Văn hoá với tâm linh

A: Mở đầu: Trong vài năm gần đây, người ta nói nhiều đến hai chữ tâm linh, rồi đời sống tâm linh, giải toả tâm linh, thế giới tâm linh, văn hoá tâm linh Thậm chí còn có người khẳng định thế kỉ XXl là thế kỉ tâm linh : “Các hiện tượng tâm linh sẽ trở thành khoa học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học vật lí là đế vương của thế kỉ này” (Tích hợp đa văn hoá Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Nguyễn Hoàng Phương, nxb Giáo dục, Hà Nội – 1995) Như vậy, tâm linh đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy tâm linh là gì? Tác động của nó đến con người xã hội hiện đại là như thế nào? Đó là vấn đề chúng ta sẽ bàn tới trong bài này. Đây là vấn đề rất rộng, đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực tâm lí, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và đến bây giờ, nó vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi phức tạp, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, những gì tôi đưa ra ở đây – xin được nhấn mạnh - chỉ là một góc độ tiếp cận, một cách suy nghĩ của tôi dựa trên cơ sở tìm hiểu, lựa chọn và tổng hợp những kiến thức mà tôi cho là đúng đắn và phù hợp.

doc15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hoá với tâm linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hoá với tâm linh A: Mở đầu: Trong vài năm gần đây, người ta nói nhiều đến hai chữ tâm linh, rồi đời sống tâm linh, giải toả tâm linh, thế giới tâm linh, văn hoá tâm linh…Thậm chí còn có người khẳng định thế kỉ XXl là thế kỉ tâm linh : “Các hiện tượng tâm linh sẽ trở thành khoa học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học vật lí là đế vương của thế kỉ này” (Tích hợp đa văn hoá Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Nguyễn Hoàng Phương, nxb Giáo dục, Hà Nội – 1995) Như vậy, tâm linh đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy tâm linh là gì? Tác động của nó đến con người xã hội hiện đại là như thế nào? Đó là vấn đề chúng ta sẽ bàn tới trong bài này. Đây là vấn đề rất rộng, đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực tâm lí, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo …và đến bây giờ, nó vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi phức tạp, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, những gì tôi đưa ra ở đây – xin được nhấn mạnh - chỉ là một góc độ tiếp cận, một cách suy nghĩ của tôi dựa trên cơ sở tìm hiểu, lựa chọn và tổng hợp những kiến thức mà tôi cho là đúng đắn và phù hợp. B: Nội dung: 1: Các khái niệm a.Khái niệm văn hoá Hiện nay có tới hơn 300 định nghĩa về văn hoá. Trong đó quen thuộc thường hay nhắc đến đó là khái niệm văn hoá của Taylor – nhà dân tộc học người Anh nêu ra năm 1871: “Văn hoá là những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen con người đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”. Hoặc theo Paulmush: “Văn hoá là toàn bộ những hình ảnh đã nắm bắt được, soi sáng và chuyển dịch các hình ảnh ấy vào trong tập quán cá nhân và tập thể”. Theo Các Pốp – nhà văn Liên Xô trước đây thì: “ Văn hoá là toàn bộ những của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội và lịch sử của loài người (…) Văn hoá là một hiên tượng nhiều mặt phức tạp có liên quan đến nền sản xuất và chế độ kinh tế của đời sống xã hội – văn hoá biểu hiện trong mội mặt của đời sống xã hội”. Mới đây nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hoá (1988 – 1997), tổ chức văn hoá thế giới Unessco đã công bố định nghĩa mới về văn hoá: “Văn hoá là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần tuý bó hẹp trong các sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng.” Những khái niệm văn hoá trên tuy chưa trực tiếp nhắc đến chữ tâm linh nhưng đã nhắc đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tâp quán, truyền thống, những chữ gắn liền với tâm linh, với niềm tin thiêng liêng liêng. b.Khái niệm tâm linh Như đã nói ở trên, xung quanh vấn đề tâm linh còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Điều đó được thể hiện ngay ở khái niệm tâm linh.Theo sách “Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển viết”: “Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt tâm linh. Về mặt cá nhân đã như vậy, mà mặt cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc) cũng như vậy. Nếu mặt hiện hữu của đời sống con người có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn cụ thể sờ mó được, đánh giá được qua những cụ thể nhất định thì về mặt tâm linh bao giờ cũng gắn với cái gì đó rất trừu tượng, rất mông lung, nhưng lại không thể thiếu được ở con người. Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sồng tâm linh. Nghĩa là tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, những giá trị tạo thành đời sống tâm linh của nó”. Sách “Các lạt ma hoá thân” - bản dich, viện Văn hoá nghệ thuật xuất bản, có bản viết:“ Tâm linh có nghĩa là thanh khiết thoát khỏi mọi biểu hiện kể cả thời gian sáng tạo, ý nghĩa của điều này chỉ có thể nhận biết khi nào trí tuệ hay tâm thức hướng ngoại quay về với chất tâm linh” Còn theo tác giả Nguyễn Đăng Duy thì:“ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường. Là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể tổng kết như sau: Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống. Như vậy: Tâm linh là một hình thái ý thức của con người - tức là tâm linh gắn liền với ý thức con người và chỉ có ở con người. Trong đời sống của các loài vật không có sự tồn tại của tâm linh. Vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường: trong cuộc sống có những sự vượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường mà không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não. Tâm linh huyền bí một phần được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó. Niềm tin thiêng liêng: niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo,… được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống. Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xác lập các mối quan hệ xã hội. Niềm tin được thể hiện ra ở những cấp độ khác nhau. Thứ nhất, niềm tin trao đổi, niềm tin đầy đủ giữa cả hai đối tượng, mỗi bên tìm thấy ở nhau những nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu về lợi nhuận, kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm…Thứ hai, niềm tin lí tưởng, không có sự trao đổi ngang bằng, được tìm kiếm và gửi gắm ở những đối tượng gương mẫu về đạo đức, tài năng, những thuyết phục của một học thuyết…Thứ ba, là niềm tin tâm thức. Đây mới là niềm tin thiêng liêng mà chúng ta đang nói đến. Nó là sự hoa quện của cả tình cảm và lí trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa tự nguyện hành động theo niềm tin ấy. Niềm tin tâm thức đễ dàng dẫn đến tử vì đạo, nó gắn liền với tâm linh. c.Văn hoá tâm linh Tương tự như văn hoá thể thao, văn hoá du lịch,…văn hoá tâm linh là một mặt hoạt động văn hoá của xã hội con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè,sợ hãi hay huyền diệu) của con người. Văn hoá tâm linh đã để lại biết bao giá trị văn hoá vật chất. Đó là những kiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ,...Những giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con người. Từ đó ta thấy văn hoá tâm linh bao gồm cả văn hoá hữu hình và văn hoá vô hình. Những pho tượng Phật là hữu hình, nhưng những ý niệm thiêng liêng về đức Phật là vô hình trong đầu con người. Mồ mả, bát hương là hữu hình nhưng những quan niệm, ý thức, niềm thành kính thiêng liêng của con cháu khi nhớ về nguồn cội lại vô hình. Những ý niệm thiêng liêng về trời đất cũng tồn tại vô hình trong đầu óc con người. Đồng thời văn hoá tâm linh cũng bao gồm cả văn hoá hành động bởi nó là sự thể hiện, hữu hình hoá những ý niệm vô hình. 2:Một số biểu hiện của văn hoá tâm linh a.Tâm linh trong cuộc sống hàng ngày Hầu như mọi cá nhân trong cuộc đời tồn tại của mình ai cũng có một đời sống tâm linh, cũng đã có ý niệm và tham gia vào một hoạt động tâm linh nào đó. Đời sống tâm linh không ở đâu xa lạ mà ở trong niềm tin thiêng liêng của mỗi con người. Đời sống tâm linh không phải lúc nào cũng bộc lộ. Đời sống tâm linh chỉ biểu hiện cụ thể rõ ràng khi gặp thời gian thiêng, không gian thiêng. Khi mùa xuân đến là thời gian thiêng cho những người ham đi lễ chùa Hương, đời sống tâm linh trong họ được tái hiện. Khi chúng ta đến quê Bác hay vào viếng Bác, hoàn cảnh ấy làm dấy lên trong ta mãnh liệt hơn niềm tin thiêng liêng nhớ ơn Người. Thời khắc chuyển giao 1 năm của trời đất cũng dễ khiến con người nảy sinh những cảm xúc huyền diệu. Kiều bào xa xứ trước hinh ảnh lá cờ đỏ sao vàng cũng nảy sinh những ý niệm tình cảm về Tổ quốc thiêng liêng… b.Tâm linh trong văn hoc nghệ thuật Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó được thể hiện trong tác phẩm, làm khơi dậy những cảm xúc cao quý của con người. Sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng về Chúa, Phật, thần thánh đã để lại bao giá trị kiến trúc nghệ thuật. Những ngôi nhà chùa thiên