Trong việc bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và
của vùng văn hoá ĐBSCL, phải hết sức chú ý đến đến tổchức sản xuất của hộnông dân sản
xuất hàng hoá ở đây, một trong những khâu trung tâm của quá trình quản lý phát triển của
vùng này. Khuyến khích, hỗtrợvốn, công nghệ, giải quyết những phức tạp vềruộng đất
cho nông hộ, tạo điều kiện khách quan cho hộkinh tếgia đình mởmang ngành nghề, có
nhiều thu nhập ngoài nông nghiệp, là những phương hướng tác động rất quan trọng để
phát huy truyền thống, thếmạnh sản xuất hàng hoá của các hộnông dân ĐBSCL. Đảng và
nhà nước có chính sách tác động một cách khéo léo, khôn ngoan đểphát huy sức mạnh của
các quan hệcộng đồng truyền thống, văn hoá sản xuất, kinh doanh của từng dân tộc và của
cảcộng đồng các dân tộc ở ĐBSCL, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đềkết hợp truyền
thống và hiện đại đối với văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít người Khmer, Chăm.
Ở ĐBSCL đang diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá giữa văn hoá vùng, văn
hoá dân tộc và văn hoá nước ngoài; quần chúng đang hàng ngày hàng giờtiếp nhận các sản
phẩm và nhân tốvăn hoá từnước ngoài. Đảng và Nhà nước ta phải nhanh chóng có chiến
lược đểchủ động thực hiện việc tiếp biến văn hoá, “mởrộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc những cái hay, cái tiến bộtrong văn hoá các dân tộc khác”(20), tránh cho nhân dân
và nhất là thếhệtrẻnhững hụt hẫng, “cú sóc vềvăn hoá”.
16 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hoá vùng, văn hoá tộc người và sự phát triển kinh tế - Xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
VNH3.TB16.117
VĂN HOÁ VÙNG, VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1, PGS.TS. Võ Văn Sen
2, TS. Phan Văn Dốp
1, Trường ĐHKHXH&NV - TP.HCM
2, Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam Bộ
ĐBSCL là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Việt, Hoa, Khmer, Chăm, Sự chung
sống hòa bình, cùng đoàn kết chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lược bảo vệ quê
hương đã hình thành nên đặc thù văn hoá riêng của các cộng đồng dân tộc Việt Nam ở vùng
đất mới này của tổ quốc bên cạnh bản sắc văn hoá chung của dân tộc Việt Nam. Quá trình
giao lưu, tiếp biến văn hoá trên cơ sở kinh tế hàng hoá sớm phát triển, đã tạo nên những biến
đổi, những nhân tố mới bên cạnh văn hoá truyền thống của từng dân tộc. Những biến đổi,
những yếu tố mới đã hình thành trên cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, từ công cụ
sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại, đến sự ra đời và phát triển đến ngày nay của các tôn giáo địa
phương (Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa), tạo nên bản sắc văn hoá ĐBSCL.
Trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, môi trường và điều kiện tự nhiên của
ĐBSCL đã bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam nói chung nét đặc trưng độc đáo của mình:
đó là yếu tố “sông nước”. Truyền thống văn hóa lúa nước của người Việt vào đến Nam Bộ
được hoàn chỉnh một cách tinh tế bởi yếu tố sông nước. Làng Nam Bộ hầu như phân bố dọc
sông, kênh rạch, tạo thành kiểu cư trú phổ biến - kiểu cư trú hình tuyến, giao thông thủy tạo
điều kiện cho sự phát triển thương mại sớm, “chợ nổi” hình thành sớm trên các trục giao
thông thủy, đời “thương hồ - gạo chợ nước sông”, giới thương hồ tập trung ở khu vực giáp
nước, “đò dọc” đã nối liền vùng ĐBSCL rộng lớn tạo cho cả vùng một sự đồng nhất cao
trong văn hóa... Yếu tố sông nước đã tạo cho người Việt vùng ĐBSCL và lan tỏa khắp Nam
Bộ một “tư duy sông nước”, tạo ra một hệ thống biểu tượng gắn với sông nước. Kết quả là
một hệ thống biểu tượng văn hóa đặc trưng gắn với sông nước được thể hiện trong phương
ngữ của người Việt Nam Bộ. Chính tư duy sông nước đã làm hình thành và thay thế đến
mức đáng ngạc nhiên về tính biểu tượng trong đặc trưng văn hóa Nam Bộ so với Bắc Bộ và
2
Trung Bộ: xe khách thành “xe đò”, đi nhờ thành “quá giang”, anh em đồng hao thành “anh
em cột chèo”,...
Văn hóa Nam Bộ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến và qua đó chúng ta cũng
có thể thấy được một số nét chung mà mọi người dễ dàng thống nhất.
- Văn hoá ĐBSCL là một phức thể văn hoá nông nghiệp (lúa nước-miệt vườn,), một bộ
phận của “văn hoá vùng Nam Bộ”, một phức thể văn hoá công - nông nghiệp, dựa trên
sự phát triển của kinh tế hàng hoá và sự kết hợp đan xen những yếu tố truyền thống văn
hoá dân tộc với những yếu tố hiện đại.
- Văn hoá làng của người Việt ở vùng này ngoài những nét chung như văn hoá làng
truyền thống ở Bắc Bộ, còn có những nét khá riêng biệt. Cư dân trong làng định cư dọc
theo kênh rạch; làng không có chức năng phân chia lại ruộng đất công, điều hành nguồn
nước; không có cơ cấu khép kín, mà là một “thiết chế mở, vượt khỏi trạng thái tự túc, tự
trị cổ truyền” (1). Dân làng không chịu ảnh hướng nặng nề của thiết chế làng – họ; tính
độc lập của cá nhân được đề cao. Hiện tượng cả xã chỉ có một dòng họ duy nhất gần
như không có ở ĐBSCL, mặc dù quan hệ thân tộc họ hàng vẫn có một vị trí quan trọng
trong các quan hệ xã hội ở nông thôn. Tình làng, nghĩa xóm, quan hệ”lối xóm” có ảnh
hưởng khá mạnh trong tiếp thu thông tin, kỹ thuật sản xuất mới, tương trợ giúp đỡ nhau
trong đời sống và sản xuất. Phong tục lễ tiết ở cấp độ làng xã rất yếu, tuy rằng ở qui mô
gia đình thì khá mạnh. Sinh hoạt và kinh tế của làng gắn với thị trường.
