4. Kết luận
Vận dụng phương pháp dạy học
tình huống vào việc dạy học môn Lý
luận dạy học đã hình thành cho sinh
viên 4 nhóm năng lực như trình bày
trên. Các nhóm năng lực này sẽ giúp
cho sinh viên dễ dàng thực hiện hoạt
động nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch
lên lớp, xử lý các tình huống nảy sinh
trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra nhónm năng lực thứ 4 không
những giúp sinh viên tự học mở rộng
chuyên môn để dạy tốt mà còn rất hữu
ích trong việc học tập nâng cao trình độ,
phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Trong dạy học tại trường đại học
nên sử dụng phương pháp dạy học bằng
tình huống nhằm tạo môi trường rèn
luyện kỹ năng làm việc hợp tác, giao
tiếp trao đổi kiến thức, kinh nghiệm,
thực hành hoạt động trí tuệ để hình
thành năng lực dạy học cho sinh viên
ngay trong đào tạo và giúp phát triển
trong thực tế dạy học phổ thông. Dạy
học bằng tình huống là một phương
pháp khoa học trong dạy cách học, là
một cách dạy học không những tiết
kiệm kinh phí, mà còn có ý nghĩa sư
phạm rất lớn, vì nó sinh động, cụ thể,
các tình huống được rút ra từ thực tế,
qua đó giúp giáo viên kịp thời phát hiện
được những chỗ mạnh, chỗ yếu của sinh
viên cũng như của chính bản thân để
điều chỉnh và phát huy.
Dạy học bằng tình huống giúp sinh
viên năng động và dạn dĩ hơn, dần dần
sẽ tự nâng mình lên trong nhận thức và
trong hoạt động trí tuệ một cách sáng
tạo. Mặt khác cách dạy học bằng tình
huống còn giúp sinh viên cải thiện và
nâng cao các kỹ năng sống, làm việc, kỹ
năng hợp tác theo nhóm gắn kết với kỹ
năng độc lập suy nghĩ, tìm ra lối thoát
và vượt lên chính mình bằng mọi cách
sáng tạo.
11 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào dạy học môn Lý luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên Sư phạm tại các trường Đại học - Nguyễn Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
33
VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG
VÀO DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM
TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Nguyễn Thanh Thủy1
TÓM TẮT
Hiện nay dạy học theo định hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư
phạm là xu hướng dạy học được vận dụng phổ biến tại các trường đại học bằng các
hình thức như: dạy học tương tác, dạy học hợp tác nhằm kích thích tính tích cực của
cả thầy và trò trong nghiên cứu, khám phá và lĩnh hội tri thức mới. Dạy học bằng
tình huống là một trong số các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng phổ biến
hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy
học môn Lý luận dạy học ở trường đại học vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Bài viết
tập trung làm rõ các nét nổi bật của phương pháp dạy học bằng tình huống, cách
vận dụng tình huống trong quá trình dạy học và quy trình thực hiện để đạt hiệu quả
tốt nhất khi sử dụng phương pháp dạy học này.
Từ khóa: Dạy học bằng tình huống, năng lực dạy học, môn Lý luận dạy học
1. Mở đầu
Mục tiêu đổi mới của ngành giáo
dục nƣớc ta là làm cho hệ thống giáo
dục thích ứng đƣợc với sự phát triển
của xã hội, nhất là giáo dục bậc đại học
phải đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về
chất lƣợng nguồn nhân lực, nhằm thỏa
mãn thị trƣờng lao động nói chung,
phục vụ nhu cầu của nghề dạy học nói
riêng, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có
kiến thức rộng về các lĩnh vực có liên
quan, có năng lực chuyên môn theo quy
định chuẩn mới. Đứng trƣớc yêu cầu
này, việc vận dụng các phƣơng pháp
dạy học tích cực vào các trƣờng đại học
là vô cùng cần thiết, vì những phƣơng
pháp dạy học này sẽ mang lại cho sinh
viên sự hứng thú, niềm đam mê trong
học tập, phù hợp với tâm lý ƣa thích
hoạt động của sinh viên. Những phƣơng
pháp dạy học tích cực kích thích tính tự
giác hoạt động của ngƣời học, tính linh
động trong cách hƣớng dẫn sáng tạo của
ngƣời dạy và biểu hiện tính nhân văn
của giáo dục. Bản chất của phƣơng
pháp dạy học tích cực là khai thác động
lực học tập ở ngƣời học để phát triển
chính họ, coi trọng lợi ích và nhu cầu
của cá nhân ngƣời học để chuẩn bị tốt
nhất năng lực cho họ thích ứng và phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội.
