Vận dụng phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn để xác định và đánh giá chi phí sử dụng vốn của 1 công ty cổ phần đã niêm yết

I I.Khái niệm chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn là giá mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn cụ thể nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư của mình. Chi phí sử dụng vốn bao gồm chi phí trả cho việc sử dụng nợ vay và chi phí trả cho việc đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu dưới các hình thức bổ sung bằng các lợi nhuận chưa phân phối hoặc bổ sung bằng các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp. Trên góc độ của nhà đầu tư thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp và mức sinh lời này phải tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi cung cấp vốn. Trên góc độ của người cần vốn là các dang nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh đẻ đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần không bị sụt giảm . Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bao gồm oanh nghiệp nhà nước thường sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn và với nguồn vốn này doanh nghiệp còn sử dụng nguồn vốn tự bổ sung, trong trường hợp này chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội.Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn liên doanh liên kết hoặc vốn cổ phần thì phải trả lãi cho người góp vốn và trả lợi tức cổ phần cho cổ đông. Chi phí sử dụng nợ phải trả: Nếu sử dụng vốn vay ngân hàng thì phải trả lãi vay,nếu sử dụng nợ do phát hành trái phiếu thì phải trả cho trái chủ một khỏan lợi tức nhất định như lãi suất đã được ghi trên trái phiếu. Chi phí sử dụng vốn đóng vai trò như là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng lượng vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng hôm nay với các khỏan (gốc và lãi) mà doanh nghiệp phải trả cho chủ sở hữu một nguồn vốn nào đó trong tương lai.Trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm chi phí. Để giảm được chi phí sử dụng vốn thì trước hết ta cần phải lượng giá nó. Lý thuyết và thực tế đã chứng minh các khó khăn trong tính tóan và quản lý các chi phí này,bởi vì nó phụ thuộc vào quá nhiều các yếu tố:Như tính mạo hiểm của việc sử dụng vốn,lãi suất của các khỏan nợ phải trả,cấu trúc tài chính của doanh nghiệp,chính sách phân phối lợi nhuận cho vốn góp.Vì vậy khi tính toán chi phí sử dụng vốn phải chấp nhận một tầm nhìn xa và cần phải xác định trên cở sở xem xét xem xét các chi phí vốn ở hiên tại chứ không phải dựa vào chi phí trong quá khứ. II.Chi phí sử dụng vốn vay 1.Chi phí sử dụng vốn cổ phần Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi được xem như là một lọai nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong một doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức cố định như đã công bố với thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phần

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn để xác định và đánh giá chi phí sử dụng vốn của 1 công ty cổ phần đã niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành cổ phiếu mới g: Tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm trong cổ tức Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư theo mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) ri = Rf + βi (Rm - Rf) Trong đĩ: ri :tỷ suất sinh lời hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i Rf: Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro Rm: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thị trường là tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường của các tài sản βi :hệ số rủi ro của cổ phiếu i 3. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) Vốn của một Cơng ty hay của một dự án được huy động từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. Mỗi một nguồn vốn địi hỏi một tỷ suất sinh lời khác nhau. Đối với nhà cho vay thì yêu cầu của họ là lãi suất, đối với vốn chủ sở hữu thường cĩ suất sinh lời cao hơn do rủi ro cao hơn. Trong trình tự thanh khoản, vốn chủ sở hữu nằm ở vị trí sau cùng, khoản nợ vay được ưu tiên nhận trước. WACC là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính tốn dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. WACC của doanh nghiệp cịn được gọi là tỷ suất sinh lợi địi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đĩ, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. WACC được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dịng tiền từ các dự án cĩ mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Cịn nếu dự án cĩ mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ địi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đĩ. Và ngược lại. Trong doanh nghiệp luơn luơn sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Vì vậy,cần phải xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của tất cả các nguồn vốn đĩ. Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cấu trúc vốn mà thay đổi thì chi phí sử dụng vốn bình quân cũng thay đổi theo. WACC =(E/V)* rE+ (Cf/V)* rE+(D/V)* rdt *(1- t) Hoặc WACC = Σ Wi* ri Trong đĩ: WACC:chi phí sử dụng vốn bình quân E :vốn chủ sở hữu bao ham cổ phiếu thường va lợi nhuận lãi đầu tư f : vốn tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi E :chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bao hàm chi phí sử dụng cổ phiếu thường và chi phí sử dụng lợi nhuận tái đầu tư V : tổng nguồn vốn hay tổng số vốn huy động từ các nguồn tài trợ ri : chi phi sử dụng vốn của vốn i Wi :tỷ trọng của nguồn vốn I trong tổng nguồn tài trợi : nguồn tài trợ tinh theo thứ tự (i=1,n ) Cấu trúc vốn lịch sử so với mục tiêu: -Tỷ trọng tính theo cấu trúc vốn lịch sử là tỷ trọng theo giá trị sổ sách hay giá trị thị trường dựa trên cấu trúc vốn thực tế. - Tỷ trọng tính theo cấu trúc vốn mục tiêu cũng được dựa trên giá trị sổ sách hay giá trị thị trường nhưng nĩ phản ánh tỷ trọng trong một cấu trúc vốn kỳ vọng của doanh nghiệp. 