- Người dân có đầu óc thực tế, năng động, “miệng nói tay làm”, lấy thực tiễn làm thước
đo chân lí, ít giáo điều, nhiều sáng tạo; khai thác tự nhiên trong sự hài hòa với tự nhiên
(chung sống với lũ - là một một biểu hiện tiêu biểu) nên tính tình cởi mở, thông thoáng,
hào hiệp, bao dung, bộc trực, thẳng thắn, coi trọng lẽ công bằng, trọng nghĩa khinh tài,
có tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, kiên quyết trong đấu tranh với kẻ thù ngoại xâm; sống
lâu trong môi trường kinh tế hàng hoá, người dân có khả năng cao trong thích ứng, nhạy
bén, có bản lĩnh vượt thoát những thử thách trong đời sống và hoạt động kinh tế;
Lịch sử khai thác, phát triển kinh tế vùng ĐBSCL cho thấy tác động sâu sắc của văn
hoá vùng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trước khi người Pháp đến vùng này, trong
vòng hơn hai thế kỷ (thế kỷ XVII - Thế kỷ XIX) cư dân các dân tộc ở ĐBSCL đã tạo nên
một “phức thể văn hoá nông nghiệp” ở đây với sự giao lưu trao đổi hàng hoá khá sớm, có
xuất khẩu lúa gạo sang Philippines, Trung Quốc, Campuchia,; xuất hiện những thương
3
cảng như Bãi Xàu (Sóc Trăng), Hà Tiên, Sài Gòn,; chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển.
Tuy không xác định rõ được mức độ tác động của sản xuất và kinh tế hàng hoá lúc bấy giờ,
nhưng có thể nói rằng, trước khi người Pháp đến, chính sự phát triển của kinh tế hàng hoá
đã mở rộng tầm mắt của người nông dân ra khỏi xóm làng, kích thích sản xuất, tăng năng
suất,
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, phức thể văn hoá nông nghiệp của ĐBSCL
có những biến đổi sâu sắc. Thực dân Pháp đã biết lợi dụng những đặc điểm của vùng để
thực hiện công cuộc khai thác, bóc lột của chúng. Vùng ĐBSCL biến thành một vùng nông
nghiệp thương phẩm, chuyên sản xuất hàng hoá lúa gạo xuất khẩu lấy lời với mức độ đứng
hàng thứ ba thế giới (1920: 1,5 triệu tấn; 1930: 2,3 triệu tấn,). Người Pháp đã triển khai
mô hình khai thác Nam Kỳ nói chung và ĐBSCL nói riêng với những nhân tố cơ bản là:
phát triển chế độ đại sở hữu về ruộng đất của giai cấp đại địa chủ phong kiến (năm 1930:
2,4% chủ ruộng mà có trên 50 ha chiếm 48,3 % diện tích canh tác), quan hệ địa chủ-tá điền,
hình thành mạng lưới kênh đào khắp ĐBSCL; xây dựng Sài Gòn-Chợ lớn thành thành phố
động lực cho cả vùng, hình thành những thành phố nhỏ khác như Mỹ Tho, Cần Thơ,; kết
hợp quan hệ bóc lột tư bản thực dân với các quan hệ khác, nhất là quan hệ sản xuất phong
kiến, Trong điều kiện kinh tế-xã hội mới, việc tiếp xúc, giao lưu văn hoá không bình
thường, văn hoá ĐBSCL đã có những nét mới của văn hoá đô thị công thương nghiệp, quan
hệ hàng hoá-tiền tệ thêm vào phức thể văn hoá nông nghiệp thương phẩm. Xét riêng về khía
cạnh kinh tế, thực dân Pháp đã khai thác ĐBSCL rất hiệu quả theo mục đích thực dân của
chúng. Thành quả kinh tế-xã hội hàng đầu của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp 1945-1954 là đã làm suy sụp về cơ bản chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong
kiến ở ĐBSCL, cấp nửa triệu ha ruộng đất cho nửa triệu hộ nông dân vùng này, thay đổi đời
sống các tầng lớp nông dân lao động, hình thành một tầng lớp trung nông mới. Trong phức
thể văn hoá nông nghiệp ĐBSCL lúc này lại có thêm những nét mới của nền văn hoá dân
tộc dân chủ nhân dân.
Bước vào thời kỳ 1954-1975, diện mạo kinh tế và cùng với nó phức hệ văn hoá
nông nghiệp vùng ĐBSCL có những thay đổi sâu sắc. Từ kế hoạch của phái đoàn Goodrich
cho đến Kế hoạch nghiên cứu hậu chiến, Mỹ đều nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp
ĐBSCL. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công thương nghiệp ở thành thị
Nam Bộ, ở vùng nông thôn ĐBSCL đến cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, chủ
nghĩa tư bản trong nông nghiệp đã bước đầu phát triển. Trong nông nghiệp ĐBSCL đã có sự
4
biến đổi quan trong theo hướng hiện đại hoá và thương mại hoá, cơ sở vật chất (máy móc
nông nghiệp,) được tăng cường, những hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp phát triển,
mạng lưới kinh đoanh tư bản chủ nghĩa ở nông thôn phát triển mạnh, vùng thành thị mà
nhất là TP. Sài Gòn và ĐBSCL trở thành một cơ cấu kinh tế thống nhất. Về quan hệ sản
xuất, trong nông thôn, nông nghiệp đã diễn ra ba quá trình: xoá bỏ giai cấp địa chủ phong
kiến, trung nông hoá và phân hoá nông dân thành phú nông - tư sản nông thôn và nông dân
làm thuê không ruộng, thiếu ruộng. Tiêu biểu cho phức hệ văn hoá nông nghiệp sản xuất
hàng hoá bước đầu phát triển tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ ở ĐBSCL chính là đặc điểm, tâm
lí, ứng xử kinh tế của tầng lớp trung nông mới (chiếm 70-80% số hộ). Trung nông ở đồng
bằng Nam Bộ là người trung nông sản xuất hàng hoá, có kinh nghiệm trong việc đầu tư
thâm canh, tăng năng suất lao động và đồng thời cũng khá nhạy bén với thị trường Cơ
quan kiểm tra sự kiện Mỹ (C.D.C) khi khảo sát ảnh hưởng của chương trình “Người cày có
ruộng” ở ĐBSCL năm 1972 đã cho biết, so với tá điền thì những “tân điền chủ” hiểu biết về
kỹ thuật nhiều hơn: 83% “tân điền chủ” được phỏng vấn có hiểu biết về sử dụng phân bón
hay thuốc sát trùng hay cả hai, trong khi đó tá điền chỉ có 56%; 72% “tân điền chủ” biết sử
dụng nông cơ (máy cày hoặc máy xới), trong khi đó chỉ có 49% tá điền biết điều này; 35%
“tân điền chủ” hiểu biết về kỹ thuật gia tăng năng suất lúa bằng cách cấy lúa Thần Nông hay
cấy lúa hai mùa, trong khi đó tá điền là 17% (2). Nhiều khảo sát khác ở nông thôn Nam Bộ
vào đầu những năm 1970 cũng cho thấy lớp trung nông mới hình thành rất hăng hái trong
đầu tư nông nghiệp, chịu tìm tòi các loại hoa màu thích hợp khác để trồng thêm, chịu xuất
tiền để cải tiến và nâng cao năng suất, tiêu thụ hàng hoá mạnh hơn, sẵn sàng chấp nhận hậu
quả rủi ro nhiều hơn tá điền và những cựu điền chủ (3). Tại những vùng kinh tế hàng hoá
phát triển khá cao, trung nông mới hình thành nhiều, năng suất lao động đã tăng nhanh.
