển động quĩ đạo quanh Mặt Trời Chuyển động quanh trung tâm thiên hà ... CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHÚNG TA SỰ TỰ QUAY •Trục Bắc – Nam của Trái Đất nghiêng 66,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. •Trái Đất tự quay quanh trục này với chu kì 23 giờ 56 phút 4 giây (ngày sao), chu kì để trở lại góc nhìn như cũ với Mặt Trời là 24 giờ. •Sự tự quay gây ra ngày- đêm là yếu tố quyết định duy trì nhiệt độ bề mặt và cho phép sự sống tồn tại. CHUYỂN ĐỘNG QUĨ ĐẠO •Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì 365,2425 ngày đối với Mặt Trời (năm thiên văn) và 365,256 ngày đối với nền trời sao (năm sao). •Chuyển động quĩ đạo cùng với độ nghiêng của trục Trái Đất gây ra hiện tượng biến đổi thời tiết tuần hoàn (4 mùa). CHUYỂN ĐỘNG QUĨ ĐẠO Chuyển động quĩ đạo của Trái Đất được mô tả bởi 3 định luật Kepler. CHUYỂN ĐỘNG CÙNG HỆ MẶT TRỜI Trái Đất tham gia chuyển động cùng với toàn bộ Hệ Mặt Trời quanh trung tâm của Milky Way theo chu kì hơn 200 triệu năm. CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Trái Đất còn có chuyển động cùng với thiên hà Milky Way trong Cụm Địa Phương, trong siêu cụm thiên hà và chuyển động tương đối giữa các siêu cụm thiên hà .... CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Các vận tốc của Trái Đất: Vận tốc tự quay của Trái Đất (vận tốc dài tính trên xích đạo): 0,5 km/s Vận tốc Trái Đất di chuyển trên quĩ đạo quanh Mặt Trời : 30 km/s Vận tốc Hệ Mặt Trời chuyển động trong thiên hà: 250 km/s Vận tốc của thiên hà Milky Way trong Cụm Địa Phương: 300 km/s  Diễn giả: ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN Biên tập nội dung: Toàn Ngọc Ánh, Đặng Vũ Tuấn Sơn VIETNAM ASTRONOMY AND COSMOLOGY ASSOCIATION

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-05_earth_in_universe_327_2049654.pdf