4. Những mặt tích cực, tiến bộ, cũng như những thiếu sót và bất cập trong
mỗi mô hình được phân tích ở trên, thiết nghĩ, vẫn có giá trị như những bài học kinh
nghiệm đối với việc hình thành một mô hình mới về phong tục hôn nhân cho giai
đoạn cách mạng hiện nay - giai đoạn mà toàn Đảng toàn dân ta đang tiếp tục phấn
đấu cho sự nghiệp Đổi mới, với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ sông Hồng qua mấy thập niên gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 Xã hội học số 2 (82), 2003
Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân
ở châu thổ sông Hồng
qua mấy thập niên gần đây
Mai Văn Hai & ngô ngọc thắng
Tìm hiểu về phong tục hôn nhân ở n−ớc ta, trong tác phẩm Văn hóa học, Đoàn
Văn Chúc viết: “Nếu so với ngày nay, kể cả nghi thức phong tục, nghi thức hôn nhân
ở n−ớc ta hằng xuyên nằm trên đ−ờng biến đổi phù hợp với tiến bộ xã hội” [1 ; 119].
Điều này có nghĩa là, giữa phong tục hôn nhân và biến đổi xã hội luôn có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, qua phong tục hôn nhân có thể hình dung ra sự biến đổi xã hội
và ng−ợc lại. Theo sự gợi mở của nhà nghiên cứu lão thành, trong bài viết này chúng
tôi thử gợi lại một số mô hình phong tục hôn nhân ở vùng châu thổ sông Hồng trong
khoảng thời gian từ tr−ớc cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1986 - năm mở
đầu cho sự nghiệp Đổi mới - với hy vọng góp phần nhận thức về sự biến đổi xã hội ở
n−ớc ta trong nửa thế kỷ vừa qua.
Cần nói ngay là, do tính chất luôn vận động và biến đổi trong không gian và
thời gian của việc hôn nhân nói chung, nên chúng tôi không có tham vọng thâu tóm
mọi kiểu loại mô hình ở cả ba miền đất n−ớc, càng không dám lạm bàn đến các mô
hình của nhiều dân tộc anh em, mà chỉ xin dừng lại ở ba mô hình đ−ợc thực thao một
cách rộng rãi nhất của các c− dân ng−ời Việt vùng châu thổ sông Hồng mà thôi. Ba
mô hình ấy là:
1. Mô hình tr−ớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, t−ơng ứng với một xã hội
nông nghiệp, phong kiến nửa thuộc địa.
2. Mô hình từ 1945 đến 1959, ứng với thể chế dân chủ cộng hòa. Mô hình này
diễn ra trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tiếp đó là thời
kỳ khôi phục kinh tế và bắt đầu đặt cơ sở cho một xã hội mới ở miền Bắc: xã hội xã
hội chủ nghĩa.
3. Mô hình của thời kỳ mà trên sách báo vẫn quen gọi là “thời kỳ bao cấp”.
Ngoài các nhiệm vụ chính trị - xã hội chung, trong việc hôn hân ở thời kỳ này cần ghi
nhận hai sự kiện quan trọng là Luật hôn nhân và gia đình của n−ớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa, công bố ngày 13/01/1960 là Luật hôn nhân và gia đình của n−ớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công bố ngày 29/12/1986.
Trong việc xem xét ba mô hình phong tục hôn nhân trên đây, chúng tôi cũng
không có ý định bao quát toàn bộ vấn đề, mà xin hạn chế ở mấy ph−ơng diện chúng
tôi cho là có mối quan hệ chặt chẽ nhất định đối với sự biến đổi của đời sống kinh tế -
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Mai Văn Hai & Ngô Ngọc Thắng 29
xã hội nói chung, đó là: các nghi thức trong hôn nhân; tính chất của các mối quan hệ
xã hội và mức độ chi phí về kinh tế - vật chất của hôn nhân.
D−ới đây xin trình bày từng mô hình một.