Dạy học theo định hƣớng phát triển
năng lực là việc phát triển khả năng
hành động của ngƣời học trong môi
trƣờng, bối cảnh cụ thể để ngƣời học
hoạt động vận dụng kiến thức giải quyết
đƣợc những tình huống thực. Để dạy
1Trƣờng Đại học Đồng Nai
Email: thanhthuynm@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
34
học theo định hƣớng phát triển năng lực
dạy học cho sinh viên ngành sƣ phạm ở
trƣờng đại học chúng ta cần phải vận
dụng một số hình thức dạy học sau:
- Chọn lựa và sử dụng các kỹ thuật
dạy học phối hợp các phƣơng pháp dạy
học tích cực nhƣ phƣơng pháp giải thích -
tìm kiếm, phƣơng pháp nêu và giải
quyết vấn đề để lôi cuốn sinh viên vào
quá trình tìm kiếm thông tin, rèn luyện
tƣ duy logic nhằm phát huy cao độ tính
tích cực, tự giác của sinh viên.
- Vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm
đã tích lũy vào việc tìm hiểu, giải quyết
các tình huống đa dạng để phát triển
năng lực lập kế hoạch dạy học, năng lực
hợp tác trong quá trình thực hiện kế
hoạch dạy học, chia sẻ trách nhiệm
trong quá trình làm việc theo nhóm.
- Chọn các phƣơng pháp dạy học
phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã
hội hiện nay điển hình nhƣ phƣơng
pháp dạy học theo dự án, phƣơng pháp
dạy học khám phá, phƣơng pháp dạy
học hợp tác để góp phần vào việc rèn
luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh
viên, trang bị cho họ hệ thống tri thức
khoa học cơ bản và cũng là cơ sở của
chuyên ngành sƣ phạm. Một số năng
lực đặc thù đòi hỏi một sinh viên sƣ
phạm cần có nhƣ là năng lực dạy học;
năng lực giáo dục; năng lực phát triển
nghề nghiệp; năng lực chẩn đoán, đánh
giá và tƣ vấn...
2. Các khái niệm
2.1. Năng lực
Năng lực là đặc điểm tâm lý cá
nhân đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của
hoạt động nhất định nào đó và là điều
kiện để thực hiện có kết quả hoạt động
đó [1].
Theo Gerard và Roegier (1993),
năng lực là một tích hợp những kỹ năng
cho phép nhận biết một tình huống và
đáp ứng với tình huống cho trƣớc để
giải quyết các vấn đề do tình huống này
đặt ra [2]. “Năng lực là những khả năng
nhận thức và kỹ năng vốn có hoặc học
đƣợc của cá nhân nhằm giải quyết các
vấn đề xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng
về động cơ, ý chí, ý thức xã hội và khả
năng vận dụng các cách giải quyết vấn
đề trong tình huống thay đổi một cách
thành công và có trách nhiệm” [2].
“Năng lực đƣợc tri thức làm cơ sở,
đƣợc sử dụng nhƣ khả năng, đƣợc quy
định bởi giá trị, đƣợc tăng cƣờng qua
kinh nghiệm và đƣợc thực hiện hóa qua
ý chí” [2].
Từ các khái niệm trên chúng tôi rút
ra khái niệm: Năng lực của một người
thể hiện ở việc biết cách sử dụng kiến
thức và các kỹ năng đã tích lũy vào việc
giải quyết một tình huống một cách có
hiệu quả, năng lực gắn liền với hoạt
động, được hình thành, phát triển trong
hoạt động, được đánh giá bằng hiệu
quả cao của một hoạt động cụ thể .
