Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên - Phạm Kim Thoa

Ngoài ra, một số thầy cô khác không có biểu hiện xấu nhưng khi đón nhận thông tin lại không có ý kiến phản đối cũng làm cho sinh viên lầm tưởng là rất nhiều cán bộ, viên chức có biểu hiện xấu, khiến họ có thái độ coi thường đội ngũ nhân viên, giảng viên. Bên cạnh đó, ở một số trường đại học còn có những giảng viên bất chấp đạo đức nghề nghiệp, quá coi trọng vật chất và nhu cầu của bản thân nên dám ngang nhiên “ra giá” với học trò, vì vậy, sinh viên và gia đình các em lầm tưởng rằng “học đại học là như thế cả”, là “học trò cần điểm, giảng viên cần tiền”. Trả lời về những lỗi vi phạm quy chế thi, kiểm tra, sinh viên cho rằng “nếu chúng em không quay cóp thì sẽ thiệt vì nhiều bạn khác đều quay cóp cả.”. Có phiếu cũng phản hồi rằng em rất bất bình đối với một số ít cán bộ, giảng viên làm lộ đề và một số cán bộ coi thi chưa xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm nên đã tạo nên một môi trường thi cử không công bằng, thiếu văn hóa, tạo tiền lệ xấu trong môi trường giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: Từ trước đến nay, giáo viên chủ nhiệm luôn là người gần gũi, quan tâm sát sao đến việc học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay, không phải tất cả các giảng viên được phân công làm công tác này đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Theo phản hồi của sinh viên, một số giáo viên chủ nhiệm cũng chưa có mối quan hệ mật thiết với sinh viên lớp chủ nhiệm, chưa làm tốt nhiệm vụ cố vấn học tập, chưa có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường giao cho, chẳng hạn đến sinh hoạt lớp một cách miễn cưỡng, không có sự đầu tư cho nội dung sinh hoạt, thậm chí, nhờ giáo viên thiếu kinh nghiệm đi sinh hoạt hộ, khiến mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng trở nên lỏng lẻo. KẾT LUẬN Để khắc phục thực trạng trên và hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục kỉ cương, thân thiện, hiệu quả, ngoài những biện pháp mà các nhà trường đã và đang triển khai thực hiện, tác giả bài viết cho rằng Đại học Thái Nguyên cần xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức và sinh viên Đại học Thái Nguyên. Trong môi trường giáo dục đại học, Bộ quy tắc ứng xử có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu việc hoàn thiện và triển khai áp dụng được tiến hành triệt để thì Bộ quy tắc sẽ là một công cụ tạo khả năng minh bạch hóa các hành vi trong các mối quan hệ trong nhà trường, đồng thời là khung tham chiếu giúp mọi cá nhân nhận diện, phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo lí, đạo đức nghề nghiệp để phòng tránh và kịp thời lên án. Tuy nhiên, để nội dung Bộ quy tắc thực sự khách quan và phù hợp với tất cả các đơn vị thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên thì cần có sự quan tâm, chỉ đạo và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, viên chức, phụ huynh và sinh viên. Những nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập đến trong những bài viết sau.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên - Phạm Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186 181 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Phạm Kim Thoa* Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Văn hóa ứng xử trong học đường là vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Hiện nay, một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập và hành vi, thái độ ứng xử trong nhà trường chưa chuẩn mực. Đây là vấn đề đáng lo ngại của các nhà quản lí giáo dục và toàn xã hội. Bài báo này trình bày về kết quả khảo sát thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Văn hóa ứng xử, hành vi, thái độ, sinh viên, cán bộ, viên chức, bộ quy tắc, xây dựng, Đại học Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Những năm gần đây, ý thức học tập, rèn luyện sút kém và hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hóa trong nhà trường của một bộ phận sinh viên là một vấn đề đáng lo ngại của các nhà quản lí giáo dục và toàn xã hội. Đó là hiện tượng sinh viên vi phạm các nội quy, quy định, quy chế như: thiếu lễ phép với thầy cô và cán bộ, viên chức trong nhà trường, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp với bạn bè chưa phù hợp, nghỉ học tự do, không trung thực trong học tập, thi cử, Văn hóa ứng xử trong nhà trường là một vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo; tinh thần làm việc của cán bộ, viên chức; ý thức, thái độ học tập, rèn luyện của sinh viên mà còn tác động đến tư tưởng của các bậc phụ huynh và dư luận xã hội. Vì vậy giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói riêng và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói chung là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của tập thể cán bộ, viên chức toàn Đại học. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp các em hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức, đạo lí làm người để từ đó có những hành vi ứng xử tốt đẹp hơn. * Tel: KHÁI NIỆM VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan niệm về văn hóa ứng xử, văn hóa học đường, văn hóa ứng xử trong nhà trường, ví dụ: - “Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian)”[3]. -“Văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp"[1]. -“Văn hóa ứng xử trong nhà trường là những biểu hiện hoạt động của mỗi cá nhân (hoặc nhóm người), được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ, sự giao tiếp và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động giáo dục hằng ngày”[2]. Những quan niệm trên cho thấy văn hóa ứng xử là cách ứng xử của những người trong cùng một cộng đồng với nhau và với môi trường xung quanh. Còn văn hóa ứng xử trong nhà trường thì được hiểu cụ thể hơn, đó không chỉ là cách thể hiện thái độ, hành động, Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186 182 lời nói của các thành viên trong nhà trường với nhau mà còn với mọi người xung quanh, với cảnh quan môi trường, với hoạt động dạy và học,... Vì vậy, chúng tôi cho rằng Văn hóa ứng xử trong nhà trường là những chuẩn mực đạo đức quy định cách giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường với nhau (cụ thể, đó là thái độ giảng dạy, thái độ làm việc, thái độ học tập và tiếp thu kiến thức, là cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan, môi trường của cán bộ, viên chức và sinh viên), đồng thời, là cách giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường với khách và phụ huynh. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN Mục tiêu, phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian khảo sát và phương pháp xử lí số liệu điều tra Mục tiêu và phạm vi khảo sát Hiện nay, trong các trường đại học luôn tồn tại hai nhóm sinh viên: một bên là những sinh viên có ý thức, thái độ học tập tích cực, chủ động, có nhận thức đúng đắn về đạo lí thầy trò, về lễ nghi phép tắc; một bên là những sinh viên có hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có ý thức, thái độ học tập đáng lên án như chây ỳ, ỷ lại, thờ ơ, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Với mục tiêu tìm ra những biện pháp khắc phục thiết thực nhất góp phần xây dựng môi trường giáo dục kỉ cương, lành mạnh, thân thiện và hiệu quả, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát về các hành vi vi phạm văn hóa ứng xử trong nhà trường của sinh viên, qua đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử kém văn hóa của sinh viên hiện nay. Nội dung khảo sát Phiếu điều tra về “Văn hóa ứng xử trong học đường của sinh viên” sử dụng kết hợp hai loại câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở với nội dung đan xen và xoay quanh một số vấn đề sau: Lễ nghi, phép tắc có thực sự cần thiết trong các trường chuyên nghiệp? Hiện nay, sinh viên ứng xử với cán bộ, giảng viên, nhân viên và bạn bè như thế nào? Lí do sinh viên không chào thầy cô? Sinh viên bình luận về cán bộ viên chức như thế nào trong và ngoài Facebook? Những biểu hiện tiêu cực trong thi cử? Những lỗi sinh viên mắc phải trong giao tiếp và trong học tập? Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan khiến văn hóa học đường đang có biểu hiện đi xuống? Biện pháp khắc phục tốt nhất là gì? Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là sinh viên các khóa K8, K9, K10, K11 của các khoa: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Khoa Công nghệ Tự động hóa, Khoa Công nghệ Điện tử truyền thông của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên. Số lượng phiếu phát ra là 750, số phiếu thất lạc là 82, số phiếu được khảo sát là 668. Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2013 Phương pháp xử lí số liệu điều tra Vì phiếu điều tra có sử dụng kết hợp cả hai loại câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở nên chúng tôi xử lí số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê, phân loại. Kết quả khảo sát Số liệu khảo sát trong bảng trên sau khi quy về giá trị tương đối (%) được thể hiện dưới dạng biểu đồ hình cột. Trong biểu đồ, trục tung thể hiện số phần trăm trên tổng số 668 sinh viên được khảo sát; trục hoành thể hiện hành vi vi phạm. Hình 1. Biểu đồ mức độ vi phạm quy chế, quy định của sinh viên trong nhà trường Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186 183 Bảng 1. Kết quả khảo sát một số vi phạm của sinh viên trong nhà trường STT Hành vi vi phạm Số phiếu Tỷ lệ phiếu 1 Nghỉ học tự do 234/668  35% 2 Đi học muộn (hoặc thường xuyên đi học muộn) 227/668  34% 3 Nhờ người đi điểm danh 117/668  17,5% 4 Trốn học sau khi điểm danh 240/668  36% 5 Ra vào lớp học không xin phép giáo viên 73/668  11% 6 Chưa thực hiện tốt văn hóa chào hỏi 447/668  67% 7 Gây áp lực với giảng viên trẻ 97/668  14,5% 8 Cử chỉ và ngôn ngữ khi giao tiếp không phù hợp 387/668  58% 9 Nói leo, làm việc riêng trong giờ học, ngủ gật 374/668  56% 10 Sử dụng điện thoại trong giờ học 220/668  33% 11 Gian lận trong thi cử 471/668  70,5% Biểu đồ cho thấy, một số hành vi vi phạm phổ biến của sinh viên hiện nay là gian lận trong thi cử (chiếm  70,5%), không tập trung học tập (chiếm 56%), giao tiếp kém (chiếm  58%), thiếu lễ phép (chiếm  67%); một số hành vi vi phạm với tỉ lệ thấp hơn nhưng có ảnh hưởng lớn đến tinh thần, thái độ và kết quả học tập của sinh viên đó là nghỉ học tự do (chiếm  35%), đi học muộn (chiếm  34%), sử dụng điện thoại trong giờ học (chiếm  33%), nhờ người điểm danh (chiếm  17,5%), gây áp lực với giảng viên trẻ (chiếm 14,5%), ra vào lớp không xin phép (chiếm  11%). NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân chủ quan Do nhận thức Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của chính sinh viên. Vì nhận thức xã hội chưa đầy đủ, chưa đúng đắn, cộng thêm sự thiếu bản lĩnh nên một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập, rèn luyện; thái độ, hành vi trong giao tiếp chưa chuẩn mực. Do chất lượng đầu vào Hiện nay, nhiều sinh viên có điểm đầu vào không cao. Điều đó không những ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận kiến thức chuyên môn sâu mà còn là một trong những nguyên nhân của thái độ học tập kém. Nguyên nhân khách quan Do hiệu quả của giáo dục trong gia đình và trường phổ thông còn hạn chế - Sự giáo dục chưa hiệu quả từ gia đình: Chúng ta biết rằng gia đình là nền tảng văn hóa của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc phụ huynh đều cư xử đúng mực và có biện pháp giáo dục con cái một cách hiệu quả, thậm chí, có những em còn bị ảnh hưởng xấu từ chính gia đình. - Sự giáo dục chưa hiệu quả từ trường phổ thông: Cuộc sống hiện đại ngày càng coi trọng việc tạo ra của cải vật chất và chú trọng sinh lời trong đầu tư, kinh doanh, phát triển nên các môn học về khoa học tự nhiên ngày càng được hầu hết các trường phổ thông coi trọng, ngược lại, các môn học chuyên ngành khoa học xã hội càng lúc càng không được ưa chuộng như môn Giáo dục công dân, Lịch sử, Ngữ văn, Do đó, giáo dục nhân cách cho học sinh trong các cấp học cũng dần bị coi nhẹ theo xu hướng này. Do sự tác động từ môi trường bên ngoài Hằng ngày, các em phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài với rất nhiều hiện tượng tiêu cực của xã hội, tiếp nhận biết bao thông tin không lành mạnh từ những đối tượng xấu, những ấn phẩm đồi trụy, từ những thông tin truyền miệng đến những thông tin cập nhật thường xuyên trên mạng Internet. