Nguyễn trãi - Một con người yêu nước thiết tha

Trong bài thơ Thần Phù Hải Khẩu, Nguyễn Trãi viết: 故 國 歸 心 落 雁 邊 秋 風 一 葉 海 門 船 (Nhớ nước lòng quê, nhạn góc trời. Lá thu chiếc bách dạt chơi vơi.) Và trong bài Lâm Cảng Dạ Bạc, Ông viết: 一 生 習 氣 渾 如 作 不 為 羈 愁 損 舊 豪 (Việc đời từng trải, sau như trước. Không để sầu thu giảm khí hào.) Tấm lòng yêu nước suốt đời của Nguyễn Trãi đã thể hiện trong sự nghiệp cứu quốc cũng như sự nghiệp văn học của ông. Tải về để xem tiếp

doc10 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyễn trãi - Một con người yêu nước thiết tha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm Tra Học Trình Học Phần Hán Văn Thời Lê – Tây Sơn Sinh viên: Lê Văn Thi Đề tài: NGUYỄN TRÃI - MỘT CON NGƯỜI YÊU NƯỚC THIẾT THA Trong bài thơ Thần Phù Hải Khẩu, Nguyễn Trãi viết: 故 國 歸 心 落 雁 邊 秋 風 一 葉 海 門 船 (Nhớ nước lòng quê, nhạn góc trời. Lá thu chiếc bách dạt chơi vơi.) Và trong bài Lâm Cảng Dạ Bạc, Ông viết: 一 生 習 氣 渾 如 作 不 為 羈 愁 損 舊 豪 (Việc đời từng trải, sau như trước. Không để sầu thu giảm khí hào.) Tấm lòng yêu nước suốt đời của Nguyễn Trãi đã thể hiện trong sự nghiệp cứu quốc cũng như sự nghiệp văn học của ông. Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442, tên tự là Ức Trai, sống vào giai đoạn lịch sử sôi động từ cuối đời Trần, trải qua thời nhà Hồ, thời đấu tranh chống ách xâm lược nhà Minh cho tới đầu đời Lê. Ông là người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá Việt Nam. Năm 1406, giặc Minh xâm lược Đại Việt, đánh bại nhà Hồ, áp bức muôn dân, bắt cha Nguyễn Trãi (tức Nguyễn Phi Khanh) đưa về Trung Quốc. Một bên nợ nước, một phần thù nhà nên Nguyễn Trãi đã tìm đến với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và sau đó trở thành nhà soạn thảo và thực thi những quyết sách đúng đắn, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Minh đi đến thắng lợi hoàn toàn. Sau khi thành công, Lê Lợi nghi kỵ công thần và đã giết hại nhiều người, trong đó đáng chú ý là Phạm Văn Xảo, một người rất có uy vong đối với nhân sĩ Thăng Long và ở kinh trấn, và Trần Nguyên Hãn dòng dõi nhà Trần, anh em con cô cậu với Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi có uy vọng như Phạm Văn Xảo lại thân thích với Trần Nguyên Hãn, cho nên sự nghi kỵ đối với Nguyễn Trãi là không thể tránh khỏi. Và có lần ông cũng bị Lê Lợi hạ ngục, nhưng sau lại được tha. Có lẽ ông là nhân vật rất cần thiết cho việc xây dựng bộ máy chính quyền mới. Trong thời kỳ này, đấu tranh để chính quyền mới không phản bội lại nhân dân là tất cả sự cố gắng của Nguyễn Trãi. Sang đời Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi phải còn đấu tranh với bọn quyền thần Lê Sát, Lê Ngân…để thực hiện đường lối giản chính, khoan hình. Vì còn trẻ tuổi nên vua Lê Thái Tông chỉ biết chơi bời và sau đó Nguyễn Trãi cùng năm người thần văn khác được chỉ định vào dạy học cho vua. Trải qua nhiều năm đi khắp nơi trong cả nước, tham gia các phong trào của nhân dân, rồi sau lại tham gia quản lý nhà nước, nên Nguyễn Trãi hiểu biết rất nhiều về tổ quốc và dân tộc. Từ những hiểu biết đó, đến năm 1435, ông đã viết cuốn Dư Địa Chí. Nguyễn Trãi đã cùng với Đào Công Soạn, Nguyễn Liễu… chống lại những nghi thức, lễ nhạc lố lăng, phiền phức ở trong triều đình của bọn hoạn quan. Trong một lần vào chầu, lúc đang tranh cải về chuyện đó thì Nguyễn Liễu mắng rằng hoạn quan làm nát cả thiên hạ. Vì Lê Thái Tông bị gián tiếp xúc phạm nên đã đày Nguyễn Liễu đi viễn châu, thích chữ vào mặt., thấy tình hình như vậy, sợ chuốc vạ vào thân nên Nguyễn Trãi bèn dâng sớ xin về trí sĩ ở Côn Sơn, nơi thuở nhỏ ông đã từng sống với ông ngoại, tại Côn Sơn ông đã sang tác rất nhiều bài thơ, mà trong đó có bài Côn Sơn Ca nổi tiếng.