2.2. Năng lực dạy học
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
35
Năng lực dạy học là những thuộc
tính tâm lý mà nhờ đó ngƣời giáo viên
thực hiện tốt các hoạt động dạy học.
Hay năng lực dạy học là tổ hợp những
đặc điểm tâm lý của nhân cách nhằm
đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy
học và quyết định sự thành công của
hoạt động ấy [1].
Năng lực dạy học là sự thực hiện có
hiệu quả hành động giải quyết các
nhiệm vụ, các vấn đề thuộc lĩnh vực sƣ
phạm (dạy học và giáo dục) trong
những tình huống khác nhau dựa trên
cơ sở hiểu biết, kỹ năng kỹ xảo và kinh
nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành
động của sinh viên, để góp phần thực
hiện theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dƣỡng nhân tài” đáp ứng yêu
cầu cho cá nhân ngƣời học và cho toàn
xã hội.
2.3. Dạy học bằng tình huống
Dạy học bằng tình huống là phƣơng
pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức
cho sinh viên xem xét, phân tích,
nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các
phƣơng án giải quyết các tình huống,
qua đó đạt đƣợc mục tiêu đề ra [3].
2.3.1. Đặc điểm của phương pháp
dạy học bằng tình huống
- Từ những vấn đề nêu ra trong tình
huống cho phép sinh viên khám phá và
hình thành cho bản thân những nhận
thức, giá trị, kỹ năng và cách ứng xử
phù hợp nhất với môi trƣờng tự nhiên
và xã hội.
- Dạy học bằng tình huống là dạy
cho sinh viên cách hành động để tạo ra
năng lực thích ứng, đồng thời tƣ duy
tích cực tìm ra kiến thức, kỹ năng và
thái độ nhận thức mới. Dạy học bằng
tình huống tạo ra cho sinh viên khả
năng vận dụng một cách đa dạng, phong
phú tính chất gợi vấn đề của tình huống,
tạo điều kiện cho sinh viên có thể trao
đổi ý kiến với nhau và với giáo viên về
các vấn đề nảy sinh trong quá trình học
tập, sinh viên có khả năng trình bày
những suy nghĩ về điều đã học nghĩa là
rèn luyện cho họ năng lực diễn đạt và
nhận xét.
- Phƣơng pháp dạy học bằng tình
huống giúp cho sinh viên nâng cao năng
lực hợp tác, kỹ năng làm việc theo
nhóm, nâng cao năng lực phân tích,
năng lực giải quyết các vấn đề, bảo vệ ý
kiến của mình và phản biện trƣớc đám
đông. Những tình huống không nhằm
kiểm tra kiến thức và sự vận dụng kiến
thức, mà giúp phát triển kỹ năng, phát
triển năng lực ngƣời học.
2.3.2. Ưu điểm của phương pháp
dạy học bằng tình huống
- Phƣơng pháp dạy học bằng tình
huống cung cấp cho sinh viên môi
trƣờng sƣ phạm lý tƣởng để tổ chức
hoạt động học tập, để tiếp nhận nội
dung học tập qua hoạt động, sinh viên
đƣợc hành động với tình huống theo
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
36
nhiều hình thức nhƣ làm việc độc lập,
làm việc nhóm, thảo luận.
- Phƣơng pháp dạy học bằng tình
huống giúp sinh viên tăng cƣờng khả
năng độc lập suy nghĩ, phát triển tƣ duy
sáng tạo, tăng cƣờng hiểu biết nhờ sự
hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
với nhau. Nâng cao lòng tin vào khả
năng của bản thân trong việc giải quyết
tình huống học tập.