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức xã hội, đến tư tưởng, niềm tin của các em vào thế hệ đi trước. Do sự hạn chế của công tác giáo dục ở trường đại học Điều này thể hiện ở hai nguyên nhân sau: Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186 184 * Nhà trường chưa có biện pháp quản lí chặt chẽ và chưa xử lí kiên quyết các vi phạm nên quy chế, quy định, nội quy chưa phát huy hết tác dụng - Có tới 61% phiếu (trả lời cho câu hỏi mở) cho rằng kỉ luật của nhà trường còn thiếu nghiêm khắc, thiếu sự kiểm tra giám sát của các phòng ban chức năng. Việc xử lí các trường hợp vi phạm chưa thực sự triệt để khiến sinh viên và một số cán bộ, giảng viên, nhân viên chưa nghiêm túc thực hiện quy chế, quy định, nội quy, do đó các văn bản này chưa phát huy được hết tác dụng. Ví dụ: Quy định về thái độ học tập, làm việc; về giờ giấc; hành vi ứng xử; về mặc đồng phục, đeo thẻ; Quy chế thi, kiểm tra, * Cán bộ, viên chức chưa thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo - Thầy cô chưa thực sự tâm huyết với công tác giáo dục và đào tạo: Bên cạnh rất nhiều giảng viên luôn đề cao nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tư tưởng và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho người học, hiện nay vẫn còn một số giảng viên có những biểu hiện không tốt về đạo đức nghề nghiệp, chưa tâm huyết với nghề. Chẳng hạn, trước những biểu hiện xấu của người học, họ thờ ơ, cho qua, không nhắc nhở hoặc xử lí nghiêm khắc; để sinh viên thích thì học, không thích thì thôi. Đồng thời có cả những giảng viên chưa chuyên tâm vào công tác chuyên môn, chỉ dạy lí thuyết mà chưa có nội dung thực hành khiến các em không phục. Thực tế cho thấy, người học có tập trung trong giờ học hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và phương pháp giảng dạy của người thầy. Nhưng vẫn còn những thầy cô có nghiệp vụ sư phạm hạn chế, phương pháp truyền đạt kiến thức chưa phù hợp, chưa tạo được không khí sôi nổi trong giờ học để thu hút sự chú ý của sinh viên. - Thầy cô chưa nêu gương về văn hóa ứng xử: Với lỗi vi phạm quy định về giờ giấc lên lớp như nghỉ học tự do, đi học muộn, trốn tiết, sinh viên cho rằng ngoài lí do ý thức học của sinh viên kém còn có một lí do khác, đó là có một số giảng viên chưa thực hiện nghiêm giờ lên lớp, chẳng hạn: vào muộn nhưng không xin lỗi học sinh, có chuông báo hết giờ nghỉ giải lao không vào lớp ngay, thậm chí còn có giảng viên để sinh viên ngồi chơi không cả giờ. Một số giảng viên khác thì không xử lí nghiêm một số hành vi vi phạm như: biết học trò nghỉ học tự do quá quy định nhưng vẫn cho thi, học trò đi học quá muộn vẫn cho vào lớp, học trò đi muộn thường xuyên vẫn không nhắc nhở, không xử lí nghiêm những người trốn học sau khi điểm danh. Với lỗi vi phạm quy định về thái độ học tập, một số ý kiến cho rằng họ không tập trung nghe giảng không chỉ vì họ a dua theo các bạn khác mà còn có lí do khác, đó là có những sinh viên làm việc riêng trong giờ học nhưng không bị thầy cô xử lí. Đối với những hành vi không tôn trọng giảng viên, các em cho rằng có một vài thầy cô cũng chưa có thái độ ứng xử chuẩn mực, nhiều lúc không tôn trọng người học bằng việc thể hiện thái độ khinh miệt hoặc quát mắng một cách thái quá, không những không thể hiện thái độ thân thiện, không sẵn sàng giúp đỡ mà còn gây áp lực, gây “khó dễ” cho học trò. Về những biểu hiện thiếu lễ phép của sinh viên, một số em chia sẻ (trong phiếu điều tra): có ba lí do khiến các em chưa thực hiện tốt “văn hóa chào hỏi”, đó là: ngại chào thầy cô vì sợ bạn chế nhạo; thầy cô không nhận ra mình nên không chào; nhiều lần chào hỏi nhưng một số thầy cô không thể hiện thái độ gì nên không chào nữa. Thậm chí có ý kiến tiêu cực còn cho rằng nguyên nhân là do những thầy cô đó vi phạm đạo đức nghề nghiệp nên không xứng đáng nhận được lời chào. - Cán bộ, viên chức chưa nêu gương trong việc thực hiện quy chế thi, kiểm tra: Theo phản hồi của sinh viên, hiện nay, một số nhân viên phòng ban và một số giảng viên Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186 185 còn gây áp lực với sinh viên, sau đó gợi ý để sinh viên đến thăm, đưa “quà”. Khóa trước đồn khóa sau, trường này đồn trường khác dẫn đến hiện tượng sinh viên gọi điện, nhắn tin hoặc gặp trực tiếp cán bộ, viên chức để “chạy điểm”. Ngoài ra, một số thầy cô khác không có biểu hiện xấu nhưng khi đón nhận thông tin lại không có ý kiến phản đối cũng làm cho sinh viên lầm tưởng là rất nhiều cán bộ, viên chức có biểu hiện xấu, khiến họ có thái độ coi thường đội ngũ nhân viên, giảng viên. Bên cạnh đó, ở một số trường đại học còn có những giảng viên bất chấp đạo đức nghề nghiệp, quá coi trọng vật chất và nhu cầu của bản thân nên dám ngang nhiên “ra giá” với học trò, vì vậy, sinh viên và gia đình các em lầm tưởng rằng “học đại học là như thế cả”, là “học trò cần điểm, giảng viên cần tiền”. Trả lời về những lỗi vi phạm quy chế thi, kiểm tra, sinh viên cho rằng “nếu chúng em không quay cóp thì sẽ thiệt vì nhiều bạn khác đều quay cóp cả...”