chúa giáo ở Hy Lạp, La Mã, nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, các pho tượng Phật tổ ở chùa Tây Phương Hà Tây,... c.Về thế giới tâm linh Chưa ai có thể chứng minh, cũng chưa ai có thể bác bỏ, thế giới tâm linh vẫn là một câu hỏi lớn đối với nhân loại. Nhưng với ai tin vào sự tồn tại của thế giới khác thì thế giới tâm linh được hình dung như là nơi con người sẽ đếu sau khi chết. Trong bài “Thử bàn về thế giới tâm linh”, báo Văn nghệ số 37 ra ngày 10/09/1994, tác giả Mai Ngữ viết:“ Với tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày nay, con người dã có thể tìm hiểu liên lạc trong vũ trụ bao la, có thể lặn sâu xuống đáy đại dương để tìm hiểu, riêng với thế giới tâm linh thi không sao với tới được… Con người qua đời không ai hiểu linh hồn rời bỏ cái thân xác kia để bay về đâu ? Tồn tại hay không tồn tại ?... Chưa ai tiếp cận được với thế giới tâm linh vì họ chỉ có đi mà không có về. Đi vào thế giới tâm linh là đi vào thế giới an bài vị tha hỉ xả của tôn giáo, là sự ăn năn hối lỗi, là sự tiếp nhận một đạo lí,…” Khi viết về phong trào đi tìm thế giới tâm linh nước Mĩ, bài báo viết tiếp: “Tất cả những người này đều có thái độ thành khẩn và tin rằng một ngày nào đó họ sẽ khám phá ra con đường tâm linh dẫn đến trạng thái xuất thần, một cảm giác viên mãn tuyệt vời không thể diễn tả bằng lời” Thế giới tâm linh không biết có thật hay không, nhưng nó hiện hữu trong tâm hồn mỗi người. Nó là niềm tin thiêng liêng của con người vào nơi mà người ta sẽ về sau cuộc đời “sống gửi” nơi trần thế. Hầu hết mọi người trên thế giới đều hình dung thế giới tâm linh dưới dạng thiên đường và địa ngục. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì thế giới tâm linh thực chất là âm bản của cuộc sống thực tại, phản ánh cuộc sống thực tại của con người, nhưng không hỗn độn xen lẫn tốt xấu, thật giả, mà chia ra làm hai thái cực với ranh giới rõ ràng. Đó là nguyện vọng, là “hiện thực mơ ước” của con người: muốn sống tốt hơn, ở nơi đẹp hơn trong sự thư thái, sung túc, nghỉ ngơi, yên bình tuyệt đối sau những nếm trải đắng cay chua chát, sau nhịp sống bon chen ,xô bồ ở cuộc đời này. Sự đối kháng thiên đường - địa ngục thể hiện chế độ thưởng phạt công minh, thể hiện khát khao công lí, sự công bằng tuyệt đối của con người mà không thể đạt được ở cuộc đời bất công này. Về tiểu tiết, ý thức về thiên đường địa ngục phụ thuộc vào đời sống vật chất, hoàn cảnh riêng của con người và phụ thuộc vào niềm tin của mỗi người với một tôn giáo. Đó là do con người hình dung có thế giới tâm linh ngoài thế giới con người đang sống, và căn cứ vào nhu cầu, suy nghĩ của người sống để gán cho người chết… Vì thế nên mới có hiện tượng chôn theo cúng lễ các vật dụng cho người chết khi họ bước vào thế giới bên kia. Nói một cách nôm na thì “ trần sao âm vậy” . d. Tâm linh với thế giới chưa biết: Thực chất thế giới tâm linh cũng là điều mà khoa học chưa biết, chưa thể làm rõ bằng các bằng chứng xác đáng nhưng ở đề mục này , chúng tôi muốn nói đến hiện tượng khác, được ghi nhận đã có xảy ra, có tồn tại nhưng khoa học chưa thể lí giải: - Các hiện tượng của tự nhiên Những khả năng đặc biệt của con người: +Thuật khinh thân +Hiện tượng khí công +Hiện tượng thần giao cách cảm +Hiện tượng các giấc mơ tiên tri +Khả năng phát điện, chữa bệnh… Cả khoa học và tâm linh đều đi tìm câu trả lời cho những hiện tượng trên. Ta có thể thấy được sự khác biệt của khoa học và tâm linh trên con đường đi tìm lời giải đáp đó. Khoa học cố gắng chỉ ra các nguyên lí cách thức xảy ra các hiện tượng sao cho phù hợp với logic, với các quy luật định đề có sẵn. Còn tâm linh thì gán cho các hiện tượng đó những nguyên nhân màu nhiệm, lí giải bằng những điều kì diệu mà lí trí sáng suốt tuy không thông hiểu hết, không thể tin tưởng chấp nhận nhưng cũng không thể bác bỏ. Khoa học là sự “giải thiêng”, còn tâm linh là sự thiêng liêng hoá những điều chưa biết. Đây cũng chính là vẻ đẹp của tâm linh. Ngay cả với những hiện tượng khoa học đã tường tận, thì tâm linh vẫn tham gia vào nhận thức của con người theo một cách riêng.ví dụ: khoa học cho ta biết nguyên nhân của hiên tượng gió, mưa, sấm, chớp… còn tâm linh cho chúng ta ý niệm vế sức mạnh của các hiện tượng đó.Khoa học cho ta biết sụ hình thành của vũ trụ chỉ là xác suất một phần một triệu còn tâm linh cho chúng ta thấy sự may mắn kì diệu của sự sống và dạy ta tôn thờ, trân trọng sự sống…Từ xưa đến nay,con người luôn luôn khắc khoải trăn trở trước cuộc sống và số phận của mình.Cảm