3. Vận dụng phƣơng pháp dạy
học bằng tình huống vào việc dạy học
môn Lý luận dạy học
3.1. Quy trình thiết kế tình huống
trong dạy học
Việc xây dựng tình huống phải dựa
trên nội dung kiến thức và mục đích của
bài học, việc giải quyết tình huống là
tạo ra kiến thức mới, kỹ năng mới và
năng lực giải quyết vấn đề, qua nghiên
cứu nhiều quy trình chúng tôi xin đề
xuất một quy trình thiết kế tình huống
gồm 5 bƣớc sau:
Hình 1: Quy trình thiết kế tình huống
Bƣớc 1: Để thiết kế bài tập tình
huống phù hợp với mục tiêu dạy học,
giáo viên phải nắm đƣợc mục tiêu của bài
dạy cụ thể về mặt kiến thức và kỹ năng.
Bƣớc 2: Trong bƣớc 2 giáo viên
phải xác định rõ những đơn vị kiến thức
nào có thể thiết kế thành tình huống và
kết hợp với những phát biểu, câu trả lời
của sinh viên trong giờ học, phân tích
sự đúng sai và tìm hiểu lý do sinh viên
có thể sai lầm để thiết kế tình huống
phục vụ dạy học.
Bƣớc 3: Xử lý sƣ phạm các tình
huống đó có nghĩa là mô hình hóa các
tình huống ấy thành bài tập, thành
phƣơng tiện cho quá trình dạy học.
Xác định mục tiêu của bài dạy B1
Phát triển một số năng lực cơ bản của hoạt động nhận thức B5
Phân tích nội dung, xác định đơn vị kiến thức để thiết kế các tình huống dạy học B2
Diễn đạt tình huống dƣới dạng bài tập B3
Kiểm định tình huống đã thiết kế B4
Nghiên cứu
Xử lý sƣ phạm
Dạy học
Kết quả
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
37
Bƣớc 4: Đƣa tình huống vào hoạt
động dạy học cụ thể để sinh viên thảo
luận, giải quyết tình huống, qua đó giáo
viên đánh giá đƣợc hiệu quả của tình
huống đã thiết kế.
Bƣớc 5: Qua những cách giải quyết
tình huống mà sinh viên đƣa ra vừa
củng cố đƣợc kiến thức, vừa rèn luyện
kỹ năng nhận thức, kỹ năng đánh giá
vấn đề của sinh viên, sinh viên có thể
hiểu sâu, mở rộng tri thức và có thể tự
tìm kiếm tri thức mới.
3.2. Vận dụng phương pháp dạy
học bằng tình huống vào bài giảng
- Ví dụ:
Kế hoạch dạy bài 4:
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
Ngày tháng năm
A. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên
cần đạt đƣợc:
- Về mặt kiến thức: nắm vững khái
niệm và vai trò của hệ thống phƣơng
pháp dạy học, phân biệt đƣợc tác dụng
của từng nhóm phƣơng pháp và những
ƣu khuyết điểm của chúng.
- Về kỹ năng: Rèn luyện đƣợc kỹ
năng phân tích, vận dụng các phƣơng
pháp dạy học vào thực hiện dạy học.
- Về thái độ: Có ý thức học tập để
sử dụng thành thạo các phƣơng pháp
dạy học vào thực tiễn.
B. Phương pháp thực hiện và thiết
bị dạy học
- Phƣơng pháp thuyết trình; vấn đáp.
- Giáo trình Lý luận dạy học.
- Máy chiếu, máy tính, bài tập tình huống...
C. Tiến trình thực hiện
Nội dung Hoạt động của giảng viên Hoạt động
của sinh viên
1. Mở đầu:
Tạo môi trƣờng hoạt
động cho lớp, tạo hứng
thú nhận thức cho sinh
viên
Nhập đề bằng tình huống:
TH1: Cách dạy khái niệm
Trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn ở một
trƣờng trung học, có 3 ý kiến về phƣơng
pháp dạy khái niệm nhƣ sau:
1. Giáo viên nêu khái niệm trong SGK và tự
phân tích những dấu hiệu đặc trƣng của khái
niệm.
2. Giáo viên nêu lên nhiều khái niệm khác
nhau có và không có trong SGK, phân tích
các khái niệm đó, rút ra một khái niệm chính
xác nhất.