C.D.C cho biết năm 1972 ở xã “sinh động” (có triển khai mạnh chương trình “Người cày có
ruộng”, có nhiều nhập lượng nông nghiệp được đưa vào), năng suất lúa ruộng một mùa là
117 giạ/ha (một giạ tương 20 kg) và ruộng hai mùa là 302 giạ/ha, còn ở những xã “ứ động”
năng suất chỉ 90 giạ/ha đối với ruộng một mùa và 168 giạ/ha đối với ruộng hai mùa, trong
khi đó vào năm 1970 năng suất ở hai nơi này gần giống nhau (4). Nhiều cuộc khảo sát nông
thôn ĐBSCL vào năm 1977 và 1978 cũng đem lại những kết luận tương tự về khả năng đầu
tư thâm canh, tăng năng suất của trung nông, đặc biệt là đối với trung nông khá giả (5).
Trong việc sử dụng tiền mặt, tỉ lệ sử dụng tiền mặt trong ngân qũy gia đình của trung nông
cũng rất lớn cho thấy vai trò của trung nông trong lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá ở
5
nông thôn. Ngay từ năm 1958, ở xã Khánh Hậu (Long An) ti lệ dùng tiền mặt so với số chi
của gia đình trung nông (82,81%) cũng xấp xỉ lớp phú nông và địa chủ (85,35%) (6)... Số
liệu điều tra tháng 7-1978 cũng cho thấy tỷ lệ này của trung nông khá giả (loại IV: 85,14%)
lớn hơn cả của phú nông và tư sản nông thôn (loại V: 71,68%) (7).
Riêng về khía cạnh kinh tế, thời kỳ này văn hoá vùng đã có những tác động tích cực
đến việc phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL. Bản lĩnh
của phức hệ văn hoá vùng lúc này đã thể hiện ra ở chỗ biết tiếp thu cái gì và loại bỏ điều gì;
tiếp thu khoa học công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh, dứt khoát
loại bỏ văn hoá phản động đồi trụy, kiên quyết chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của chủ
nghĩa thực dân mới.
Bước vào thời kỳ 1975-1986, Đảng ta đã “phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi
phạm qui luật khách quan trong tiến trình công nghiệp hoá và trong cơ chế quản lý kinh tế”
(8) và đưa đất nước, trong đó có miền Nam vào một mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp. Phức hệ văn hoá công - nông nghiệp của Nam Bộ nói chung và phức hệ văn hoá nông
nghiệp sản xuất hàng hoá đã có những phản ứng gay gắt, mà tiêu biểu là phản ứng của
người trung nông sản xuất hàng hoá với chủ trương điều chỉnh ruộng đất theo kiểu “cào
bằng”, “bình quân nhân khẩu”, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp bằng con
đường “tập thể hoá” (xây dựng tập đoàn sản xuất, hợp tác xã), làm triệt tiêu động lực sản
xuất hàng hoá. Sản lượng lương thực vùng ĐBSCL thời ki 1976-1979 tăng chậm, chủ yếu
do khai hoang, sản lượng thấp hẳn so với 5 năm ngay trước 1975 (trung bình 4,38 triệu tấn /
năm). Sau chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư về Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và
người lao động, năng suất và sản lượng lương thực ở ĐBSCL thời ki 1980-1985 tăng nhanh
(trừ 5,3 triệu tấn lên 7,2 triệu tấn). Thế nhưng từ năm 1985, năng suất lúa và nông sản hàng
hoá bắt đầu dừng lại và giảm sút. Mô hình tập thể hoá nông nghiệp bị klhủng hoảng trầm
trọng!
Năm 1986 đất nước ta bước vào thời ki đổi mới mạnh mẽ. Trong lĩnh vực nông
nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) và Nghị quyết TW 6 (1989) đã thực sự xác
nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, thay đổi căn bản mô hình hợp tác hoá nông
nghiệp. Điều này là phù hợp với qui luật khách quan của sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở
ĐBSCL và thực sự giải phóng lực lượng sản xuất ở vùng này, tiêu biểu là những hộ nông
dân sản xuất hàng hoá, mà thực chất là những hộ trung nông trước điều chỉnh ruộng đất và
cải tạo nông nghiệp. Phức hệ văn hoá nông nghiệp sản xuất hàng hoá ở ĐBSCL đã được
6
khôi phục và phát triển, ứng xử kinh tế của người nông dân sản xuất hàng hoá đã được phát
huy tối đa. Đó chính là nguyên nhân sâu xa làm cho ĐBSCL đóng góp quyết định vào việc
xuất khẩu gạo của nước ta từ 1989 đến nay.
