Văn hóa ẩm thực của dân tộc jrai miền Tây Nguyên

Trong cuốn “Hạt giống Kitô trong đất Jrai” có viết: Dân dạy cho chúng tôi ăn, dân dạy cho chúng tôi uống, người Jrai khi họ có những thứ ăn được, nhất là mồi săn bắn được là họ chia sẻ. Và khi chúng tôi tìm hiểu tới món chuột thì họ nói: “Gih [ong tơkuih mơh?”(Các anh có ăn chuột không?). Dĩ nhiên là chúng tôi trả lời: “[ong mơn.”( ăn chứ). Thế là họ cho chúng tôi hai ba con chuột luôn. “Samơ\ hyưm pơkra?” (nhưng mà làm cách nào đây?) Người Kinh thường nấu nước nóng để làm lông chuột, thui, mổ, bỏ hết các bộ phận khác chỉ giữ lại tim gan. Còn người Jrai thui (]uh) và cạo tro lông ngay, sau đó vứt bỏ dạ dày và phần ruột già, còn giữ lại tất cả các bộ phận khác. Chúng tôi phải nhờ người Jrai làm món thịt chuột theo kiểu của họ cho chúng tôi ăn. Món chuột Jrai có thể nấu với mọi thứ rau, nhưng ngon nhất vẫn là thứ rau “te`-kơne” với cà hay rau “tầu bay”, và gói lá vùi than Cái món “lòng ruột” Jrai cũng ngon hết xẩy (dĩ nhiên là đối với ai hợp khẩu vị) Ngoài ra, họ còn dùng chuột con đẻ trên cao (không đụng đất) để ngâm rượu để làm thuốc chữa bệnh dịch hạch cho bà con Jrai, rất công hiệu. Người Jrai còn dạy cho chúng tôi nấu ăn các món lá mì (đọt nõn khoai môn dại – không biết nấu là ăn ngứa xé cổ luôn) “a`am tang-lia\ng” ( một thứ lá đắng nhưng lại rất đậm đà khi được bóp với cá lóc nướng), “a`ăm hla hăng bơnga pơneh”( lá và hoa đu đủ - có thể nấu loãng kèm bột gạo giã với “hla rôyao” một loại lá làm ngọt và mềm thức ăn, hay nấu khô trộn với đậu phụng, bắp hay gạo rang, nếu có trộn với “wa]” thì cực kỳ ngon, ,“wa]” là thứ nước đắng trong lòng non các loại ăn cỏ, “a`ăm bru]”, “a`ăm ser” (những món lá cây mà người Kinh không biết), “a`ăm abek” (dân Pleikly gọi “a`ăm bia\ ”, món ăn nòng nọc – khi nấu nòng nọc tan ra được trộn với bột gạo hay bắp rang, trông sền sệt như bùn ăn rất bùi), món “ayön”( ấu trùng chuồn chuồn) cũng tương tự, lại còn có món kiến vàng “hdoâm-sao”nấu với cá làm canh chua ăn ngon và bổ, nhất là vào mùa kiến đẻ trứng và có ấu trùng

docx6 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa ẩm thực của dân tộc jrai miền Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA DÂN TỘC JRAI MIỀN TÂY NGUYÊN 1. Giới thiệu đôi nét về văn hóa ẩm thực Jrai. ( Hiếu ) Văn hóa góp phần hình thành xã hội, trong dòng chảy văn hóa con người ngày càng là người hơn trong sự làm biến đổi và làm phát huy nền văn hóa bản địa của chính mình cũng như biết hấp thụ cách sáng tạo các nền văn hóa khác. Trong sự giao lưu và biến thiên ấy có một điều làm cho văn hóa luôn mãi trường tồn và mang nét cá vị, đó chính là sự đa dạng và nét cá biệt của mỗi nền văn hóa tộc người, vùng miền. Trong rất nhiều yếu tố làm nên nền văn minh, văn hóa của nhân loại, không thể thiếu mặt của văn hóa ẩm thực, mà trong phạm vi bài viết này, với sự giới hạn của đề tài, giới hạn của bản thân, người viết mong góp nhặt chút “suy tư cát bụi” của mình mong góp phần làm cho văn hóa có thêm chút phong phú đa dạng hơn, đó là văn hóa ẩm thực của tộc người Jrai tại vùng cao nguyên trung phần. Tộc người Jrai là một trong số các tộc người thiểu số tại Việt Nam, định cư chủ yếu trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum Việt Nam. Có thể nói cho đến nay, người Jrai vẫn còn lưu giữ đậm nét các phong tục, tập quán tín ngưỡng của mình cho dù phải trải qua, phải đối diện với biết bao nhiêu sự tác động, va chạm của các nền văn hóa của thời đại nhưng họ vẫn còn lưu giữ trong lòng mình cái bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét như: tiếng nói, luật tục trong đó văn hóa ẩm thực là nét đẹp duyên dáng mà mãi cho đến ngày nay, nét đẹp này vẫn còn là một nét đẹp được mọi người của các tộc khác mến mộ, yêu thích cho dù nó có hơi bị xem là “một cung đàn lạc nhịp” trong sự phát triển cách chóng mặt của con người hôm nay. Người Jrai đã được nhiều tác giả miêu tả như một dân tộc theo chế độ mẫu hệ, bởi vì phá hệ hoàn toàn tính theo dòng mẹ. Là một người được may mắn, được sống cùng, sống với người Jrai trong thời gian thực tập để học tiếng, học biết về văn hóa Jrai, bản thân có cơ hội được tận mắt chứng kiến, đụng chạm, sờ nắm và cảm nếm những món ăn dân giã của người Jrai qua các bữa cơm thường nhật của gia đình, của những buổi lễ hội, sự kiện Có thể nói món ăn của người Jrai không thể thiếu trong các buổi cúng tế, hiến sinh, hội hè. Chính món ăn ẩm thực này đã góp phần không nhỏ khi làm nên màu sắc và khung cảnh của lễ hội, của tín ngưỡng cũng như duy trì nó trong dòng chảy văn hóa của tộc người Jrai. 2. Đôi nét về dân số và địa bàn cư trú của dân tộc Jrai ( Ân) Người Gia Rai (Jrai) sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%). Khoảng vài ngàn người Jrai sinh sống tại khu vực Ratanakiri, Campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức từ viện thống kê quốc gia Campuchia. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Jrai ở Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Jrai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên. 2.1. Đặc điểm kinh tế Người Jrai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy; lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Jrai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Jrai có đàn ngựa khá đông. Người Jrai còn thuần dưỡng và nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay. 2.2. Tổ chức cộng đồng Người Jrai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút. Đây là tộc người duy nhất thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo có nhà rông, có thể do ảnh hưởng của cư dân Ba Na thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Có nhóm A Ráp của người Jrai thực ra là người gốc Ba Na đã bị Jrai hóa. Đây là tộc người duy nhất ở Tây Nguyên đã có một tổ chức xã hội tiền nhà nước với hai vua: vua Nước và vua Lửa, còn được gọi là Tiểu quốc Jarai. 2. Văn hóa ẩm thực của người Jrai ( Tín) Văn hóa ẩm thực, một thành ngữ được nhắc đến nhiều nhất, trưng dẫn nhiều trên các phương tiện truyền thông ngày hôm nay, bởi tính thực dụng và phổ biến của nó. Con người thời đại ngày hôm nay, sau khi đã cảm nếm hầu hết những món ăn của “tứ phương thiên hạ” Tây- Tàu, dường như muốn trở về với nguồn cội, dân dã của những món ăn bình dân mà ông bà để lại, nhất là để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của bệnh tật do nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt từ thực phẩm hay như việc muốn giảm bớt những khẩu phần ăn có quá nhiều chất béo, ngọt, phụ gia công nghiệp, chế biến nhanh sẵn có trong các siêu thị.là mầm mống của các chứng bệnh thời đại ( huyết áp, tiểu đường, ung thư) Bữa ăn của người Jrai cũng đạm bạc không cầu kỳ chỉ có cơm với muối ớt và canh rau rừng hoặc rau sắn, nếu là bữa cơm thịnh soạn đãi khách hay ăn tươi để cải thiện thì có thêm thịt, cá bày xung quanh những ché rượu cần, tất cả già trẻ, trai gái đều cùng uống rượu cần và hút thuốc lá. Thiết nghĩ, những món ăn dân dã của các dân tộc thiểu số Việt Nam, chỉ tồn tại trong góc bếp của họ thì giờ đây xem ra thịnh hành và hợp thời với xu hướng hiện đại: mới lạ, ngon, giàu chất dinh