4 Chi phí cận biên sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn biên tế(MCC): Là chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp gắn liền với một đồng tài trợ tăng thêm . Qui mơ tăng thì chi phí sử dụng vốn bình quân cũng tăng . Để tính tĩan chi phí sử dụng vốn biên tế cần xác định điểm gãy, là điểm mà tại đĩ khi tổng quy mơ các nguồn tài trợ vượt quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ thành phần sẽ gia tăng. Cơng thức: BPji = ACji Wj Trong đĩ: BP ji: Điểm gãy cho nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i ACji : Tổng số vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i W j : Tỷ trọng của nguồn tài trợ thành phần j trong cơ cấu tổng các nguồn tài trợ Đường cơ hội đầu tư (IOS): Tại bất kỳ thời điểm nào đĩ,một doanh nghiệp luơn cĩ sẵn những cơ hội đầu tư mới .Những cơ hội đầu tư này khác nhau về kích cỡ hay qui mơ vốn đầu tư,khác nhau về tỷ suất sinh lợi và rủi ro. Đường cơ hội đầu tư là đồ thị tập hợp phản ánh IRR các dự án của doanh nghiệp( ưu tiên các IRR cao nhất) Tĩm lại: Mỗi nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng đều phải trả nguồn chi phí cho việc sử dụng vốn đĩ.Khỏan chi phí này được gọi là chi phí sử dụng vốn.Chi phí này cĩ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng vốn vay .Do vậy các doanh nghiệp luơn sử dụng nhiều nguồn vốn với nhau sao cho chi phí sử dụng vốn thấp nhất nhưng đạt được lợi nhuận cao nhất. Phần 2 THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO SAO THẾ GIỚI Vốn là điều kiện khơng thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các cơng ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, việc quản lý vốn được xem xét dưới gĩc độ hiệu quả, tức là xem xét sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng của các nhân tố khách Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang trong giai đoạn chịu sự biến động rất lớn của nền kinh tế thị trường nên rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh khơng chỉ để tồn tại, thắng trong cạnh tranh mà cịn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Một thực trạng nữa hiện nay các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay, nhìn chung vốn được cấp nhỏ bé so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên miên.. gây căng thẳng trong quá trình kinh doanh và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình Cơng ty Cổ Phần Quảng Cáo Sao Thế Giới là một cơng ty cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đĩ, là một cơng ty thương mại chuyên sâu về lĩnh vực truyền thơng, cơng ty cĩ tỷ lệ vốn lưu động trong vốn kinh doanh chiếm một tỷ lệ lớn. Cơng ty đang cĩ kế hoạch mở rộng hơn nữa hoạt động xuất kinh doanh của mình, thì việc quan tâm đến cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn được coi là một vấn đề nĩng bỏng đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp của cơng ty. I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO SAO THẾ GIỚI 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty CP Quảng Cáo Sao Thế Giới. 1.1.Lịch sử hình thành Năm 2003: Thành lập Cơng ty TNHH Quảng cáo Sao Thế Giới Năm 2005: Đa dạng và chuyên nghiệp hĩa sản phẩm và dịch vụ. Định hướng là cơng ty truyền thơng hàng đầu Việt Nam Năm 2006: Bắt đầu sản xuất phim và các chương trình truyền hình. Đầu tư khai thác các kênh truyền hình cáp quốc tế. Năm 2008: Chuyển đổi thành Cơng ty Cổ phần Sao Thế Giới và đầu tư khai thác kênh Radio FM Bình Dương tầng số 92.5MHz. Năm 2009: phát triển kênh Radio mới là Sài Gịn Radio được phủ sĩng trên tồn quốc. Trụ sở chính là: 3A3 Hiền Vương, P. Phú Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM Tel: (08) 35172282 Fax: (08) 35172209 Giấy phép kinh doanh: 4102017392 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp Mã số thuế: 0303031053 1.2 Tình hình kinh doanh và nhân sự Cán bộ cơng nhân viên: 41 nhân viên Thuộc Top 3 cơng ty sản xuất phim truyền hình cung cấp cho Đài Truyền Hình HTV và phân phối cho các Đài tỉnh khác. Nằm trong Top 10 Agency của HTV Là một trong những cơng ty quảng cáo hàng đầu ở Việt Nam cung cấp cho hơn 150 doanh nghiệp trong và ngồi nước với các dịch vụ: Tư vấn chiến lược, các dịch vụ media, tổ chức sự kiện, quan hệ cơng chúng, sản xuất phim truyện 1.3 Chức năng kinh doanh Sản xuất phim truyền hình Sản xuất chương trình truyền hình Media: bao gồm khai thác quảng cáo trên các đài truyền hình, báo chí Cable: hệ thống cáp HTVC gồm 2 kênh phim quốc tế: Starmovie, Cinemax (độc quyền khai thác quảng cáo), va 7 kênh HTVC Việt: HTVC Thuần Việt, HTVC Phụ Nữ, HTVC Gia Đình, HTVC Phim, HTVC Ca nhạc, HTVC Du lịch & cuộc sống và HTVC plush Radio FM Bình Dương 92.5MHz Tổ chức sự kiện Ø Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Cty cổ phần quảng cáo Sao Thế Giới * Quan điểm xây dựng thương hiệu * Nhận thức của ban lãnh đạo - Để cĩ một thương hiệu đĩ là điều hết sức cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và cơng ty quảng cáo Sao Thế Giới khơng ngoại trừ điều đĩ. Tuy nhiên để cĩ một thương hiệu Sao Thế Giới là chuyện khơng dễ dàng đối với ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của cơng ty, tốn kém về mọi mặt, tài chính lẫn sức lực, song song với việc xây dựng thương hiệu thì ban lãnh đạo cơng ty phải đưa ra cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn và hợp lý. Trong một thị trường đang nĩng lên về các lĩnh vực quảng cáo, dưới sự cạnh tranh nhiều doanh nghiệp cĩ tên tuổi trên thị trường. Tuy mới bước đầu xây dựng thương hiệu nhưng đã xác định tầm nhìn thương hiệu “Trở thành một cơng ty truyền thơng chuyên nghiệp hàng đầu mà ở đĩ khách hàng sẽ được cung ứng đầy đủ các dịch vụ quảng cáo khi cĩ nhu cầu” cịn lại những vấn đề khác như tài chính dành cho phát triển thương hiệu, đào tạo nhân viên, sự phối hộp giữa các bộ phận vẫn chưa xác định. Ø Chiến lược xây dựng thương hiệu của Cơng ty quảng cáo Sao Thế Giới: được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: tháng 8/2003 – 2005: sau hơn một năm thành lập với những mục tiêu sau: Giới thiệu tới các khách hàng về cơng ty quảng cáo Sao Thế Giới Tạo mối quan hệ với khách hàng thơng qua những sản phẩm dịch vụ Cơng ty thường gửi các thư hoặc mail chúc mừng tới các khách hàng của mình khi tham gia các sản phẩm dịch vụ của cơng ty thành cơng, và đạt hiệu quả cao, trong thư chúc mừng cĩ Logo và câu Slogan của cơng ty. Nhằm mục đích nhận diện về Logo cũng như câu Slogan của cơng ty. Xây dựng đặc tính thương hiệu và định vị thương hiệu + Đặc tính thương hiệu: Với phương châm “Mọi hoạt động hướng về lợi ích của khách hàng” cơng ty nổ lực hết mình thực hiện phương châm đĩ, và lợi dụng lợi thế của mình là cĩ mối quan hệ tốt với các Báo Đài và các