*******
Những cuộc khảo sát về hôn nhân và gia đình giữa người Việt, người Hoa và người
Khmer ở ĐBSCL trong những năm 1990 của Viện Khoa học xã hội tại TP.Hồ Chí Minh cho
thấy những biến đổi lớn trong phong cách làm ăn, sản xuất, lối sống của những gia đình
người Khmer có những quan hệ hôn nhân với người Việt và người Hoa. Những hộ này
thường có mức sống cao hơn, làm ăn khá giả hơn vì cách tổ chức sản xuất đa dạng, năng
động hơn (9). Cuộc khảo sát ở vùng Nam Mang thít (Trà Vinh và Vĩnh Long) vào năm 1992
cho thấy trong cộng đồng Khmer ở đây nhóm có thu nhập thấp là 44,1%, trong khi đó nhóm
Khmer có quan hệ hôn nhân với người Hoa, thì tỷ lệ này là 35,7%.
Trong khi người Việt đi sâu vào thâm canh, tăng năng suất và bắt đầu những hoạt
động phi nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, thì không ít nông dân Khmer vẫn còn dừng lại ở
trình trạng làm lúa một vụ. Những đặc thù văn hoá tộc người trong sản xuất của người
Khmer đi liền với mô hình canh tác, sản xuất, kinh doanh; phong cách tích lũy, tiêu dùng,
đầu tư, cũng gây ra nhiều trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Để làm sáng tỏ hơn tác động của văn hoá sản xuất đối với kinh tế, dựa vào kết quả
cuộc khảo sát thực tế của bài viết về những vấn đề cấp bách của người Khmer ở ĐBSCL,
chúng tôi muốn nêu ra đây một trong những tác động của văn hoá tộc người làm hạn chế
khả năng sản xuất nông nghiệp.
Trong những công trình nghiên cứu về mức sống, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa
có công trình nào ghi nhận tình trạng thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp. Và, vì vậy, chưa
có những phân tích đầy đủ về hệ quả của việc thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp tác động
đến mức sống của cư dân khu vực nông thôn đến mức nào. Gần 10 năm trước, trong khi tìm
hiểu về người Khmer xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi ghi nhận
một số hộ gia đình người Khmer có tinh thần năng động đã tích cực hưởng ứng phong trào
cải tạo vườn tạp được phát động mạnh mẽ tại địa phương kèm theo chính sách hỗ trợ vốn.
Tuy nhiên, do thiên tai (lũ lụt), nông sản sụt giá, không đủ vốn đầu tư nên năng suất thấp,
làm cho một số hộ trở nên khó khăn thêm (10) và có hộ rơi vào tình cảnh nợ nần, thậm chí
phải cầm cố hoặc bán đất để trả nợ. Tháng 12.2004, chúng tôi cũng gặp tại xã Mỹ Hòa,
7
huyện Cầu Ngang, một gia đình người Khmer phải bán đất để trả nợ do nuôi tôm bị thua lỗ;
tiền bán đất không đủ trả nợ khiến họ lâm vào cảnh khốn cùng và người con gái của gia đình
này phải “hi sinh” đi lấy chồng Đài Loan để có tiền giúp gia đình trả nợ!
Ghi nhận từ cuộc khảo sát do TS. Phan Văn Dốp làm trưởng nhóm vào tháng 8-2004
(11) tại Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, trong 300 hộ người Khmer, nếu tính tổng thu
nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi
thuỷ sản) thì có 19 hộ bị thua lỗ. Hộ lỗ vốn cao nhất là 12 triệu đồng. Trong các hoạt động
sản xuất thuộc trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi thuỷ sản thì nuôi thuỷ sản có
mức lỗ vốn cao nhất (xem bảng). Thật ra, nuôi thuỷ sản chưa phát triển trong cộng đồng
người Khmer và qui mô nuôi cũng nhỏ (11% có nuôi) và còn mang tính chất “bán tự nhiên”.
Điều đáng chú ý là các hộ nuôi thuỷ sản (cá và tôm) tập trung tại xã Tham Đôn (26 hộ -
chiếm 78,79% số hộ nuôi), xã Long Sơn có 6 hộ nuôi (chiếm 18,18% số hộ nuôi) trong khi
xã Châu Lăng chỉ có một hộ nuôi thuỷ sản (12). Và, các hộ bị lỗ chủ yếu là nuôi tôm sú và
chủ yếu ở xã Tham Đôn (13/15 trường hợp nuôi thuỷ sản bị lỗ, 2 trường hợp bị lỗ thuộc xã
Long Sơn).
Sau các hộ nuôi thuỷ sản thì các hộ nuôi gia cầm cũng bị lỗ vốn với ti lệ tương đối
cao (19/21 trường hợp có chăn nuôi bị lỗ) với tổng số tiền lỗ là 10,55 triệu đồng, hộ lỗ nặng
nhất là 2 triệu đồng. Nạn cúm gia cầm trong những năm qua là nguyên nhân chính. Song,
chăn nuôi gia cầm bị lỗ tập trung tại 2 xã Long Sơn và Tham Đôn, mỗi nơi 9 trường hợp, xã
Châu Lăng chỉ có 1 trường hợp. Theo Báo cáo của Phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn
huyện Tri Tôn thì nạn cúm gia cầm xảy ra vào đầu tháng 1/2004 tại tất cả các xã/thị trấn
trong huyện (15 xã/thị trấn). Huyện đã tiêu huỷ 382.217 con gà/vịt, 67.223 quả trứng
gà/vịt Thật ra, người Khmer chăn nuôi gia cầm với qui mô nhỏ, mang tính chất gia đình,
nhưng nạn cúm gia cầm cũng làm mất một khoản thu nhất định và tất nhiên làm ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ.
Đối với cây hàng năm (gồm canh tác lúa, trồng cây lương thực), tính chung có 10 hộ
bị lỗ - sau khi tính gộp các khoản thu của các vụ luá và canh tác cây lương thực. Bảng “Hộ
Khmer sản xuất nông nghiệp bị lỗ vốn” cho thấy cụ thể hơn về số hộ lỗ, mức độ hộ trong
từng vụ lúa và canh tác cây lương thực. Trong các vụ lúa, vụ thu đông có mức độ lỗ cao
nhất. Và, hơn 50% số hộ bị lỗ trong canh tác lúa vụ Hè Thu và Thu Đông là ở Long Sơn.
Cũng cần lưu ý là Long Sơn (huyện cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) là xã trực tiếp chịu ảnh
8
hưởng của công trình thuỷ lợi ngọt hoá vùng Nam Mang Thít mà trực tiếp là cống đập Chà
Và.