. Có phiếu cũng phản hồi rằng em rất bất bình đối với một số ít cán bộ, giảng viên làm lộ đề và một số cán bộ coi thi chưa xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm nên đã tạo nên một môi trường thi cử không công bằng, thiếu văn hóa, tạo tiền lệ xấu trong môi trường giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: Từ trước đến nay, giáo viên chủ nhiệm luôn là người gần gũi, quan tâm sát sao đến việc học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay, không phải tất cả các giảng viên được phân công làm công tác này đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Theo phản hồi của sinh viên, một số giáo viên chủ nhiệm cũng chưa có mối quan hệ mật thiết với sinh viên lớp chủ nhiệm, chưa làm tốt nhiệm vụ cố vấn học tập, chưa có tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường giao cho, chẳng hạn đến sinh hoạt lớp một cách miễn cưỡng, không có sự đầu tư cho nội dung sinh hoạt, thậm chí, nhờ giáo viên thiếu kinh nghiệm đi sinh hoạt hộ, khiến mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng trở nên lỏng lẻo. KẾT LUẬN Để khắc phục thực trạng trên và hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục kỉ cương, thân thiện, hiệu quả, ngoài những biện pháp mà các nhà trường đã và đang triển khai thực hiện, tác giả bài viết cho rằng Đại học Thái Nguyên cần xây dựng và ban hành Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức và sinh viên Đại học Thái Nguyên. Trong môi trường giáo dục đại học, Bộ quy tắc ứng xử có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu việc hoàn thiện và triển khai áp dụng được tiến hành triệt để thì Bộ quy tắc sẽ là một công cụ tạo khả năng minh bạch hóa các hành vi trong các mối quan hệ trong nhà trường, đồng thời là khung tham chiếu giúp mọi cá nhân nhận diện, phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo lí, đạo đức nghề nghiệp để phòng tránh và kịp thời lên án. Tuy nhiên, để nội dung Bộ quy tắc thực sự khách quan và phù hợp với tất cả các đơn vị thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên thì cần có sự quan tâm, chỉ đạo và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, viên chức, phụ huynh và sinh viên. Những nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập đến trong những bài viết sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Hạc (2009), Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua giáo dục giá trị, Tạp chí Nghiên cứu Con người - Số 2/2009. 2. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2, Một số biện pháp xây dựng nền nếp văn hóa ứng xử trong nhà trường khoa-hoc/mot-so-bien-phap-xay-dung-nen-nep- van-hoa-ung-xu-trong-nha-truong- 260.html#.UgmaGJKNhwg 3. Tiểu luận “Văn hóa ứng xử, văn hóa nói” (2010). hoa-ung-xu-van-hoa-noi.html Phạm Kim Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 181 - 186 186 SUMMARY A SURVEY ON THE CURRENT STATUS OF THE STUDENTS’ BEHAVIORAL CULTURE IN COLLEGE OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY - TNU Pham Kim Thoa* College of Information and Communication Technology - TNU Behavioral culture in school is a very important issue which has a great influence on the quality of education and training of institutions of higher education. Currently, several students lack of awareness of study, their behavior and attitudes in schools have not met the standards yet. This is a worrying issue to education administrators and to the whole society. This paper presents the results of the survey on the actual situation and the causes of the decline in the behavior and attitudes of several students at Thai Nguyen University of Information and Communication Technology. Keywords: behavioral culture, behavior, attitude, student, staff, official, set of rules, to create, Thai Nguyen University Ngày nhận bài:03/4/2014; Ngày phản biện:23/4/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 Phản biện khoa học: TS. Đoàn Đức Hải – Đại học Thái Nguyên * Tel:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48417_52332_99201510451529_3525_2046532.pdf
Tài liệu liên quan