Việc phát hiện ra các chủng vi khuẩn mang gen NDM - 1 trong môi trường bệnh viện Việt
Đức của nghiên cứu này là một vấn đề quan trọng, nó cho thấy nguy cơ lây nhiễm các vi
khuẩn này không chỉ trong phạm vi bệnh viện mà có khả năng phát tán ra ngoài cộng đồng,
điều này đã được chứng minh bằng nghiên cứu của Isozumi và cộng sự về sự có mặt của
vi khuẩn mang gen NDM - 1 trong môi trường ngoại cảnh tại Hà Nội
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi khuẩn gram âm mang gen New Delhi-Metallo-Betalactamase (NDM - 1) kháng carbapenem phân lập trong môi trường bệnh viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 85 (5) - 2013 1
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2013
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Hoàng - Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương, số 1 Yersin, Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 05/8/2013
Ngày được chấp thuận: 30/10/2013
VI KHUẨN GRAM ÂM MANG GEN NEW DELHI-METALLO-BETA-
LACTAMASE (NDM - 1) KHÁNG CARBAPENEM PHÂN LẬP
TRONG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN
Trần Huy Hoàng1, Heiman Wertheim2, Trần Như Dương1, Nguyễn Bình Minh1,
Trần Vân Phương1, Trịnh Hồng Sơn3, Đặng Đức Anh1
1 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội
2 Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Hà Nội, Việt Nam
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội
Hiện nay, vi khuẩn gram âm mang gen NDM - 1 kháng carbapenem là vấn đề quan trọng tác động đến
sức khỏe toàn cầu. Ở Việt Nam, vi khuẩn mang gen NDM - 1 không chỉ phát hiện được trên các bệnh nhân
bị nhiễm khuẩn bệnh viện mà còn được phát hiện trong môi trường. Trong nghiên cứu này, 200 mẫu xét
nghiệm (tay nhân viên điều dưỡng, xe đẩy y tế, sàn nhà, ga trải giường bệnh và nắp toa lét) tại các khoa
Phẫu thuật tiết niệu, Phẫu thuật gan mật và Phẫu thuật tiêu hóa được thu thập để phát hiện vi khuẩn mang
gen NDM - 1 bằng kỹ thuật PCR. Các chủng NDM - 1 dương tính sẽ được định danh bằng thanh API - 20E
và đánh giá mức độ nhạy cảm kháng sinh. Nghiên cứu phát hiện được 5/200 (2,5%) mẫu dương tính với gen
NDM - 1, trong đó 3 mẫu được phát hiện trên ga trải giường bệnh, 1 mẫu ở thùng rác thải y tế và 1 mẫu phát
hiện trên nắp toa lét nhà vệ sinh tại hai khoa phẫu thuật tiết niệu và Gan mật. Tất cả các chủng dương tính
với NDM - 1 đều kháng lại kháng sinh được thử nghiêm ở mức độ cao, nhưng vẫn còn nhạy cảm với colistin.
Từ khóa: Vi khuẩn gram âm, gen NDM-1, kháng carbappenem, môi trường bệnh viện
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi khuẩn Gram âm mang gen New Delhi
Metallo - Beta - Lactamase 1 (NDM - 1) sinh
men kháng lại carbapenem (thuộc nhóm lựa
chọn cuối cùng) hiện đang là một trong những
vấn đề mang tính toàn cầu. NDM - 1 lần đầu
tiên được ghi nhận trên chủng K. pneumoniae
phân lập được trên bệnh nhân người Thụy
Điển có tiền sử du lịch tại Ấn Độ [1]. Hiện nay
đã có rất nhiều báo cáo công bố nhiều loại vi
khuẩn Gram âm mang gen NDM-1 như Kleb-
siella, E. coli, Acinetobacter và Citrobacter ở
nhiều quốc gia trên thế giới [2]. Các vi khuẩn
mang gen NDM - 1 không chỉ được phát hiện
trên các bệnh phẩm lâm sàng mà còn phát
hiện được trong cả môi trường ngoại cảnh ở
Ấn Độ nơi có dịch NDM - 1 lưu hành. Đây là
một nguy cơ quan trọng tác động đến sức
khỏe con người và làm tăng nguy cơ lan
truyền của vi khuẩn mang gen NDM - 1 ở
trong cộng đồng [3]. Sự xuất hiện của các vi
khuẩn mang gen kháng thuốc này báo hiệu sự
mở đầu của một giai đoạn mới về tình trạng vi
khuẩn kháng lại kháng sinh trên Thế giới.
