Câu 1 : các thể ẩn nhập trong tế bào
1.Các thành phần không phải chất nguyên sinh là sản phẩm trao đổi
chất của thành phần nguyên sinh nằm trong tế bào chất như không bào
chứa dịch tế bào, các hạt tinh bột, hạt alơron, các giọt dầu và các sản phẩm
trao đổi chất cuối cùng như các tinh thể vô cơ, chúng nằm vùi trong tế bào
chất nên gọi là thể vùi hay thể ẩn nhập. Vách tế bào là sản phẩm trao đổi
chất của thành phần nguyên sinh, nhưng nó nằm ngoài màng sinh chất,
nên không được coi là một thành phần của tế bào chất. Các thành phần
nguyên sinh và không phải chất nguyên sinh (trừ các sản phẩm bài tiết,
các tinh thể vô cơ) là các thành phần cơ bản của tế bào thực vật chúng tác
động qua lại với nhau tạo ra tế bào sống.
Thể ẩn nhập là các sản phẩm thứ sinh được tạo ra do tổng hợp thứ
cấp hoặc do sự phân giải qua sự trao đổi chất trong đời sống tế bào. Chúng
là những sản phẩm dự trữ hay thải bả thường có cấu trúc đơn giản hơn
chất nguyên sinh. Các sản phẩm thứ sinh được nghiên cứu nhiều nhất là
các hạt tinh bột, xenluloza, chất béo, protein . và chất vô cơ ở dạng tinh
thể và các chất hữu cơ thuộc sản phẩm phân giải như tanin, nhựa, gôm,
cao su, ancaloit mà chức năng của chúng chưa được hiểu biết đầy đủ. Các
chất thứ sinh nằm trong không bào, trong vách tế bào và có thể phối hợp
với các thành phần của chất nguyên sinh tế bào.
18 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi thực vật học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : các thể ẩn nhập trong tế bào
1.Các thành phần không phải chất nguyên sinh là sản phẩm trao đổi
chất của thành phần nguyên sinh nằm trong tế bào chất như không bào
chứa dịch tế bào, các hạt tinh bột, hạt alơron, các giọt dầu và các sản phẩm
trao đổi chất cuối cùng như các tinh thể vô cơ, chúng nằm vùi trong tế bào
chất nên gọi là thể vùi hay thể ẩn nhập. Vách tế bào là sản phẩm trao đổi
chất của thành phần nguyên sinh, nhưng nó nằm ngoài màng sinh chất,
nên không được coi là một thành phần của tế bào chất. Các thành phần
nguyên sinh và không phải chất nguyên sinh (trừ các sản phẩm bài tiết,
các tinh thể vô cơ) là các thành phần cơ bản của tế bào thực vật chúng tác
động qua lại với nhau tạo ra tế bào sống.
Thể ẩn nhập là các sản phẩm thứ sinh được tạo ra do tổng hợp thứ
cấp hoặc do sự phân giải qua sự trao đổi chất trong đời sống tế bào. Chúng
là những sản phẩm dự trữ hay thải bả thường có cấu trúc đơn giản hơn
chất nguyên sinh. Các sản phẩm thứ sinh được nghiên cứu nhiều nhất là
các hạt tinh bột, xenluloza, chất béo, protein ... và chất vô cơ ở dạng tinh
thể và các chất hữu cơ thuộc sản phẩm phân giải như tanin, nhựa, gôm,
cao su, ancaloit mà chức năng của chúng chưa được hiểu biết đầy đủ. Các
chất thứ sinh nằm trong không bào, trong vách tế bào và có thể phối hợp
với các thành phần của chất nguyên sinh tế bào.
2. Hạt tinh bột
Hạt tinh bột là những chất tổng hợp thứ sinh chính của chất nguyên sinh, tinh bột tồn tại như một nguyên liệu dự trữ trong thể nguyên sinh, chất này có những phân tử chuổi dài mà những đơn vị cơ bản của chúng là gốc glucoza, mất một phân tử
nước và có công thức C6H10O5. Các phân tử tinh bột đều có cấu tạo từ một số lớn các nhóm monosaccharit, kết hợp với nhau thành chuỗi dài và thẳng (amiloza) hoặc phân nhánh (amilopectin). Các phân tử tinh bột của các loại khác nhau, đều có công thức phân tử tổng quát là (C6H10O5)n. Các lạp không màu có chức
năng tổng hợp các tinh bột thứ cấp để dự trữ, gọi là lạp bột. Những thay đổi hình
thái, kích thước của các hạt tinh bột thường rất đa dạng, có thể sử dụng chúng
để góp phần xác định đặc tính các loài cây . Chẳng hạn kích thước hạt tinh
bột khoai tây là 70 - 100μm, lúa mì là 30 - 40μm, ngô là 12 - 18μm và hình thái cấu tạo rất khác nhau. Các hạt tinh bột ở nhiều cây có sự phân lớp đồng tâm rõ rệt, vì sự luân phiên các lớp khúc xạ nhiều hay ít do sự ngậm nước hay không ngậm nước của các phân tử tinh bột. Các lớp này sắp xếp quanh một cái rốn mà vị trí của chúng ở trung tâm hoặc lệch tâm. Các hạt bán kép có hai hay nhiều rốn nhưng nằm chung trong một màng của lạp không màu. Tinh bột phổ biến trong cơ thể thực vật nhưng thường có trong mô mềm dự trữ của hạt, mô mềm của các mô dẫn thứ cấp ở thân và rễ, mô mềm của các cơ quan dự trữ như thân, rễ, củ, thân hành ...
3. Hạt alơrôn
Hạt alơrôn là thành phần chính trong chất nguyên sinh,
nhưng chúng cũng tồn tại như những chất thứ sinh, tạm thời không hoạt
động, xem như là chất dự trữ. Chúng tồn tại ở dạng kết tinh hoặc vô định
hình. Protein vô định hình có thể tạo ra các chất định hình hoặc vô định
hình như ở Tảo, Nấm, noãn cầu hạt trần. Protein kết tinh phối hợp những
thuộc tính keo, vì vậy chúng có dạng tinh thể. Protein vô định hình quen
thuộc là gluten, nó là một chất liên kết với tinh bột ở nội nhũ lúa mì, ở
nhiều hạt, phôi nhũ, nội nhũ hoặc ngoại nhũ có chứa protein dự trữ ở dạng
hạt alơron. Các hạt này có thể là đơn hoặc có chứa các thể vùi dạng cầu (á
cầu) và dạng tinh thể của protein. Những dạng tinh thể protein hình khối
lập phương có trong tất cả tế bào mô mềm ở vùng ngoại vi củ khoai tây
. Nguồn gốc của các thể vùi protein đã được nghiên cứu chủ yếu bằng cách theo dõi sự phát triển các hạt alơrôn, protein đầu tiên nằm trong không bào, protein cô đặc lại chuyển thành alơron.