(崑山歌). Tuy tuổi đã già và đã lui về cảnh điền viên nhưng ông vẫn mang nỗi ưu phiền vì chưa thực hiện được ước nguyện của mình. Lúc nào ông cũng nghĩ về dân, về nước. Sau khi Lê Thái Tông lớn, đã tiêu diệt bọn quyền thần lại mời Nguyễn Trãi ra làm quan, phong chức Kim tử vinh lộc đại phu, Hàn lâm thừa chỉ học sĩ coi việc Tam quán và kiêm chức hành khiển Đông Bắc đạo, phụ trách quân dân bạ tịch Hải Dương, An Quảng. Ông tin rằng đay là lúc để thi thố hết tài năng của mình. Nhưng sau đó lại có sự mâu thuẩn giữa Nguyễn Trãi với Nguyên phi Nguyễn Thị Anh. Để sau này xảy ra vụ án Lệ Chi Viên làm cho gia đình Nguyễn Trãi phải bị tru di tam tộc. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi đã để lại cho đời những kiệt tác còn sống mãi với thời gian. Tác phẩm của ông đã bị thất lạc nhiều sau vụ án Lệ Chi Viên. Bình Ngô Đại Cáo là một thiện cổ hùng văn bất hủ của dân tộc, nó được xem như một bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của đất nước (sau bài Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt). Quân Trung Từ Mệnh tập là một tập văn chính luận thư từ địch vận (có trên 70 bức thư, trong đó đa số các bức thư đều gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại viết cho dân ta). Tác phẩm Dư Địa Chí soạn năm 1435 là kết quả của nhiều năm đi nhiều nơi trong cả nước, tham gia các phong trào khởi nghĩa của nhân dân. Về thơ, ông có tác phẩm Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ hán, Quốc Âm thi tập gồm 254 bài thơ nôm. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi là những áng văn, dòng thơ bình dị, đề tài gần gủi là ý nghĩa lại sâu xa, nói chuyện đời mà bộc lộ ý chí, tình cảm. Những tác phẩm đã thể hiện long yêu nước, thiên nhiên, thương dân và cách nhìn năm tháng, đời người một cách sâu sắc của một nhà thơ tràn đầy nghĩa khí. Tư tưởng của người là đỉnh cao chói lọi của thơ ông, quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm. Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy được những bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạng, đổi mới, sáng tạo. Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao như Lê Thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thương quang khuê thảo” Lập trường của Nguyễn Trãi nói về địch và ta quả là lập trường của một chiến sĩ: dưới ngòi bút của ông, tướng Minh hiện ra như một bọn người độc ác và đớn hèn, trí trá và ngu xuẩn, trái lại nghĩa quân thì khoan hồng nhưng lại dũng mãnh, trung thực nhưng khôn ngoan. Và điều đó qủa đúng với sự thật. Để thuyết phục địch, có lúc Nguyễn Trãi đứng về phía quyền lợi chính đáng của tướng Minh mà bàn bạc phải trái, vạch ra cho chúng con đường sang mà đi. Ông hay nhắc đến chữ thời và chữ thế, ông viết cho Vương Thông như sau: “僕嘗觀:易經三百八十四爻而其要在時之一字,故君子隨時薘變.