Bảng 1: Hộ Khmer sản xuất nông nghiệp bị lỗ vốn (13)
Số hộ có
canh tác/sản
xuất
Số hộ
bị lỗ
Ti lệ
hộ bị lỗ
(%)
Tổng số
tiền lỗ
(1000 đ)
Canh tác cây hàng năm 208 10 4,41 2.960
Chia ra:
- Vụ HèThu 2003 158 9 5,70 2,613
- Vụ Thu Đông 2003 133 8 6,02 4,166
- Vụ Đông Xuân 2003-2004 41 2 4,88 970
- Trồng cây lương thực 21 2 9,52 3,500
Cây trồng ngoài lúa 113 6 5,31 5,800
Chăn nuôi gia súc, gia cầm 143 21 14,69 14,650
Nuôi thuỷ sản 33 15 45,45 59,350
Chúng tôi ghi nhận tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng dự án
Nam Mang Thít - dự án phát triển thuỷ lợi nhằm ngọt hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuất
Nam Mang Thít Tuy nhiên, do công tác điều nghiên chưa tốt và quá chú trọng đến cây lúa
mà xem nhẹ việc nuôi trồng thuỷ sản vốn là một nguồn lợi khá quan trọng của cư dân trong
vùng nên sau khi đưa hệ thống cống đập Chà Và vào sử dụng đã làm giảm năng suất lúa và
thay đổi theo chiều hướng xấu đến môi trường tự nhiên. Những năm đầu sau khi đưa hệ
thống cống đập Chà Và vào sử dụng làm “xì phèn” và “thiếu nước sản xuất” khiến cho một
số diện tích canh tác phải bỏ hoang, một số khác năng suất lúa giảm đi một cách nghiêm
trọng như ở ấp Bờ Kinh 2, xã Mỹ Hòa có nơi sản xuất chỉ đạt 50-60kg/công (50-60kg/1000
m2), Thêm vào đó là sự thay đổi môi trường sinh thái làm nhiều loài thuỷ sản (tôm, cá,
cua,) bị chết trên một phạm vi rộng, ảnh hưởng đến 50% diện tích tự nhiên của huyện Cầu
Ngang. Một tác động dây chuyền là tình trạng thất nghiệp tăng nhanh vì một phần diện tích
canh tác cây hàng năm bị bỏ hoang, người có ruộng cũng thành thất nghiệp và không còn ai
thuê mướn trong sản xuất nông nghiệp Hơn nữa, một nguồn lợi rất quan trọng trong đời
sống cư dân vùng Nam Mang Thít từ việc đánh bắt nguồn thuỷ sản trong tự nhiên cũng
không còn. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản do đó cũng giảm nghiêm trọng. Đó cũng là những
9
nguyên nhân khách quan làm cho ti lệ hộ nghèo trong huyện Cầu Ngang, đặc biệt là trong
người Khmer, cao hơn các huyện thị khác trong tỉnh Trà Vinh.
Để có thể rõ hơn về sản xuất nông nghiệp của người Khmer, chúng ta có thể xem xét
về sản xuất các vụ lúa, là hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của người Khmer.
- Vụ Hè Thu năm 2004: Trong 300 hộ Khmer được khảo sát có 248 hộ sản xuất nông
nghiệp, trong đó có 158 hộ canh tác vụ Hè Thu với tổng diện tích là 123,5 ha, năng suất
trung bình là 46tạ/ha. Năng suất thấp nhất được ghi nhận là thuộc các hộ người Khmer xã
Long Sơn (30tạ/ha). Năng suất này thấp hơn năng xuất vụ hè thu của huyện Cầu Ngang nói
chung năm 2003 (37,51 tạ/ha) (14). Năng suất vụ hè thu của người Khmer xã Tham Đôn là
49 tạ/ha, chủ yếu canh tác trên vùng nước ngọt. Theo Báo cáo của xã thì năng suất bình
quân vụ hè thu năm 2004 trên diện tích thuộc vùng nước ngọt của xã là 60 tạ/ha; nghĩa là
năng suất vụ hè thu của người Khmer cũng thấp hơn năng suất vụ hè thu của xã. Riêng tại
xã Châu Lăng, số liệu khảo sát ghi nhận năng suất vụ hè thu năm 2004 của người Khmer là
55 tạ/ha, cao hơn so năng suất vụ Hè Thu năm 2004 của huyện Tri Tôn (theo Báo cáo của
Phòng Xây dựng và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, năng suất vụ Hè Thu là 50 tạ/ha).
- Vụ Thu Đông: Có 133 hộ canh tác, tổng diện tích là 102,5 ha, năng suất trung bình là
40,7 tạ/ha. So sánh với năng suất vụ Thu Đông tại địa phương thì các hộ người Khmer ở hai
xã Long Sơn và Tham Đôn đều có năng suất thấp hơn.
Bảng 2: Năng suất các vụ lúa (15)
Số hộ
canh tác
Tổng diện
tích canh tác
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Năng suất so
sánh (tạ/ha)(*)
Vụ Hè Thu
X. Long Sơn 47 33,5 30 37,5
X. Tham Đôn 53 47 49 60
X. Châu Lăng 58 43 55 50
Tổng 158 123,5 46
Vụ Thu Đông
X. Long Sơn 60 43 26 35,86
X. Tham Đôn 33 30,5 49 60
X. Châu Lăng 40 29 55,6 47
Tổng 133 102,5 40,7
Vụ Đông Xuân (2003-04)
10
X. Long Sơn - - -
X. Tham Đôn 21 17 49,5
X. Châu Lăng 20 16,8 59, 5
Tổng 41 33,8 54,4
Như vậy, có 53 hộ bị lỗ trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tổng số tiền lỗ
ghi nhận được của 53 hộ này, trong mọi hoạt động nông nghiệp tính ra là 91 triệu đồng. Có
hộ vừa bị lỗ trong canh tác vụ Đông Xuân vừa bị lỗ trong chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi thuỷ
sản. Nhưng nếu tính tổng thu trong năm của những hộ bị lỗ trong sản xuất nông nghiệp thì
chỉ có 3 hộ (15 nhân khẩu) là bị thâm vốn còn 50 hộ khác được các khoản thu khác bù đắp
vào. Cả 3 hộ này đều ở Tham Đôn, tổng số tiền bị lỗ của họ là 18.500.000 đồng và tất nhiên
họ thuộc nhóm thu nhập thấp nhất bởi vì họ không có thu nhập và bị mất vốn. Tóm lại, hoạt
động nông nghiệp không đạt hiệu quả kinh tế khiến cho 17,67% hộ Khmer giảm thu nhập và
một số trong số họ phải rơi vào cảnh nghèo.
Nguyên nhân của việc sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế không hiệu quả của
người Khmer ĐBSCL đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng từ góc độ văn hoá tộc người
chúng ta có thể nhận ra được nhiều điều như là những tác động khá trực tiếp. Trình độ dân
trí thấp đã hạn chế người Khmer tiếp thu khoa học ki thuật trong sản xuất nông nghiệp và
chăn nuôi, khó tiếp nhận những thông tin mới để tổ chức kinh doanh. Nhiều hộ Khmer
không biết tổ chức hoạt động kinh tế hiệu quả, không biết cách sử dụng nguồn vốn có thể
có; việc vay vốn của họ chủ yếu là để giải quyết khó khăn trong cuộc sống chứ không phải
để đầu tư sản xuất. Ông Huỳnh Phước Long, Trưởng ban dân tộc tỉnh Trà Vinh có nhận xét
rất hay: “ Người nghèo Khmer nói chung có trình độ thấp, thiếu hiểu biết trong kinh doanh,
không biết được nhiều về thể thức cho vay, muốn vay thường phải phải qua trung gian (có
nhậu nhẹt) mới vay được. Về phong tục tập quán cũng hạn chế, tuổi trẻ mất thời gian đi tu,
bỏ lao động sản xuất, không có thu nhập, nhất nhà nghèo Do nhận thức thấp, người
Khmer nghèo không biết tổ chức cuộc sống, có tiền thì xài hết, hoặc làm phước cho nhà
chùa, không biết tích lũy sản xuất, đã nghèo lại còn nhậu nhẹt nên nghèo thêm” (16). Trong
sản xuất, hoạt động kinh tế, yếu tố con người là quyết định nhất. Văn hoá tộc người với ảnh
hưởng sâu đậm dòng Theravada của Phật giáo đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của
người Khmer. Đồng bào Khmer sống tập trung thành từng phum, sóc (xóm ấp) riêng, tuy
11
nhiên trong quá trình cùng khai phá vùng ĐBSCL trong ba thế kỷ qua, đã có những nơi có
sự cư trú xen kẽ giữa người Khmer với người Việt và người Hoa, hoặc các khu cư trú tiếp
giáp nhau giữa ba dân tộc. Sự hỗn dung văn hóa giữa các dân tộc trong vùng cũng tạo nên
sắc thái riêng của vùng văn hóa Nam Bộ. Người Khmer có tâm lý không thích cạnh tranh,
đua chen làm giàu, thường chịu thua thiệt để tránh chuyện bất hòa. Họ tin rằng ai có phước
mới giàu nên không chịu tìm hiểu để nâng cao năng suất, thu hoạch cao như người Hoa và
người Việt. Họ sống thiên về tinh thần, khi chết được đưa vào chùa, đầu tư vật chất, của dư
cho chùa. Sau khi lo cho con cái lập gia đình, người Khmer thường đem tài sản đóng góp
cho chùa, chỉ để lại vừa đủ sống, không chịu tiếp tục phát triển nghề nghiệp, mở rộng sản
xuất dù có những phương tiện và điều kiện trong tay. Chùa là trung tâm văn hoá, là nơi
thiêng liêng của người Khmer và đội ngũ sư sãi là lực lượng trí thức người Khmer, có vai
trò rất quan trọng trong văn hoá tộc người Khmer.
Muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế–xã hội trong cộng đồng người Khmer ĐBSCL,
Nhà nước phải hết sức chú đến mối quan hệ giữa văn hoá tộc người và kinh tế, những vấn
đề văn hoá phát triển; phải tiến hành đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ, cả về vốn, công
nghệ, cũng như tranh thủ sự ủng hộ đối với công nghệ mới, trồng lúa hai vụ, của các vị
lục cả, giới sư sãi Khmer. Chiến lược tác động vào cộng đồng Khmer là phải tạo ra một sự
thay đổi trong nhận thức, cách tính toán, đầu tư của người Khmer trong hoạt động kinh tế
trong nền kinh tế thị trường; phát huy những ngành nghề truyền thống của người Khmer;
nâng cao chất lượng nông nghiệp sinh thái vùng cho phù hợp.
Từ những ngày đầu khai phá ĐBSCL, người Hoa đã cùng người Việt, người Khmer,
người Chăm sinh sống, lao động sản xuất tạo nên sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng này.
Do những đặc thù của văn hoá tộc người, người Hoa thường có ưu thế trong các ngành
thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, sống ở những thành phố, thị trấn, thị xã. Người
Triều Châu (Tiều) thường làm nông nghiệp hay kinh doanh liên quan đến nông nghiệp như
buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, Người Quảng Đông thường buôn bán
tạp hoá, kinh doanh tiệm ăn. Người Hẹ thường kinh doanh trong các ngành hàng thực phẩm,
dược phẩm. Người Phúc Kiến thường tập trung vào thương mại, Những đặc điểm văn hoá
kinh doanh, sản xuất nổi bật của họ là chịu khó, tháo vát, tiết kiệm, có quan niệm đúng đắn
về ngành nghề lao động, năng động trong nghề nghiệp, tính thích ứng cao, tinh thần thực tế,
biết tính toán khéo léo, giàu kinh nghiệm, có kiến thức kinh doanh, tổ chức, quản li cơ sở
sản xuất kinh doanh chặt chẽ, khoa học, luôn kiên trì tìm cách chiếm lĩnh thị trường, đoàn
12
kết, tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống, Họ có ưu thế về kinh
doanh và khi miền Nam phát triển tư bản chủ nghĩa, họ đã nhanh chóng đầu tư vào sản xuất
công nghiệp và đến thập niên 70 của thế kỷ trước đã chiếm lĩnh một số ngành sản xuất của
miền Nam như nhựa, thủy tinh, thuộc da, cơ khí khuôn mẫu, dệt, chế biến nông sản... Kinh
nghiệm và mạng lưới kinh tế của họ trong nước và nước ngoài cũng đang được phát họ huy
mạnh mẽ trong thời gian qua và đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Thành
phố Hồ Chí Minh và cả nước. Tâm li kinh tế truyền thống của họ trong kinh doanh, thương
mại là: giữ chữ tín; tôn trọng khách hàng; tính chất tập trung theo bang hội trong kinh doanh
dẫn đến sự phân công, chuyên biệt hoá trong kinh doanh, sản xuất, sự đoàn kết hỗ trợ nhau
cùng phát triển, Bảng 3 dưới đây đã thể hiện được phần nào thang giá trị trong quan niệm
kinh doanh, sản xuất của người Hoa ĐBSCL.