4. Giọt dầu
Chất chất dầu phân bố rộng rải trong cơ thể cây và chúng tồn tại với một lượng nhỏ trong tế bào cây. Thuật ngữ chất béo không chỉ dùng để diễn đạt các este của axit béo với glyxerol mà còn liên quan với những chất được tập hợp dưới tên lipit. Dầu được coi là chất béo lỏng. Các chất sáp, suberin và cutin có bản chất là chất béo và thường xuất hiện như những chất bảo vệ ở trong và trên vách tế bào. Phophatit và sterol cũng có liên quan với chất béo. Chất béo và dầu là các thể vùi,
thường là nguyên liệu dự trữ trong hạt, bào tử, phôi, trong các tế bào mô phân sinh và đôi khi nằm trong mô vĩnh viễn. Chúng xuất hiện như những thể rắn hoặc thông thường là những giọt nhỏ kích thước khác nhau hoặc phân tán vào tế bào chất hoặc được tập hợp thành khối lớn. Về mặt nguồn gốc, chất béo hoặc hình thành trong tế bào chất (không bào dầu) hoặc hình thành trong lạp không màu (lạp dầu). Tinh dầu là một chất dễ bay hơi, có mùi thơm, thường thấy phổ biến trong cây như ở Tùng bách, chúng có trong tất cả các mô của các loài
cây khác, chúng chỉ phát triển ở cánh hoa, vỏ quả, lá hoặc trong quả.
5. Tanin
Tanin là một nhóm các chất phenol, thường có liên quan với
glucozit. Với nghĩa hẹp, tanin chỉ là một loại hợp chất phenol đặc biệt, có
trong lượng phân tử cao. Những chất khan nước của tanin như phlobaphen
là những chất vô định hình có màu vàng, màu đỏ hoặc màu nâu. Chúng
xuất hiện như những khối hạt nhỏ, thô hoặc mịn hoặc như các thể với kích
thước khác nhau. Tanin đặc biệt phong phú trong nhiều lá cây có ở
phloem và chu bì của thân, rể, ở quả chưa chín, có ở vỏ hạt và các khối u
bệnh lý như các mụn cây. Tuy nhiên, dường như không có mô nào là
không có tanin hoàn toàn và chúng còn tìm thấy ở mô phân sinh của các
cây một lá mầm, thường rất nghèo tanin. Ở các tế bào riêng lẽ, tanin nằm
trong nguyên sinh chất và cũng có thể xâm nhập vào vách chẳng hạn như
mô bần. Trong chất nguyên sinh, tanin là một thành phần thông thường
của không bào hoặc ở trong tế bào chất ở dạng giọt nhỏ và những giọt này
hợp lại với nhau.
Về chức năng, tanin được giải thích như những chất bảo vệ nguyên
sinh chất chống lại sự khô héo, thối rửa hoặc hư hại do động vật, hoặc như
những chất dự trữ gắn liền với sự trao đổi chất của tinh bột theo một
phương thức chưa xác định nào đó, như những chất chống oxy hoá và như
những chất keo bảo vệ và giữ vững tính đồng nhất của tế bào.
6. Tinh thể canxi oxalat và các chất vô cơ khác
Tinh thể này thường thấy ở các không bào. Một số tinh thể canxi
oxalat hình thành trong tế bào biểu bì, hay tế bào mô mềm. Một số tinh thể
khác hình thành trong dị tế bào. Còn một số tinh thể của chúng lắng đọng
trong vách tế bào. Các tinh thể thường nhỏ hơn tế bào chứa chúng, hoặc
lấp đầy toàn bộ tế bào, thậm chí còn làm biến dạng tế bào. Các tinh thể
hình kim thường nằm trong các tế bào dị hình lớn, khi trưởng thành là
những tế bào chết, chứa đầy chất nhầy, có phồng lên, nhưng vách tế bào
vẫn mỏng nên tế bào có thể bị vỡ và các tinh thể hình kim bị tống ra ngoài.
Các tinh thể canxi oxalat có thể kết tinh đồng đều khắp mô hoặc bị giới
hạn vào một vùng mô. Canxi cacbonat ít khi thấy tồn tại ở những tinh thể
có hình dạng rõ rệt. Nang thạch và tinh thể canxi cacbonat nằm trong mô
mềm và biểu bì. Ở mô biểu bì, chúng có thể tạo ra ở lông hoặc ở các nang
thạch tế bào đã tăng trưởng. Silic được lắng đọng hầu hết trong vách tế
bào, nhưng đôi khi hình thành trong khoang tế bào. Silic thường tồn tại ở
dạng vô định hình
câu 2 : mô phân sinh
Mô phân sinh là mô tập hợp bởi những tế bào có khả năng phân chia
để hình thành tế bào mới .
Ðặc trưng của mô phân sinh là không chỉ tạo ra, bổ sung tế bào mới
cho cơ thể thực vật mà còn làm chính chúng hoạt động mãi, như vậy có
một số tế bào vẫn duy trì khả năng phân sinh trong suốt đời sống cá thể.
Hiện tượng tập trung chức năng sinh sản tế bào vào một số phần cơ
thể gắn với quá trình tiến hóa hoàn thiện chung của thực vật. Ở nhiều loài
thực vật sinh trưởng là kết quả của hoạt động phân sinh, còn ngược lại ở
động vật sự phân sinh các tế bào mới hầu như dừng lại ở giai đoạn trưởng
thành nhất định của cá thể.
Bắt đầu bằng sự phân chia của tế
bào hợp tử, thực vật bậc cao thường sinh ra các tế bào mới và hình thành
cơ quan mới cho tới khi chết. Những giai đọan đầu tiên của phôi, sự sinh
sản tế bào xảy ra trong tòan bộ phôi. Nhưng khi phôi đã hình thành và phát
triển thành cây con, thì những mô gắn liền với quá trình hình thành các tế
bào mới gọi là mô phân sinh, nó được giới hạn nằm ở ngọn cây, tồn tại
trong suốt đời sống của cây, còn những phần khác gắn liền với hoạt động
trưởng thành. Vì vậy trong một cây, bao gồm các mô phân sinh và các mô
trưởng thành ( mô vĩnh viễn).
Hiện tượng tập trung mô phân sinh vào một số phần của cơ thể cây,
gần như gắn liền với quá trình phát sinh chủng loại. Ở những thực vật bậc
thấp nguyên thủy nhất, tất cả các tế bào có bản chất như nhau, tất cả các tế
bào đều tham gia vào quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, trao đổi
thông tin và sinh sản.
Thuật ngữ mô phân sinh, nhấn mạnh hoạt động phân chia của tế
bào. Sự tổng hợp chất sống mới là phần cơ bản của quá trình tạo các tế bào
mới bằng sự phân chia. Ngoài mô phân sinh, các mô sống khác, cũng có
thể sinh ra các tế bào mới, nhưng mô phân sinh là mô có hoạt động phân
chia tế bào không có giới hạn vì nó không ngừng bổ sung tế bào cho cơ
thể cây, mà còn làm cho chính chúng tồn tại theo tuổi thọ của loài, nghĩa
là, một số sản phẩm của sự phân chia trong các mô phân sinh không phát
triển thành các tế bào trưởng thành và vẫn giữ khả năng phân chia trong
suốt đời sống cá thể, chúng thuộc mô phân sinh. Sự sinh sản tế bào, bao
gồm ba yếu tố: sinh trưởng, di truyền và phát triển. Nhưng sự sinh sản tế
bào xảy ra không có sự sinh trưởng như giao tử, bào tử, hoặc nếu không có
sự sinh trưởng thì tế bào cũng có sự bổ sung thêm ở dạng chất nguyên
sinh, chất cấu tạo vách tế bào tăng trưởng: Trong hoạt động phân sinh, quá
trình sinh trưởng, có thể phân chia thành hai giai đọan: sinh trưởng với sự
phân chia tế bào và sự tăng trưởng có giới hạn, sinh trưởng không có sự
phân chia tế bào, nhưng sự tăng trưởng thể hiện rõ rệt. Có sự biến đổi dần
dần từ giai đoạn này sang giai đoạn khác.