I. Mô hình tr−ớc Cách mạng tháng Tám 1945
Tr−ớc cách mạng tháng Tám năm 1945, các c− dân ng−ời Việt ở châu thổ sông
Hồng chủ yếu sống trong trật tự của một xã hội nông nghiệp, thuộc địa nửa phong
kiến, với nghề nghiệp chính là trồng lúa n−ớc. Công th−ơng nghiệp, giao thông vận
tải và đô thị đều ch−a phát triển. Ng−ời dân thì quen sống trong các ngôi làng có có
lũy tre khép kín, ít giao l−u với thế giới bên ngoài. Trong bối cảnh đó, việc hôn nhân
nhìn chung vẫn tuân theo phong tục cổ truyền, trong đó bao gồm sáu hệ thống nghi
thức chính (còn gọi là lục lễ): 1. Lễ nạp thái; 2. Lễ vấn danh; 3. Lễ nạp cát; 4. Lễ nạp
tệ; 5. Lễ thỉnh kỳ; 6. Lễ thân nghênh. Trong mỗi hệ thống nghi thức này lại bao gồm
nhiều nghi tiết nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong lễ sau cùng là Lễ thân nghênh gồm có: lễ
nhà thờ họ vợ; lễ lạy sống ông bà, bố mẹ vợ; lễ r−ớc dâu (tức lễ vu quy); lễ nhà thờ và
gia tiên bên chồng; lễ lạy sống ông bà, bố mẹ chồng; lễ tơ hồng (để tạ ơn Nguyệt Lão
xe duyên); rồi tiệc c−ới, mừng c−ới; lễ hợp cẩn (cho đôi tân lang ăn cùng một mâm,
uống cùng một chén r−ợu); lễ động phòng; lễ nhị hỷ v.v..
Về nguyên tắc, sáu hệ thống nghi thức này là bắt buộc cho mọi cuộc hôn
nhân. “Lục lễ bất tri, trinh nữ bất hành” - nghĩa là nếu không hiểu và không thực
hành đủ sáu lễ đầy đủ thì ng−ời gái trinh sẽ không về nhà chồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, mô hình “lục lễ” này không phải đ−ợc áp dụng triệt
để cho tất cả mọi tầng lớp, mọi nhóm xã hội khác nhau. Theo cụ Đào Duy Anh, trong
sáu lễ ấy thì tùy theo hoàn cảnh cụ thể ng−ời ta có thể giảm bớt mặt này hay mặt
khác cho thích hợp và đỡ tốn kém. Bởi vậy, có thể gọi chung cho mô hình này là mô
hình lục lễ rút gọn (mô hình I).
Ng−ời x−a quan niệm “hôn nhân là việc chung của gia tộc, chứ không phải
việc riêng của con cái” [2 ; 77]. Chính vì vậy, tiến trình của phong tục hôn nhân liên
quan đến rất nhiều ng−ời, từ trong gia đình, tộc họ đến làng n−ớc, tạo thành nhiều
mối quan hệ xã hội khác nhau, mà quan hệ nào cũng mang tính áp đặt, thiếu dân
chủ. Có thể hình dung về tiến trình này nh− sau. Khi một gia đình nào đó muốn tìm
ng−ời “nâng khăn sửa túi” cho con thì việc đầu tiên là phải bàn bạc giữa cha mẹ và
con cái, trong đó quyền quyết định bao giờ cũng thuộc về cha mẹ. ông Nguyễn Văn
Huyên, trong công trình Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đã viết: “Cha mẹ
quyết định, con cái chỉ có nghe theo. Tình yêu giữa cô dâu và chú rể không quan
trọng. Nếu ng−ời con không bằng lòng ng−ời chồng hay ng−ời vợ mà bố mẹ tìm cho,
thì chỉ có một cách hành động, đó là bỏ nhà đi. Lúc đó ng−ời con bị xem là đứa con
bội bạc, và cha mẹ có thể truất quyền thừa kế của anh ta” [3; 567].
Sau quyết định của cha mẹ là việc tìm ng−ời làm mối. ông mối hoặc bà mối
phải là ng−ời đã có tuổi, phải hiểu biết cả hai bên gia cảnh, và nhất là phải ăn nói
giỏi. Nếu ng−ời làm mối là họ hàng hoặc thân bằng cố hữu của bên trai hoặc bên gái
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ sông Hồng ... 30
thì việc mối mai càng thêm thuận lợi. Bên cạnh ng−ời làm mối còn có cả đôi bên gia
đình và tộc họ. Chẳng hạn, hôm làm lễ nạp thái, bố mẹ bên nhà trai phải mang trầu
cau đến nhà gái th−a chuyện. Đến hôm nạp tệ, ngoài chú rể, đoàn nhà trai phải có
tr−ởng tộc (hoặc đại diện tr−ởng tộc), cùng những ng−ời thân thiết mang lễ vật đến
nhà gái. Về phía nhà gái, ng−ời ta cũng mời tr−ởng tộc, tộc họ và bạn bè để đón nhà
trai, bàn bạc và giao −ớc.