Ở Việt Nam, bệnh truyền nhiễm vẫn chiếm
một tỷ lệ lớn trong mô hình bệnh tật nên việc
sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả đóng
một vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ
mắc và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, sự gia tăng tình trạng kháng kháng
sinh của vi khuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe của nhân dân cũng như tổn thất
về kinh tế. Imipenem là kháng sinh thuộc
2 TCNCYH 85 (5) - 2013
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhóm carbapenem, được đưa vào thị trường
vào đầu những năm 2000, cũng đã giảm tác
dụng với các vi khuẩn gram âm. Hai căn
nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường
gặp là P. aeruginosa và A. baumannii được
đánh giá mức độ kháng carbapenem ở 6 bệnh
viện năm 2008. 20% các chủng P. aeruginosa
và gần 50% các chủng A. baumannii kháng
carbapenem [4].
Ngay từ tháng 8/2010 nhóm nghiên cứu
của chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đưa
ra bằng chứng về sự có mặt của vi khuẩn
mang gen NDM - 1 tại Việt Nam [5; 6]. Thêm
vào đó sự có mặt của K. pneumoniae mang
gen NDM - 1 phân lập được trong môi trường
ngoại cảnh cũng được báo cáo tại Việt Nam
[7]. Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện ngoại
khoa đầu ngành và là trung tâm phẫu thuật
lớn nhất Việt Nam với qui mô 500 giường
bệnh, mỗi năm tiến hành khoảng 28.000 ca
phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu khác
nhau. Do vậy, bệnh viện luôn luôn trong tình
trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh
vượt quá 100%, gây nhiều khó khăn cho công
tác phòng chống nhiễm khuẩn. Đây là nguy cơ
quan trọng làm lây lan vi khuẩn mang gen
NDM - 1 giữa các bệnh nhân cũng như ra
ngoài môi trường bệnh viện và phát tán ra
ngoài cộng đồng. Do vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm phát hiện sự có mặt của vi
khuẩn gram âm mang gen NDM-1 kháng car-
bapenem phân lập tại môi trường bệnh viện
năm 2011. Đây sẽ là một bằng chứng quan
trọng, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng
đưa ra các giải pháp phù hợp để phòng chống
sự lây lan của vi khuẩn này ở trong bệnh viện
và cộng đồng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế: mô tả cắt ngang.
2. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn 3 khoa bao gồm khoa
Phẫu thuật Tiết niệu, Phẫu thuật Gan mật và
Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa của bệnh viện Việt
Đức để tiến hành thu thập các mẫu xét
nghiệm cho nghiên cứu.
3. Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu
Tổng số 200 mẫu được thu thập bằng tăm
bông vô trùng tại 3 khoa của bệnh viện Việt
Đức. Các loại mẫu được thu thập bao gồm từ
tay nhân viên điều dưỡng (28), xe đẩy y tế
(12), máy hút đờm (20), tủ cá nhân của nhân
viên y tế và bệnh nhân (18), mặt bàn, bề mặt
sàn buồng bệnh (29), ga trải giường bệnh
(46), khu nhà vệ sinh, chậu rửa tay tại buồng
bệnh (16), rác thải y tế (12) và các vị trí lấy
mẫu khác là 19 mẫu (tay cầm điện thoại, bàn
văn phòng...)