nhận thấy sự mong manh nhỏ bé của mình trong trong môi trường rộng lớn đầy những cam go, gian khó và bí ẩn. Nhân loại tìm cách vươn lên chiếm linh những đỉnh cao của trí tuệ, của sức mạnh thể chất,…Và họ đã làm được nhiều điều ngoài sức tưởng tượng. Nhưng văn minh khoa học công nghệ bất lực trong những nhu cầu chan hoà, thánh thiện và văn hoá. Còn tâm linh chính là câu trả lời cho nhưng nhu cầu đó. e. Tâm linh với tín ngưỡng tôn giáo 5.1/Mối quan hệ tâm linh – tín ngưỡng – tôn giáo Tâm linh thể hiện trong nhiều mặt của đời sống tinh thần, nhưng dậm đặc, tiêu biểu nhất là trong tín ngưỡng tôn giáo Tôn giáo thường được hiểu là hiện tượng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo, lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở hành vi và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.Tôn giáo có giáo điều, người truyền bá, tín đồ và các hoạt động lễ nghi. Tín ngưỡng là niềm tin tưởng và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều đó pha chút huyền bí, hư ảo, vô hình tác động mạnh đến con người.( Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, nxb Chính trị quốc gia, 2006) Về mặt chiết tự, chúng ta có thể thấy sự gần gũi của hai khái niệm “ tâm linh” và “ tín ngưỡng” : “ tâm” là tin, “tín” cũng là tin, nếu “ linh” là linh thiêng thì “ngưỡng” là ngưỡng mộ. Ở chừng mực nào đó, trong một số văn cảnh nhất định, hai khái niệm này là tương đương. Giống như tín ngưỡng, tâm linh không phải là tôn giáo, mà là khả năng dẫn đến tôn giáo, là cơ sở cho sự tồn tại của tôn giáo. Nếu không có niềm tin, không có cái nhìn lên đầy thành kính thì không thể có tôn giáo. 5.2/Nguồn gốc, chức năng của tôn giáo - Nguồn gốc : + Nguồn gốc kinh tế xã hội + Nguồn gốc nhận thức + Nguồn gốc tâm lí - Chức năng : + Chức năng nhận thức + Chức năng giáo dục + Chức năng điều tiết cân bằng + Chức năng cố kết cộng đồng (Tham khảo chi tiết ở : Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, nxb Chính trị quốc gia, 2006; Vũ Dương Ninh - Lịch sử văn minh thế giới, nxb Giáo dục, 2007; Hoàng Tâm Xuyên - Mười tôn giáo lớn trên thế giới, nxb Chính trị quốc gia,1999) 5.3/ Một số thay đổi của tôn giáo trong thời kì hiện đại - Vài nét về hoàn cảnh xã hội hiện đại: Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng mở ra những chân trời mới thì đồng thời cũng “ mở mắt” cho nhận thức của con người về giới hạn của mình trong vũ trụ bao la. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ đem lại mặt tích cực, nhất là ở vùng ngoài châu Âu, nơi thế giới thứ ba vẫn đang bị thống trị bởi tình trạng nghèo đói và bệnh dịch. Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phân cực giàu nghèo. Thế giới hiện đại còn phải đối mặt với tình trạng di dân, đô thị hoá, mất cân bằng sinh thái, nạn ô nhiễm môi trường, nguy cơ khủng hoảng tài nguyên, đối diện với tình trạng bùng nổ dân số và đại dịch…Và đặc biệt là tình trạng mất cân bằng tâm lí do đổ vỡ trong hôn nhân, gia đình, công việc, chiến tranh và di chứng của nó, sự bất ổn chính trị…Con người gần nhau hơn về khoảng cách, thuận tiện hơn trong liên lạc, các mối quan hệ rông mở nhưng có lẽ con người chưa bao giờ từng thấy cô đơn đến thế. Con người ngày càng trở nên tha hoá và đang tự đánh mất mình trong xã hội hiện đại. - Một số thay đổi của tôn giáo + Trong một thế giới đầy bất trắc, một thế giới vật chất lạnh lùng, một thế giới “ không thể chấp nhận được” là mảnh đất màu mỡ cho các tôn giáo phát triển. Tôn giáo vẫn là nhu cầu không thể thiếu với nhiều người để giải toả tâm linh, đạt sự cân bằng trong cuộc sống. Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở con số khổng lồ những người tham gia vào các tôn giáo lớn trên thế giới. SỐ LIỆU MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI ( Tổng hợp theo Larmousse và sác các nước trên thế giới – 2002, Ban Tôn giáo chính phủ) TT Châu lục Công giáo TL và CTG Phật giáo Hồi giáo Hinđu Do Thái 1 Châu Âu 244,27 287,78 67,88 0,582 0,682 2 Châu Á 121,00 44,00 324,00 840,00 907,00 4,86 3 Châu Phi 121,00 196,00 309,00 2,00 4 Châu ĐD 7,50 14,40 0,20 0,30 0,30 0,30 5 Châu Mĩ 540,00 192,00 5,80 0,43 8,50 Tổng cộng 1.034,00 735,00 325,00 1.220,00 910,00 14.36 Đơn vị: triệu người, tính xấp xỉ + Xuất hiện các hình thức tôn giáo mới, tôn giáo cực đoan phát triển. + Tôn giáo không đơn giản chỉ xuất phát từ sự kém hiểu biết của con người, từ mê tín hay phục tùng mù quáng của tín đồ trước sức mạnh của tự nhiên, đối tượng thờ cúng và lực lượng đại diện của nó; tôn giáo không chỉ là liều thuốc giảm đau, là “ sự đền bù hư ảo” mà nó vừa là biểu hiện vừa là biện pháp khắc phục sự tha hoá của con người. Tôn giáo còn được quan niệm là “sự quan tâm tột cùng, tuyệt đối, tôn giáo là cái gì đó tột cùng và tuyệt đối, nhưng là cái “ tuyệt đối” mà ta không thể nào miêu tả được”, thiêng liêng và cao cả. Thay vì “xuất thế”, cá nhân tu hành cho bản thân để tìm sự giải thoát ở thế giới bên kia, tôn giáo đang tích cực “nhập thế”,cố gắng cải tạo chính thế giới mình đang sống, cùng chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội hiện đại. Tôn giáo phát động phong trào đại đoàn kết, nỗ lực cổ vũ hoà bình, công bằng, bác ái, nỗ lực trong các hoạt động từ thiện cải thiện đời sống của người nghèo, kêu gọi thế giới gìn giữ môi trường, giải trừ vũ khí hạt nhân, bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống và gia đình,…Vai trò dẫn dắt con người vào thế giới tâm linh, với những cảm xúc thiêng liêng, những tình cảm cao quý của tôn giáo được đề cao. Các tôn giáo giương cao ngọn cờ đức tin vào những suy nghĩ thiện lành và những hành vi cao cả. Chính vì thế, tôn giáo ngày nay được coi là động lực thúc đẩy con người khao khát tìm kiếm bản thân, đánh thức và rèn luyện những khả năng, tạo sự thăng hoa cho tâm hồn, “ làm phát triển quy luật chủ đạo dẫn dắt cuộc đời và long can đảm của con người để họ thành công trong việc thoát khỏi xiềng xích của long ham muốn ích kỉ” ( A. Éintein). Điều này giải thích tại sao tôn giáo không chỉ cuốn hút quần chúng ít học mà còn giành được nhiều tín đồ trong hàng ngũ các nhà bác học uyên bác - những người một thời đấu tranh chống tôn giáo quyết liệt. Tôn giáo còn được coi là “ một hình thức văn hoá tình cảm”, một bộ phận của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, một thành tố cấu thành văn hoá nhân loại. + Diễn ra phong trào thế tục hoá, giải thích lại nội dung, nghi lễ theo xu hướng hiện đại hoá. + Chủ nghĩa tư bản tự do và xã hội công dân khiến tôn giáo từ toàn thống trượt sang cá thể, từ các tôn giáo chuyển sang cái tôn giáo. Ở đó mỗi ngưòi tự tìm kiếm Chúa, thần, Phật cho riêng mình không phụ thuộc vào giáo lí và cách diễn giải của những người truyền bá và các nghi lễ, thể chế. *Phật giáo Việt Nam thời hiện đại 1.Giáo điều Theo xu hướng chung của thế giới, các giáo điều Phật giáo ở Việt Nam cũng đang có những bước đổi mới để phù hợp với xã hội hiện đại.Phật giáo canh tân có hai đặc điểm : thế tục hoá và chính trị hoá. Thế tục hoá là có sự điều chỉnh nhất định, bỏ bớt sự giải thích cứng nhắc vốn có và tăng thêm sự giải thích uyển chuyển rộng mở trong giới luạt cũng như trong tổ chức và phương thức hoạt động, thuyết pháp thành thông tin đại chúng…Thế tục hoá làm Phật giáo thâm nhập thêm sâu rộng vào đông đảo quần chúng ngoài chùa. Chính trị hoá đưa Phật giáo tham gia hoạt động chính trị nhằm cứu độ toàn dân tộc, thay vì giáo dục bố thí cho một số tín đồ, Phật giáo hiện đại muốn xây dựng một “ Thiên đường trần gian”. 2.Tín đồ - Gồm tứ chúng : tăng, ni - những người xuất gia, Phật tử tại gia nam và nữ 2.1/Những người tu hành xuất gia - Số lượng tăng, ni tăng ngày càng nhanh Đơn vị: người Năm 1997 1998 2001 2002 Số lượng 28.727 31.858 33.066 36512 - Trình độ Phật học và thế học cũng ngày được nâng cao - Bên cạnh những mặt thích cực đó, còn xuất hiện nhiều mặt tiêu cực. Chúng ta sẽ xem xét một số hiện tượng tiêu cực nổi cộm trong những năm gần đây dưới góc nhìn của xã hội học văn hoá. Nói đến tu hành, ta thường nghĩ đến sự khổ hạnh, thanh cao, xa lánh những cám dỗ vật chất đời thường để cầu cho sự giải thoát của tâm hồn, tạo dựng một đời sống tâm linh cao khiết, thanh bạch. Nhưng với một bộ phận tăng ni bây giờ, thì con đường tu hành của họ khác xưa và khác với những gì chúng ta nghĩ rất nhiều. Đi tu giờ trở thành một nghề kiếm sống, thậm chí còn là nghề “ hái ra tiền”.Sự gia tăng ồ ạt của người xuất gia và sự tiếp nhận tín đồ quá nhiều trong khi cơ sở vật chất cũng như điều kiện hướng đạo còn hạn chế, thì việc nảy sinh những biểu hiện kém đạo đức, vi phạm các giới luật, đi ngược những điều răn thiêng liêng của đức Phật để chạy theo lối sống thực dụng là khó tránh khỏi, nhất là ở các đô thị. Do nhiều yếu tố mà cuộc sống và hành đạo của đa số các nhà sư ở các thành phố lớn phụ thuộc chủ yếu vào lễ phẩm và công đức của những người lễ chùa. Cho nên Phật giáo ngày nay cũng chịu tác động của quy luật cung cầu, cũng phải theo khẩu hiệu : “ Khách hàng là Thượng đế”. Vì lợi nhuận nhiều nhà sư hoặc cố tình bày vẽ hoặc