Nh−ng ch−a hết. Việc hôn nhân x−a còn phải chú ý đến một mối quan hệ nữa,
đó là quan hệ giữa đôi bên gia đình cô dâu, chú rể với cộng đồng nơi họ sinh sống.
X−a kia, trong làng xã, khi trai gái lấy nhau thì giấy giá thú ch−a đ−ợc coi trọng
(mãi đến năm 1921 trở đi, chính quyền thuộc địa Pháp mới đ−a vấn đề này vào đời
sống), mà quan trọng hơn là Lễ nộp cheo. Cheo làng và cỗ mời làng đ−ợc coi nh− là sự
bảo đảm về mặt xã hội cho đôi trai gái lấy nhau.
Những nghi thức r−ờm rà, và các quan hệ xã hội phức tạp nh− thế, cố nhiên,
đã kéo theo sự chi phí rất tốn kém về mặt kinh tế - vật chất. Chẳng hạn, về nghi vật
hôn nhân, sách Thiên nam d− hạ tập thời Hồng Đức (thế kỷ XV) chép:
Lễ vật chạm ngõ:
- Nhà giàu: 1 tấm lụa, 1 con lợn, 2 nậm r−ợu, 2 mâm cau, 2 mâm trầu không.
- Nhà th−ờng (cũng nh− nhà nghèo tùy dùng): 1 con lợn, 2 nậm r−ợu, 1 mâm
cau, một mâm trầu không.
Lễ vật dẫn c−ới:
- Nhà giàu: 2 tấm lụa mầu, 10 quan tiền, 1 đôi vòng bạc, 1 chiếc hộp bằng sơn
mài, g−ơng l−ợc tùy dùng, 1 chiếc hộp bằng ngà, 1 chiếc hộp bằng gỗ thơm, 3 con lợn,
10 nậm r−ợu, 6 mâm cau, 6 mâm trầu không
- Nhà th−ờng (cũng nh− nhà nghèo tùy dùng): 1 tấm lụa mầu, 5 quan hoặc 3
quan tiền, 1 đôi cây nến bằng bạc, 1 chiếc hộp bằng sơn mài, 2 con lợn, 8 nậm r−ợu, 4
mâm cau, 4 mâm trầu không [4; 294-250]
Bên cạnh những nghi vật trên, trong nghi trình của mô hình phong tục hôn
nhân tr−ớc 1945 còn có biết bao những tục lệ nặng nề khác nh− thách c−ới, trao của
hồi môn, rồi tục xêu tết, cỗ bàn, tục lan nhai (chăng dây cản đ−ờng), mừng đỡ, v.v..
mà tục lệ nào cùng không đơn giản. Chẳng hạn, đối với việc thách c−ới, Đào Duy Anh
viết: “Việc gả chồng cho con thì từ x−a đã thành việc bán con gái để lấy tiền, cho nên
nhiều nhà gái thách c−ới rất cao, mà đòi cho đ−ợc đủ tiền đủ lễ c−ới mới chịu cho
c−ới” [2; 133]. Còn với tục mừng đỡ, Nguyễn Văn Huyên ghi: “đối với chú rể, đồ
mừng gồm những câu đối đ−ợc thêu trên trên đoạn, chè, pháo, giấy bút; còn đối với cô
dâu thì có chè, cau, bánh kẹo, đồ dùng nữ công, đồ trang điểm” [3; 570].
