Nhóm vi khuẩn nguyên thuỷ có kích thước rất nhỏ và
có vị trí trung gian
giữa vi khuẩn và virut.
1. Micoplatma (Mycoplasma): là vi sinh vật chưa có
thành tế bào cho nên dễ
bị biến dạng, là loại vi sinh vật nhỏ nhất trong sinh
giới có đời sống dinh dưỡng độc
lập. Thuộc loại hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc.
Chúng phân bố rộng rãi trong
tự nhiên, có đời sống hoại sinh, nhiều loại có thể gây
bệnh cho người, gia súc, gia
cầm và thực vật.
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi khuẩn nguyên thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi khuẩn nguyên thuỷ:
Nhóm vi khuẩn nguyên thuỷ có kích thước rất nhỏ và
có vị trí trung gian
giữa vi khuẩn và virut.
1. Micoplatma (Mycoplasma): là vi sinh vật chưa có
thành tế bào cho nên dễ
bị biến dạng, là loại vi sinh vật nhỏ nhất trong sinh
giới có đời sống dinh dưỡng độc
lập. Thuộc loại hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc.
Chúng phân bố rộng rãi trong
tự nhiên, có đời sống hoại sinh, nhiều loại có thể gây
bệnh cho người, gia súc, gia
cầm và thực vật.
Mycoplasma có hình hạt nhỏ riêng lẻ hay tập trung
từng đôi, từng chuỗi
ngắn, hình vòng nhẫn, vòng khuyên, là loại G- , có
kích thước khoảng 150 – 300 nm.
Mycoplasma không có thành tế bào, chỉ có màng
nguyên sinh chất dày 70 –
100 A0, trong tế bào có các hạt riboxom và thể nhân.
Mycoplasma sinh sản theo phương thức cắt đôi.
Hiện nay người ta đã biết khoảng 80 loài, theo hệ
thống phân loại của Bergey
(1994) thì chúng thuộc bộ Mycoplasmatales, có 3 họ:
Mycoplasmataceae,
Acholeplasmataceae, Spiroplasmataceae.
2. Ricketxi (Ricketsia): Năm 1909, H.T.Rickettsia
phát hiện ra mầm bệnh
của bệnh sốt thương hàn phát ban, và ông đã hy sinh
năm 1910 trong khi nghiên
cứu bệnh này, vì vậy để ghi nhớ công lao của nhà
khoa học người ta đã đặt tên cho
nhóm vi sinh vật này là Ricketxi. Đây là nhóm vi
sinh vật nhân nguyên thuỷ G-, chỉ
tồn tại trong tế bào các vi sinh vật nhân thật. Khác
với Micoplasma, chúng đã có
thành tế bào và không sống độc lập trong các môi
trường nhân tạo.
- Tế bào có kích thước khá thay đổi, loại nhỏ nhất chỉ
là 0,25 x 1,0 µm, có
loại có kích thước 0,6 x 1,2 µm, loại lớn nhất đạt 0,8
x 2,0 µm.
- Tế bào có hình thái biến hoá, có thể có hình que,
hình cầu, hình song cầu,
hình sợi ...Trong tế bào chủ, Ricketxi thường tụ tập
thành từng khối dày đặc.
- Sinh sản bằng cách phân cắt thành 2 phần bằng
nhau.
- Dưới kính hiển vi điện tử, Ricketxi có thành tế bào,
màng nguyên sinh chất
và các thể trung tâm hình sợi gọi là chất nhân.
Ricketxi chứa khoảng 30% protein,
ngoài ra còn có khá nhiều lipit trung tính,
photpholipit và hydratcacbon. Hàm lượng
ADN chiếm khoảng 9% so với khối lượng khô của tế
bào. Hàm lượng ARN thay
đổi tuỳ theo loài nhưng thường gấp 2 – 3 lần so với
ADN. Ricketxi có chứa
Chúng có khả năng dự trữ năng lượng trong ATP và
có hệ thống enzim Cytocrom
nhưng không tự tổng hợp và tích luỹ được axit amin
cần thiết cho chúng.
Vật chủ của Ricketxi là các động vật có chân đốt như
ve, bét, bọ, rận..., các
động vật nhỏ bé này sẽ truyền mầm bệnh qua động
vật và người như bệnh sốt phát
ban, bệnh sốt Query (Q).
Theo hệ thống phân loại của Bergey (1994) thì
Ricketxi thuộc bộ
Rickettsiales, trong bộ này có 3 họ với 14 chi: họ
Rickettsiaceae có 8 chi, họ
Bartonellaceae có 2 chi và họ Anaplasmataceae có 4
chi.
3. Clamidia (Chlamydia): Đây là loại vi khuẩn rất
nhỏ bé, qua lọc, bắt màu
G-, có chu kỳ sống khá đặc biệt, ký sinh bắt buộc
trong tế bào các sinh vật nhân
thật. Nhiều loài gây bệnh nguy hiểm cho người và
động vật như bệnh mắt hột.
Clamydia khác virut ở các đặc điểm sau:
- Có cấu tạo tế bào.
- Có chứa cả 2 loại axit nucleic.
- Thành phần tế bào có chứa peptidoglican đặc trưng
cho vi khuẩn G-.
- Có Riboxom.
- Có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu enzim
tham gia vào quá trình
trao đổi sinh năng lượng, do đó buộc phải ký sinh
trong tế bào có nhân thật.
- Sinh sản bằng cách phân cắt thành 2 phần bằng
nhau.
Chu kỳ sống của Clamidia khá đặc biệt: dạng cá thể
có khả năng xâm nhiễm
nên còn gọi là dạng cảm nhiễm (nguyên thể), chúng
có hình cầu, hình quả lê, có thể
chuyển động, có đường kính 0,2 – 0,5 µm. Nguyên
thể bám chắc được vào mặt
ngoài của tế bào chủ và có tính cảm nhiễm cao. Khi
nguyên thể hấp phụ lên tế bào
vật chủ, nhờ tác dụng thực bào của tế bào chủ mà
nguyên thể xâm nhập vào trong tế
bào, phần màng bao quanh nguyên thể biến thành
không bào. Nguyên thể lớn dần
lên trong không bào và biến thành thuỷ thể (phi cảm
nhiễm), còn gọi là thể dạng
lưới, đây là loại tế bào hình cầu, màng mỏng, có kích
thước khá lớn (0,8 – 1,5 µm).
Thuỷ thể liên tiếp phân cắt thành 2 phần đều nhau và
tạo thành vi khuẩn lạ trong
nguyên sinh chất của tế bào chủ. Sau đó một lượng
lớn các tế bào con này lại phân
hoá thành các nguyên thể nhỏ hơn nữa, màng dày và
có tính cảm nhiễm. Khi tế bào
vật chủ bị phá vỡ, chúng được giải phóng ra và tiếp
tục xâm nhập vào tế bào khác.
Theo hệ thống phân loại của Bergey (1994) thì
Clamidia chỉ là 1 chi thuộc họ
Chlamydiaceae, bộ Chlamydiales.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vi khuẩn nguyên thuỷ-.pdf