dù không muốn nhưng cũng phải tham gia vào các hoạt động phi Phật giáo, mê tín dị đoan để đáp ứng chiều lòng các tín đồ và nhân dân đến chùa. 2.2/Những người tu hành tại gia - Là những người có niềm tin vào đạo Phật, đã quy y và nhận tờ độ điệp quy y sau một nghi lễ ở chùa, có thực hành giới luật ( hoặc một số giới luật) và một số hành vi tôn giáo của đạo Phật. - Số lượng: ngày càng tăng - Cơ cấu: + giới tính : nữ nhiều hơn nam + tuổi tác : chủ yếu là người già + nghề nghiệp : ở ngoại thành thì đa số là nông dân, ở nội thành đa số là cán bộ, viên chức nhà nước đã ngỉ hưu. Ví dụ: trong 250 hội viên của tổ Liên tong ở chùa Liên Phái thì có hơn 60% thuộc thành phần cán bộ viên chức nhà nước về hưu. 3. Đối tượng lễ chùa Đối tượng lễ chùa gồm nhiều loại. Những người tu hành tại gia tham gia lễ chùa là đương nhiên. Bên cạnh các tín đồ của đạo Phật, còn có những người có thiện cảm với đạo Phật - gọi nôm na là quần chúng tín đồ. Cũng có những người đến chùa với mục đích ngoài Phật giáo, không liên quan mấy đến Phật giáo. Loại người chiếm đa số - là nguồn sống chính của các ngôi chùa lại là những người đến chùa không hẳn là để ngộ đạo thành Phật, cũng chưa phải là để học giáo lí, mà để thoả mãn những cầu mong trần tục : cầu phúc, cầu an, cầu siêu, cầu lộc, cầu tài, cầu tai qua nạn khỏi… tóm lại là những gì người ta cần và người ta muốn. Trong số này, một loại người có thể dễ dàng nhận thấy là những người xu thời, theo Phật giáo chỉ vì có nhiều người theo chứ không xuất phát từ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng. Bản thân họ không có ý niệm và không có niềm tin rõ ràng vào Phật. Cũng có những người đến chùa để thăm quan thưởng ngoạn, nghỉ ngơi thư thái. Có người, xuất phát từ một quan niệm Phật giáo trong dân gian rằng Đức Phật là vị thần linh luôn có thể ra tay cứu vớt chúng sinh, nên họ coi lễ vật hậu cùng với những lời khẩn cầu là Phật có thể “ phù hộ độ trì”, mang tính “xin – cho”, mưu cầu lợi ích đời thường. Chính đặc điểm dân gian này khiến Phật giáo có sức hấp dẫn với quảng đại tín đồ và quần chúng tín đồ. Trong quan niệm của Phật giáo dân gian, mục đích gần nhất của tu hành là tạo thêm công đức, là kho tàng vô hình bảo đảm cho tương lai. Dù không có gì để minh chứng và đảm bảo, nhưng họ tin vào nghiệp chướng, vào nhân quả…Niềm tin ấy thôi thúc họ hành động thiện nghĩa. Đến với đạo Phật, người dân chủ yếu nhắc nhở, răn đe, khuyên bảo nhau không là điều ác, cổ vũ khuyến khích nhau làm điều thiện, mong muốn bản thân và gia đình được sung sướng ở kiếp này và kiếp sau. Đó là niềm tin thiêng liêng của người lao động đối với đạo Phật. Hầu hết họ là những người không biết giáo lí, không thuộc các kinh Phật ngoài những câu dễ nhớ như “ A Di Đà Phật”,…Họ vẫn sống một cuộc đời bình thường, lên chùa vào ngày lễ, tết, rằm, mùng một hay những lúc thuận tiện, những lúc có sự hệ trọng…để cầu những thế lực siêu nhiên phù trợ cho gặp điều may mắn, tốt lành. Đó là đạo Phật dân gian Việt Nam hình thành từ đạo Phật chính thống nhưng gạt bỏ phần triết lí xa xôi khó hiểu để trở về với cuộc sống trần thế hằng ngày. Nó kết hợp với các tôn giáo khác, với nhiều hình thức tín ngưỡng bản địa để đáp ứng nhu cầu tâm linh và làm phong phú đời sống tâm linh của người dân. Những năm gần đây, trong số người đi chùa có cả những thanh thiếu niên, những học sinh, sinh viên, những nhà trí thức có học vị cao. Một câu hỏi được đặt ra, vậy học sinh, sinh viên đến chùa để làm gì? Qua kết quả của cuộc điều tra xã hội học đối với đối tượng này, cụ thể là qua khảo sát đối với sinh viên hai trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội cho thấy : - 15/40 sinh viên đến chùa có tính chất tham quan, đi chơi (40%) - 12/15 sinh viên nam đi chùa cùng bạn gái hoặc nhóm (80%) - 19/25 sinh viên nữ đi chùa cầu khẩn với niềm tin thực sự (76%) - 3/25 sinh viên nũ đi chùa cùng bạn bè, đi cho vui (12%) (Đoàn Minh Châu (chủ nhiệm). Tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan trong thanh niên Hà Nội - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.Hà Nội 1995. Đề tài khoa học lưu trữ tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội). Theo số liệu trên, có thể rút ra và nhận xét rằng, mục đích đến chùa của thanh niên, sinh viên khá đa dạng. Nam sinh viên chủ yếu đến chùa với tính chất du lịch, văn hoá, giải trí trong khi tinh chất cầu cúng của nữ sinh đến chùa có vẻ rõ nét hơn. Nhận định này sẽ rõ nét hơn khi ta xem xét kết quả của một điều tra khác. Có 39,4% số người được hỏi tuổi dưới 20, có 34,5% số người tuổi từ 20 – 30 cho rằng họ đến chùa với mục đích tham quan, giải trí. Tương tự có 30,1% và 28,6% số người được hỏi trong lứa tuổi kể trên trả lời đi chùa khi có người rủ.