Nhìn chung, ở mô hình phong tục hôn nhân tr−ớc 1945, từ các nghi thức đến
quan hệ xã hội và mức độ chi phí về về mặt kinh tế vật chất tất cả đều rất nặng nề
và tốn kém, tạo thành một thứ ch−ớng ngại rất khó v−ợt qua, mà hệ quả của nó là
làm cho nhiều gia đình, nhất là những gia đình nghèo, lâm vào cảnh vô cùng khốn
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Mai Văn Hai & Ngô Ngọc Thắng 31
đốn. Chính vì vậy, từ x−a đến nay, không ít ng−ời phải lên tiếng chỉ trích đối với các
hủ tục này. Từ cuối thế kỷ XVIII, Phạm Đình Hổ trong tác phẩm Vũ trung tùy bút,
đã viết: “Đến lúc thành hôn, nhà trai th−ờng mời cả họ đi theo, ng−ời con gái về nhà
chồng thì cả họ nhà gái cùng đi tiễn, bày ra hành nghi phục sức, ăn uống linh đình,
chỉ cốt sỹ diện một lúc ở tr−ớc mắt. Có kẻ vừa c−ới xong thì ruộng n−ơng đã bán
sạch” [5 ; 54]. Phan Kế Bính, trong Việt Nam phong tục, cũng ghi nhận là “lắm ng−ời
mệt quá, không đem đủ tiền không nghe, làm cho sui gia oán ghét nhau cũng vì đó.
Vả lại, chẹt ng−ời ta quá, ng−ời ta cũng phải miễn c−ỡng đi vay m−ợn mà lo xong
việc, rồi thì cái nợ ấy, có khi con mình về nhà chồng lại phải nai l−ng cố sức mà làm
trả nợ” [6 ; 61-62]
II. Mô hình từ năm 1945 đến 1959
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến,
đ−a n−ớc ta b−ớc vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, dân tộc và dân chủ.
Mặc dù sau 1945 đất n−ớc phải trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài 9 năm,
song một chế độ mới đã đ−ợc thiết lập. Theo đó các giá trị, chuẩn mực của một lối
sống mới cả về kinh tế, văn hóa và phong tục cũng đ−ợc hình thành. Khẩu hiệu xây
dựng “đời sống mới” khích lệ mọi thành viên xã hội tự nguyện rũ bỏ những gì là lạc
hậu, lỗi thời của nếp sống cổ truyền từ xa x−a.
Trong không khí tràn đầy tính cách mạng ấy, các nghi thức hôn lễ đã có sự
biến đổi quan trọng. D−ờng nh− mọi nghi thức r−ờm rà nhuốm mầu mê tín dị đoan
nh− Lễ so tuổi, Lễ tơ hồng đều bị bãi bỏ. Mọi ng−ời, nhất là các nam thanh nữ tú,
không mấy ai còn tin có ông Tơ, bà Nguyệt. Cũng không có các bậc cha mẹ, chú bác,
cô dì nào còn nỡ ép duyên đôi lứa chỉ vì không “môn đăng hộ đối” hay “không hợp
tuổi”. Cuộc sống mới làm cho mọi ng−ời tin t−ởng vào sức mạnh của bản thân và
cộng đồng hơn là tin vào bói toán hay những niềm tin tôn giáo khác. T−ơng tự, lễ lạy
sống ông bà, cha mẹ vào ngày c−ới cũng không còn đ−ợc đặt ra. Các bậc ông bà, cha
mẹ đều có ý thức sâu sắc rằng họ đang sống trong một đất n−ớc cộng hòa, nơi mà mọi
ng−ời đều đ−ợc tôn trọng và có quyền bình đẳng, nên việc thực thao theo nghi thức
“lạy sống” là khôi hài khó chấp nhận Vì vậy, từ sáu hệ thống nghi thức (mô hình I),
sang giai đoạn này mô hình phong tục hôn nhân đã đ−ợc giản l−ợc, chỉ giữ lại có ba
nghi thức chính là: 1. lễ chạm ngõ, 2. lễ ăn hỏi và 3. lễ c−ới. Quả thực, đây là sự thay
đổi đột biến mang tính cách mạng đối với phong tục hôn nhân trên đất n−ớc ta.
Ng−ời ta gọi mô hình này là mô hình tam lễ (mô hình II).