tổ chức khác nên cĩ thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng với bất kì dịch vụ nào khi khách hàng chọn cơng ty Sao Thế Giới là đối tác của mình. + Định vị: Cơng ty Sao Thế Giới chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thơng hồn hảo, mới mẻ, hấp dẫn và hiệu quả giúp nâng cao tính cạnh tranh, khả năng nhận diện, quảng bá sản phẩm đến mọi đối tượng khách hàng. Giai đoạn 2: từ năm 2006 – 2007 với những gì đã làm ở giai đoạn một thì giai đoạn hai là “đa dạng hĩa sản phẩm dịch vụ, mở rộng khách hàng mới và chăm sĩc khách hàng củ”, cụ thể như sau: - Đa dạng hĩa sản phẩm dịch vụ: Năm 2006 World Star bắt đầu khai thác quảng cáo trên hệ thống cáp HTVC gồm các kênh phim nước ngồi: Starmovie, Cinemax (Worldstar độc quyền) và các kênh HTVC Việt: HTVC Thuần Việt, HTVC Phụ Nữ, HTVC Gia Đình, HTVC Phim, HTVC Ca nhạc, và HTVC plush. Với số lượng thuê bao tăng nhanh chĩng mặt (200.000 thuê bao năm 2006 và khoảng 450.000 thuê bao năm 2008) và chi phí quảng cáo thấp HTVC dần khẳng định là một trong những kênh quảng cáo hiệu quả gĩp phần làm tăng sự nhận biết của các thương hiệu đối với người tiêu dùng. Năm 2006 cũng là năm mà WorldStar bắt đầu sản xuất phim và chương trình truyền hình. Hàng năm WorldStar cung cấp khoảng 200 tập phim với thể loại đa dạng cho Đài truyên hình TP.HCM trờ thành một Top ba cơng ty sản xuất phim truyền hình (sau TFS và M&T Pictures). Trong mỗi tập phim sẽ cĩ sự xuất hiện tên của đơn vị sản xuất (Cơng ty CP quảng cáo Sao Thế Giới) và logo của Worldstar sẽ giúp ít cho cơng ty trong việc nhận diện thương hiệu. - Mở rộng khách hàng mới và chăm sĩc khách hàng củ: Dịch vụ quảng cáo được coi là cĩ chất lượng khi nĩ phải mang tính sáng tạo, nĩi lên được ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn truyền tải trên đĩ và được người tiêu dùng cũng như khách hàng chấp nhận. Khi dịch vụ cung ứng được khách hàng chấp nhận thì phía WorldStar thường xuyên chăm sĩc khách hàng đĩ bằng cách gọi điện thoại, mail, hoặc set-up các cuộc gặp trực tiếp để tạo mối quan hệ lâu dài, từ những khách hàng như vậy thì sẽ cĩ nhiều khách hàng mới. Giai đoạn 3: từ năm 2008 – 2009 Năm 2008 chuyển đổi từ Cơng ty TNHH quảng cáo Sao Thế Giới thành Cơng ty cổ phần quảng cáo Sao Thế Giới Nắm bắt được tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khĩ khăn, các cơng ty sẽ cắt giảm khá nhiều ngân sách quảng cáo. Bên cạnh đĩ cùng với các phương tiện truyền thơng khác, radio đã dần khẳng định là một trong những kênh quảng bá tiếp thị tốt nhất, làm thay đổi thĩi quen mua sắm của người tiêu dùng vì vậy vào tháng 6/2008 Sao Thế Giới kí hợp đồng hợp tác với Đài Phát Thanh – Truyền Hình Bình Dương để khai thác quảng cáo trên kênh Radio FM Bình Dương 92.5Mhz. FM Bình Dương luơn được đánh giá là một kênh FM mạnh trong số ít kênh FM tại Việt Nam. Với độ phủ sĩng rộng, bán kính phủ sĩng từ 150 – 200km gồm một lương lớn dân cư trong vùng phủ sĩng (trên 25 triệu người) và chi phí quảng cáo thấp thì FM Bình Dương đang thu hút được rất nhiều khán thính giả quan tâm và là kênh quảng bá hữu hiệu cho các doanh nghiệp đến với bạn nghe đài. Bên cạnh đĩ, hiện tai cơng ty đang đầu tư vào một kênh Radio mới là “Sài Gịn Radio” sẽ được phủ sĩng trên tồn quốc. Với cơng nghệ thiết bị hiện đại va đội ngủ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, “Sài Gịn Radio” được định hướng trở thành một trong những kênh FM lớn nhất Việt Nam 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơng ty Cổ Phần Quảng Cáo Sao Thế Giới BAN GIÁM ĐỐ Phịng kế tốn Phịng phân phối phim Phịng thiết kế Phịng nhân sụ Phịng chương trình Phịngkinh doanh Phịng media Phịng dịch vụ khách hàng 3.Chức năng các phịng ban 3.1 Ban giám đốc: - Giám đốc cơng ty quảng cáo Sao Thế Giới: + Chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơng ty. + Đưa ra chiến lược, biện pháp hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thị trường, đối tác…nhằm để đạt mục tiêu lợi nhuận và phát triển theo mục tiêu của cơng ty. + Người trực tiếp gặp gỡ với các đối tác cao cấp - Phĩ giám đốc: trợ giúp cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động quản lý, kinh doanh của cơng ty. Gặp gỡ các đối tác khi Giám đốc bận việc và cĩ quyền kí các hợp đồng. 3.2 Phịng nhân sự : Phịng nhân sự tham mưu cho Ban Giám Đốc về cơng tác hành chính, nhân sự và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về các cơng việc thuộc chức năng nhiệm cụ của mình như: tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân sự, kiểm tra việc chấp hành nội quy và quy chế của nhân viên… Duy trì và nâng cao nhân sự của cơng ty bằng cách lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chính sách, chương trình và phương thức về nhân sự và mối quan hệ với nhân viên Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận tồn cơng ty 3.3 Phịng kinh doanh: Phịng kinh doanh chiếm một đội ngủ nhân viên khá đơng gồm 7 người trong đĩ cĩ một trưởng phịng, 6 thành viên cịn lại chia thành hai nhĩm . Chức năng của các thành viên trong phịng kinh doanh . Trưởng phịng: cĩ nhiệm vụ tư vấn, tham mưu và hỗ trợ cho ban giám đốc về các kế hoạch đưa ra theo từng giai đoạn gồm: chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận… từ đĩ trưởng phịng cĩ nhiệm vụ truyền đạt lại cho nhân viên mình và cùng nhau thực hiện kế hoạch đĩ Đơn đốc cũng như phân cơng cơng việc, đào tạo hướng dẫn và đánh giá kết quả thực hiện của nhân viên trong Phịng. Bên cạnh đĩ trưởng phịng cịn chịu trách nhiệm đi gặp gỡ những khách hàng cao cấp. Các thành viên trong nhĩm triển khai những kế hoạch của chương trình. Nhĩm khách hàng trực tiếp: Tìm kiếm khách hàng mới cũng như chăm sĩc khách hàng củ tư vấn cho khách hàng về các kênh quảng cáo hiện tại, bên cạnh đĩ cịn giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Đưa ra các biện pháp nhằm giúp gia tăng doanh số Nhĩm khách hàng là các cơng ty quảng cáo khác: Chú trọng vào việc chăm sĩc các khách hàng hiện tại là các cơng ty quảng cáo, lập kế hoạch quảng cáo và tư vấn cho khách hàng. Theo dõi chu kỳ kế hoạch quảng cáo của khách hàng để lên kế hoạch tiếp cận. 3.4 Phịng Media - Planing: Nhận thơng tin từ khách hàng hoặc các phịng ban khác Làm proposal/plan Gửi media director duyệt Gửi khách hàng (sau khi được duyệt bởi Media Director) Theo dõi để lấy được approval của khách hàng Chuyển