Vận dụng Giá cả Thị trường để Định giá Đầu-Vào

Đầu-vào là các dịch vụ và hàng hoá sử dụng trong dự án. Ví dụ như bê tông và lao động dùng trong việc xây một con đập, vật liệu xây dựng dùng trong việc tiến hành một dự án xây nhà công cộng hay đất đai dùng để xây sân-gôn của thành phố. Phần lớn trong số các dịch vụ, hàng hoá này được đem ra bán hay thuê trên một dạng thị trường nào đó. Mức giá được trả trên các thị trường này là thước đo chuẩn xác của giá trị dịch vụ, hàng hoá được trao đổi, cho thuê. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một số thách thức khi lấy mức giá thị trường để xác định giá trị của đầu-vào. Cần phải tính đến các loại thuế, tác nhân ngoại sinh và các bóp méo thị trường khác một cách chính xác. Nếu bất kỳ đầu-vào nào có được không phải thông qua mua bán, trao đổi trực tiếp, tự nguyện mà thông qua một hình thức khác, chúng cần phải được định giá khác với mức giá thị trường. Việc dùng đầu-vào trong một dự án có ba ngụ ý sau. Thứ nhất, mức giá thị trường của đầu-vào có thể tăng do cầu đầu-vào đó tăng. Thứ hai, người tiêu dùng khác của đầu-vào đó có thể có kết cục là phải sử dụng ít hơn đầu-vào đó do dự án đã lấy đi một lượng nhất định đầu-vào đó ra khỏi thị trường. Thứ ba, các nhà sản xuất đầu-vào đó có thể tăng lượng sản xuất để đáp ứng lượng cầu bổ sung của dự án. Mức độ cắt giảm cầu hay gia tăng lượng sản xuất phụ thuộc vào độ co dãn tương ứng của cung và cầu. Việc mức tiêu dùng một đầu-vào suy giảm và lượng sản xuất một đầu-vào gia tăng đều là chi phí của một dự án. Mức tiêu dùng tư một đầu-vào suy giảm được coi như chi phí của một dự án vì các cá nhân sẽ tiêu dùng ít hơn mức họ mong đợi một hàng hoá hay một dịch vụ. Việc mở rộng sản xuất cũng là một chi phí vì người ta phải chuyển các đầu-vào sản xuất từ các hoạt động khác sang việc mở rộng sản xuất loại đầu-vào này.

pdf15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng Giá cả Thị trường để Định giá Đầu-Vào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng Giá cả Thị trường để Định giá Đầu-vào Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe Phiên dịch: Lê Thủy Đầu-vào là các dịch vụ và hàng hoá sử dụng trong dự án. Ví dụ như bê tông và lao động dùng trong việc xây một con đập, vật liệu xây dựng dùng trong việc tiến hành một dự án xây nhà công cộng hay đất đai dùng để xây sân-gôn của thành phố. Phần lớn trong số các dịch vụ, hàng hoá này được đem ra bán hay thuê trên một dạng thị trường nào đó. Mức giá được trả trên các thị trường này là thước đo chuẩn xác của giá trị dịch vụ, hàng hoá được trao đổi, cho thuê. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một số thách thức khi lấy mức giá thị trường để xác định giá trị của đầu-vào. Cần phải tính đến các loại thuế, tác nhân ngoại sinh và các bóp méo thị trường khác một cách chính xác. Nếu bất kỳ đầu-vào nào có được không phải thông qua mua bán, trao đổi trực tiếp, tự nguyện mà thông qua một hình thức khác, chúng cần phải được định giá khác với mức giá thị trường. Việc dùng đầu-vào trong một dự án có ba ngụ ý sau. Thứ nhất, mức giá thị trường của đầu-vào có thể tăng do cầu đầu-vào đó tăng. Thứ hai, người tiêu dùng khác của đầu-vào đó có thể có kết cục là phải sử dụng ít hơn đầu-vào đó do dự án đã lấy đi một lượng nhất định đầu-vào đó ra khỏi thị trường. Thứ ba, các nhà sản xuất đầu-vào đó có thể tăng lượng sản xuất để đáp ứng lượng cầu bổ sung của dự án. Mức độ cắt giảm cầu hay gia tăng lượng sản xuất phụ thuộc vào độ co dãn tương ứng của cung và cầu. Việc mức tiêu dùng một đầu-vào suy giảm và lượng sản xuất một đầu-vào gia tăng đều là chi phí của một dự án. Mức tiêu dùng tư một đầu-vào suy giảm được coi như chi phí của một dự án vì các cá nhân sẽ tiêu dùng ít hơn mức họ mong đợi một hàng hoá hay một dịch vụ. Việc mở rộng sản xuất cũng là một chi phí vì người ta phải chuyển các đầu-vào sản xuất từ các hoạt động khác sang việc mở rộng sản xuất loại đầu-vào này. Nghiên cứu chi phí đầu-vào một cách chuẩn xác có thể được tóm lược thành hai quy tắc sau đây: · Mức giảm lượng tiêu dùng tư một đầu-vào phải được đo lường dựa trên mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng khác cho đầu-vào đó.