Bảng 3: Các quan niệm mới trong làm ăn kinh tế của người Hoa ở Kiên Giang (17)
STT Quan niệm làm ăn % ý kiến Thứ hạng
1. Thị hiếu người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu trong kinh
doanh – sản xuất
35,47 1
2. Coi trọng khách hàng, khách hàng là thượng đế 34,43 2
3. Uy tín, chất lượng là yếu tố không thể thiếu trong kinh
doanh
34,06 3
4. Nắm vững những biến đổi thị trường 31,98 4
5. Ở hiền gặp lành, ông bà tích đức thì con cháu mới làm
ăn được
30,24 5
6. Cạnh tranh thị trường bằng sự nỗ lực của bản thân
mình
25,19 6
7. Chỉ cần đầu tư vào mặt hàng trọng điểm, không đầu tư
bừa bãi
15,38 7
8. Cần phải có 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” 13,58 8
9. Thà bán lỗ chứ không để chết vốn 11,51 9
10. Cạnh tranh thị trường thì bất chấp thủ đoạn 4,53 10
Sự nghiệp đô thị hoá-công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đẩy mạnh nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở ĐBSCL đòi hỏi phải hết sức phát huy thế mạnh, vốn liếng,
truyền thống văn hoá sản xuất kinh doanh của cộng đồng người Hoa ở vùng này. Không biết
13
làm điều này, chúng ta sẽ bỏ qua một trong những động lực cực kì năng động cho sự phát
triển của ĐBSCL.
Sự vận hành của những quan hệ cộng đồng truyền thống cũng đóng một vai trò rất
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL. Để thực hiện đề tài 60B-05-02
(phần B) thuộc Chương trình 60B, nhóm điều tra nghiên cứu về đặc điểm ứng xử kinh tế của
nông dân ĐBSCL (đầu năm 1987) thông qua mẫu điều tra ngẫu nhiên tại ba ấp - ấp 6,7 và 8
của xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Vĩnh Long). Kết quả
cho thấy, “người chủ hộ nông dân vẫn đang nắm giữ một vai trò khá quyết định trong toàn
bộ việc tổ chức sản xuất và nếp sinh hoạt của mỗi gia đình”;” Cái ý niệm về “ruộng tôi,
ruộng anh” vẫn cứ tồn tại”; “70% hộ nông dân nói rằng đã nâng cao kết quả sản xuất, sắp tới
bản thân còn tìm học kinh nghiệm những người làm ăn giỏi”. Nhóm điều tra về “người nông
dân, gia đình nông dân và các cộng đồng thôn ấp với quá trình sản xuất hàng hoá ở
ĐBSCL”(1989) (cũng thuộc chương trình nói trên) đã đi đến những đúc kết quan trọng: “
Hộ nông dân là một điểm nút vừa bền chặt, vừa linh hoạt của hệ thống tái sản xuất trong
nông thôn ĐBSCL những toan tính nôn nóng muốn nuốt chửng và làm tan biến các hộ
nông dân vào một thứ “xí nghiệp” công cộng hoá, thống nhất chỉ huy máy móc đến từng chi
tiết, tuy có làm các nông hộ lao đao, co mình lại, nhưng không thể làm cho thiết chế kinh tế-
xã hội này bị tê liệt”; “ Các chủ hộ trung nông đang tỏ ra là những nhà tổ chức sản xuất thạo
việc bậc nhất trong nông thôn, và được chính nhân dân thừa nhận (qua việc họ ồ ạt và hồn
nhiên đi tìm học các tấm gương làm ăn giỏi)” (18). Quan hệ thân tộc, dòng họ không còn tác
động lớn trong kinh tế, nhưng nó vẫn có tác động đến quan hệ cộng đồng, đoàn kết trong
nông thôn. Quan hệ gia đình có khả năng thích ứng và phát triển mạnh; uy lực tinh thần của
cha mẹ còn lớn đối với các quyết định về về sản xuất và tiêu dùng của con cái, về chọn nghề
của con, về chuyển giao kỹ thuật; tính chất quyết đoán của gia trưởng vẫn còn hòa hợp được
với những quá trình dân chủ hoá trong gia đình. Thể chế cổ truyền đã bị bào mòn đi nhiều,
nhất là qui mô làng xã, thế nhưng phong tục, lễ tiết qui mô gia đình còn khá mạnh. Vai trò
người gìa tuy có giảm sút, nhưng ở mức độ nhất định còn có vai trò trong nhiều hoạt động
xã hội như hòa giải trong xóm ấp (54,77%% lao động nông thôn ghi nhận có vai trò xã hội
của người già).
Hoạt động sản xuất của hộ gia đình có sự hỗ trợ tiếp tay rất quan trọng của “lối
xóm”(chia sẻ thông tin, kỹ thuật mới, kinh nghiệm làm ăn, giúp nhau khi hoạn nạn, khó
khăn,). “ Các quan hệ lối xóm còn ảnh hưởng khá độc đáo trên lĩnh vực truyền thông
14
không chính thức. Rất nhiều tin tức về thời vụ, về chính sách nông nghiệp, về ki thuật sản
xuất, đã được truyền đến nhân dân qua kênh thông tin “nghe lối xóm nói lại”. Mức độ sử
dụng thông tin dân gian này có tỉ trọng sánh ngang với việc sử dụng máy thu thanh, nó vượt
xa các hình thức truyền đạt khác, càng vượt xa ảnh hưởng của báo chí”. “ Trong quá trình
làm ăn, khi cần vay tiền và lúa, không phải lúc nào gõ cửa bà con cùng thân tộc cũng đều
gặp thái độ ưu tiên, thuận lợi hơn gõ cửa bà con lối xóm” (19).