giao plan được khách hàng approved qua booking team. - Booking Nhận plan từ khách hàng hoặc các phịng ban khác Làm lịch book Duyệt băng/đĩa Theo dõi để lấy được confirmed của Báo/Đài Confirm lịch book cho khách hàng Monitoring Đối chiếu + báo cáo doanh số cuối tháng + hỗ trợ thu hồi cơng nợ với phịng kế tốn. - Buying Báo đài: tạo mối quan hệ tốt với Báo Đài để hợp tác, trao đổi phim, tài trợ…mang vềcơ hội tốt và mức giảm giá tốt cho cơng ty. Agency, media owner: tạo mối quan hệ tốt để thương lượng mức giảm giá - gửi offer + handle để mang doanh số về Đối với cơng ty khác: Làm kế hoạch sale thời lượng của cơng ty đĩ Quản lý, thống kê thời lượng của cơng ty đĩ Update mức giảm giá Gửi offer cho planer, sale dept. Theo dõi hợp đồng Cập nhật các phương tiện truyền thơng mới Báo cáo ban giám đốc tình hình, doanh số booking 3.5 Phịng Dịch vụ khách hang (Account services) Quản lý tất cả các mảng của hoạt động của dịch vụ khách hàng (full services) Hoạch định chiến lược chăm sĩc khách hàng Follow up và chăm sĩc khách hàng củ (khách hàng lớn và long-term) Phát triển khách hàng mới Tăng doanh số Liên lạc, meeting, presentation với khách hàng Quản lý quy trình chăm sĩc khách hàng Xây dựng và khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sĩc khách hàng Lắng nghe những ý kiến và giải quyết những khiếu nại của khách hàng 3.6 Phịng chương trình: phụ trách chình về mảng phát triển kinh doanh chương trình Lập và thực hiện các kế hoạch events cho từng dự án và giai đoạn Đề xuất các chương trình events phù hợp và khả thi Lập mối quan hệ và làm việc với các cơ quan truyền thơng, hữu quan để xin phép. Tổ chức event, hội nghị, hội thảo, họp báo… Chịu trách nhiệm về nội dung, cập nhật, tố chức. thực hiện các chương trình Lập proposal chi tiết cho chương trình TV games Giám sát và tố chức thực hiện các chương trình TV games theo từng giai đoạn cụ thể Làm cầu nối giữa cơng ty – nhà sản xuất và nhà tài trợ Đàm phám, thương lượng và điều chỉnh nội dung theo yêu cầu Tìm kiếm, liện hệ với các đối tác nước ngồi để mua bán, trao đổi bản quyền, chương trình, format… Xây dựng các gĩi tài trợ cho chương trình bản quyền Xây dựng các đề án trình Đài, đưa được chương trình vào đài, lấy khung giờ - Production: phụ trách chính về mảng sản xuất Phụ trách nội dung cho các chương trình: kịch bản, văn nghệ… Phối hợp và làm việc với các nhà sản xuất và đạo diễn để lên ý tưởng nội dung. Quản lý và phối hợp với nguồn cộng tác bên ngồi Chịu trách nhiệm thiết kế, dàn dựng sân khấu, bối cảnh cho các chương trình. Tố chức sản xuất các chương trình đã được duyệt Lên lịch sản xuất dự tốn chi phí, giải trình ban giám đốc và Đài. Liên hệ, lựa chọn, và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp, MC Kiểm sốt và điều tiết ngân sách. - Film Prouction: Viết kịch bản và xử bản phim Đọc, tĩm tắt nội dung, tuyển nhân vật., thơng điệp phim Liệt kê những sản phẩm và ngành hàng tiềm năng phù hợp (chung với sales) Viết proposal cho phim và sắp xếp từng sản phẩm theo trình tự Viết script cho production placement Theo dõi, cập nhật, chỉnh sửa theo order của khách hàng Sản xuất phim Theo dõi tiến độ quay phim, cắt chỉnh sửa… PR phim - Writor/editor Lựa chọn và xử lý kịch bản theo tiến độ và yêu cầ Viết phân cảnh kịch bản cho sp Soan proposal tổng quát và chi tiết Biên kịch (nếu cĩ) Chỉnh sửa kịch bản Tham vấn cho khách hàng về nội dung cần quảng cáo 3.7 Phịng thiết kế: Thiết kế các nội dung poster, catalogue, xử lý hình ảnh hay tài liệu của phịng và của cty Thiết kế hình ảnh theo nội dung proposal của các chương trình theo yêu cầu của các dự án, chương trình của các phịng ban. Khảo sát thực tế và phác thảo tổng quan cho dự án Triển khai và thiết kế chi tiết cho các chương trình Tham vấn cho KH về nội dung thiết kế Theo dõi và cập nhật thơng tin, chương trình cho website… 3.8 Phịng Kế Tốn Tham mưu giúp tổng giám đốc cơng ty xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch tài chính phục vụ cho mục tiêu ,kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn , trung hạn , ngắn hạn hàng năm của cơng ty.Mở sổ kế tốn theo dõi chính xác tồn bộ tài sản,tiền vốn doanh nghiệp quản lí và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hoạch tốn kế tốn,thống kê hiện hành,phản ánh kịp thời tình hình sử dụng.biến động tài sản,vốn. Xây dựng kế hoạch tài chính ,tổ chức triển khai sử dụng vốn. Kiểm tra,kiểm sốt tình hình tài chính tồn cơng ty. Tổ chức việc ghi chép,tổng hợp tính tốn,phản ánh kịp thời chính xác ,trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơng ty. II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN PHẦN QUẢNG CÁO SAO THẾ GIỚI QUA NĂM 2007-2008 1. Phân tích cấu trúc vốn của Công ty Cổ Phần Quảng Cáo Sao Thế Giới Khi phân tích cấu trúc tài chính của một Doanh nghiệp ta phải xem xét đến tất cả sự kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường. Cụ thể đối với công ty đang phân tích, chúng ta cần phải xem xét đến nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn cổ phần. Cấu trúc tài chính của Công ty năm 2007 và 2008 như sau Bảng 1 : Cấu trúc Tài Chính Của Công ty qua hai năm (2007-2008) (Đvt :triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng 1.Vốn cổ phần 25.273 29.65% 25.735 39.14% 462 1.83% 2.Nợ phải trả 59.960 70.35% 40.010 60.86% -19.950 -33.27% Nợ dài hạn 15.101 25.19% 9.923 24.8% -5.178 -34.29% Nợ ngắn hạn 44.859 74.81% 30.087 75.2% -14.772 -32.93% 3.Tổng nguồn vốn 85.233 100% 65.745 100% -19.448 -22.86% Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Qua bảng phân tích trên ta thấy cả hai năm 2007 và 2008 nợ phải trả đều chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cấu trúc vốn (năm 2007 nợ phải trả chiếm đến 70.35%, năm 2007 nợ phải trả tuy có giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao là 60.86% trong tổng nguồn vốn). Về ghi nhận ban đầu, điều này cho chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của Công ty cũng khá cao. Ngoài ra dựa vào bảng phân tích ta thấy rằng tỷ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính năm 2008 đã thay đổi so với năm 2007, cụ thể thay đổi như sau : tỉ trọng nguồn vốn cổ phần từ 29.65% năm 2007 tăng lên 39.14% năm 2008, tỷ trọng nợ phải trả giảm từ 70.35% năm 2008 xuống còn 60.68% năm 2008. Bên cạnh đó ta còn thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2008 cũng đã giảm đi 19.488 triệu đồng hay giảm đi 22.86% so với năm 2007. Vậy tỉ trọng của từng thành phần trong cấu trúc tài chính và tổng nguồn vốn thay đổi là do đâu ? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng : Do vốn cổ phần năm 2008 đã tăng lên 462 triệu do dòng hay tăng 1,83% so với năm 2007 (năm 2007 vốn cổ phần là 25.273 triệu đồng, năm 2008 vốn cổ phần tăng lên là 25.735 triệu đồng). Điều này đã làm tổng nguồn vốn năm 2008 tăng lên 462 triệu đồng. Nhưng do nợ phải trả năm 2008 đã sụt giảm đi rất nhiều, giảm đến 19.950 triệu đồng hay giảm đến 33.27% so với năm 2007 (năm 2007 nợ phải trả là 59.960 triệu đồng, năm 2008 thì nợ phải trả còn 40.010 triệu đồng). Điều này làm cho tổng nguồn vốn cổ phần năm 2008 giảm đi 19.950 triệu đồng. Như vậy tỉ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính thay đổi (tỉ trọng vốn cổ phần của Công ty tăng lên, tỉ trọng nợ phải trả giảm) là do nợ phải trả và cổ phần tăng hay giảm không cùng tốc độ và cùng chiều, cụ thể là vốn cổ phần tăng 1.83% trong khi đó nợ phải trả thì ngược lại giảm đi 33.27%. Ngoài ra, ta thấy rằng tuy năm 2008 vốn cổ phần có tăng lên nhưng do nợ phải trả giảm đi rất nhiều so với vốn cổ phần tăng cho nên vẫn làm tổng nguồn vốn giảm đi so với năm 2007. Tuy nhiên để có thể hiện rõ hiện rõ về tình hình tài chính của Công ty chúng ta sẽ tiếp tục xem xét vốn cổ phần và nợ phải trả thay đổi ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến công ty. Nợ phải trả : Trong khoản nợ phải trả của Công ty bao gồm : Nợ dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ phải trả khác. Tuy nhiên nợ phải trả khác của Công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nợ phải và nó cũng không có ảnh hưởng đáng kể gì đối với Công ty cho nên khi xem xét nợ phải trả chúng ta sẽ bỏ qua khoản nợ phải trả khác này, tình hình nợ phải trả của Công ty như sau : Bảng 2 : Tỷ trọng nợ của Công ty qua hai năm (2007-2008) Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tốc độ tăng giảm 1.Nợ dài hạn 15.101 25.19% 9.923 24.8% -5.178 -34.29% 2.Nợ ngắn hạn 44.859 74.81% 30.087 75.2% -14.772 -32.94% 3.Nợ phải trả 59.690 100% 40.010 100% -19.950 -22.89% Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, nợ phải trả năm 2008 đã giảm đi 19.950 triệu đồng hay giảm đi 22.86% so với năm 2007 (năm 2007 nợ phải trả là 59.960 triệu đồng, đến năm 2008 thì nợ phải trả chỉ còn 40.010 triệu đồng). Tuy nhiên cả hai năm nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả (năm 2007 nợ ngắn hạn chiếm 74.81%, năm 2008 nợ ngắn hạn chiếm 75.2%). Như vậy nợ phải trả của Công ty giảm và nợ ngắn hạn chiếm trọng lớn trong tổng nợ phải trả cho chúng ta thấy rằng áp lực trả nợ vay của Công ty đã giảm xuống chi phí sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn so với chi phí sử dụng nợ dài hạn. Nguyên nhân làm nợ phả trả cả Công ty giảm là do đâu ? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy như sau : Nợ dài hạn năm 2008 giảm đi 5.178 triệu đồng hay giảm 34.29% so với năm 2007 (năm 2007 nợ dài hạn là 15.101 triệu đồng, đến năm 2008 còn 9.923 triệu đồng). Điều này làm cho nợ phải trả của công ty giảm đi 5.178 triệu đồng. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn 2008 cũng giảm đi 14.772 triệu đồng hay giảm 32.94% so với năm 2007 (năm 2007 nợ ngắn hạn của Công ty là 44.859 triệu đồng, năm 2008 giảm còn 30.087 triệu đồng). Như vậy nợ ngắn hạn của Công ty giảm đã làm nợ phải trả của Công ty giảm thêm 14.772 triệu đồng. Như vậy ta có thể kết luận rằng nợ phải trả của Công ty giảm là do khoản nợ dài hạn và nợ ngắn hạn của Công ty đều giảm. Tuy tổng nợ phải trả năm 2008 có giảm đi rất nhiều so với năm 2007 nhưng tỷ trọng của nợ dài hạn và nợ ngắn hạn lại không có sự thay đổi so với năm 2007 là do tốc độ giảm của nợ dài hạn và nợ ngắn hạn chênh lệch không nhiều (tốc độ giảm của nợ dài hạn là 34.29% còn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 32.94%). Do đó mà tỉ trọng của chúng thay đổi rất nhỏ (năm 2007 tỉ trọng nợ dài hạn là 25.19%, năm 2008 tỉ trọng nợ dài hạn là 24.8%) ; ( năm 2007 tỉ trọng nợ ngắn hạn là 74.81%, năm 2008 tỉ trọng nợ ngắn hạn là 75.2%). Tóm lại năm 2008 tổng nợ phải trả đã giảm đi rất nhiều so với năm 2007 nhưng tỉ trọng của các thành phần trong nợ phải trả thì không có sự thay đổi lớn. Như đã phân tích ở trên, nợ phải trả của Công ty gồm nợ dài hạn và nợ nhắn hạn. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đi vào xem xét từng thành phần. 2.Phân tích khả năng thanh toán của công ty. Như vậy qua những gì chúng ta đã phân tích thấy nợ ngắn hạn cũng không kém phần quan trọng. Khi xem xét nợ ngắn hạn của công ty, một yếu tố rất quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là với khoản nợ ngắn hạn mà công ty đang có thì khả năng thanh toán của công ty thế nào ? Có khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn đến hạn hay không ? Bởi vì khi một nhà cung cấp, bạn hàng hay chủ nợ nhìn vào Công ty, điều họ quan tâm đàu tiên là tình hình thanh toán và khả năng chi trtả của công ty ra sao ? Để biết được khả năng thanh toán của Công ty, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các tỉ số thanh toán sau : Bảng 3 : Các tỷ số thanh toán của Công ty Đvt : lần Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1.Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) 1,42 1,64 2.Tỉ số thanh toán nhanh (Rq) 0,95 0,93 3.Tỉ số thanh toán tức thời (Ri) 1,15 0,34 Từ bảng số liệu trên ta có : Thứ nhất là về tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) : Tài sản lưu động Tỉ số thanh toán hiện hành (Rc) = Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến trả Từ số liệu tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Ta thấy tỉ số thanh toán hiện hành của công ty cả hai năm đều lớn hơn 1. Điều này cho chúng ta thấy cả hai năm một đồng nợ vay đều được đảm bảo hơn một tài sản lưu động. Và năm 2008 này tỉ số thanh toán hiện hành cao hơn năm 2007 cho ta thấy rằng năm 2008 nợ vay được đảm bảo cao hơn năm 2007. Bên cạnh đó tỉ số thanh toán hiện nay của Công ty vẫn nằm trong giới hạn cho phép của ngành, giới hạn tỉ số thanh toán cho phép là (từ 1.1 đến 2.5). Điều này cho chúng ta thấy rằng khả năng thanh tóan của Doanh nghiệp ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Thứ hai là về tỉ số thanh toán