Đến mô hình tam lễ, cùng với các nghi thức đ−ợc rút gọn, các quan hệ xã hội
trong hôn nhân cũng ngày càng mang tính dân chủ nhiều hơn. Nếu nh− tr−ớc đây
quan hệ giữa cha mẹ và con cái là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, thì sau năm 1945
quyền tự do yêu đ−ơng của thanh niên đã đ−ợc tôn trọng. Trong hôn nhân hai chữ
“gả bán” đã nhanh chóng trở thành x−a cũ, cha mẹ và họ hàng chỉ đóng vai trò là
ng−ời góp ý, còn quyền quyết định thuộc về đôi trẻ. ý thức công dân của n−ớc Việt
Nam mới giúp các bậc phụ huynh hiểu rằng một khi con em họ đến tuổi lập gia thất,
tức đã là công dân của đất n−ớc, thì tự chúng khắc biết lựa chọn “ý chung nhân” của
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ sông Hồng ... 32
mình. Do đó, họ không cần và cũng không thể can thiệp quá nhiều nh− tr−ớc. Tuy
nhiên, bằng kinh nghiệm từng trải, họ vẫn quan tâm giúp đỡ và tìm cách phân tích
những mặt hay hoặc dở cho đôi trẻ để tránh cho chúng đừng vì quá si mê mà lầm
lẫn, dẫn đến những sai lầm không đáng có.
Tính chất dân chủ của mô hình hôn nhân trong xã hội mới không chỉ thể hiện
ở quyền quyết định mà còn đ−ợc thể hiện rất rõ ngay cả ở hôm tiến hành hôn lễ. Đại
thể, vào lúc cử hành Lễ thành hôn của một đôi trẻ nào đó, chi đoàn thanh niên kết
hợp với gia đình để cùng đứng ra tổ chức. Địa điểm th−ờng đ−ợc chọn ở một nơi công
cộng. Các nhóm gia đình, họ mạc, láng giềng, bạn bè đều tự động đến đó tham dự và
góp vui. Trong buổi lễ, các đại biểu của chính quyền, đoàn thể cùng ng−ời đại diện
cho hai bên gia đình phát biểu công nhận hôn lễ, dặn dò cô dâu chú rể “vui duyên
mới đừng quên nhiệm vụ”. Góp vui cho buổi lễ là các tiết mục văn nghệ: hò, hát, kể
chuyện tiếu lâm, đôi khi có cả những tiểu phẩm tự biên tự diễn. Tinh thần dân chủ
mà xã hội mới mang lại đã làm cho hôn lễ của giai đoạn này trở nên lành mạnh và
vui vẻ lên rất nhiều.
Với sự tiến bộ chung, các khía cạnh kinh tế - vật chất trong hôn nhân của giai
đoạn này cũng gần nh− bị xóa bỏ. Các tục lệ cũ nh− thách c−ới, đòi của hồi môn, nộp
cheo bị đả phá và chế giễu nh− những việc làm lạc hậu, lỗi thời. Đó đây, nếu đám
nào còn giữ các tục lệ này thì cũng chỉ mang tính chất t−ợng tr−ng mà thôi. Ngay cả
việc mừng đỡ - một tục lệ mà về cơ bản có thể coi là “thuần phong mỹ tục”, đến giai
đoạn này cũng có sự thay đổi theo chiều h−ớng giảm bớt sự xa hoa để tăng c−ờng tính
chất thiết thực. Nếu ở mô hình I, nghi vật mừng hôn lễ th−ờng là thóc, tiền, chè, pháo,
câu đối, trầu cau, đồ nữ công, đồ trang sức thì sang giai đoạn này ng−ời ta thay bằng
những vật dụng giản dị mà thiết thực giúp cho việc tạo lập một gia đình mới nh−
xoong, nồi, chậu rửa mặt, phích n−ớc nóng, quần áo trẻ con, v.v Còn các nghi vật giá
thú khác thì đúng nh− một nhà nghiên cứu đã viết là “hầu nh− đ−ợc xóa bỏ” [1 ; 198].
Một điều cần ghi nhận ở đây là nhận thức chung của xã hội lúc này rất đồng tình
với mô hình phong tục hôn nhân mới - một mô hình vừa trang trọng, lành mạnh vừa vui
vẻ và tiết kiệm. Hơn bao giờ hết, các công dân của xã hội mới hiểu rằng trong hôn nhân
hạnh phúc của đôi lứa mới là điều quan trọng; còn việc phô tr−ơng hình thức, bày vẽ cỗ
bàn vừa vất vả, tốn kém, lại không phù hợp với những gì mà chế độ mới đang mong
muốn xây dựng. Quả là các biểu thị của mô hình phong tục hôn nhân d−ới chính thể mới
đã chiếm phần −u thắng và trở thành chuẩn mực trong đời sống của mỗi ng−ời dân cũng
nh− cả cộng đồng. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự biến đổi của mô hình phong
tục hôn nhân ở n−ớc ta nói chung, và ở vùng châu thổ sông Hồng nói riêng.