3. Giáo viên nêu lên những khái niệm khác
nhau, cho học sinh thảo luận, tự đƣa ra khái
- Sinh viên
lựa chọn 1
trong 3 cách
(có thể làm
việc theo
nhóm).
- Lý giải cho
cách lựa chọn
của mình.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
38
niệm, từ đó giáo viên lựa chọn một khái
niệm chính xác nhất.
Hỏi: Cách dạy nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
2. Nội dung chính bài
giảng
2.1. Khái niệm và đặc
điểm phƣơng pháp
dạy học
2.2. Hệ thống phƣơng
pháp dạy học
2.2.1. Nhóm phƣơng
pháp dùng ngôn ngữ:
phƣơng pháp thuyết
trình; phƣơng pháp vấn
đáp; phƣơng pháp sử
dụng tài liệu và sách
giáo khoa
2.2.2. Nhóm phƣơng
pháp dạy học trực
quan: phƣơng pháp
quan sát; phƣơng pháp
minh họa; phƣơng
pháp biểu diễn thí
nghiệm
2.2.3. Nhóm phƣơng
pháp dạy học thực
hành: phƣơng pháp
luyện tập; phƣơng
pháp thực hành thí
nghiệm
2.3. Lựa chọn phƣơng
pháp dạy học để phát
huy tính tích cực
nhận thức của ngƣời
học
Sử dụng phƣơng pháp theo bài tập TH1 đã
nêu trên (cách 1).
Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình thân mật
(tƣơng tác với sinh viên trong quá trình
truyền đạt nội dung bài giảng).
- Đặt các câu hỏi ngắn cho sinh viên trả lời
dẫn bài giảng.
TH2:
Trong đợt thực tập sƣ phạm tốt nghiệp,
giáo sinh H đƣợc một giáo viên phổ thông
dạy giỏi cấp tỉnh hƣớng dẫn. H rất khâm
phục giáo viên hƣớng dẫn của mình. Để
chuẩn bị tốt cho tiết thực tập giảng, giáo
sinh H chịu khó đi dự giờ của cô giáo hƣớng
dẫn. Khi dự anh rất tập trung cố gắng nhập
tâm từng lời giảng, từng hành vi, cử chỉ mà
cô giáo thể hiện trong quá trình dạy. Tiết
thực tập giảng của giáo sinh đã đến. Giáo
sinh này yên tâm vì bài dạy này anh đã đi dự
giáo viên hƣớng dẫn của mình dạy ở một số
lớp khác.
Sau khi chào hỏi, giới thiệu giáo viên dự,
ổn định lớp xong và thầy giáo sinh bắt đầu
vào tiết dạy. Tiết học mới diễn ra đƣợc 10
phút mà dƣới lớp học sinh đã ồn ào. Thầy
càng cố gắng làm giống hệt những gì học
đƣợc từ giáo viên hƣớng dẫn. 45 phút trôi
qua, điều khiển lớp toát mồ hôi mà kết quả
dạy không đƣợc nhƣ ý muốn.
- Lĩnh hội.
Sinh viên hợp
tác với giáo
viên, trả lời
các câu hỏi
của giáo viên
bằng cách
dựa vào giáo
trình.
- Thảo luận
và cho ý kiến
giải quyết
tình huống,
bài học kinh
nghiệm đã
đƣợc rút ra.
- Nêu kế
hoạch cho
bản thân để
chuẩn bị thực
tập.
- Nêu đƣợc
phƣơng thức
thực hiện cho
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
39
Câu hỏi: Bài học rút ra từ tình huống này
là gì? Khi đi thực tập, để có tiết thực tập
giảng thành công, giáo sinh nên làm
những gì? Và làm nhƣ thế nào?
bản thân. Tại
sao chọn
phƣơng thức
đó?
3. Kết luận
- Những kết quả học
tập đạt đƣợc: Sinh viên
cảm giác hào hứng khi
nêu lên kế hoạch, cũng
nhƣ có đƣợc một khảo
sát thực tế chứng minh
cho lý thuyết đã học.
- Biểu hiện năng lực
của sinh viên qua từng
hoạt động cụ thể.