nhanh (Rq) : Tuy nhiên hàng tồn kho không thể chuyển ngay thành tiền được và ngoài ra tỉ số thanh tóan hiện hành sẽ không còn chính xác nữa nếu hàng tồn kho bị mấts giá trị hoặc hư hỏng… Để đánh giá chính xác hơn khả năng than toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn người ta thường dùng tỉ số thanh toán nhanh. Tỉ số thanh toán nhanh được tính như sau : Tỉ số thanh toán tức thời (Rq)= Tài sản lưu động – hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn và dài hạn đến hạn trả Từ số liệu tính tóan trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Nhìn vào hệ số thanh toán nhanh qua hại năm ta vừa tính được ở trên ta thấy rằng tuy tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 (năm 2007 Rc = 1.42 lần, năm 2008 Rc = 1.64 lần) nhưng tỉ số thanh toán nhanh của công ty năm 2008 lại thấp hơn năm 2007 (năm 2007 Rq = 0.95 lần, năm 2008 Rq = 0.93 lần ) như vậy ta có thể kết luận rằng tỉ số thanh tóan hiện hành đã không phản ánh chính xác khả năng thanh tóan của công ty. Nhưng theo thống kê của ngành mức độ tốt nhất của tỉ số khả năng thanh tóan nhanh từ 0.6 đến 1 lần, nếu nhỏ hơn thì dư thừa tiềm mặt, thể hiện việc sử dụng vốn không hiệu quả. Thực tế cho thấy rằng Rq năm 2008 thấp hơn Rq năm 2007 nhưng vẫn nằm trong giới hạn tốt cho phép cho nên ta có thể kết luận rằng mức độ Rq của công ty qua 2 năm là rất phù hợp thể hiện tính an toàn trong thanh toán hay nói cách khác khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn rất tốt. Thứ ba là về tỉ số thanh toán tức thời (Ri): Ngoài hai tỉ số thanh toán đã nên trên, người ta còn dùng một tỉ số thanh toán tức thời để đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn của Công ty. Tỉ số thanh toán tức thời này cho chúng ta biết khản năng sẵn sàng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong bất cứ lúc nào. Tỉ số này được tính như sau : Tỉ số thanh toán tức thời (Ri) = Vốn bằng tiền Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài đến hạn trả Từ số liệu tính tóan trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Theo thống kê của ngành thì tỉ số này không cần phải cao hơn lắm chỉ nằm trong khoảng từ 0.2 đến 0.5 lần là tốt. Như vậy ta thấy rằng năm 2007 tỉ số Ri=1.5 lần thấp hơn 0.2 lần nên tỉ số này là chưa tốt, nhưng sang năm 2008 tỉ số này đã được tăng lên là 0.34 lần nằm trong giới hạn tốt cho phép của ngành do đó năm 2008 tỉ số Ri đã có cải thiện theo chiều hướng có lợi cho Công ty, công ty có thể thanh toán tốt các khoản nợ phát sinh cần thanh toán đột xuất. Tóm lại với các chỉ số thanh tóan vừa phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn của doanh nghiệp là rất tốt. Tuy nợ ngắn hạn của công ty chiếm một tỉ trọng rất cao nhưng công ty vẫn đảm bảo được khả năng chi trả. III.PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN CỦA CƠNG TY QUẢNG CÁO SAO THẾ GIỚI 1. Phân tích chi phí dử dụng vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu là khoản vốn do chính chủ doanh nghiệp tài trợ và được bổ sung từ chính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thay vì đem khoản vốn này gửi ngân hàng để hưởng lãi thì cơng ty đem bố sung vào nguồn vốn của mình việc sử dụng nguồn vốn này bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng. Nếu cơng ty khơng đầu tư vào để mở rộng sản xuất kinh doanh mà đem khoản tiền này vào gửi ở ngân hàng thì cơng ty sẽ nhận được một khoản lãi từ nguồn vốn này. Đây chính là nguồn vốn cơ hội mà cơng ty phải mất khi giữ lại khoản vốn này và đây chính là chi phí chìm nên khơng quân tâm đến sự thay đổi của luật thuế ,và cũng khơng chịu tác động của luật thuế. Mặc dù đơi khi chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn này tương đối cao nhưng cơng ty vẫn phải sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh của mình thay vì bổ sung bằng nguồn vốn vay, nhằm giải quyết bớt áp lực tài chính cho cơng ty. 2. Phân tích chi phí sử dụng nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. Trở lại với phần nợ phải trả ta thấy tuy nợ dài hạn là thành phần rất quan trọng trong cấu trúc tài chính của Công ty nhưng qua hai năm ta thấy nó chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng nợ phải trả (nợ dài hạn năm 2007 chiếm 25.19%, nợ dài hạn năm 2008 chiếm 24.8% trong tổng nợ phải trả) chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả vẫn là nợ ngắn hạn. Do đó nợ ngắn hạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất của Công ty. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cũng cần xem xét đến tình hình biến động của nợ ngắn hạn. Sau đây là tình hình nợ ngắn hạn qua hai năm. Bảng 4 : CP sử dụng vốn vay ngắn hạn của Công ty (Đvt :triệu đồng) Chỉ Tiêu 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tốc độ tăng giảm 1.Nợ vay ngắn hạn 16.190 36.09% 6.038 20.07% -10.152 -62.71% 2.Nợ ngắn hạn(Không LS) 28.669 63.91% 24.049 79.93% -4.620 -16.11% 3.Tổng nợ ngắn hạn 44.859 100% 30.087 100% -14.772 -32.93% Chúng ta cần lưu ý : Nợ ngắn hạn không tính lãi bao gồm các khoản nợ sau : Khoản phải trả người bán, người mua ứng trước, doanh thu chưa thực hiện phải trả cho công nhân viên, khoản phải nộp Nhà nước. Đây là các khoản nợ chiếm dụng, khi sử dụng các khoản nợ này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty không phải trả lãi vay. Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ ngắn hạn của Công ty năm 2008 đã giảm đi 14.772 triệu đồng hay giảm 32.93% so với năm 2007 (năm 2007 tổng nợ ngắn hạn của Công ty là 44.859 triệu đồng, đến năm 2008 thì tổng nợ ngắn hạn cuả công ty giảm còn 30.087 triệu đồng). Bên cạnh đó tỉ trọng của từng thành phần trong nợ vay ngắn hạn giảm từ 36.09% năm 2008 xuống còn 20.07% vào năm 2008, tỉ trọng nợ ngắn hạn không tính lãi tăng từ 63.91% năm 2007 lên đến 79.93% vào năm 2008. điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2008 này công ty sẽ trả lãi vay ít hơn so vơiù năm 2007 bởi vì không những tổng nợ vay ngắn hạn giảm mà ngay cả phần nợ ngắn hạn phải trả không tính lãi cũng giảm. Đi vào phân tích trong tổng nợ vay ngắn hạn thay đổi so với năm 2007 nguyên nhân là do : Nợ vay ngắn hạn năm 2008 giảm 10.152 triệu đồng hay giảm 62.71% so với năm 2007 (năm 2007 nợ vay ngắn hạn là 16.190 triệu đồng, đến năm 2007 thì nợ vay ngắn hạn chỉ còn lại 6.038 triệu đồng) làm cho tổng nợ ngắn hạn năm 2008 giảm đi 