Vì các mô phân sinh nằm ở đầu ngọn chồi, ngọn rễ chính, ngọn rễ
bên, nên số lượng của chúng trong một cây rất lớn. Hơn nữa còn các mô
phân sinh khác như tầng sinh mạch, tầng sinh bần, vòng dày... gắn liền với
quá trình sinh trưởng thứ cấp về chiều dày của trục. Hoạt động phối hợp
của tất cả mô phân sinh này tạo ra một cơ thể cây phức tạp. Các tầng phát
sinh, mô phân sinh thứ cấp, bằng cách tăng thể tích của hệ thống dẫn nhựa
và tạo ra mô bảo vệ, mô cơ, đã góp phần sinh trưởng thứ cấp, duy trì mở
rộng theo bề ngang của cơ thể cây.
Không phải tất cả mô phân sinh ngọn có mặt trên một cây nào đó
đều nhất thiết phải hoạt động. Chẳng hạn sự hạn chế của mô phân sinh là
phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chồi chính và chồi bên. Hoạt động cuả
các tầng phát sinh cũng thay đổi về mặt cường độ. Cả mô phân sinh ngọn
và các tầng phát sinh đều dao động theo mùa trong hoạt động phân sinh
của chúng, hoặc giảm bớt hoàn toàn sự phân chia tế bào trong mùa đông ở
các vùng ôn đới.
1. Sự tiến hóa của mô phân sinh
- Ở thực vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có mô phân sinh, ở các
loại tảo hình sợi tế bào có sự phân cực phân cắt theo một mặt phẳng .
Ở đa bào bậc thấp hình tản các tế bào nằm theo chiều ngang và dọc
có sự phân cắt theo hai mặt phẳng hình thành tản thực vật. Từ tản một lớp
tế bào đến tản nhiều lớp.
- Ở thực vật có chồi khi xuất hiện trên cạn đã có sự phân chia theo 3
mặt phẳng tạo thành thực vật chồi cành .
Từ đây thực vật bắt đầu có mô phân sinh, một nhóm tế bào luôn đảm
đương nhiệm vụ phân chia trong suốt đời sống cá thể gọi là nhóm tế bào
khởi sinh.
Nhóm tế bào khởi sinh phân chia taọ thành nhóm tế bào phân sinh
phân hóa còn gọi là mô phân sinh ngọn hay đỉnh sinh trưởng, phân chia
một thời gian nhất định rồi hình thành các mô vĩnh viễn.
2. Cấu tạo tế bào phân sinh
Các tế bào phân sinh có đặc điểm: Màng sơ cấp rất mỏng, chất sống
chiếm ưu thế so với chất không sống, không bào rất nhỏ, nhân lớn tròn vì
không bị sức ép của không bào. Tỷ lệ chất nguyên sinh so với chất dự trữ ≥ 90
%. Chứa nhiều cơ quan tử, hoạt động tăng, do đó dẫn đến mâu thuẩn
là tế bào nhỏ, khả năng sinh trưởng lớn, mối liên hệ giữa bề mặt và thể tích
bị phá vở và quá trình phân chia tế bào xảy ra.
Các mô phân sinh có cấu trúc tế bào khác nhau và về cơ bản không
khác với các mô sống trưởng thành. Trong thời gian phân bào mạnh, các tế
bào phân sinh không có thể vùi thứ sinh và các lạp tồn tại ở giai đoạn tiền
lạp thể. Chúng có mạng lưới nội chất kém phát triển và trong thể tơ có cấu
trúc bên trong ít phức tạp hơn. Như vậy mô phân sinh ít phân hóa. Những
tế bào ở tầng sinh bần có thể có lục lạp, và ở tầng sinh mạch có thể chứa
tinh bột và tanin, mô phân sinh phôi ở trạng thái nghỉ thường chứa các
chất dự trữ khác nhau. Mức độ không bào hóa ở các tế bào phân sinh rất
thay đổi. Các tế bào mô phân sinh ngọn chứa thể nguyên sinh đậm đặc.
Nếu có không bào thì thường khó quan sát dưới kính hiển vi quang học
hoặc ở trạng thái phân tán trong tế bào chất. Ở mô phân sinh ngọn nhiều
cây Quyết và Hạt trần, một số tế bào có không bào rõ rệt. Tóm lại, kích
thước tế bào, mô phân sinh tỷ lệ thuận với không bào. Các tế bào mô phân
sinh, có nhân lớn. Nhưng tỷ lệ giữa kích thước tế bào và kích thước nhân
là rất thay đổi trong các mô phân sinh. Ở các tế bào phân sinh lớn thì có tỷ
lệ nhân so với tế bào nhỏ hơn tế bào phân sinh nhỏ. Hình dạng, kích thước
của các tế bào phân sinh cúng rất thay đổi. Ở mô phân sinh ngọn, tế bào
phân sinh thường có kích thước đồng đều. Ở tầng sinh mạch thì các tế bào
phân sinh có hình thoi. Chiều dày vách tế bào phân sinh cũng khác nhau,
thông thường chúng có vách sơ cấp mỏng. Ở một số vùng của mô phân
sinh ngọn, có thể có vách sơ cấp dày, và vùng lỗ sơ cấp rất rõ. Các tế bào
phân sinh của tầng sinh mạch đôi khi vách dày rõ rệt với các vùng lỗ cấp
một lõm sâu. Thông thường ở các mô phân sinh không có khỏang gian
bào, nhưng chúng có thể sớm phát triển ở mô phân sinh dẫn xuất như ở rễ
cây. Những đặc điểm sinh hóa rất khác nhau giữa các tế bào, giữa tế bào
mô phân sinh và mô vĩnh viễn. Các mô phân sinh có tốc độ hoạt động trao
đổi chất cao, thường có phản ứng mạnh với peroxydaza và thường giảm
xuống sau khi phân bào kết thúc.
3. Phân loại mô phân sinh
Mô phân sinh được mô tả như những mô tạo hình, thường bổ sung
những tế bào mới cho cơ thể cây bằng sự phân chia. Một phần sản phẩm
của sự phân bào vẫn giữ đặc tính phân chia, tức là tế bào khởi sinh và phần
còn lại để phát triển thành các mô khác tức là các tế bào phân sinh dẫn suất
của các tế bào khởi sinh. Trong quá trình phát triển này, các tế bào mô
phân sinh dẫn xuất dần dần biến đổi về mặt hóa học, sinh lý, hình thái và
mang các đặc tính tương đối chuyên hóa. Nếu các tế bào chuyên hóa, còn
sống có thể thay thế hình thái, sinh lý do thay đổi các điều kiện bên ngoài
hay bên trong dẫn tới sự phản phân hóa, trở lại khả năng phân chia, tạo
thành mô phân sinh phản phân hóa và quá trình phân hóa lại, tạo ra các mô
vĩnh viễn.