- Tóm tắt những nội dung cần thiết cho sinh
viên.
- Đánh giá buổi học (cả việc dạy và việc
học) và dặn dò.
- Cho thêm bài tập mở rộng.
- Ghi nhớ
những điều
cần thiết rút
ra từ bài học.
- Nêu câu
hỏi.
3.3. Các năng lực được hình thành
qua việc vận dụng phương pháp dạy
học bằng tình huống vào dạy môn Lý
luận dạy học
Qua nghiên cứu thực tiễn chúng tôi
nhận thấy việc dạy môn Lý luận dạy
học bằng phƣơng pháp dạy học tình
huống tại trƣờng đại học sẽ giúp sinh
viên sƣ phạm hình thành một số kỹ
năng cần thiết biểu hiện trong các nhóm
năng lực nhƣ năng lực nhận thức hỗ trợ
cho việc học tập hiện tại, việc nghiên
cứu sau này của các em cụ thể là năng
lực khái quát hóa kiến thức về lý thuyết
đƣợc gọi là (K); nhóm năng lực thực
hành môn Lý luận dạy học (P); nhóm
năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh
trong quá trình dạy và học gọi là (S);
nhóm năng lực tự học và sáng tạo hoặc
năng lực cá nhân (C).
Để xác định mức độ thành thạo của
một năng lực chúng ta cần làm rõ
những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần
có cho việc thể hiện cũng nhƣ phát triển
năng lực ấy, đồng thời xây dựng công
cụ đo từng năng lực. Sau đây là bảng
phân chia các năng lực thành phần của
từng nhóm năng lực cụ thể qua việc dạy
học bằng phƣơng pháp tình huống.
TT Nhóm năng lực cơ bản Năng lực thành phần hình thành trong
Môn Lý luận dạy học
1 Nhóm năng lực liên
quan đến kiến thức hay
năng lực nhận thức (K)
Sinh viên có thể:
K1: Trình bày các khái niệm, mục tiêu, quy luật bản
chất của quá trình dạy học. Trình bày mối quan hệ
biện chứng giữa dạy và học.
K2: Thực hiện đúng các nguyên tắc theo chƣơng
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
40
trình quy định trong dạy học nội dung học tập.
K3: Vận dụng kiến thức lý luận dạy học để thực hiện
nhiệm vụ học tập, vào giải quyết các tình huống thực
tiễn.
2 Nhóm năng lực thực
hành lý luận dạy học
(còn gọi nhóm năng lực
hoạt động trí tuệ hay
nhóm năng lực phƣơng
pháp) (P)
Sinh viên có thể:
P1: Đặt ra các câu hỏi, những thắc mắc về các sự
kiện, hiện tƣợng trong quá trình dạy học.
P2: Thu thập thông tin, phân tích, khái quát hóa và
xử lý thông tin để trả lời cho các câu hỏi.
P3: Xác định mục tiêu dạy học, xây dựng phƣơng án
cụ thể thực hiện việc dạy học (hƣớng dẫn cách tự
học, tổ chức quá trình tự học cho học sinh).
P4: Vận dụng kiến thức tích lũy giải quyết một cách
khoa học và logic các tình huống xảy ra trong quá
trình dạy học để cụ thể hóa vai trò của lý luận dạy
học.
3 Nhóm năng lực trao đổi
thông tin và giải quyết
vấn đề (S)
Sinh viên có thể:
S1: Trao đổi những kinh nghiệm, kiến thức thu thập
đƣợc và cách diễn tả đặc thù môn Lý luận dạy học.
S2: Lựa chọn, đánh giá các nguồn thông tin khác của
quá trình tìm tòi, rút ra bài học kinh nghiệm.
S3: Ghi chép các kết quả hoạt động nhóm, hoạt động
học tập cá nhân (bài giảng, thông tin tìm kiếm đƣợc,
thực hành, làm việc nhóm).
S4: Trình bày kết quả nghiên cứu của cá nhân với
nhóm, với lớp.