4. Tiến hành
4.1. Thu thập mẫu
Dùng tăm bông vô trùng quét lên bề mặt
của các vị trí cần lấy mẫu trong nghiên cứu,
cho tăm bông vào các ống thu thập mẫu có
chứa 5 ml canh thang LB chứa imipenem
2ml/ml và mang về phòng thí nghiệm.
4.2. Phân lập và định danh vi khuẩn
Ủ các ống canh thang chứa tăm bông ở
370C trong 6 - 8 giờ (giai đoạn tăng sinh trong
môi trường kháng sinh) ưu tiên các vi khuẩn
kháng carbapenem phát triển. Cấy chuyển từ
môi trường canh thang LB sang đĩa thạch Mac
Conkey có nồng độ kháng sinh imipenem
2ml/ml. Ủ 370C trong 18 - 24 giờ. Chọn 5 - 7
khuẩn lạc mọc trên môi trường Mac Conkey
có chứa 2 mg/ml imipenem sau khi ủ ấm qua
đêm cấy trên đĩa thạch LB (Luria - Bertani) ở
nhiệt độ 370C qua đêm. Sử dụng vi khuẩn
thuần mọc trên thạch LB để tách triết DNA làm
khuôn mẫu cho phản ứng PCR phát hiện gen
TCNCYH 85 (5) - 2013 3
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2013
NDM - 1 (phần 3) và định danh vi khuẩn bằng
thanh định danh API - 20E (Bio-Merieux, Pháp).
4.3. Kỹ thuật PCR phát hiện gen NDM-1
và các gen kháng kháng sinh khác
Lấy 3 - 4 khuẩn lạc trên đĩa thạch LB hòa
vào 200µl nước cất vô trùng, đun cách thủy
trong vòng 3 phút và ly tâm lấy nước nổi để
làm khuôn mẫu DNA.
Các đoạn mồi đặc hiệu: NDM1 - F (5’ -
atgcacccggtcgcgaagctgag - 3’) và NDM1 - R
(5’-ttcgacccagccattggcggcga - 3’) được thiết
kế dựa trên trình tự gen chuẩn trong ngân
hàng gen (Mã số: FN396876.1) được sử dụng
cho kỹ thuật PCR để phát hiện gen NDM - 1
của các chủng vi khuẩn phân lập được trong
nghiên cứu [1; 5; 6]. Chứng dương là ADN
khuôn mẫu tách chiết từ chủng E. coli mang
gen NDM - 1 phân lập tại Nhật Bản do TS.
Shibayama, viện Quốc gia các bệnh Truyền
nhiễm Nhật Bản cung cấp [8]. Thành phần
tham gia phản ứng PCR bao gồm: 25 µl Go
Taq Master Mix (Promega); 1µl hỗn hợp mồi;
5µl khuôn mẫu DNA và 19µl nước cất. Chu
trình nhiệt: 940C trong 5 phút; 30 chu kỳ bao
gồm: 940C trong 36 giây, 600C trong 36 giây,
720C trong 1 phút; và 720C trong 5 phút. Sản
phẩm PCR sẽ được điện di trên thạch 1,5%
trong dung dịch đệm TAE 1X, nhuộm thạch và
chụp ảnh gel dưới ánh sáng tia UV [5; 6].
4.4. Kỹ thuật ức chế nồng độ kháng
sinh tối thiểu (MIC)
Năm loại kháng sinh bao gồm imipenem
(IMP), meropenem (MEM), ceftazidime (CAZ),
ciprofloxacin (CIP) và colistin (CS) (SIGMA)
được sử dụng để xác định nồng độ kháng
sinh tối thiểu có khả năng ức chế vi khuẩn của
các chủng vi khuẩn mang gen NDM - 1 bằng
phương pháp pha loãng kháng sinh trong
thạch Mueller - Hinton và kết quả sẽ được tính
toán dựa theo tiêu chuẩn của CLSI 2010 [9].