時之義大矣哉!” (Tạm dịch: tôi từng xem kinh dịch 384 hào, mà cốt yếu là chữ thời, cho nên người quân tử theo thời mà không biến, nghĩa chữ thời to tát lắm sao !...). Nguyễn Trãi đã nêu rõ rằng, lúc trước khác,, bây giờ khác. Lúc trước, quân Minh mượn danh diệt nhà Hồ là kẻ cướp ngôi, phục hồi nhà Trần là triều đại chính thống cho nên tạm thời có thể thành công. Bây giờ ở lại chiếm đóng, thống trị, bóc lột, vơ vét, đã mất long dân rồi. Cho nên nếu không sớm rút lui, sẽ bị tiêu diệt. Lúc trước, quân Lam Sơn thế yếu mà giặc Minh còn không làm gì được, huống chi là bây giờ. Đường lối đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, chiến lược “mưu phạt tâm công” mà Nguyễn Trãi chủ trương, mà nghĩa quân thực hiện đã thực tế chứng minh là đúng, đã dẫn cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Quân trung từ mệnh tập xét chung thì đã biều hiện chiến lược của nghĩa quân, mà từng bức thư xét riêng thì lại biểu hiện sách lược của nghĩa quân. Và văn chương của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trong cho sự thành công của cuộc kháng chiến. Đến khi khàng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã viết bài Bình ngô đại cáo, tác phẩm chữ Hán nổi tiếng nhất của ông. Trong Bình ngô đại cáo đã được phản ánh đầy đủ và tập trung hơn cả sự diễn biến của cuộc kháng chiến. Sauk hi nêu cao tính chất chính nghĩa của quân ta và vạch tội giặc, Nguyễn Trãi đã kể lạ giai đoạn của cuộc kháng chiến. Lúc đầu nghĩa quân còn yếu, phải nhiều phen lao đao như “khi Linh Sơn, lương hết mấy tuần”, “khi Khôi Huyện quân không một đội”, trải qua những chiến thắng đầu tiên “Trận Bồ Đằng, sấm vang chớp giật”, “Miền Trà Lân, khúc chẻ tro bay”, quân ta đánh thắng những trận cơ bản ở “Ninh Kiều máu chảy thành song”, ở “Tốt động thây chết đầy nội”… Do đó, trong có mười ngày mà Liễu Thăng cụt đầu, Lương Minh tử vong, lại đến Lý Khánh tự vẫn. “Đánh một trận sạch tan kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muôn”…. Với lời văn sinh động, với những hình tượng sắc và mạnh, Nguyễn Trãi đã để lại một cách súc tích tất cả những sự kiện chính của cuộc kháng chiến, đã miêu tả một cách tinh tế quân dân ta cũng như quân giặc Minh. Bình ngô đại cáo nêu cao chiến lược “mưu phạt tâm công”. Chiến lược ấy chỉ có thể là chiến lược của người nắm chính nghĩa. Có chính nghĩa thì mới có dựa vào dân, và có được sự ủng hộ của dân thì khi dung mưu mới đạt kết quả là lấy yếu đánh mạnh, lấy ít thắng nhiều. Có chính nghĩa thì mới có tâm công, thì mới có thể địch vận, nguỵ vận, làm tan rã hàng ngũ kẻ thù và giành chiến thắng. Bình ngô đại cáo đã trình bày diến biến từ chỗ yếu đến chỗ mạnh của nghĩa quân, nêu cao ý chí bất khuất và chủ nghĩa anh hung của nhân dân ta. Sau khi giặc đã tan, Nguyễn Trãi có hoài bảo xây dựng một đất nước thịnh vượng, trong đó “Dân giàu đủ, khắp đòi phương” để cho mọi người có thể là “Tôi Đường Ngu, ở đất Đường Ngu”. Và quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cũng đã quán xuyến toàn bộ đường lối chính trị của ông. 湖 越 一 家 今 幸 覩 四 溟 從 此 息 鯨 波 Tạm dịch: Hồ Việt một nhà nay được thấy Từ nay kình ngạc sạch dòng sông. (Quá thần phù hải khẩu) Những quan điểm chính trị xã hội đó, Nguyễn Trãi đã đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất của tư tưởng mà điều kiện lịch sư lúc bấy giờ cho phép. Cho nên những tác phẩm của ông về việc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống của nhân dân viết vào lúc triều đại mới vừa lên cầm quyền cũng có ý nghĩa cũng có ý nghĩa lớn không kém những tác phẩm mà ông viết trong thời gian kháng chiến để đánh giặc cứu nước. Đó không những là tài liệu quý báu đối với lịch sử chính trị, tư tưởng mà còn là những áng văn hay nêu cao được lý tưởng đẹp của nhân dân lúc bấy giờ. Bên cạnh những lý tưởng tốt đẹp đó đã vấp phải một thế lực phản động vừa mới xuất hiện. Trong tập đoàn nghĩa quân Lam Sơn đã có sự phân hoá. Một số không ít những kẻ có thế lực, trước hết là võ tướng quân phiệt, đã từ những người lãnh đạo nhân dân trong kháng chiến mà thoái hoá