10.152 triệu đồng. Nợ ngắn hạn không tính lãi năm 2008 cũng giảm 4.620 triệu đồng hay giảm 16.11% so với năm 2007 (năm 2007 nợ ngắn hạn không tính lãi là 28.669 triệu đồng, đến năm 2008 thì khoản nợ ngắn hạn không tính lãi này giảm xuống chỉ còn lại 24.049 triệu đồng) làm cho tổng nợ ngắn hạn giảm thêm 4.620 triệu đồng. Như vậy tổng nợ ngắn hạn của Công ty giảm là do cả nợ vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn không tính lãi giảm. Ngoài ra nhìn vào bảng phần tích ta thấy tỉ trọng của các thành phần trong tổng nợ dài hạn thay đổi cụ thể là tỉ trọng nợ vay ngắn hạn giảm từ 36.09% vào năm 2007 xuống còn 20.07% vào năm 2008, tỉ trọng nợ ngắn hạn không tính lãi từ 63.91% vào năm 2007 lên 79.93 vào năm 2008, nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ vay ngắn hạn và tốc độ giảm của nợ ngắn hạn không tính lãi không giống nhau, cụ thể là tốc độ giảm của nợ vay ngắn hạn giảm nhiều hơn so với nợ ngắn hạn không tính lãi (nợ vay ngắn hạn giảm 62.71% trong khi đó nợ ngắn hạn không tính lãi giảm 16.11%). Qua phân tích chi tiết trên cho chúng ta rút ra một số kết luận như sau : Phần nợ vay ngắn hạn Ngân hàng này giảm, nếu chi phí sử dụng lãi vay ngắn hạn hai năm bằng nhau thì chắc chắn là lãi vay ngắn hạn năm 2008 sẽ nhỏ hơn so với lãi vay ngắn hạn năm 2007. Do đó năm 2008 này Công ty sẽ tiết kiệm thêm được một phần lãi vay ngắn hạn từ việc giảm số nợ ngắn hạn này. Tuy nợ ngắn hạn không tính lãi giảm nhưng tỉ trọng của nó trên tổng nợ ngắn hạn không những không giảm mà còn tăng hơn so với năm 2007 (nợ ngắn hạn không tính lãi năm 2007 là 63.91% năm 2008, 79.93%. Điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2008 Công ty sử dụng chủ yếu là nợ chiếm dụng cho hoạt động sản xuất hằng ngày của Công ty và xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn chiếm dụng này ngày càng gia tăng). Qua tìm hiểu thực tế tình hình của Công ty ta nhận thấy một số thuận lợi và bất lợi của Công ty khi sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn là như sau : Yếu tố thuận lợi của việc sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn : Tính linh hoạt trong huy động vốn do nguồn tài trợ rất linh động dễ dàng thay đổi nên từ đó giúp cho quan trọng sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục. Chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ này thường thấp hơn so với vay dài hạn, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn thường được phát hành với chi phí thấp hơn. Cụ thể ta thấy trong phần nợ ngắn hạn của Công ty thì nguồn nợ từ việc phải trả cho người bán chiếm tỉ trọng khá lớn đây là nguồn nợ không tốn chi phí sử dụng vốn chủ yếu chỉ dựa vào uy tín của Công ty. Ưu điểm mà chúng ta có thể thấy ngay được là khi sử dụng nợ ngắn hạn chiếm dụng này Công ty sẽ không phải tốn chi phí trả lãi vay. Ở Công ty chúng ta khoản nợ này chiếm một tỉ trọng khá lớn cho nên khi sử dụng khoản chiếm dụng này sẽ giúp Công ty tiết kiệm được một phần chi phí rất đáng kể. Ngoài ra nợ ngắn hạn có thể được tăng hoặc giảm tương ứng với các nhu cầu tài trợ thay đổi vì thế doanh nghiệp chỉ gánh chịu chi phí tài trợ khi thật sự cần thiết. Như vậy việc sử dụng nợ ngắn hạn sẽ gây bất lợi gì cho Công ty ? Tuy nhiên một khi khoản nợ ngắn hạn cũng như khoản nợ chiếm dụng này chiếm một tỉ trọng lớn như vậy thì Công ty nên thận trọng bởi vì Công ty không tốn chi phí trả lãi khi sử dụng khoản chiếm dụng này nhưng Công ty cần cân nhắc xem khi khoản nợ này đến hạn Công ty có khả năng thanh toán đúng hạn Công ty sẽ bị phạt. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả không phải là số tiền Công ty bị phạt mà là nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như uy tín của công ty. Ví dụ như một khi Công ty thanh toán chậm hay không có khả năng thanh tóan cho nhà cung cấp thì họ sẽ không muốn cung cấp vật liệu cho doanh nghiệp, hoạt động sẽ bị đình trệ do đó doanh nghiệp sẽ không thể nào cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách hàng. Khi đó các nhà cung cấp khách hàng … Sẽ không còn niềm tin đối với Công ty nữa, một công ty uy tín Doanh nghiệp bị mất đi thì Công ty sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và hết sức khó khăn. Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của công ty cũng không nhiều bởi vì vay ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ dài hạn cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi cũng sẽ thấp. 3. Phân tích chi phí sử dụng vốn vay nợ dài hạn Nợ dài hạn được xem là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc tài chính của Công ty đặc biệt việc sử dụng nợ dài hạn được xem là chiến lược tài chính trong hoạch định chiến lược tài trợ cho Doanh nghiệp. Bởi đay là khoản nợ làm phát sinh chi phí tài chính cố định nợ để tài trợ Công ty luôn được hưởng được một khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Do đó chúng ta cần phải chú ý hơn trong việc xem xét tình hình biến động của nợ dài hạn. Tình hình nợ dài hạn của Công ty qua 2 năm như sau : Bảng 5 : CP sử dụng vốn vay dài hạn của Công ty (Đvt :triệu đồng) Chỉ Tiêu 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tốc độ tăng giảm 1.Nợ vay dài hạn 12.999 86.08% 9.300 93.72% -3.699 -28.46% 2.Nợ dài hạn 2.102 13.92% 623 6.28% -1.479 -70.36% 3.Tổng nợ dài hạn 15.101 100% 9.923 100% -5.178 -34.29% Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau : Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ dài hạn của Công ty năm 2008 giảm 5.178 triệu đồng hay giảm 34.29% so với năm 2007 (năm 2007 tổng nợ dài hạn là 15.101 triệu đồng, đến năm 2008 tổng nợ dài hạn giảm xuống còn 9.923 triệu đồng). Điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2008 này Công ty đã giảm sử dụng đòn bẩy trong cấu trúc vốn của mình và do nợ vay dài hạn giảm nên chi phí tài chính cố định của Công ty cũng giảm theo và độ nghiêng đòn bẩy tài chính (mức độ khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu) cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó ta thấy tỉ trọng của từng thành phần nợ dài hạn cũng thay đổi, cụ thể tỉ trọng nợ vay dài hạn tăng (từ 86.08% năm 2007 tăng lên 93.72% năm 2008) tỉ trọng nợ dài hạn khách hàng giảm (từ 13.92% năm 2007 giảm xuống còn 6.28% năm 2008). Đi vào phân tích chi tiếp ta thấy tổng nợ dài hạn năm 2008 giảm và tỉ trọng của các thành phần trong