III. Mô hình những năm 1960 - 1986
Sang những năm 60 của thế kỷ XX, đất n−ớc ta chuyển qua một giai đoạn
mới: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đấu tranh thống nhất n−ớc nhà. Từ tháng 8
năm 1964, khi bọn xâm l−ợc bắt đầu ném bom leo thang ra miền Bắc, cả n−ớc lại
sống trong tình trạng có chiến tranh. Khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
l−ợc!” vang lên nh− tiếng kèn xung trận. T− t−ởng “Không có gì quý hơn độc lập tự
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Mai Văn Hai & Ngô Ngọc Thắng 33
do!” của Bác Hồ trở thành chân lý chung của thời đại. Những sự kiện chính trị to lớn
đó đã làm thay đổi về cơ bản mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng về mặt văn hóa
và nếp sống, từ tháng Giêng 1960 Luật hôn nhân và gia đình của n−ớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa đ−ợc ban hành. Đây là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình ở n−ớc ta. Điều 8 của luật này ghi rõ:
“Việc kết hôn do ủy ban nhân dân xã, ph−ờng, thị trấn nơi th−ờng trú của
một trong hai ng−ời kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do nhà
n−ớc qui định (). Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý” [8 ; 96].
Sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho lĩnh
vực hôn nhân và gia đình mà còn đánh dấu sự chuyển đổi từ nếp sống theo tập tục
của xã hội nông nghiệp sang nếp sống theo pháp lý của xã hội công nghiệp và hiện
đại. Tuy nhiên, trong thực tế, bên cạnh các nghi thức pháp lý, ng−ời dân vẫn không
quên thực thao các nghi thức theo phong tục cổ truyền. Lý do sâu xa của cách ứng xử
này là ở chỗ, ngoài t− cách là công dân của đất n−ớc, mỗi ng−ời còn là thành viên của
một gia đình, tộc họ, làng xã hay một đơn vị cụ thể nào đó. Vì vậy, khi thực hiện nghi
thức pháp lý là ng−ời ta thể hiện trách nhiệm của công dân đối với pháp luật của nhà
n−ớc; còn khi thực hiện nghi thức phong tục là thể hiện bổn phận của một thành viên
đối với nhóm xã hội mà ng−ời ta sở thuộc [1; 202-203].
Nh− đã nói, mô hình phong tục hôn nhân giai đoạn này là mô hình đ−ợc hình
thành trong điều kiện chúng ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiến hành
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Lúc bấy giờ đại đa số nam nữ thanh niên đều có mặt
ở những nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu, họ ít có điều kiện để thực thao các
nghi thức hôn nhân theo phong tục cổ truyền. Thời kỳ 1964 - 1975, có nhiều anh bộ
đội từ đơn vị về, với thời gian nghỉ phép hạn hẹp trong đôi ba ngày, song họ vẫn phải
làm xong các công việc rất quan trọng của đời ng−ời là tìm ng−ời yêu và tổ chức hôn
lễ, để sau đó lại vội vã lên đ−ờng ra trận. Cũng có nhiều đôi, do cùng ở trong một đội
dân quân, nên đã tổ chức lễ thành hôn của mình bó gọn trong một buổi tối, để sớm
hôm sau cả cô dâu chú rể đều có mặt trên hào trực chiến. Từ 1968 trở đi, ở nhiều địa
ph−ơng, chính quyền còn có sáng kiến đứng ra tổ chức lễ thành hôn tập thể cho 4-5
thậm chí 6-7 đôi trong cùng một lúc. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, từ ba lễ của mô
hình II, đến thời điểm này, ng−ời ta đã rút gọn hơn nữa bằng cách chỉ giữ lại lễ c−ới,
còn hai lễ ăn dạm và ăn hỏi đ−ợc dồn lại làm một. Chính vì vậy, mô hình này còn
đ−ợc gọi là mô hình tam lễ rút gọn (mô hình III).