(Trần Văn Trình. Tìm hiểu tình hình tồn tại và phát triển của Phật giáo trong cộng đông cư dân Hà Nội thời kì đổi mới. Luận văn thạc sĩ Xã hội học. Viên Xã hội học. Hà Nội 1998). Như vậy, có khoảng 1/3 số thanh niên sinh viên đến chùa không vì mục đích cầu cúng tâm linh. Tình hình này tương tự với nhiều lứa tuổi khác nhất là nam giới. Mục đich đến chùa tuy đa dạng, khác nhau, song đã đến chùa thì đa số mọi người đều thắp nén nhang cầu cúng. Nhiều khi, trước không gian thiêng liêng, giữa khói hương nghi ngút,…lòng người cũng dấy lên sự thiêng liêng nào đó, mơ hồ nhưng hiện hữu, vương vấn…Đời sống tâm linh ghi nhận cả những cảm xúc được khơi dậy,nhen nhóm bất chợt như vậy. 4. Những hoạt động phi Phật giáo và mê tín dị đoan trên chùa. Trong ngôi chùa Việt, nhất là chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, không chỉ thờ Phật mà còn thờ cả thần linh của nhiều tôn giáo khác và tín ngưỡng bản địa. Cho nên, chùa là nơi có thể đáp ứng nhiều nhu cầu tâm linh tôn giáo của nhiều loại người khác nhau. Hơn nữa, trong Phật giáo Đại Thừa, khái niệm Phật không bao hàm tên tuổi của một bậc Phật nào, mà chỉ là ngôi Phật nó chung. Đến với nhãn quan của người bình dân, ngôi Phật không khác mấy ngôi thần. Vì mấy lí do chủ yếu đó mà các nhà sư - những tín đồ đạo Phật chính thống không chỉ biết tiến hành các nghi lễ, hoạt động thuần tuý hoặc có liên quan đến Phật giáo mà còn thong thạo cả những hành động phi Phật giáo, thậm chí mang đậm tính mê tín dị đoan mà tự thân các vị tu hành cũng nhận ra nhưng vẫn bào chữa đó chỉ là những hoạt động mang tính phương tiện. Trong số những hoạt động này phần nhiều là sự tiếp nối truyền thống, nhưng cũng có một vài hoạt động mới xuất hiện gần đây, chủ yếu do biến động xã hội. Trước khi tìm hiểu một số hoạt động phi Phật giáo và mê tín dị đoan, ta cân hiểu đôi chút về mê tín dị đoan. Mê tín đị đoan là tin mê muội, kì dị, khác thường. Tin có ma ám trong người, dùng lá cây dâu quất túi bụi vào người đó để đuổi ma đi, kết quả là người đó thiệt mạng. Tin mê muội rằng ai muốn giàu có thì đi theo vua sang thế giới khác, dã gây nên cảnh chỉ trong một đêm 53 người Thái ở Pa Thé, Mộc Châu, Sơn La tự tử, chết oan uổng, thê thảm vào đêm 20/10/1993 (Báo Nhân dân ra ngày 24/10/1993)… Mê tín dị đoan tồn tại được là bám vào trình độ văn hoá khoa học còn thấp kém, con người không đủ trình độ để phân tích lí giải đúng sai, nhảm nhí. Hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách, mụ mẫm của con người không được kịp thời giúp đỡ giải toả. Hoặc trong những giây phút thăng hoa ngày hội, giây phút say sưa trào dâng cảm xúc cũng dễ khiến con người mất tỉnh táo, mê tín vào sự phán bảo phi lí nhảm nhí. Chưa kể những kẻ gieo rắc mê tín là những kẻ gian ngoan, xảo quyệt, biết “bày binh bố trận” để đánh lừa người cả tin. Như thế cơ sở của mê tín cùng là niềm tin. Vậy đâu là sự khác biệt, là giới hạn của hai khái niệm này? Tâm linh là niềm tin thiêng liêng ở trong nhiều mặt đời sống tinh thần. Những người tin vào Phật, vào Chúa có thể giả thoát cho minh khỏi những đau khổ trầm luân ấy là tâm linh. Hoặc những người không theo tôn giáo nào nhưng vẫn tin vào thần phật thiêng liêng, ấy cũng là tâm linh. Còn xuất phát từ số người muốn kiếm lợi bằng dựa vào thần phật, thương mại hoá niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kì dị khác thường, khiến cho người khác tin theo mê muội, hành động theo niềm tin ấy, gây tốn kém tiền của, nguy hại sức khỏ tính mệnh thì đó là mê tín dị đoan. Ranh giới giữa mê tín dị đoan và tâm linh là rất mong manh. Qua điều tra của Viện Nghiên cứu Tôn giáo năm 2000 Ở 27 ngôi chùa trên địa bàn thủ đô Hà Nội, có 19/27 cầu siêu, 12/27 cúng sao giải hạn, 2/27 hầu đồng, 5/27 bói toán. Xin lưu ý, đây chỉ là con số mà các chùa tự nhận hoặc cán bộ điều tra trông thấy, còn số lượng thực tế có lẽ cao hơn nhiều. Trong các hoạt đông phi Phật giáo diễn ra trong chùa, truớc hết cần kể đến hoạt động hầu đồng. Hoạt động hầu đồng : Một thời, hầu đồng được coi là một hoạt động mê tín và bị kiểm soát chặt chẽ. Nhưng gần đây, hoạt động này dường như phát triển trở lại. Hầu đồng ở Việt Nam gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngưòi lên đồng được gọi là thầy đồng, cô đồng. Xuất thân của họ rất đa dạng và phức tạp, đủ loại