4.5. Phân tích và xử lý số liệu: Các gen
chứng dương NDM - 1, được sử dụng để đánh
giá kết quả PCR của mẫu thử nghiệm, số liệu
được quản lý bằng phần mềm exel. Kết quả
được trình bày dưới dạng hình và bảng biểu.
III. KẾT QUẢ
Trong tổng số 200 mẫu xét nghiệm thu
thập tại các vị trí khác nhau tại bệnh viện Việt
Đức chúng tôi phát hiện được 5 mẫu xét
nghiệm có vi khuẩn gram âm mang gen NDM
- 1 chiếm tỷ lệ 2,5%.
Các chủng có kết quả PCR dương tính với
gen NDM - 1 được tiến hành định danh bằng
thanh định danh API - 20E kết quả cho thấy có
3 loại vi khuẩn mang gen NDM - 1 được phát
hiện bao gồm 1 chủng A. baumannii, 2 chủng
E. aerogenes và 2 chủng Acinetobacter spp
(bảng 1).
Có ba loại mẫu được phát hiện có vi
khuẩn mang gen NDM - 1 bao gồm ga trải
giường bệnh nhân (3), nắp thùng rác y tế (1)
và nắp toa lét nhà vệ sinh (1). Các vị trí xét
nghiệm khác như sàn giường bệnh, tủ cá
nhân, xe đẩy y tế và tay nhân viên đều cho
kết quả âm tính.
Các mẫu dương tính đều được phát hiện ở
hai khoa là phẫu thuật Tiết niệu và Gan mật là
khoa đã được phát hiện có các bệnh nhân
nhiễm khuẩn với các vi khuẩn mang gen NDM
- 1 trước đó trong nghiên cứu của chúng tôi [5;
6]. Đặc biệt là tất cả các mẫu tại khoa phẫu
thuật Tiêu hóa (không có bệnh nhân nhiễm vi
khuẩn NDM - 1) đều cho kết quả âm tính.
4 TCNCYH 85 (5) - 2013
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hình 1. Kết quả đại diện phát hiện gen NDM - 1 kháng carbapenem của
các chủng vi khuẩn gram âm mang gen NDM - 1 phân lập tại môi trường bệnh viện
Việt Đức năm 2011
Giếng 1 - 6: Tay nhân viên điều dưỡng; 7 - 11: Ga giường bệnh nhân; 12 - 16: Nắp bệ xí; 17 -
21: Tủ đầu giường bệnh nhân; M: Thang chuẩn AND 100bp N: chứng âm và P: chứng dương.
Bảng 1. Một số đặc điểm của 5 mẫu bệnh phẩm phát hiện có vi khuẩn
mang gen NDM - 1 kháng carbapenem
Vi khuẩn Loại bệnh phẩm
Vị trí lấy mẫu
(Khoa phòng)
Có bệnh nhân
dương tính với
NDM - 1
A. baumannii Ga giường bệnh Phẫu thuật gan mật Có
E.aerogenes Nắp thùng rác y tế Phẫu thuật gan mật Có
Acinetobacter spp Ga giường bệnh Phẫu thuật tiết niệu Có
E.aerogenes Nắp toa lét Phẫu thuật tiết niệu Có
Acinetobacter spp Ga giường bệnh Phẫu thuật tiết niệu Có
Bảng 2. Kết quả kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn mang gen NDM - 1
Vi khuẩn
Đặc tính kháng MIC (mg/L) Gen
NDM - 1 IMP MEM CIP CAZ CS
A. baumannii 256 (R) 128(R) 0.06(S) > 512 (R) 0,5 (S) +
E.aerogenes 4 (R) 2 (I) 2 (I) > 512 (R) 0,5 (S) +
Acinetobacter spp 128 (R) 64 (R) 2 (I) > 512 (R) 0,5 (S) +
E.aerogenes 8 (R) 8 (R) 256 (R) > 512 (R) 0,5 (S) +
Acinetobacter spp 128 (R) 64 (R) 2 (I) > 512 (R) 0,5 (S) +
TCNCYH 85 (5) - 2013 5
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2013
Ghi chú: S: Nhạy cảm; I: đề kháng trung gian; R: kháng.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm mức độ