Cũng do hoàn cảnh chiến tranh nên các mối quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ
xã hội trong hôn nhân, đã có sự thay đổi rất lớn. Trong những năm tháng gian lao và
vĩ đại này, các khái niệm lớn nh− Tổ quốc, Đảng, Nhân dân nổi lên bao choán và
chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi ng−ời, ng−ời
ta sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của cộng đồng và của dân tộc.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân dều khuất lấp sau tập thể và cộng đồng,
mỗi vấn đề đ−ợc đặt ra thì không phải là cá nhân hay gia đình, mà tập thể mới là
chủ thể có vai trò quyết định.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ sông Hồng ... 34
Vai trò quyết định của tập thể đối với lĩnh vực hôn nhân cũng đã đ−ợc nhiều
ng−ời nói đến. Ng−ời ta thấy rằng nếu ở mô hình II, chính quyền và đoàn thể mới chỉ
là ng−ời giúp đỡ cô dâu chú rể hôm tổ chức hôn lễ, thì ở giai đoạn này, vai trò của họ
đ−ợc in dấu ấn vào suốt cả tiến trình của mỗi cuộc hôn nhân. Đối với nhóm thanh
niên ngoài biên chế nhà n−ớc, dù sinh sống ở đô thị hay nông thôn, khi lựa chọn
ng−ời bạn đời, mỗi ng−ời đều phải báo cáo với chi bộ hay chi đoàn, nơi mình đang
sinh hoạt. Với nhóm thanh niên là bộ đội hay công nhân, viên chức, yêu cầu đó càng
chặt chẽ hơn: khi quyết định đặt vấn đề với một ng−ời nào đó, họ đều phải báo cáo, có
khi còn phải trình cả lý lịch của ng−ời vợ hoặc chồng t−ơng lai để đoàn thể và cơ
quan cho ý kiến. Nếu đ−ợc chấp thuận, họ mới có giấy giới thiệu đến ủy ban nhân
dân xã, ph−ờng hay thị trấn sở tại để xin cấp giấy Chứng nhận kết hôn. Đến khi tiến
hành hôn lễ thì chính quyền, đoàn thể lại giúp họ lo hội tr−ờng, dựng rạp, trang trí,
xếp bày bàn ghế, tiếp khách và góp vui văn nghệ. Vai trò của chính quyền và đoàn
thể quan trọng đến mức, nếu cuộc hôn lễ nào vắng mặt các thành phần đó sẽ tạo cho
ng−ời ta cảm giác là sự thành thân của đôi trai gái d−ờng nh− vẫn ch−a đ−ợc thừa
nhận, và điều này làm cho không chỉ cô dâu chú rể, mà cả gia đình và họ tộc đều
ch−a đ−ợc yên lòng.
Về các khía cạnh kinh tế - vật chất, cũng nh− mô hình II sang mô hình III các
tục thách c−ới, đòi của hồi môn hay lệ nộp cheo cho làng đều không còn. Tục mừng đỡ
chỉ dừng lại ở quà kỷ niệm hay các vật dụng thiết yếu cho một gia đình mới. Tiệc
mặn, nếu có cũng chỉ khuôn lại dăm bảy mâm để liên hoan trong phạm vi gia đình
mở rộng hay đãi đằng khách khứa từ xa đến. Tiệc ngọt với các nghi vật giản dị nh−
chè thuốc, trầu cau, bánh kẹo trở thành nghi thức chính trong hôn lễ của nhiều
nhóm xã hội khác nhau. ở nhiều nơi ng−ời ta còn có sáng kiến tổ chức tiệc trà và tiếp
khách theo giờ tại nhà riêng thay vì tổ chức Lễ thành hôn nơi công cộng.
Nhằm hỗ trợ cho sự hình thành một nếp sống mới, nhà n−ớc còn ban hành các
chính sách về hôn nhân và gia đình với nội dung rất cụ thể: nếu có giấy Chứng nhận
kết hôn, đôi tân lang sẽ đ−ợc cấp phiếu mua chăn màn, gi−ờng chiếu, chè thuốc với
giá cung cấp. ở cấp cộng đồng cũng có sự hỗ trợ rất thiết thực. Có nhiều tr−ờng hợp,
nhất là đối với bộ đội hay cán bộ, công nhân viên chức, nếu hoàn cảnh quá khó khăn
thì đơn vị hoặc cơ quan sẵn sàng giúp đỡ một phần, thậm chí đảm nhận hết mọi chi
phí cho hôn lễ. Nh− vậy, có thể nói mô hình III là sự phát triển tiếp tục theo xu
h−ớng của mô hình II là trang trọng, lành mạnh, vui vẻ và tiết kiệm trong điều kiện
mới. Quả thực, đây là mô hình phong tục hôn nhân giản dị nhất và cũng cảm động
nhất mà chúng ta đ−ợc biết từ tr−ớc đến nay.