S5: Thảo luận kết quả công việc của bản thân với
nhóm và đƣa ra những vấn đề liên quan trong Lý
luận dạy học.
4 Nhóm năng lực tự học,
năng lực sáng tạo, liên
quan đến năng lực cá
nhân (C)
Sinh viên có thể:
C1: Xác định trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng
và thái độ của cá nhân trong học tập môn Lý luận dạy
học.
C2: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch học tập môn
Lý luận dạy học.
C3: Sử dụng kiến thức lý luận để phân tích, đánh giá.
các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
C4: Nhận ra đƣợc ảnh hƣởng của Lý luận dạy học
với các môn khoa học khác.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
41
3.4. Phương thức đánh giá để phát
triển các nhóm năng lực cho sinh viên
Sau buổi lên lớp các giảng viên
thƣờng chọn hình thức kiểm tra bằng
hoạt động thực hành, qua đó một số
năng lực của sinh viên đƣợc hình thành
và có thể xác định qua cách đánh giá cụ
thể nhƣ sau:
3.4.1. Nhóm năng lực nhận thức
Năng lực thành phần K1 có thể
đƣợc đánh giá qua các câu hỏi và bài
tập tái hiện kiến thức lý luận dạy học.
K2 sử dụng kiến thức để thực hiện
nhiệm vụ học tập, đƣợc đánh giá bằng
kết quả của quá trình học tập. K3 đƣợc
đánh giá qua việc vận dụng lý thuyết vào
thực tế để giải quyết các bài tập, các tình
huống xảy ra trong quá trình học tập
giảng viên hỗ trợ để đạt mục đích khái
quát hóa kiến thức cho sinh viên.
3.4.2. Nhóm năng lực hoạt động trí tuệ
Năng lực thành phần P1 đƣợc phát
triển bằng cách cho sinh viên nêu ra
những câu hỏi, thể hiện đƣợc tƣ duy của
các em về vấn đề cần giải quyết giữa lý
luận dạy học và thực tế. P2 đƣợc phát
triển qua nhiệm vụ tìm kiếm tài liệu,
các nguồn thông tin khác để thực hiện
nhiệm vụ học tập. P3 là năng lực
phƣơng pháp đƣợc đánh giá dựa vào
các kỹ năng của sinh viên trong quá
trình thực hiện (đọc, tóm tắt kiến thức
trọng tậm). P4 đƣợc đánh giá qua việc
thu thập kiến thức trọng tâm, kiến thức
liên môn giải quyết vấn đề tƣơng tự xảy
ra trong học tập hoặc vận dụng cho một
vấn đề mới, đòi hỏi sinh viên chỉ ra
đƣợc ý nghĩa của phƣơng pháp lý luận
đối với bản thân trong quá trình học tập.
3.4.3. Nhóm năng lực giải quyết
vấn đề
Năng lực thành phần S1 đƣợc rèn
luyện qua các bài tập tự luận, đánh giá
năng lực qua trao đổi kiến thức và kinh
nghiệm bằng phƣơng tiện ngôn ngữ,
cách biểu đạt trong mô tả, cách truyền
thông tin, và khả năng lập luận. S2 đánh
giá qua năng lực tìm kiếm và xử lý
thông tin và năng lực tự học. S3 đƣợc
đánh giá qua hồ sơ học tập, qua năng
lực tự học thể hiện trong kế hoạch thực
hiện hoạt động học tập. S4 đƣợc đánh
giá qua việc yêu cầu sinh viên thuyết
trình, hoặc trình bày mô phỏng ý tƣởng.
S5 đƣợc đánh giá qua ý kiến đƣợc đƣa
ra, bảo vệ ý kiến và biết lắng nghe ý
kiến của ngƣời khác.