nhạy cảm của các vi khuẩn mang gen NDM -
1 phân lập được trong nghiên cứu với 5 loại
kháng sinh bao gồm imipenem và mero-
penem, đại diện cho nhóm carbapenem;
ceftazidime cho nhóm kháng sinh cepha-
losporin; ciprofloxacin cho nhóm fluoroqui-
nolone là các thuốc đầu tay điều trị tại bệnh
viện hiện nay và colistin là kháng sinh được
khuyến cáo trong trường hợp vi khuẩn mang
gen NDM - 1 kháng lại với tất cả các loại
kháng sinh. Kết quả cho thấy, cả năm chủng
đều kháng lại với imipenem (từ 4 - 256mg/L);
4 chủng kháng với meropenem (8 - 128mg/L),
1 chủng E.aerogenes kháng meropenem ở
mức độ trung gian (2mg/L). Một chủng
E.aerogenes kháng ciprofloxacine ở nồng độ
256mg/L; ba chủng bao gồm E. aerogenes
(1), Acinetobacter spp (2) kháng ciproflox-
acine ở mức độ trung gian 2mg/L và chủng A.
baumannii vẫn còn nhạy cảm với ciproflox-
acin. Tất các các chủng vi khuẩn mang gen
NDM - 1 đều kháng với ceftazidim (512mg/L)
và vẫn còn nhạy cảm với colistin (bảng 2).
IV. BÀN LUẬN
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu tiên ở
Việt Nam công bố sự có mặt của vi khuẩn
gram âm mang gen NDM - 1 kháng carbap-
enem phân lập trên các bệnh nhân nhiễm
khuẩn bệnh viện [5;6]. Như đã trình bày ở
trên, đây là bệnh viện ngoại khoa đầu ngành,
hàng năm thực hiện nhiều ca phẫu thuật và
luôn trong tình trạng quá tải, do vậy giả thuyết
nghiên cứu của chúng tôi là khi đã có các ca
bệnh nhiễm khuẩn mang gen NDM - 1 thì khả
năng có mặt của vi khuẩn mang gen NDM - 1
trong môi trường bệnh viện là rất cao. Nghiên
cứu này chúng tôi lựa chọn hai khoa phẫu
thuật Tiết niệu và Gan Mật trước đó đã phát
hiện có bệnh nhân dương tính với vi khuẩn
mang gen NDM - 1 (khoa nguy cơ cao) và
khoa phẫu thuật Tiêu hóa chưa phát hiện có
bệnh nhân dương tính với vi khuẩn mang gen
NDM - 1 (nguy cơ thấp hơn) để lấy mẫu xét
nghiệm. Các vị trí lấy mẫu cũng được lựa
chọn các vị trí là có khả năng có vi khuẩn
mang gen NDM - 1 như ga trải giường bệnh,
nắp toa lét, sàn nhà, tay điều dưỡng viện hay
các dụng cụ y tế
Kết quả đã được chứng minh ở nghiên
cứu này với 2,5% số mẫu xét nghiệm dương
tính với vi khuẩn mang gen NDM - 1. Đây là
một kết quả cao đáng báo động. Các mẫu
dương tính đều được phát hiện tại hai khoa
đã có bệnh nhân dương tính với loại vi khuẩn
này. Các mẫu xét nghiệm dương tính đều là
các mẫu có nguy cơ cao như ga trải giường
bệnh nhân, nắp toa lét nhà vệ sinh (các dịch
như nước tiểu, vết mổ của bệnh nhân bị
nhiễm với vi khuẩn mang gen NDM - 1 có thể
dính vào) hay nắp thùng rác y tế có chứa các
bông băng hay dịch từ các bệnh nhân dương
tính. Một số mẫu xét nghiệm khác cũng có
nguy cơ cao như tay nhân viên điều dưỡng
(tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên hơn với
bệnh nhân), sàn buồng bệnh (dịch nhiễm
khuẩn chảy ra) đều cho kết quả âm tính.