nợ dài hạn thay đổi là do : Nợ vay dài hạn năm 2008 giảm 3.699 triệu đồng hay giảm đi 28.46% so với năm 2007 (năm 2007 nợ vay dài hạn là 12.999 triệu đồng, đến năm 2008 Công ty đã trả bớt một phần nợ vay dài hạn nên nợ vay dài hạn năm 2008 này còn lại là 9.300 triệu đồng) làm cho tổng nợ dài hạn giảm 3.699 triệu đồng. Nợ dài hạn khách hàng năm 2008 giảm 1.479 triệu đồng hay giảm đi 70.36% so với năm 2007 (năm 2007 nợ dài hạn khách hàng là 2.102 triệu đồng đến năm 2008 Công ty trả bớt nợ cho khách hàng nên năm này nợ dài hạn khách hàng còn là 623 triệu đồng) cũng làm cho tổng nợ dài hạn của Công ty giảm đi 1.479 triệu đồng. Như vậy tổng nợ dài hạn của Công ty giảm là do cả nợ vay dày hạn và nợ dài hạn khách hàng giảm nhưng tỉ trọng của nó lại tăng lên, nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ vay dài hạn, cụ thể tốc độ giảm của nợ dài hạn khách hàng là 70.36% còn tốc độ giảm của nợ vay dài hạn chỉ là 28.46%. Chúng ta cần lưu ý là : Công ty chúng ta đang xem xét tuy là một Công ty Cổ Phần nhưng công ty không có phát hành trái phiếu, trong nợ dài hạn của công ty chỉ có nợ vay dài hạn và nợ dài hạn khách hàng. Trong năm 2008 Công ty không vay thêm nợ dài hạn mới, phần nợ vay dài hạn của Công ty là vay từ những năm trước. Đối với nợ vay dài hạn thì Công ty phải trả lãi vay hay nói cách khác là Công ty phải tốn chi phí sử dụng nợ. Còn đối với nợ dài hạn khách hàng thì Công ty không tốn chi phí sử dụng nợ, khoản nợ này là do Công ty vay của khách hàng 134.368USD được khách hàng ưu đãi là không phải trả lãi vay. Do đó nếu trong tổng nợ dài hạn của Công ty bởi vì đối với các khoản nợ trả lãi vay thông thường Công ty chỉ nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay, khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay bằng thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với lãi vay, còn đối với các khoản vay không tính lãi thì Công ty được hưởng trọn vẹn cả phần lãi vay. Như vậy nếu năm 2008 này Công ty vẫn duy trì hay tăng khoản nợ dài hạn không tính lãi này thì sẽ rất có lợi cho Công ty. Nhưng năm 2007 Công ty phải trả bớt khoản nợ này cho khách hàng do đó khoản nợ này chỉ còn lại 623 triệu đồng. Nên chắc chắn năm 2008 phần sinh lời từ khoản nợ không tính lãi này sẽ giảm xuống bớt so với năm 2008. Tuy nhiên do nợ không tính lãi chiếm 13.92%, đến năm 2008 nợ không tính lãi này giảm đi chỉ chiếm có 6.28% trong tổng nợ phải trả. Do đó khoản nợ không tính lãi này cũng không có ảnh hưởng lớn đến chi phí cố định của Công ty, thành phần quan trọng phải trả lãi vay là nguồn gốc của chi phí tài chính cố định, chi phí tài chính cố định này sẽ cho chúng ta biết được khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty cao hay thấp và mức độ khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu ra sao. 4. Phân tích chi phí sử dụng vốn cổ phần Chi phí sử dụng vốn cổ phần cũng chính là tỷ suất sinh lợi sau thuế trên vốn cổ phần. Bảng 6 : Chi phí sử dụng vốn cổ phần của Công ty (Đvt :triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch 1.Lợi nhuận sau thuế (EAT) 6.010 5.734 -276 2.Vốn cổ phần (E) 25.273 25.735 462 3.CP sử dụng vốn(rE) 23.78% 22.27% -1.09% Từ bảng chi phí sử dụng vốn cổ phần trên ta có nhận xét sau: Như vậy, qua bảng phân tích trên ta thấy rằng chi phí sử dụng vón cổ phần năm 2008 đã giảm so với năm 2007. Cụ thể là chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu năm 2008 là 22.27%, năm 2007 là 23.78%. Nguyên nhân là do: Vốn cổ phần năm 2008 tăng 462 triệu đồng so với năm 2007 vào lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 là 276 triệu đồng. Năm 2007 một đồng vốn cổ phần tạo ra được 0.2378% đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu còn năm 2008 thì một đồng vốn cổ phần tạo ra được 0.2228 đồng lợi nhuận ròng chủ sở hữu. 5. Phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân(WACC) Năm WD WE r*D rE WDr*D WErE WACC Năm 2007 37.4% 62.6% 12% 23.78% 5.22% 14.895 19.00% Năm 2008 27.83% 72.17% 13% 22.27% 4.03% 16.07% 19.68% W: tỉ trọng nguồn tài trợ. Công thứ tính WACC WACC = (WD x r*D)+ (WE x rE) Từ bảng tính chi phí sử dụng vốn bình quân trên ta có nhận xét như sau: Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty qua hai năm gần bằng nhau. Cụ thể là chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2008 là 19,68% còn năm 2007 là 19.00 %. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp còn năm 2007 thì doanh nghiệp được miễn thuế. Như vậy để biết được thực sự năm nào chi phí sử dụng vốn bình quân cao hơn ta giả định năm 2008 Công ty cũng được miễn thuế như năm 2007, thì chi phí sử dụng vốn bình quân qua hai năm như sau: Năm WD WE r*D rE WDr*D WErE WACC Năm 2007 37.4% 62.6% 12% 23.78% 5.22% 14.895 19,00 Năm 2008 27.83% 72.17% 13% 22.27% 4.22% 16.07% 19,82% Như vậy, với giả định trên ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2008 đã cao hơn năm 2007, nguyên nhân là: Tỉ trọng của nợ và cổ phần năm 2008 đã thay đổi so với năm 2007, cụ thể là tỉ trọng của nợ vay giảm và tỉ trọng vốn cổ phần tăng lên mà như ta đã thấy ở trên vốn cổ phần có chi phí cao hơn năm thường nhiều (chi phí sử dụng vốn cổ phần năm 2007 là 23.78%, năm 2008 là 22.27%; chi phí sử dụng nợ bình quân năm 2007 là 12%, năm 2008 là 13%). Chính điều này làm cho chi phí sử dụng bình quân của doanh nghiệp năm 2008 này giảm đi so với năm 2007. Phần 3:Kết Luận Qua những nội dung phân tích thực trạng tại Công ty, nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua rất hiệu quả. Hoạt động của Doanh nghiệp có lãi và đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, cung cấp nhiều việc làm và không ngừng nâng cao mức sống cho người lao động. Hiện nay Công ty đang cố gắng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cố gắng sử dụng nguồn nhân lực để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời Công ty cũng đang từng bước trang bị những máy móc và phương tiện truyền thông hiện đại để cao chất lượng trong công việc đồng thời cũng là để tạo chỗ đứng vững chắc của công trên thị trường, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng số lần luân chuyển của vốn lưu động nâng cao sức cạnh tranh của Công ty .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn để xác định và đánh giá chi phí sử dụng vốn của 1 công ty cổ phần đã niêm yết.doc
Tài liệu liên quan