dưỡng và chữa bệnh của chúng (do biệt dược của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người). Hơn thế nữa, việc nấu nướng đã là một nét văn hóa, và việc ăn uống cũng lại là một nét văn hóa, mà thông qua đó nó diễn tả nét đặc thù của một vùng đất, một dân tộc, sự hình thành và phát triển văn hóa của dân tộc ấy qua mối tương quan cộng đồng. Chính điều này đã giúp cho việc nấu nướng, ăn uống của con người được nâng lên chiều kích văn hóa. Trong bài viết nhỏ này, tác giả muốn chia sẻ chút tâm tình góp nhặt, như muốn chia sẻ cùng bạn chút hương vị từ cuộc sống. Qua món ăn dân dã của người Jrai: Món lá mì, lá rơyau nấu với bột gạo. Một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng trong bữa ăn người Jrai, và được dùng trong các ngày lễ hội. * Sau đây xin giới thiệu một số món ăn đặc trưng của người Jrai ( Nam) 3.Hội nhập văn hóa ẩm thực của người Jrai ( Hiếu) Trong cuốn “Hạt giống Kitô trong đất Jrai” có viết: Dân dạy cho chúng tôi ăn, dân dạy cho chúng tôi uống, người Jrai khi họ có những thứ ăn được, nhất là mồi săn bắn được là họ chia sẻ. Và khi chúng tôi tìm hiểu tới món chuột thì họ nói: “Gih [ong tơkuih mơh?”(Các anh có ăn chuột không?). Dĩ nhiên là chúng tôi trả lời: “[ong mơn.”( ăn chứ). Thế là họ cho chúng tôi hai ba con chuột luôn. “Samơ\ hyưm pơkra?” (nhưng mà làm cách nào đây?) Người Kinh thường nấu nước nóng để làm lông chuột, thui, mổ, bỏ hết các bộ phận khác chỉ giữ lại tim gan. Còn người Jrai thui (]uh) và cạo tro lông ngay, sau đó vứt bỏ dạ dày và phần ruột già, còn giữ lại tất cả các bộ phận khác. Chúng tôi phải nhờ người Jrai làm món thịt chuột theo kiểu của họ cho chúng tôi ăn. Món chuột Jrai có thể nấu với mọi thứ rau, nhưng ngon nhất vẫn là thứ rau “te`-kơne” với cà hay rau “tầu bay”, và gói lá vùi thanCái món “lòng ruột” Jrai cũng ngon hết xẩy (dĩ nhiên là đối với ai hợp khẩu vị) Ngoài ra, họ còn dùng chuột con đẻ trên cao (không đụng đất) để ngâm rượu để làm thuốc chữa bệnh dịch hạch cho bà con Jrai, rất công hiệu. Người Jrai còn dạy cho chúng tôi nấu ăn các món lá mì (đọt nõn khoai môn dại – không biết nấu là ăn ngứa xé cổ luôn) “a`am tang-lia\ng” ( một thứ lá đắng nhưng lại rất đậm đà khi được bóp với cá lóc nướng), “a`ăm hla hăng bơnga pơneh”( lá và hoa đu đủ - có thể nấu loãng kèm bột gạo giã với “hla rôyao” một loại lá làm ngọt và mềm thức ăn, hay nấu khô trộn với đậu phụng, bắp hay gạo rang, nếu có trộn với “wa]” thì cực kỳ ngon, ,“wa]” là thứ nước đắng trong lòng non các loại ăn cỏ, “a`ăm bru]”, “a`ăm ser” (những món lá cây mà người Kinh không biết), “a`ăm abek” (dân Pleikly gọi “a`ăm bia\ ”, món ăn nòng nọc – khi nấu nòng nọc tan ra được trộn với bột gạo hay bắp rang, trông sền sệt như bùn ăn rất bùi), món “ayön”( ấu trùng chuồn chuồn) cũng tương tự, lại còn có món kiến vàng “hdoâm-sao”nấu với cá làm canh chua ăn ngon và bổ, nhất là vào mùa kiến đẻ trứng và có ấu trùng Trên đây là mới kể một số món ăn thông thường của người Jrai. Khi các nhà truyền giáo tới vùng đất Kon Tum chúng ta phải hội nhập văn hóa ẩm thực thích nghi một cách nhanh chóng, vấn đề cần lưu ý là việc thưởng thức những món ăn này là làm sao cho khách và chủ gần gũi nhau, làm cho người lạ thành người quen, nhất là khi người lạ nghiện những món ăn đó. Những món ăn Jrai không hề thiếu chất dinh dưỡng như người ta nghĩ. Cũng như nhiều món ăn của người Việt, những món ăn Jrai bao gồm cả những dược liệu như ớt, riềng, sả, lá é Việc nấu nướng đã là một nét văn hóa, và việc ăn uống cũng lại là một nét văn hóa nữa. Lúc ban đầu, dùng những