Sự phân hóa mô phân sinh, dựa vào các vị trí của chúng trong cơ thể
cây như mô phân sinh ngọn nằm ở chồi ngọn, ngọn rễ và mô phân sinh
bên là mô phân sinh sắp xếp song song ở phía bên của cơ quan, như tầng
phát sinh bần, tầng phát sinh mạch.
Một cách phân loại mô phân sinh sơ cấp và thứ cấp tùy thuộc bản
chất các tế bào sinh ra các mô phân sinh này. Mô phân sinh sơ cấp thuộc
dòng dõi trực tiếp của tế bào phôi, luôn gắn liền với sinh trưởng. Mô phân
sinh thứ cấp, có nguồn gốc từ mô vĩnh viễn sơ cấp, rồi lại tiếp tục hoạt
động phân sinh. Như vậy sự phân loại mô phân sinh sơ cấp và thứ cấp hiện
nay có hai quan điểm : dựa vào nguồn gốc và dựa vào thời gian xuất hiện
của mô phân sinh trong một cây nào đó, hoặc trong một cơ quan nào đó.
Mô phân sinh ngọn là mô phân sinh sơ cấp, mô phân sinh bên là mô phân
sinh thứ cấp.
Các mô phân sinh dẫn xuất từ mô khởi sinh, đã phân hóa một phần
những vẫn còn giữ khả năng phân chia và các mô phân sinh này được tách
riêng tùy theo hệ thống mô đã hình thành từ chúng. Những mô này là: lớp
sinh bì phân hóa thành hệ thống biểu bì, tầng trước phát sinh sinh ra mô
dẫn sơ cấp và mô phân sinh cơ bản hình thành hệ thống mô cơ bản.
Mô phân sinh lóng dùng để chỉ một vùng mô sơ cấp đang phát triển
mạnh, nằm hơi xa mô phân sinh ngọn, nằm xen vào giữa những vùng mô
đã phân hóa ít nhiều. Trên cơ sở vị trí, các mô phân sinh lóng thường
nhóm họp với mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. Các vùng sinh
trưởng lóng chứa các yếu tố mô đã phân hóa và cuối cùng được chuyển
hoàn toàn thành các mô trưởng thành. Các mô phân sinh lóng là những mô
tìm thấy ở các lóng và bẹ ở cây Một lá mầm, đặc biệt là các cây thảo, cỏ
tháp bút... Phần non nhất của ngọn chồi có nguồn gốc từ mô phân sinh
ngọn chưa phân thành lóng. Các phần này phát triển qua sự phân chia và
mở rộng của các tế bào ở mấu. Các mấu chồng lên nhau, được tách rời
nhau bằng sinh trưởng lóng, nằm xen giữa các mấu. Đầu tiên các tế bào
phân chia ở khắp các lóng non, nhưng về sau hoạt động phân chia được
giới hạn vào tương đối hẹp thường nằm ở gốc lóng. Sự kéo dài của lá cũng
tương tự như vậy và sự phân chia cũng giới hạn vào vùng thấp nhất của bẹ
lá. Sau khi lóng và bẹ lá đã hoàn thành sự kéo dài, các phần gốc của chúng
vẫn giữ lại tiềm năng sinh trưởng trong một thời gian dài, mặc dù trong
chúng đã có tế bào mô cơ và mô dẫn đã phân hóa hoàn toàn.
Tất cả các chồi sinh dưỡng đều được phân đốt tạo thành mấu và lóng
rồi kéo dài ra. Các mấu mang mầm lá đều được sinh ra liên tiếp sát nhau ở
ngọn chồi, rồi bị tách xa nhau bằng sự phát triển lóng.
3.1. Căn cứ vào nguồn gốc có thể phân biệt
3.1.1. Mô phân sinh sơ cấp
Có nguồn gốc trực tiếp từ tế bào hợp tử, giúp thực vật tăng trưởng
theo chiều cao như: mô phân sinh ngọn ở đầu thân, đầu rễ, mô phân sinh
lóng v.v...Ở các đỉnh sinh trưởng của thân, các tế bào khởi sinh hoạt động
phân chia liên tục tạo thành nhóm tế bào phân sinh phân hoá gồm các lớp
sinh bì, tầng trước phát sinh và mô phân sinh cơ bản. Sau này lớp sinh bì
sẽ hình thành mô bì, tầng trước phát sinh hoạt động tạo thành mô dẫn và
mô phân sinh cơ bản sẽ tạo nên mô mềm cơ bản.
Mô phân sinh ngọn ở đầu rễ hoạt động tạo thành chóp rễ và các phần
của rễ. Tổng quát nó gồm các lớp sinh bì, lớp sinh vỏ và lớp sinh trụ.
Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết cấu tạo của Mô phân sinh ngọn ở đầu
thân và đầu rễ khi học phần các cơ quan sinh dưỡng.
3.1.2. Mô phân sinh thứ cấp
Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ những tế bào phản phân hóa,
hoặc từ tầng trước phát sinh (như tầng phát sinh trụ) có khả năng phân
chia giúp các cơ quan thực vật tăng trưởng về bề ngang như: tầng phát
sinh vỏ (tầng phát sinh bần, lục bì), tầng phát sinh trụ (tầng phát sinh libe
gỗ hay tượng tầng.)
3.2. Căn cứ vào vị trí có thể phân biệt
3.2.1. Mô phân sinh ngọn
Mô phân sinh ngọn ở đầu thân hoặc đầu rễ
3.2.2. Mô phân sinh lóng
Mô phân sinh lóng ở các lóng, tăng cường hoạt động phân sinh giúp
thân tăng chiều cao nhanh chóng, đó là lọai mô phân sinh hoạt động chậm
và phân hóa từ trên xuống. Tùy theo kích thước của lóng đối với mỗi loài
nhất định mà mô phân sinh lóng ngừng hoạt động và phân hóa thành tế
bào mô vĩnh viễn. Sự hoạt động này làm cho nhiều loại hòa thảo sinh
trưởng cao rất nhanh, đây là đặc điểm thích nghi sinh học quan trọng.
3.2.3. Mô phân sinh bên
Mô phân sinh bên là những mô phân sinh thứ cấp nằm dọc theo trục
của thân hoặc của rễ giúp các cơ quan tăng trưởng bề ngang như tầng phát
sinh trụ , tầng phát sinh vỏ.
Ngoài ra còn có mô phân sinh đặc biệt gọi là thể chai (callus) là một
khối tế bào mô mềm có màng sơ cấp dày lên nhanh chóng (hiện tượng
tăng sản) để trám vết thương (được ứng dụng để ghép cành).
Cần lưu ý là không phải tất cả các mô phân sinh ngọn trên cây đều
cùng hoạt động. Ở một số cây sự sinh trưởng của chồi bên bị ức chế chừng
nào mà chồi ngọn còn đang phát triển mạnh. Hiện nay người ta ứng dụng
để bấm ngọn thân nhằm kích thích các chồi bên phát triển và bấm đầu
ngọn rễ để kích thích hình thành nhiều rễ bên.
Hoạt động của các mô phân sinh sơ cấp và thứ cấp đều giao động
theo mùa, ví dụ mùa đông giá lạnh thì hoạt động phân sinh bị giảm rõ rệt.
Tiến hóa về tổ chức ngọn.
Số lượng, sự sắp xếp và hoạt động của các tế bào khởi sinh, tế bào
dẫn xuất ở mô phân sinh ngọn đã trải qua những biến đổi sâu sắc.
