Vẽ mạch in với layout - Bài 3: Tạo chân linh kiện (footprint) mới
Một mẹo nữa là khi chọn hình dáng và kích thước cho chân linh kiện bạn
nên kéo cửa sổ Padstacks sang một bên (như hình) để khi bạn nhắp vào
dòng nào thì chân linh kiện tương ứng sẽ sáng lên, điều này giúp dễ nhận
biết ta đang chỉnh sửa cho những chân nào. Như trên hình chân 1 sáng lên
khi ta nhắp vào dòng TOP
12 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẽ mạch in với layout - Bài 3: Tạo chân linh kiện (footprint) mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 1
BÀI 3: TẠO CHÂN LINH KIỆN
(FOOTPRINT) MỚI
Ở bài trước khi chọn chân linh kiện nếu ta không tìm thấy chân linh kiện
nào phù hợp ta có thể bỏ qua bằng cách bấm nút Cancel. Sau đó ta có thể tự tạo
linh kiện mới bằng cách mở Layout lên, vào menu Tools Library manager
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 2
Library manager
Để tạo chân linh kiện mới bạn bấm Create New Footprint
Ở hộp thoại tạo chân linh kiện mới
Nhập tên linh kiện mới ở mục Name of footprint, ví dụ là TRANSITOR. Bấm OK.
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 3
Thêm các chân linh kiện vào bằng cách chọn công cụ Pin tool.
Chuột phải vào nền đen, chọn New
Đặt chân mới ở vị trí thích hợp
Pin tool
Text tool
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 4
Sau đó chọn Text tool để xóa bớt các chữ không cần thiết đi, chỉ để lại &Comp và
&Value. Nhắp vào text cần xóa và bấm phím Delete (trên bàn phím).
Chọn thuộc tính cho 2 text còn lại bằng kéo chuột để bôi nó, xong bấm chuột phải,
chọn Properties (phím tắt Ctrl+E)
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 5
Chọn Layer là SSTOP. OK.
Các thuộc tính khác của Text được hướng dẫn như ở cuối bài 2.
Ngoài ra ta còn có thể vẽ thêm các đường bao (Obstacle) cho linh kiện. Thường ta
chọn đường bao này nằm ở lớp SSTOP, tức thuộc tính Obstacle Layer là SSTOP.
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 6
Bạn có thể chỉnh sửa kích thước, hình dáng của các PAD (chân linh kiện) như sau:
Chọn công cụ “Pin tool”, bôi các chân cần chỉnh sửa
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 7
Chọn Padstack
Chọn kích thước và hình dáng của PAD bằng cách chọn nhắp đôi vào PAD đó
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 8
Chọn Pad shape là hình tròn(round), hình vuông(square), hình Oval, hình chữ nhật
Thay đổi kích thước bằng cách thay đổi Pad Width, Pad Height
Một số lời khuyên về chọn kích thước của chân linh kiện như sau:
- Với các linh kiện thường như điện trở, tụ, diode ta chọn chân hình tròn
(Round), đường kính là 1.8 đến 2.1, tùy loại linh kiện
- Chân 1 của IC hay các linh kiện có cực tính như tụ hoặc diode ta nên chọn
kiểu chân là hình vuông hoặc hình chữ nhật
- Với IC ta nên chọn chân hình Oval (với các chân 2 trở lên) và hình chữ nhật
(đối với chân 1). Kích thước thường là 1.7mm Width và 2.2 mm Height.
- Với các chân linh kiện to như chân của các JACK cắm, chân của đế IC có
cần thì nên chọn bề Width(bề ngang) to ra một tí, cỡ 1.8mm
- Một điều nữa là khi đi dặt mạch in bằng máy ở các cơ sở làm mạch in thì
các lớp cần quan tâm là lớp TOP, BOTTOM, SSTOP, và 2 lớp để đặt kích
thước lỗ khoan là lớp DRLDWG và DRILL. Lớp lỗ khoan nếu ta không
đặt đúng thì khi lắp mạch sẽ không cho vào lọt được. Lỗ mạch in này là
lỗ xuyên nếu dùng khoan doa ra thì mặt trên và mặt dưới sẽ không nối
với nhau nữa, hỏng mạch, khắc phục rất khó khăn. Kích thước lớn nhất
của lỗ khoan nên bằng kích thước của chân linh kiện (PAD) – 0.6mm.
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 9
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 10
Sau khi chỉnh sửa xong, ta lưu lại bằng cách bấm nút Save
Trong hộp thoại Save Footprint As
- Mục Name of Footprint ta nên đổi tên lại cho phù hợp, dễ nhớ. Vd như
TRANSITOR, TU, TRO hoặc là tên linh kiện luôn chẳng hạn.
- Ở mục Name of library ta chọn tên thư viện cần lưu, ví dụ như “THU VIEN TU
TAO”. Xong bấm Open.
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 11
Với các chân linh kiện khác bạn cũng tạo tương tự và cũng chọn Name of library
là “THU VIEN TU TAO” như lúc nãy.
Ø Một mẹo nhỏ ở đây là các bạn nên lướt qua bộ thư viện có sẵn của Orcad để
lấy những thư viện có sẵn để sửa lại cho phù hợp rồi Save as , đổi tên tùy
thích và chon thư viện để lưu và là “THU VIEN TU TAO” của mình để tiết
kiệm công sức.
Ø Các bộ thư viện có sẵn của Orcad cần dùng thường là
Thư viện DIP100T chứa các chân linh kiện cho IC từ 4 chân đến 48 chân.
TM_AXIAL chứa các chân linh kiện các cỡ của điện trở.
TM_CYNL chưa các chân linh kiện các cỡ của tụ điện (kiểu đứng) hay
LED
TO chứa các chân linh kiện cho các loại transitor, các loại IC ổn áp
RELAY chứa chân linh kiện của các loại rơle.
Khi chọn kích thước của các chân linh kiện bạn nên kéo
Vẽ mạch in với Layout
Biên soạn: Cao Nguyễn Khoa Nam - caonam@gmail.com Trang 12
Ø Một mẹo nữa là khi chọn hình dáng và kích thước cho chân linh kiện bạn
nên kéo cửa sổ Padstacks sang một bên (như hình) để khi bạn nhắp vào
dòng nào thì chân linh kiện tương ứng sẽ sáng lên, điều này giúp dễ nhận
biết ta đang chỉnh sửa cho những chân nào. Như trên hình chân 1 sáng lên
khi ta nhắp vào dòng TOP.
Phần chỉnh sửa kích thước và hình dáng của chân linh kiện cũng được áp dụng
tương tự khi vẽ layout để chỉnh sửa chân linh kiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- orcad_4_tao_chan_linh_kien_moi_9552.pdf