Điều này có thể giải thích như sau. Các nhân
viên điều dưỡng sau khi chăm sóc bệnh nhân
đều đeo găng tay, sàn buồng bệnh đều được
lau 2 lần/ ngày với các dung dịch khử khuẩn
và các vị trí xét nghiệm khác như bàn và tủ
cá nhân không tiếp xúc thường xuyên so với
các mẫu xét nghiệm dương tính nên chúng
tôi không phát hiện được. Các chủng vi khuẩn
mang gen NDM - 1 trong nghiên cứu đã kháng
lại kháng sinh được thử nghiệm như
6 TCNCYH 85 (5) - 2013
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
imipenem, meropenem và ceftazidime, tuy
nhiên một chủng A. baumannii vẫn còn nhạy
cảm hoàn toàn với ciprofloxacin. Cả năm
chủng đều nhạy cảm với colistin. Điều này cho
thấy cần phải thử nghiệm tính nhạy cảm
kháng sinh để lựa chọn kháng sinh phù hợp
để điều trị cũng như theo dõi sự thay đổi
tính nhạy cảm với kháng sinh của các vi
khuẩn mang gen NDM - 1 trong bệnh viện và
cộng đồng.
Ở trong môi trường bệnh viện có rất nhiều
loại vi khuẩn khác nhau bao gồm cả các vi
khuẩn kháng carbapenem, do vậy để nâng
cao khả năng phát hiện, chúng tôi sử dụng
các môi trường tăng sinh và chọn lọc có chứa
impenem để ức chế và ưu tiên cho các vi
khuẩn kháng carbapenem phát triển và lựa
chọn nhiều khuẩn lạc khác nhau trong một
mẫu xét nghiệm sẽ tăng khả năng phát hiện,
đây là một phương pháp tốt cần được áp
dụng để giám sát và phát hiện vi khuẩn mang
gen NDM - 1 trong môi trường.
Việc phát hiện ra các chủng vi khuẩn mang
gen NDM - 1 trong môi trường bệnh viện Việt
Đức của nghiên cứu này là một vấn đề quan
trọng, nó cho thấy nguy cơ lây nhiễm các vi
khuẩn này không chỉ trong phạm vi bệnh viện
mà có khả năng phát tán ra ngoài cộng đồng,
điều này đã được chứng minh bằng nghiên
cứu của Isozumi và cộng sự về sự có mặt của
vi khuẩn mang gen NDM - 1 trong môi trường
ngoại cảnh tại Hà Nội [7]. Do vậy, cần phải
nâng cao công tác phòng chống nhiễm khuẩn
bệnh viện, và giám sát chặt chẽ vi khuẩn
mang gen NDM - 1 trên các bệnh nhân nhiễm
khuẩn bệnh viện trong môi trường và ở ngoài
cộng đồng.
V. KẾT LUẬN
Đã phát hiện được sự có mặt của vi khuẩn
gram âm mang gen NDM - 1 kháng carbap-
enem trong môi trường bệnh viện Việt Đức -
Hà Nội với tỷ lệ 2,5% (5/200 mẫu xét nghiệm),
đây là bệnh viện đã xác định được có các
bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện do các vi
khuẩn mang gen NDM - 1.
Lời cám ơn
Nghiên cứu này sử dụng kinh phí của Well-
come Trust, UK và the Global Antibiotic Resis-
tance Partnership, USA, chủ nhiệm đề tài: TS.
Trần Như Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yong D, Toleman MA, Walsh TR
(2009). Characterization of a new metallo-
beta-lactamase gene, bla (NDM-1), and a
novel erythromycin esterase gene carried on a
unique genetic structure in Klebsiella pneumo-
niae sequence type 14 from India, Antimicrob
Agents Chemother, 53(12), 5046 - 5054.