Sau đây là các thuyết về tổ chức ngọn:
+ Thuyết tế bào ngọn: những khám phá về tế bào ngọn ở các ngành
Quyết đã dẫn tới quan niệm cho rằng các tế bào ngọn cũng tồn tại ở các
thực vật có hạt. Người ta giải thích tế bào ngọn như một đơn vị cấu trúc và
hoạt động không đổi của các mô phân sinh ngọn, nó dẫn dắt toàn bộ quá
trình sinh trưởng.
+ Thuyết phát sinh mô: những phát sinh về sau bác bỏ giả thuyết
về sự có mặt khắp nơi của các tế bào ngọn riêng rẽ và thay vào đó bằng
quan điểm nguồn gốc độc lập của các phần khác nhau của cơ thể thực vật.
Thuyết phát sinh mô do Hanstein (1868,1870) phát triển trên cơ sở các
nghiên cứu sâu sắc về ngọn chồi, phôi của cây Hạt kín. Theo thuyết này,
những phần chính của cây không phải mọc ra từ các tế bào bề mặt mà là từ
khối mô phân sinh nằm tương đối sâu, và khối này bao gồm 3 phần, gọi là
tầng sinh mô, các phần đó có thể được phân hóa do nguồn gốc của chúng
và do quy trình phát triển. Lớp ngoài cùng là tầng sinh bì, tầng thứ hai là
tầng sinh vỏ, tạo ra vỏ cây, tầng thứ ba là tầng sinh trụ chiếm toàn bộ khối
phía trong của trục. Ba tầng này bắt đầu với một hoặc vài tế bào khởi sinh
được phân bố trong các lớp chồng lên nhau ở phần xa nhất của các mô
phân sinh ngọn. Thuyết phát sinh mô, thể hiện rõ ràng ở nhiều rễ, còn ở
chồi ngọn không được sử dụng rộng rãi và bị phê phán.
+ Thuyết áo - thể của Schmidt (1924) đó là kết quả khảo sát trên
các ngọn chồi của cây Hạt kín. Theo thuyết này có hai vùng mô nằm trong
mô phân sinh ngọn: vùng áo gồm một hoặc nhiều lớp. Ở cây hai lá mầm
có từ một đến năm lớp áo, cây một lá mầm có từ một đến bốn lớp áo.
Vùng thể gồm một khối tế bào được bao phủ bởi vùng áo. Các kiểu
phân chia tế bào tương phản ở vùng áo và vùng thể đã dẫn tới việc phân
định phân giới rõ rệt giữa hai phần này. Các lớp vùng áo có kiểu phân chia
giao tầng. Các tế bào vùng thể phân chia theo các mặt phẳng khác nhau và
sự phát triển thể tích của toàn bộ khối thể. Mỗi lớp của vùng áo và vùng
thể đều có những tế bào khởi sinh riêng. Số lượng lớp của tế bào khởi sinh
bằng số lượng lớp vùng áo cộng thêm một, tức là lớp tế bào khởi sinh của
vùng thể. Quan niệm áo - thể đã được phát triển cho cây Hạt kín, nó tỏ ra
không thích hợp cho mô phân sinh ngọn cây Hạt trần.
Câu 3 : Mô bì (mô che chở)
2.2. Mô bì thứ cấp
2.2.1. Chu bì
Ở thực vật Hai lá mầm sống nhiều năm, khi cây trưởng thành xuất
hiện mô bì thứ cấp gọi là chu bì, cấu tạo từ ngoài vào gồm: Các lớp tế bào
bần tẩm suberin không thấm nước, khí, có màu nâu sẫm, giữa là tầng phát
sinh bần vỏ lục còn gọi là tầng phát sinh vỏ, và trong cùng là lớp tế bào vỏ
lục.
Ở những cây Hai lá mầm sống lâu năm, thường cuối năm đầu tiên
tầng phát sinh vỏ được hình thành do sự phản phân hóa của các tế bào biểu
bì, trụ bì hoặc từ các tế bào mô mềm dưới biểu bì. Tầng phát sinh vỏ hoạt
động kép tạo thành phía ngoài các lớp tế bào bần phía trong là các tế bào
vỏ lục giúp cây tăng trưởng theo chiều ngang. Nhưng có trường hợp tầng
phát sinh vỏ hoạt động đơn chỉ tạo ra bần mà không tạo ra vỏ lục.
Các tế bào bần là những tế bào hình phiến chữ nhật có cùng vách
xuyên tâm dần dần mất hết sinh chất, tẩm suberin và trở thành các tế bào
chết, vì vậy các tế bào ở phía ngoài các lớp bần sẽ không nhận được các
chất hữu cơ nuôi dưỡng do đó chết dần và bóc đi để lộ các lớp tế bào bần.
Ở một số cây ví dụ Quecus suber các lớp tế bào bần dày vài cm dùng làm
nút chai, vật cách điện v.v...
Các tế bào vỏ lục là những tế bào sống, màng xenlulô, trong có chứa
lục lạp.
Trên vỏ thứ cấp của thân thường xuất hiện các nốt sần sùi đó là lỗ
vỏ, thường được hình thành dưới các khí khổng ở biểu bì, không có cơ chế
đóng mở, ở chỗ hình thành lỗ vỏ tầng phát sinh vỏ lại tạo ra các khối tế
bào bổ sung hình cầu, đẩy rách phần vỏ và lồi ra ngoài tạo thành lỗ vỏ,
giữa các tế bào bổ sung có các khoảng gian bào chứa và trao đổi khí, thoát
hơi nước. Như vậy ở vỏ thứ cấp các lỗ vỏ giúp thực vật liên hệ trao đổi với
môi trường bên ngoài.
2.2.2 Thụ bì
Tầng phát sinh vỏ ở một số cây có vị trí cố định, hằng năm tạo thành
những lớp bần mới thay thế cho lớp bần cũ bị tróc đi. Nhưng ở nhiều cây
thân gỗ sống lâu năm, tầng phát sinh vỏ không cố định và mỗi năm mỗi
dời vào trong tạo ra chu bì mới, ngăn cản việc vận chuyển chất dinh dưỡng
đến nuôi các tế bào ở bên ngoài. Vì vậy, chu bì phía ngoài sẽ bị chết, đó là
lớp vỏ chết. Tập hợp tất cả các chu bì tạo thành thụ bì.
Có hai loại:
- Thụ bì vòng: Tầng phát sinh vỏ nằm thành vòng bao quanh thân,
bần và mô mềm nằm xen kẽ nhau (ví du: ở Nho) .
- Thụ bì vảy: Tầng phát sinh vỏ xếp thành từng phiến riêng rẻ làm vỏ
bị nứt nẻ ( ví dụ ở sồi, thông ).