*******
Tóm lại, để phát huy vai trò động lực và hạn chế những trở lực đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội từ văn hoá vùng và văn hoá tộc người ở ĐBSCL, Nhà nước cần có chiến
lược, hệ thống các chính sách quản lý văn hoá phát triển phù hợp nhất, tạo ra những điều
kiện khách quan và chủ quan cho phép cư dân ĐBSCL, mà nhất là người nông dân có thể
bộc lộ tốt nhất năng lực sản xuất, ứng xử kinh tế - xã hội với tính cách là chủ thể của các
hoạt động và quá trình kinh tế.
Trong việc bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và
của vùng văn hoá ĐBSCL, phải hết sức chú ý đến đến tổ chức sản xuất của hộ nông dân sản
xuất hàng hoá ở đây, một trong những khâu trung tâm của quá trình quản lý phát triển của
vùng này. Khuyến khích, hỗ trợ vốn, công nghệ, giải quyết những phức tạp về ruộng đất
cho nông hộ, tạo điều kiện khách quan cho hộ kinh tế gia đình mở mang ngành nghề, có
nhiều thu nhập ngoài nông nghiệp, là những phương hướng tác động rất quan trọng để
phát huy truyền thống, thế mạnh sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân ĐBSCL. Đảng và
nhà nước có chính sách tác động một cách khéo léo, khôn ngoan để phát huy sức mạnh của
các quan hệ cộng đồng truyền thống, văn hoá sản xuất, kinh doanh của từng dân tộc và của
cả cộng đồng các dân tộc ở ĐBSCL, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề kết hợp truyền
thống và hiện đại đối với văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít người Khmer, Chăm.
Ở ĐBSCL đang diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá giữa văn hoá vùng, văn
hoá dân tộc và văn hoá nước ngoài; quần chúng đang hàng ngày hàng giờ tiếp nhận các sản
phẩm và nhân tố văn hoá từ nước ngoài. Đảng và Nhà nước ta phải nhanh chóng có chiến
lược để chủ động thực hiện việc tiếp biến văn hoá, “mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác”(20), tránh cho nhân dân
và nhất là thế hệ trẻ những hụt hẫng, “cú sóc về văn hoá”.
Ở ĐBSCL, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá
ngày càng phát triển. Vì vậy, bên cạnh cái phức thể văn hoá nông nghiệp-nông thôn của
15
vùng, ta phải hết sức chú ý đến việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hoá đô thị, như
những trung tâm văn hoá văn minh của vùng, không để đô thị bị nông thôn hoá về văn hoá,
lối sống; không đối lập văn hoá đô thị và nông thôn mà phải biết kết hợp, tiếp thu và biến
đổi một cách hợp lí nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Nguyễn Công Bình, “Phát triển xã hội trong công cuộc khai phá đất Nam bộ”. T/C
Xã hội học, 1998.
(2) Bush - Henry C., Odon Messegee & Roger Russell, The Impact of the land-to-the
tiller program in the Mekong Delta, (C.D.C), 2- 1972, tr. 64.
(3) Võ Văn Sen, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam - Việt Nam 1954 -1975,
Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2005. (xem bảng V.6)
(4) Bush - Henry C.Odon Messegee & Roger Russell, The Impact of the Land-to-the
Tiller Program in the Mekong Delta, (C.D.C), 2 - 1972. tr.17.
(5) Võ Sáng Nghiệp, Tóm lược về việc thành lập công ty bản trì ki nghệ, tập san Chấn
hưng Kinh tế, số 754, 2 - 9 - 1971. tr.219,120.
(6) Hendry - James B, The Small World of Khanh Hau, Chicago, 1967. tr.182.
(7) Ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam và Tổng cục Thống kê, Tài liệu điều tra về tình
hình sở hữu ruộng đất, máy móc, trâu bò và tình hình các tầng lớp dân cư ở các tỉnh
Nam Bộ. 7/ 1978.
(8) ĐCSVN, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Nxb ST,
HN, 1991,tr. 4.
(9) Nguyễn Công Bình, Đồng bằng sông Cửu Long-Nghiên cứu phát
Triển, Nxb KHXH, HN, 1995, tr.172.
(10) Ban Tuyên giáo Tỉnh Vĩnh Long, Tìm hiểu văn hoá Vĩnh Long
(1732-2000) Nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2003, tr. 337.
(11) Cuộc khảo sát cho Đề tài do PGS.TS Võ Văn Sen làm chủ nhiệm
và TS. Phan Văn Dốp làm trưởng nhóm khảo sát vào tháng 8-2004
tại Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang.
(12) Châu Lăng là một xã thuộc huyện miền núi Tri Tôn của tỉnh An Giang, diện tích
nuôi thuỷ sản nhỏ. Theo Báo cáo tổng kết sản xuất năm 2004, triển khai kế hoạch sản
16
xuất năm 2005 huyện Tri Tôn của Phòng Xây dựng - Phát triển nông thôn thì năm 2004
huyện có 50 ha ao đầm nuôi trồng thuỷ sản và có 111 lồng cá nuôi trên các sông trên địa
bàn huyện.
(13) (15) Số liệu khảo sát tháng 8.2004. Cuộc khảo sát cho Đề tài do PGS.TS Võ Văn
Sen làm chủ nhiệm và TS. Phan Văn Dốp làm trưởng Nhóm khảo sát vào tháng 8-2004
tại Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang.
(14) Cục Thống kê Trà Vinh, Niên giám thống kê 1999-2003, tr. 89.
(16) Phan An, Hiện tượng đói nghèo của người Khmer ở Trà Vinh, TP.HCM, 10-
2004, tr. 25.
(17) Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Người Hoa ở Kiên Giang và cách làm
kinh tế của họ. Hội thảo khoa học “Vì sự phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long”,
TP. Cần Thơ, 11-2004.
(18) (19) Nguyễn Quang Vinh, Báo cáo tóm tắt đề tài 60B-05-02.
(20) Nghị quyết Hội nghị lần thứ V BCH TW Đảng CSVN, khoá VIII. NXB CTQG,
HN, 1998, tr.56.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_vung_van_hoa_toc_nguoi_va_su_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_o_dong_bang_song_cuu_long_0683.pdf