2. Kumarasamy KK, Toleman MA, Walsh
TR (2010). Emergence of a new antibiotic
resistance mechanism in India, Pakistan,
and the UK: a molecular, biological, and epi-
demiological study, Lancet Infect Dis. 10(9),
597 - 602.
3. Walsh TR, Weeks J, Toleman MA
(2011). Dissemination of NDM - 1 positive
bacteria in the New Delhi environment and its
implications for human health: an environ-
mental point prevalence study. Lancet Infect
Dis, 11, 355 - 362.
4. Global Antibiotic Resistance Partner-
ship (GARP) Working Group Vietnam
(2010). Situation Analysis on Antibiotic Use
and Resistance in Vietnam. GARP report
Vietnam.
5. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hoài Thu,
Nguyễn Bình Minh và cộng sự (2012). Citro-
bacter freundii mang gen New Delhi-Metallo-
Beta-Lactamase (NDM - 1) kháng carbap-
TCNCYH 85 (5) - 2013 7
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2013
enem phân lập tại bệnh viện năm 2010 - 2011,
Tạp chí Y học Dự phòng, 6(133), 23 - 30.
6. Tran Huy Hoang, Heiman Wertheim,
Nguyen Binh Minh et al (2013). Carbap-
enem-Resistant Escherichia coli and Kleb-
siella pneumoniae Strains Containing New
Delhi Metallo-Beta-Lactamase Isolated from
Two Patients in Vietnam. J. Clin. Microbiol. 51
(1), 373 - 374.
7. Isozumi R, Yoshimatsu K, Yamashiro
T et al (2012). blaNDM-1 – positive Klebsiella
pneumoniae from Environment, Vietnam.
Emerging Infectious Diseases lett, 18 (8),
1383 - 1385.
8. Shingo Chihara, Katsuko Okuzumi,
and Akira Hishinuma (2011). First Case of
New Delhi Metallo-b-Lactamase 1 Producing
Escherichia coli Infection in Japan. Clinical
Infectious Diseases, 52,153 - 154.
9. Clinical and Laboratory Standards
Institute (2010). Performance standards for
antimicrobial susceptibility testing; Twentieth
informational supplement. Clinical and Labora-
tory Standards Institure, 30. Wayne, PA.
Summary
GRAM NEGATIVE BACTERIA CARRYING NEW
DELHI - METALLO - BETA - LACTAMASE (NDM - 1)
GENE ISOLATED IN THE HOSPITAL ENVIRONMENT
Gram-negative bacteria resistance to carbapenems due to the expression of the New Delhi
metallo-beta-lactamase 1 (NDM - 1) gene are one of the major global health problems. Previ-
ously, NDM-1 positive bacteria have been reported in bacteria isolated from both clinical and
environmental samples in Vietnam. To investigate whether NDM - 1 positive bacteria contamina-
tion exits in the Viet Duc Hospital, we collected 200 samples from 8 major sites often directly in
contact with patients such as the nurse hands, medical trolleys, floor surfaces, patient bed sheets,
toilet covers, and medical equipment, plus other minor sites such office table tops and telephone
in three surgical departments (urology, gastro-enterology and hepato-biliary surgery). Samples
were transported to the microbiology laboratory and tested for carabapenem resistance and the
presence of the NDM - 1 gene by PCR. NDM - 1 positive bacteria were further identified by
biochemical testing (API-20E strip, Biomerieux) and susceptibility testing. The results shown:
5/200 (2.5%) samples positive with the NDM - 1 gene, three samples were patient bed sheet, one
was from cover of medical bin-wash disposal, and one in toilet cover in Urology and Hepato-
biliary Surgery departments. All of positive NDM - 1 were extensively drug resistant, but remained
susceptible to colistin.
Keywords: Gram-negative bacteria, NDM-1 gene, carbapenem resistant, hospital
environment
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_54_1_pb_4561.pdf