Câu 4 :
Các yếu tố dẫn truyền của gỗ sơ cấp gồm:
+ Quản bào: là những tế bào chết không còn nguyên sinh chất,
màng dày hướng tâm. Tùy theo sự dày lên thứ cấp người ta phân biệt quản bào vòng, quản bào xoắn, quản bào thang, quản bào mạng, quản bào điểm,quản bào núm. Quản bào vòng và xoắn là nguyên thủy nhất. Quản bào không bị xuyên thủng màng tế bào mà chỉ có các cặp lỗtrên các vách chung của chúng, dẫn truyền bằng cách thẩm thấu qua những phần không dày lên, tốc độ dẫn truyền chậm trong lòng quản bào hẹp, với lưu lượng dẫn truyền ít. Ở Quyết và Hạt trần hệ dẫn chủ yếu là quản bào với tốc độ sinh trưởng chậm, do đó kém tiến hóa. Ở thực vật hạt kín, quản bào vẫn còn ở phần non. Trong quá trình tiến hóa, quản bào chuyên hóa theo 2 hướng: Quản bào hình thành mạch: Chủ yếu từ quản bào thang, ít từ quản
bào mạng, điểm. Quá trình hòa tan các màng ngăn, các lỗ bao gồm phiến
tế bào trương lên, màng ngăn bị hủy và chất nguyên sinh tiêu đi. Dạng trung gian là quản bào dạng mạch. Quản bào hình thành sợi gỗ: Các quản bào giảm chức năng dẫn nước, vách dày lên, khoang hẹp lại, số lượng lỗ núm giảm đi do đường
viền của núm mờ đi tạo thành lỗ đơn. Dạng trung gian là quản bào dạng
sợi.
+ Mạch thông: Là một hệ thống ống gồm những tế bào chết có nhiều
thành phần họp lại, màng bên dày lên theo nhiều hình dạng khác nhau
hình thang, hình mạng v.v... Các màng ngang đã thủng lỗ, quá trình tiến
hóa từ:
-Thủng lỗ kép sang thủng lỗ đơn
-Vách xiên sang vách ngang
-Mạch dài nhỏ sang mạch to ngắn, làm tăng tốc độ và lưu
lượng dẫn truyền.
Ở thực vật hạt trần tiến hóa cao như họ Ma hoàng, bắt đầu có mạch thông nhưng thủng lỗ kép.
Mạch thông tiến hóa hơn quản bào vì tốc độ dẫn truyền nhanh hơn với lưu lượng nhiều hơn. Mạch điểm với tiết diện tròn, đường kính rộng chiều cao ngắn, lỗ thủng đơn nằm thẳng góc với trục dọc tế bào, là dạng tiến hóa nhất của các loại mạch.
Khi tiến đến thực vật hạt kín, quản bào được thay thế bằng mạch thông, giúp thực vật hạt kín chiếm ưu thế trong quá trình chọn lọc đáp ứng yêu cầu sống mạnh mẽ của chúng.
Câu 5 :
Mô tiết (cấu trúc tiết)
Mô tiết hay còn gọi là các cấu trúc tiết, bao gồm các tế bào chuyên
hóa làm chức năng bài tiết. Quá trình tách các sản phẩm được loại ra từ sự
trao đổi chất là sự bài tiết (Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất
dường như không có ích trong sự trao đổi chất và ít nhiều tách rời khỏi thể
nguyên sinh sống hoặc hoàn toàn bị loại trừ khỏi cơ thể thực vật. Cấu trúc
liên quan đến sự bài tiết thường hết sức khác nhau về mức độ chuyên hóa
và vị trí sắp xếp trong cơ thể .
Người ta phân biệt các cấu trúc tiết bên ngoài và bên trong:
1. Cấu trúc tiết bên ngoài
- Lông tiết: Ðơn hoặc đa bào, có nguồn gốc từ biểu bì hoặc dẫn xuất
của biểu bì và có sự tham gia của các tế bào ở phía trong biểu bì.
- Tuyến tiết: Tùy theo các sản phẩm tiết, chúng ta phân biệt tuyến
tiết mật, tuyến tiết chất thơm thường có ở các bộ phận của hoa, tuyến tiết
muối ở một số cây ngập mặn.
2. Cấu trúc tiết bên trong
- Tế bào tiết: Có ở khắp cơ thể, sản phẩm tiết như nhựa, tinh
dầu, tanin,...
- Túi tiết và ống tiết: Có một vài lớp tế bào bao quanh, có 2
loại, túi và ống tiết phân sinh do các tế bào tách rời thành khoảng gian bào
ở giữa, ví dụ ở thông.
Túi và ống tiết dung sinh, do các tế bào ở giữa bị tiêu hủy thành một khoảng lớn, ví dụ ở lá cây cam.
- Ống nhựa mủ: Hình thành từ tế bào mô mềm, chuyên hóa
thành những ống chứa một chất lỏng đặc biệt như sữa, ống nhựa mủ là
những tế bào sống có nhiều nhân, về sau chỉ còn lại ít nhân. Nguyên sinh
chất hòa lẫn với nhựa mủ, nhựa mủ gồm các chất hydrat cacbon, các axit
hữu cơ, muối ancaloit, chất nhầy, nhựa, gôm v.v...
Về chức năng của chúng còn nhiều ý kiến khác nhau như dự trữ chấ
dinh dưỡng, là một hệ thống bài tiết, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng
v.v...
Có 2 loại, ống nhựa mủ phân đốt và ống nhựa mủ không phân đốt.
Câu 6 :
1. Sự sinh sản và chu trình phát triển cá thể của ngành Rêu
Sự sinh sản và chu trình phát triển cá thể của Rêu được đặc trưng
bởi sự xen kẻ của thể bào tử và thể giao tử, hai giai đoạn rất khác nhau với
nhiều phương diện: di truyền, các đặc tính hình thái, cấu tạo, thời gian
sống, bản chất các tế bào được phát tán (các bào tử, hay các giao tử). Do
đó, chu kì này có đặc tính lưỡng di truyền và khác hình thái. Đối với Rêu,
thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử (Đơn - Lưỡng bội). Thể bào tử
và thể giao tử còn khác nhau bởi số lượng nhiễm sắc thể của nhân tế bào.
Thể bào tử 2n luôn luôn có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi thể giao tử (n).
Điều này là hệ quả của một sự kiện, các bào tử của Rêu luôn luôn là bào tử
giảm nhiễm, nguyên tản sợi và thân có lá của Rêu là đơn bội, trong khi đó
thể sinh túi của Rêu là lưỡng bội, bởi vì chúng do hợp tử tạo ra, do thụ tinh
của giao tử đực (n) và giao tử cái (n). Chu kì phát triển cá thể của Rêu là
lưỡng di truyền nghĩa là chúng thuộc về đơn - lưỡng bội (haplodiplophase), trong đó pha n xen kẻ với pha 2n, chứ không phải chỉ có pha lưỡng bội tất yếu, được đặc trưng cho loài, mà còn có pha đơn bội được tách ra từ pha lưỡng bội
1.1. Thể giao tử của ngành Rêu
Ở Rêu và đa số ngành Rêu, cây sinh dưỡng có thân và lá hình thành các
túi giao tử . Trên các nguyên tản sợi được tạo ra do sự nẩy mầm của các bào tử
giảm nhiễm, sẽ hình thành các chồi rêu có lá [lớp Rêu hoặc Địa tiền có lá
(Calobryales, bộ Rêu vảy ...)] hay chỉ hình thành dạng tản (lớp Rêu sừng, Địa
tiền tản ...) Đến thời kỳ sinh sản, tất cả chúng đều mang túi giao tử, vì vậy tất cả
chúng thuộc về thể giao tử. Ở Rêu, thông thường là các đẳng bào tử thì
hình thành thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc, hoặc là các đồng
bào tử (trong túi bào tử có 50% đồng bào tử đực, 50% đồng bào tử cái)
nẩy mầm cho các cây Rêu đơn tính. Ở Rêu cũng có dị bào tử (Macromitrium - Bộ Rêu), nhưng bào tử bé và bào tử lớn ở trong cùng một túi bào tử. Bào tử bé hình thành thể giao tử đực và bào tử lớn nẩy mầm cho thể giao tử cái.