thành phần và lí do. Đối tượng tham gia hầu đồng là những con nhang đệ tử. Họ cũng có nguồn gốc đa dạng. Ngưòi thì buôn bán, người là viên chức nhà nước, ngưòi là lao động chân tay…Giới tính thì có cả nam và nữ. Tuổi tác không kiêng già hay trẻ. Hoàn cảnh thì ngưòi giàu người nghèo đều có thể làm con nhang đệ tử. Lí do tìm đến thầy đồng, cô đồng cũng phức tạp : đi tìm người thân, giải hạn, cầu may, cầu phúc, nghe người ta bảo động mồ động mả,…Trong số các con nhang đệ tử, các nhà buôn trình ra là một khuôn mặt nổi bật. Phần chủ yếu trong các nhà buôn đi theo đồng cốt là phụ nữ. Hầu đông vốn không liên quan gì đến Phật giáo. Nhưng đạo Mẫu đã vào chùa. Hiện nay hầu như chùa nào cũng có điện thờ Mẫu. Thực tế hiện nay cho thấy dù có diễn ra tron chàu nhưng chủ yếu các thầy đồng, cô đồng được mời đến như trường hợp của chùa Am Cây Đề ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chùa Hương Thể ( quan Hai Bà Trưng, Hà Nội). Song cá biệt cũng có nơi chinh các tăng ni cũng lên đồng như trường hợp của chùa Tứ Kì (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chùa Phúc Lâm (huyện Gia Lâm, Hà Nội)… Hoạt động xác thẻ : là một hình thức bói toán biến thể của Dịch, thường được tiến hành vào đầu năm. Hoạt đông cúng sao giải hạn : cũng thường diễn ra vào đầu năm, là biến tướng của tử vi. Xóc thẻ và cúng sao giải hạn về phương diện nào đó thể hiện sự cầu mong bình an hạnh phúc, tránh tai hoạ của người dân, tạo tâm lí yên tâm, phấn khởi khi bước vào một năm mới thuận lợi với sự phù hộ của những thế lực siêu nhiên. Hoạt động đốt vàng mã : Đây là một hiện tượng bức xúc được cả phía Giáo hội Phật giáo lẫn các nhà quản lí, nhà khoa học quan tâm đề cập nhiều trong những năm gần đây. Hiện tượng này phát triển mạnh ở các thành phố, đô thị lớn. “ Tuy đồ mã có từ lâu nhưng nay mỗi ngày mỗi tiêu thụ tăng lên là tại trước kia chỉ có những người có lòng tin mới dùng thôi, bây giờ lắm ngưòi vì sĩ diện mà cúng đồ mã chứ trong tâm thực chẳng có lòng tin”( Nguyễn Công Tiễu). Người ta dân cúng và đốt đi trong dịp rằm, tết, lễ hội, giỗ kị để gửi cho người âm với lí lễ “ trần sao âm vậy”, và cầu mong may mắn, phát đạt, bình an…Vàng mã được đốt đi với đủ chủng loại: tiền bạc, vật dụng cá nhân, thậm chí là cả gái đẹp!!! Vì tính phổ biến của việc đốt vàng mã mà số lượng vàng mã được đốt đi mỗi năm là rất lớn. Đài tiếng nói Việt Nam trong bản tin vao 18h 35p’ mùng 2 tết Kỉ Mão( 1999) đã đưa ra con số về tinh hình vàng mã trong cả nước mà chắc ai nghe qua cũng phải giật mình: số luợng giấy làm vàng mã trong 1 năm ước khoảng 50 nghìn tấn, tương đương với 200 tỉ đồng, tổng chi phí cho sản xuất vàng mã 1 năm là 1000 tỉ đồng. Xét ở một khía cạnh nào đó, vàng mã cũng là một thứ hàng hoá mà giá trị sử dụng của nó làm người sử dụng yên long. Việc thực hiên giá trị sử dụng của hang hoá này là nó phải được đốt đi. Bở trong niềm tin của người sử dụng chỉ có làm như thế thì người duới âm mới nhận được. Đối với người đốt vàng mã, việc bỏ tiền ra mua vàng mã về đốt là có ích, đáp ứng một nhu cầu tâm linh có thật. Do đó, không thể phủ nhận rằng vàng mã đáp ứng một nhu cầu thực tế, một nhu cầu tâm linh của người dân. Nhưng sự đốt vàng mã thái quá lại là một hiện tượng không lành mạnh bởi sự hoang phí và mê muội, mang tính chất mê tín dị đoan cần ngăn chặn. Tâm linh Tôn giáo Phật giáo - Không gian : miền Bắc Việt Nam - Thời gian : hiện đại - Tín đồ - Hoạt động : các hoạt động diễn ra trong chùa C: Kết luận: Thực ra, tâm linh là một vấn đề vừa khó lại vừa dễ. Dễ là vì trong mỗi chúng ta hầu như ai cũng có ý niệm, có cảm giác về nó. Nhưng ít ai có thể hiểu sâu, hiểu rõ và có thể diễn đạt mạch lạc về tâm linh. Cái khó nhất là làm sao có thể phân biệt nó với các hiện tuợng tinh thần, tình cảm, các hiện tượng mê tín dị đoan. Không có một ranh giới rạch ròi, không có một thước đo chuẩn mực…bấy lâu ngưòi ta vẫn dựa vào cảm giác để phân biệt là chính. Vì vậy, cũng rất khó để phát huy mặt tích cực của tâm linh trong cuộc sống hiện đại bởi tính nhập nhằng “ vàng thau lẫn lộn” của nó với các hiện tưọng xấu khác. Còn bản thân tâm linh – như nội hàm khái niệm của nó, vốn cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp, là đôi cánh bay bổng, là suối nguồn trong mát cho tâm hồn, đời sống của con người. Vẫn là một khuyến nghị muôn thủơ không mới nhưng chưa bao giờ cũ : đó là nâng cao nhận thức, hiểu biết của mọi ngưòi để từ đó, có những thái độ, hành động đúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan_hoa.doc