IV. Mấy nhận xét kết luận
1. Qua sự diễn giải và phân tích ở trên, ta thấy trong vòng nửa thế kỷ -
khoảng thời gian ngay tr−ớc Cách mạng tháng Tám 1945 đến thời điểm Đổi mới
(1986) - phong tục hôn nhân của c− dân ng−ời Việt ở châu thổ sông Hồng đã trải qua
những biến đổi quan trọng. Nhìn chung, những nghi thức r−ờm rà, phức tạp, những
quan hệ gia tộc nặng nề, nhiều tầng bậc, cũng nh− những chi phí cho các thủ tục, cỗ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Mai Văn Hai & Ngô Ngọc Thắng 35
bàn tốn kém của mô hình tr−ớc năm 1945 ngày càng đ−ợc giản l−ợc, để thay vào đó
là những mô hình mới có nội dung và hình thức lành mạnh, trang trọng, vui vẻ và
tiết kiệm. Những mô hình mới đáp ứng đ−ợc nhu cầu và nguyện vọng chung của
ng−ời dân nên đã đ−ợc nhiều nhóm xã hội khác nhau chấp nhận và ủng hộ
2. đặc biệt, từ những năm 60 của thế kỷ XX, với Luật hôn nhân và gia đình
đ−ợc công bố, bên cạnh các nghi thức phong tục, trong việc hôn nhân còn có thêm
các nghi thức pháp lý. Việc thực thi một cách nghiêm chỉnh các nghi thức pháp lý,
cùng với việc làm lành mạnh hóa các nghi thức phong tục chứng tỏ các chuẩn mực
văn hóa mới đã thấm sâu vào mọi tầng lớp dân c− và có tác động tích cực trong đời
sống xã hội. Đây là điều rất cần đ−ợc ghi nhận không chỉ trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình, mà cả đối với sự biến đổi của xã hội Việt Nam nói chung, kể từ năm
1945 đến nay.
3. Tuy nhiên, các mô hình phong tục hôn nhân mới đ−ợc hình thành từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945 cũng không tránh khỏi những nh−ợc điểm và bất cập
nhất định. ở nhiều nơi, nhiều lúc, vai trò của cộng đồng - mà đại diện là chính
quyền và các đoàn thể, bên cạnh −u điểm là trực tiếp tham gia giúp đỡ đôi lứa v−ợt
qua những khó khăn về vật chất và tinh thần để nên chồng nên vợ, thì đôi khi sự
tham gia ấy đã trở nên quá đáng, biến thành sự can thiệp thô bạo, làm ảnh h−ởng
tới quyền tự do yêu đ−ơng của mỗi ng−ời mà chính xã hội chúng ta đang cố gắng
xây dựng.
4. Những mặt tích cực, tiến bộ, cũng nh− những thiếu sót và bất cập trong
mỗi mô hình đ−ợc phân tích ở trên, thiết nghĩ, vẫn có giá trị nh− những bài học kinh
nghiệm đối với việc hình thành một mô hình mới về phong tục hôn nhân cho giai
đoạn cách mạng hiện nay - giai đoạn mà toàn Đảng toàn dân ta đang tiếp tục phấn
đấu cho sự nghiệp Đổi mới, với đ−ờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu
làm cho dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Tài liệu tham khảo
1. Đoàn văn Chúc: Văn hóa học. Nxb Văn hóa Thông tin. Hà Nội-1997.
2. Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử c−ơng. Quan hải tùng th−. Huế-1938.
3. Nguyễn Văn Huyên: Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Tập II. Nxb Khoa học xã
hội. Hà Nội-1996.
4. Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội-1994.
5. Phạm Đình Hổ: Vũ trung tùy bút. Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh-1989.
6. Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục. Nxb Tổng hợp Đồng Tháp-1990.
7. Luật hôn nhân và gia đình và những văn bản có liên quan. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội-1986.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ve_su_bien_doi_mo_hinh_phong_tuc_hon_nhan_o_chau_tho_song_ho.pdf