+ Các túi giao tử
Các túi tinh và các túi noãn của Rêu còn là những túi giao tử tiêu
biểu. Sự phát triển của chúng, được thực hiện từ một tế bào ở bề mặt và nó
trải qua sự phân chia ngang. Tế bào con ở dưới là khởi đầu cho cuống túi
giao tử và tế bào bên trên là khởi sinh túi tinh hay bụng túi noãn. Trong cả
hai trường hợp, tế bào này phân chia cho ba tế bào vách và một tế bào
trung tâm của túi tinh hay túi noãn.
- Túi tinh: Trong khi túi tinh đang hình thành, các tế bào phía ngoài
vách phân cắt dọc và ngang, từ đó mà hình thành vách một lớp, trong khi đó
tế bào trung tâm sinh ra mô sinh tinh mà mỗi tế bào của chúng biến đổi thành giao tử đực
- Túi noãn: Sự phân chia các tế bào phía ngoài là khởi đầu cho
vách nhiều lớp của bụng túi noãn và một lớp cổ gồm năm tầng, mỗi tầng
bốn tế bào. Tế bào bụng phân cắt thành một tế bào ở dưới, khởi đầu cho tế
bào noãn cầu và tế bào bụng của rãnh cổ túi noãn và một tế bào bên trên
hình thành nhiều tế bào chồng lên nhau của rãnh cổ túi noãn. Kích thước
cổ và rãnh túi noãn giảm đều đặn từ Rêu đến Quyết, thực vật Tiền hạt, Hạt
trần và tất cả thực vật có túi noãn tiêu biểu. Khi noãn cầu chín, các vách của
tế bào rãnh gel hoá. Sự hấp thụ nước từ bên ngoài, làm cổ túi noãn phồng lên
và làm tách ra 4 tế bào tầng cuối của cổ túi noãn, vì vậy, để lộ ra lỗ mở, cho
phép giao tử đực đi vào thụ tinh với noãn cầu
1.2. Sự thụ tinh
Trong quá trình thụ tinh đơn, một giao tử đực và một giao tử cái
kết hợp với nhau để hình thành hợp tử. Nếu tinh trùng và noãn cầu được
sinh ra từ cùng một cá thể mà kết hợp với nhau thì gọi là tự thụ tinh và
được gọi là thụ tinh chéo, nếu cá thể đực cung cấp tinh trùng, cá thể cái
sinh ra noãn cầu. Rêu thụ tinh đơn nhờ nước. Chỉ cần có một màng mỏng
nước cũng đủ cho tinh trùng bơi lội từ túi tinh đến túi noãn, để thụ tinh với
noãn cầu. Quảng đường bơi lội của tinh trùng có thể tương đối dài đối với
các loài khác gốc của Rêu. Các cây đực và cây cái không bắt buộc ở cạnh
nhau. Nước có vai trò chủ yếu trong sinh sản hữu tính của Rêu, bởi vì
nước tham gia vào sự mở của các túi tinh và cổ túi noãn, nhưng cũng là
môi trường cần thiết cho sự di chuyển của tinh trùng. Saccharoza là chất
hoá học chủ yếu khuyếch tán từ các chất nhầy của cổ túi noãn mở, có vai
trò trong sự định hướng cho tinh trùng đến với noãn cầu không có vách
xenluloza bao bọc và nhân của tinh trùng kết hợp nhân của noãn cầu (noãn
giao), tạo thành hợp tử và nó được bao bọc bởi vách xenluloza và không
trải qua pha nghỉ, hợp tử phát triển ngay để thành phôi.
1.3. Thể sinh túi của Rêu
Sau khi kết hợp noãn cầu với tinh trùng, hợp tử được hình thành và
phát triển ngay ở trong túi noãn, không có pha nghỉ. Phôi phát triển sâu
vào đỉnh thân mang lá, vì vậy, phôi kí sinh trên thể giao tử. Phôi phát triển
thành thể sinh túi bao gồm chân, cuống mảnh và túi bào tử có đội mũ .
+ Thể sinh túi. Thể sinh túi khi đã được cấu tạo đầy đủ như trên, thì
sự sinh trưởng của nó dừng lại. Thể sinh túi chính là một trục trần không có lá và được chia ra làm 5 phần kể từ gốc lên ngọn như sau:
- Chân phôi (giác mút) ghép trên đỉnh ngọn của thân mang lá (bao nhỏ).
- Cuống có thể có tế bào dẫn truyền, nhưng không phải là mô dẫn thực sự, không có ống rây.
- Mấu lồi có thể phân biệt được ít nhiều tuỳ theo các loài, đó là đỉnh cuống phình ra để mang túi bào tử.
- Túi bào tử
- Nắp đậy. Túi bào tử và nắp đậy được bao phủ bởi mũ đội, có nguồn gốc từ phần trên của bụng túi noãn.
+ Túi bào tử (hình 5). Kể từ ngoài vào trong, túi bào tử bao gồm:
Biểu bì có lỗ khí.
- Mô mềm diệp lục bao quanh trụ trung tâm, thường có các lỗ khuyết.
- Mô mềm trung tâm sản sinh ra vòng mô sinh bào tử cấu thành
các tế bào mẹ bào tử 2n mà chúng trải qua sự phân bào giảm nhiễm để tạo
ra các bào tử; lúc bào tử chín, vòng mô sinh bào tử trở thành một khoang
túi bào tử nằm giữa thành túi bào tử và trục trung tâm.
Trụ trung tâm là trục bất thụ
Câu 7 :
Thể bào tử của Dương xỉ
Ở Dương xỉ , cây sinh dưỡng có thân, rễ, lá,
hình thành các túi bào tử. Thể bào tử (2n) được sinh ra từ hợp tử và mang
các túi bào tử, thể hiện rất rõ ở các ngành Quyết. Lúc chín, các túi bào tử
của thực vật có lá, phát tán các bào tử giảm nhiễm và chúng nẩy mầm tạo
ra nguyên tản lưỡng tính hoặc đơn tính. Nó cũng giống như túi bào tử của
thể sinh túi của ngành Rêu. Chu trình phát triển cá thể của chúng là lưỡng
di truyền nhưng thể bào tử chiếm ưu thế (Lưỡng – Đơn bội)
(diplohaplophase)
2.1.1. Các túi bào tử Dương xỉ
Ở các ngành Quyết, các túi bào tử và
các bào tử của chúng có những dấu hiệu rất
khác nhau. Vì vậy, người ta tìm ra có những
thuật ngữ khác nhau để chỉ các túi bào tử và
các bào tử cho các nhóm khác nhau
+ Cấu tạo túi bào tử
Vách của các túi bào tử có độ dày
khác nhau tuỳ theo từng nhóm, vách một lớp
như ở lớp Dương xỉ túi mỏng (Dryopteris
filix-mas), vách nhiều lớp như ở lớp Dương
xỉ túi dày (bộ Marattiales). Các tế bào nuôi
dưỡng bao xung quanh mô sinh bào tử có
mặt thường xuyên (bộ Quyển bá) hoặc nhất
thời như ở Dương xỉ bộ túi mỏng
Trong trường hợp các tế bào nuôi
dưỡng tồn tại nhất thời, nó trở thành dạng
hợp bào tự tan rã (Dương xỉ bộ túi mỏng).