thành những kẻ bóc lột tàn ác, đàn áp nhân dân trong hoà bình như Lê Sát, Lê Ngân…với tư cách là công thần của nhà Lê đã dần dần trở thành những cường thần ở trong triều đình. Chính sách thân dân và huệ dân mà Nguyễn Trãi đưa lên đã gặp phải sự phản kháng của họ. Đã có những xung đột gay gắt, và sự chèn ép đối với Nguyễn Trãi ngày càng tăng. Muốn yên thân thì chỉ có cách là chịu cúi đầu, Nhưng Nguyễn Trãi không thể làm thế, ông viết: Trần tình (72) 𡽫 荒 幀 尾 蟄 𠄩 岸 渃  𡉕 清 玉  寒 念 寠 生 靈 刁 乙 𥘀 詰 徵 湖 海 達 諸 安 仍 為 聖 主 謳 𠁀 治 可 計 身 閑 惜 歲 殘 承 旨 埃 浪 時 庫 兀 襊 𡮬 貯 歇 每 江 山 Non hoang tranh vẽ chập hai ngàn Nước mấy dòng thanh ngọc mấy hàng Niềm cũ sinh linh đeo ắt nặng Cật chưng hồ hải đặt chưa an Những vì thánh chúa âu đời trị Khá kể thân nhàn tiếc tuổi tàn Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt Túi thơ chứa hết mọi giang san. Sau khi về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng long ông vẫn luôn nghĩ về đất nước, nghĩ về nhân dân, hổ thẹn vì không được giúp dân và không được cống hiến hết cả cuộc đời mình cho nhân dân, biết bọn quần thần đang làm loạn triều đình nhưng không biết làm gì được, chỉ biết gửi vào thơ một chút nỗi niềm thương nhớ. 歲月無情雙鬢白 君親在念寸心丹 一生事業殊堪笑 嬴得浮名落世間 Tạm dịch: Tóc bạc thờ ơ tình tuế nguyệt Lòng son thắc mắc nghĩa quân thân Một đời sự nghiệp nên cười thực Cũng được phù danh với thế gian (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm) 一別江湖數十年 海門今夕誓吟船 波心浩渺滄洲月 樹影參差浦漵胭 往事難尋時易過 國恩未報老堪憐 平生獨抱先憂念 坐擁寒衾夜不眠 Tạm dịch: Rời chốn giang hồ mấy chục năm Chiều nay cửa bể lại quan thăm Sóng trần bên bãi theo trăng sang Khói phủ rừng sâu vẫn bóng râm Việc trước tìm đâu, thời biến chuyển Ơn vua chưa báo, dạ âm thầm Bình sinh lo trước mà tâm nguyện Ngồi tựa bên chăng chợt nghĩ thầm Nguyễn Trãi viết văn thì đều là do mục đích chiến đấu, ông làm thơ thì ngoài mục đích ấy còn là để bộc lộ tâm sự của mình. Thơ ông có nhiều bài biểu hiện lý tưởng chiến đấu vì độc lập của tổ quốc, vì đời sống của nhân dân, vì lý tưởng nhân nghĩa. Như đã phân tích ở trên, những bài thơ ấy bao giờ cũng đầy phí phách hào hung và chan chứa tình cảm chân thành, và có nội dung tư tưởng nhất quán với các tác phẩm văn chính luận nổi tiếng của ông. Nguyễn Trãi là một anh hung dân tộc. Đó là điều nổi bật. Nhưng Nguyễn Trãi lại là một nhà đại văn hoá của dân tộc, một nhà đại văn hào dân tộc. Đó là điều không kém hiển nhiên. Công lao của Nguyễn Trãi trước hết là ở chỗ tham gia có hiệu quả vào công việc cứu nước vĩ đại, là ở chỗ tham gia tích cực và việc xây dựng lại đất nước sau ngày giải phóng. Còn ở chỗ nên cao được những bài học yêu nước, yêu dân, dũng cảm chiến đấu cho đại nghĩa đến chết mới thôi. Những tình cảm vĩ đại và đức tính cao quý ấy thuộc vào truyền thống của dân tộc, mà chúng ta phải luôn luôn phát huy. Thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Ông đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi xứng đáng với cuộc đời đẹp của ông, là một cống hiến to lớn cho sự phát triển của văn học nước ta. Thơ văn Nguyễn Trãi đúc kết được những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc, đặt biệt là những truyền thống đã được khẳng định trong công cuộc đại phục hưng dân tộc từ thế kỷ X – XIV: có thể nói văn thơ ông là tấm kình hội tụ những ánh hào quang của quá khứ. Có thể nói văn thơ ông như những ánh hào quang rực rỡ nhất của thế kỷ XV. Thơ văn Nguyễn Trãi mãi mãi là di sản quý báu của dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyễn trãi - một con người yêu nước thiết tha.doc