món ăn Jrai làm cho chúng tôi gần họ hơn, hiểu họ hơn, học được nhiều hơn. Chí ít cũng biết được nhiều từ hơn. Như có một hôm thấy một em bé cầm một con dế, tôi liền hỏi em: “Hôgôt anun?” (cái gì đó). Em trả lời: “Klir” (tôi biết đó là một con dế) . Em nhỏ lại hỏi tôi: “Ih kiang [ong môh?” ( Anh có muốn ăn không?) Tôi ngạc nhiên trả lời “ư- ưh” không, vì tôi tưởng dế là để chơi thôi. Vả lại em có mỗi một con dế! Chúng ta biết rằng: cào cào, châu chấu, dế, mối, thằn lằn, rắn, rết là những thứ rất giầu chất đạm và rất bổ. Cử chỉ của em bé Jrai muốn chia sẻ cho tôi con dế của em: “Ih kiang [ong môh?” Nếu tôi nói có, em sẽ cho tôi tức khắc và sẽ nhớ tôi mãi, cũng như tôi luôn nhớ em. Người Jrai khi săn bắt được cái gì cũng đều sẵn sàng chia sớt cho nhau, cho dẫu lắm khi chỉ là một gói “ kiến vàng”, một nhúm “lòng cá” ( Jrai gọi là “eh akan): cứt cá – một loại mắm ruột cá). Chưa nói khi săn được con mồi lớn như hươu, naiNgười Jrai gọi là “miếng to miếng nhỏ gì cũng nhớ tới nhau” (a`ăm ane\t a`ăm prong ăt hơdor nao rai mơn). Vì thế có câu “kôbao hôdip kôbao poâ ta, kôbao djai kôbao plôi pla” (trâu sống là trâu của mình, trâu chết là trâu của cả làng). Lúc làm thịt một con trâu như vậy, nhà nào cũng được một que xâu cả da cả thịt. Chưa kể đến những ai được mời tới ăn uống tại nhà. Miếng ăn tình nghĩa, miếng ăn liên đới, miếng ăn tạ ơn. Vì người cùng làng với nhau thì mang ơn nhau nhiều lắm. Làm gì, đi đâu cũng phải có nhau, cũng phải nhớ nhau. “Je\ hơdah krah mlam giam mơnu\ tơdjo#” ( sớm hôm gà gáy, tối lửa tắt đèn) đều có nhau. 4. Đánh giá về văn hóa ẩm thực của người Jrai (Tú) Những món ăn của người Jrai chính người Jrai không ai có ý thức sưu tầm, ghi lại để cho chính người Jrai tự hào về những món ăn của chính dân tộc mình. Trong cuộc sống, trong mối quan hệ, người Jrai đôi khi dùng những món ăn của các dân tộc khác, và thấy món ăn của người ta nấu rất hấp dẫn, cầu kỳ, ăn thì rất ngon. Nhìn lại món ăn của dân tộc mình, người Jrai thấy chẳng là gì cả, vì món ăn của người Jrai chủ yếu dùng nguyên liệu là rau cỏ. Cách thức nấu nướng cũng chẳng giống ai, nên chính người Jrai tự cho chẳng đáng gì phải ghi lại, phải phổ biến cho mọi người. Và nhiều khi còn mặc cảm lại với chính món ăn của dân tộc mình mỗi khi có sự giao lưu tiếp cận với văn hóa các dân tộc anh em khác. Cách nấu nướng của người Jrai, giờ đây đôi khi cũng bị pha trộn trong chế biến, chứ không còn nguyên thủy như cha ông đã từng nấu thưở nào. Phải nhìn nhận những món ăn của người Jrai cũng có đầy đủ chất bổ dưỡng để nuôi sống con người. Nhưng với cuộc sống mỗi ngày mỗi thay đổi, và chuyện ăn uống cũng phải ăn rất nhiều những món ăn của người ta, cho nên chính người Jrai đã từ từ lãng quên những món ăn của chính dân tộc mình, và đừng nói đến cách thức nấu nướng, nhất là đối với những thế hệ trẻ ngày nay đang đứng trước nguy cơ của sự hội nhập dễ bị đánh mất mình. Tôi được cơ hội được đọc quyển: “Văn hóa ẩm thực của người Jrai”. Đây là một quyển sách đáng quý, cách riêng với dân tộc Jrai. Đã ghi lại những món ăn của người Jrai, những món ăn đã nuôi sống họ từng ngày. Giờ đây, những món ăn này từ từ sẽ bị lãng quên, hoặc cách thức nấu nướng cũng đã bị pha trộn nhiều. Đây là một tài liệu bổ ích để cho chính người Jrai và nhất là những thế hệ trẻ sau này phải đọc và phải học nấu lại để cho mình tự hào về chính mình: rằng mình cũng có một văn hóa ẩm thực riêng như những dân tộc khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvan_hoa_am_thuc_cua_dan_toc_jrai_1888.docx
Tài liệu liên quan