Nó luôn luôn có vai trò nuôi dưỡng cho các
tế bào mẹ bào tử và các bào tử. Còn đối với
lớp cơ giới bảo đảm cho sự mở các túi bào
tử, nó luôn luôn có nguồn gốc từ lớp biểu
bì. Đó chính là lớp túi ngoài, nhưng nó chỉ
có nguồn gốc trong phần biểu bì. Vị trí và
vai trò của nó khác nhau từ nhóm Dương xỉ này đến nhóm Dương xỉ khác
2.2. Thể giao tử của Dương xỉ và các ngành Quyết
Tuỳ theo các nhóm Quyết, sự nảy mầm của đẳng bào tử giảm
nhiễm xuất hiện nguyên tản lưỡng tính, chẳng hạn như thể giao tử của
Dương xỉ (Dryopteris filix mas) là tản dạng bản hình quả tim, mặt dưới
của nó mang túi tinh ở vùng có rễ giả và túi noãn ở phần lõm vào. Mặc dù
các bào tử được sản xuất bởi thể bào tử, nhưng mỗi bào tử này sinh ra thể
giao tử có chức năng sinh sản hữu tính. Do vậy, các bào tử cũng như thể
giao tử của Dương xỉ không có tăng trưởng cơ quan sinh dưỡng. Các túi
tinh của chúng có dạng hình cầu và được cấu tạo bởi vách một lớp, bao
xung quanh các tế bào sinh tinh, trong khi đó, các túi noãn chìm sâu một
phần trong nguyên tản, cổ của chúng nhô ra khỏi nguyên tản, ngắn hơn cổ
túi noãn của Rêu (5 đến 7 tầng tế bào). Khi túi tinh chín, nó sẽ mở ra, các
tinh trùng được phóng thích ra ngoài và thụ tinh với noãn cầu. Hợp tử phát
triển ngay trong túi noãn không qua giai đoạn nghỉ, để hình thành cây
Dương xỉ thế hệ khác. Ở các nhóm Quyết khác, các đồng bào tử hay dị
bào tử nảy mầm cho các tản đơn tính mang túi giao tử đực hoặc cái. Trong
tất cả các trường hợp, các tản này là thể giao tử, bởi vì chúng mang túi
tinh và túi noãn.
2.3. Sự thụ tinh:
Sự thụ tinh của Quyết, chủ yếu là thụ tinh đơn, xảy ra trên môi
trường cạn và nhờ nước. Ở các Quyết dị bào tử, thì các nguyên tản đơn
tính không bắt buộc ở cạnh nhau. Nước có vai trò chính trong việc sản
xuất các giao tử, trong việc mở túi tinh và cổ của túi noãn đồng thời là môi
trường giúp cho cho tinh trùng di chuyển vào với noãn cầu. Chất hoá học
kích thích định hướng cho tinh trùng đi vào với noãn cầu, đó là axit malic
như ở các loài dương xỉ. Người ta tiến hành thực nghiệm, nếu nhỏ một
giọt nước phủ lên túi tinh của Dương xỉ, các tinh trùng bơi lội ngẫu nhiên
theo mọi hướng. Nhưng nếu ta nhúng đầu ống nhỏ có chứa axit malic 1%
vào giọt nước trên túi tinh, người ta thấy ngay các tinh trùng bơi vào ống
chứa axit malic. Ngược lại với axit malic có nồng độ đậm đặc hơn, thì có
tác dụng hoá ứng động âm và các tinh trùng tránh xa đầu ống đó. Để tiếp
xúc với noãn cầu, tinh trùng tiếp cận với giao tử cái không có vách
xenluloza và nhân của chúng kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử và phát
triển thành phôi không qua giai đoạn nghỉ.
*Dương xỉ đực (Dryopteris Filix - mas -Dryopteridaceae)
Thể bào tử có thân, lá, rễ phụ, lá quang hợp - bào tử, túi bào tử
giống nhau, đẳng bào tử. Thể giao tử gồm nguyên tản lưỡng tính, tự
dưỡng, có túi tinh và túi noãn đa bào, thụ tinh còn nhờ nước, phôi phát
triển liên tục.
+ Cỏ tháp bút (Equisetum arvense - Equisetaceae)
Thể bào tử gồm có thân, lá, rễ phụ. Có hai loại cành: Cành sinh
dưỡng và cành sinh sản mang các lá bào tử, túi bào tử giống nhau, đồng
bào tử. Thể giao tử gồm các nguyên tản đơn tính, tự dưỡng có túi tinh
hoặc túi noãn đa bào tiêu giảm, thụ tinh nhờ nước, phôi phát triển liên tục.
+ Quyển bá (Selaginella martensii)
Thể bào tử có thân, lá, rễ phụ. Cành sinh sản mang hai loại lá bào
tử. Lá bào tử bé mang túi bào tử bé chứa các bào tử bé, lá bào tử lớn mang
túi bào tử lớn chứa 4 bào tử lớn. Thể giao tử gồm các nguyên tản đơn tính,
thụ tinh nhờ nước, phôi phát triển liên tục.
Câu 11 :
Libe (Phloem)
Chức năng chính của libe là dẫn truyền các chất hữu cơ, sản phẩm
của quá trình quang hợp; ngoài ra còn tham gia trong nhiệm vụ nâng đỡ và
dự trữ.
- Libe sơ cấp: Các yếu tố dẫn truyền gồm:
Tế bào rây: Có ở những thực vật kém tiến hóa như Quyết, Hạt trần.
Ở thực vật hạt kín tế bào rây có ở các bộ phận non. Ðó là những tế bào có
tế bào chất, không nhân (do đó không sống lâu được), lúc đầu còn không
bào nhưng sau mất đi, lúc này tế bào tràn đầy tế bào chất. Hệ thống mạng
lưới nội chất phát triển màng bên và màng ngang dày lên không đều,
những sợi liên bào xuyên qua những phần màng không dày lên, hệ thống
mạng lưới nội chất chạy qua các sợi liên bào để qua các tế bào rây khác.
Nhựa luyện đi qua mạng lưới nội chất do đó không bị đông đặc. Tốc độ
dẫn truyền của tế bào rây chậm, với lưu lượng ít.
Ống rây: Do nhiều thành phần họp lại, nối liền nhờ một màng ngang
thủng lỗ gọi là phiến rây. Phiến rây phát triển mạnh ở thực vật hạt kín, tiến
hóa hơn tế bào rây có mạng lưới nội chất xuyên qua nhiều hơn, lưu lượng
dẫn truyền nhiều và nhanh hơn. Trong quá trình tiến hóa phiến rây nhiều
vùng rây phát triển thành phiến rây đơn, từ phiến rây xiên chuyển thành
phiến rây ngang.
Hùngbj0 49bsinh
Sinhvienvinh.com
Hùngbj0 49bsinh
Sinhvienvinh.com
Hùngbj0 49bsinh
Sinhvienvinh.com
Hùngbj0 49bsinh
Sinhvienvinh.com
Sinhvienvinh.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu hỏi thực vật học.doc