3.4.4. Nhóm năng lực cá nhân
(năng lực tự học, sáng tạo)
Năng lực thành phần C1 có thể
đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ
mang tính chất hệ thống kiến thức, kỹ
năng và thái độ, thông thƣờng giảng
viên đánh giá theo nhóm. C2 đƣợc đánh
giá thông qua việc thực hiện kế hoạch
học tập theo chủ đề hoặc theo nhóm. C3
đƣợc đánh giá bằng các kỹ năng tƣ duy,
kỹ năng phê phán của sinh viên thể hiện
qua làm bài tập trong quá trình dạy học.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
42
C4 đƣợc đánh giá khả năng vận dụng
hiểu biết kiến thức của môn Lý luận dạy
học để nhận ra những ảnh hƣởng của nó
đối với các môn khoa học có liên quan
nhƣ tâm lý học, sinh học, xã hội học
4. Kết luận
Vận dụng phƣơng pháp dạy học
tình huống vào việc dạy học môn Lý
luận dạy học đã hình thành cho sinh
viên 4 nhóm năng lực nhƣ trình bày
trên. Các nhóm năng lực này sẽ giúp
cho sinh viên dễ dàng thực hiện hoạt
động nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch
lên lớp, xử lý các tình huống nảy sinh
trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra nhónm năng lực thứ 4 không
những giúp sinh viên tự học mở rộng
chuyên môn để dạy tốt mà còn rất hữu
ích trong việc học tập nâng cao trình độ,
phát triển nghề nghiệp trong tƣơng lai.
Trong dạy học tại trƣờng đại học
nên sử dụng phƣơng pháp dạy học bằng
tình huống nhằm tạo môi trƣờng rèn
luyện kỹ năng làm việc hợp tác, giao
tiếp trao đổi kiến thức, kinh nghiệm,
thực hành hoạt động trí tuệ để hình
thành năng lực dạy học cho sinh viên
ngay trong đào tạo và giúp phát triển
trong thực tế dạy học phổ thông. Dạy
học bằng tình huống là một phƣơng
pháp khoa học trong dạy cách học, là
một cách dạy học không những tiết
kiệm kinh phí, mà còn có ý nghĩa sƣ
phạm rất lớn, vì nó sinh động, cụ thể,
các tình huống đƣợc rút ra từ thực tế,
qua đó giúp giáo viên kịp thời phát hiện
đƣợc những chỗ mạnh, chỗ yếu của sinh
viên cũng nhƣ của chính bản thân để
điều chỉnh và phát huy.
Dạy học bằng tình huống giúp sinh
viên năng động và dạn dĩ hơn, dần dần
sẽ tự nâng mình lên trong nhận thức và
trong hoạt động trí tuệ một cách sáng
tạo. Mặt khác cách dạy học bằng tình
huống còn giúp sinh viên cải thiện và
nâng cao các kỹ năng sống, làm việc, kỹ
năng hợp tác theo nhóm gắn kết với kỹ
năng độc lập suy nghĩ, tìm ra lối thoát
và vƣợt lên chính mình bằng mọi cách
sáng tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sƣ
phạm Hà Nội
2. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2016), Lý luận dạy học hiện đại, Nhà xuất
bản Đại học Sƣ phạm Hà Nội
3. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học đại học, Nhà xuất bản
Đại học Sƣ phạm Hà Nội
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482
43
APPLYING THE SITUATION-BASED TEACHING IN THE TEACHING
DIDACTIC THEORY ORIENTED ON STUDENTS’ TEACHING
COMPETENCY DEVELOPMENT IN UNIVERSITIES
ABSTRACT
Today, teaching based on students’ competency development is the modern
tendency of education that is applied largely in some of the universities. It is
considered the positive method of teaching with interaction of teaching, cooperation
of teaching to stimulate the teachers’ and students’ the positive property in their
research and achievement. The situation-based teaching is a practical and
interesting form of teaching. The situation-based teaching is currently the most
popular positive method of education. However, its application hasn’t promoted its
efficiency in teaching the Didactic Theory in universities. This article presents the
highlight issues of situation -based teaching, the most effective process and method
of manipulating situations in the procedure of teaching.
Keywords: Situation-based teaching; teaching competency, didactic theory.
(Received: 25/9/2017, Revised: 1/11/2017, Accepted for publication: 12/12/2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_nguyen_thanh_thuy_33_43_6332_2019994.pdf