[1] · Mức tăng sản lượng một đầu-vào phải được xác định theo chi phí biên của việc tăng sản lượng. Hình 4-1 mô tả những quy tắc này. Đường cung và cầu ban đầu S và D. Dự án tăng cầu đầu-vào từ D lên D'. Giá trị lượng sản phẩm gia tăng Qt - Q0 được xác định dọc theo đường cung hay đường chi phí cận biên. Giá trị lượng tiêu dùng cắt giảm Q0 - Qp được xác định dọc theo đường cầu hay đường giá trị cận biên. Tổng sản lượng gia tăng và lượng tiêu dùng suy giảm của tổng lượng đầu-vào được dùng trong dự án. Mức độ suy giảm của lượng tiêu dùng hay gia tăng của sản lượng đầu-vào được sản xuất sẽ phụ thuộc vào độ co dãn tương ứng của cung và cầu. Nếu cầu là co dãn một cách tương đối và cung là không co dãn một cách tương đối thì cầu tăng do việc dự án sử dụng một loại đầu-vào có nhiều khả năng nhất là do tiêu dùng tư suy giảm. Một ví dụ hơi cực đoan là đất đai trong một thành phố. Một phần nhất định trong quỹ đất của thành phố được sử dụng trong một dự án không nhất thiết không thể được sử dụng cho một mục đích khác nào đó. Nếu đất không đẻ thêm ra được thì cung là hoàn toàn không co dãn. Toàn bộ diện tích đất sử dụng cho dự án có được là từ việc cắt giảm diện tích tiêu dùng tư. Mặt khác, nếu cầu là không co dãn một cách tương đối và cung là co dãn một cách tương đối thì việc cầu tăng có khả năng chủ yếu là do cung tăng. Hình dung rằng một thị trấn sắp lấp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại một số sân vận động. Hệ thống đèn này sẽ tiêu thụ một lượng điện năng nhất định song nếu như công ty điện lực địa phương có dư khả năng cung cấp điện thì cung điện sẽ có độ co dãn rất lớn. Bởi vậy, cách để đáp ứng cầu bổ sung về điện là mở rộng quy mô sản xuất. Hình 4-1 Mức độ thay đổi trong cách thức ứng dụng những quy tắc này tuỳ thuộc vào điều kiện của các thị trường đầu-vào. Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét các thị trường hoạt động không có một sự bóp méo nào. Tiếp đó chúng ta sẽ quay sang tìm hiểu một số bóp méo hay tính phi hiệu quả khác có thể khiến cho chi phí thực của đầu-vào trở nên hoàn toàn khác biệt so với mức giá chi trả cho đầu-vào đó. 4.1 Khi các Thị trường Hoạt động Tương đối Hiệu quả Nếu các thị trường hoạt động hiệu quả thì mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng phải xấp xỉ chi phí cận biên của sản xuất. Đơn giản, chúng sẽ là mức giá thị trường của đầu- vào. Nó gợi chúng ta nhớ đến một thị trường không có thuế (hoặc có nhưng không đáng kể), không có các nhân tố ngoại sinh và không có các công ty với sức mạnh thị trường đáng kể nào, một thị trường mà cả nhà cung cấp và người tiêu dùng đều được thông tin tốt. Những điều kiện này nhất quán với mô hình cạnh tranh hoàn hảo đặc trưng. Song thị trường không nhất thiết phải cạnh tranh hoàn hảo theo nghĩa khắt khe nhất của các nguyên tắc được áp dụng trong phần này. Một điểm quan trọng cần tính đến ở đây là không có sự khác biệt đáng kể nào giữa chi phí cận biên của sản xuất và mức giá mà người tiêu dùng chi trả. Trong tình huống đơn giản nhất, việc quyết định xem mức độ gia tăng của sản xuất và suy giảm của tiêu dùng không mấy quan trọng. Điểm quan trọng cần tính đến là lượng đầu-vào mà dự án yêu cầu tương ứng với kích cỡ của thị trường liên quan. Hay đó chính là việc liệu mức giá thị trường có khả năng thay đối dưới tác động của dự án hay không. Điều này có nghĩa là liệu dự án sẽ tiêu thụ một lượng nhỏ hay một lượng lớn đầu-vào? Trường hợp Cơ bản: khối lượng tương đối lớn Hình 4-1 cho ta sơ đồ cơ bản nhất của cầu gia tăng đối với đầu-vào trong một dự án. Việc một dự án mua đầu-vào khiến cho giá tăng từ mức P0 lên mức P1 và tổng lượng thị trường tăng từ mức Q0 lên Qt. Giá tăng cũng có nghĩa là lượng đầu-vào mà người tiêu dùng tư mua giảm từ mức Q0 xuống còn Qp. Cầu của họ được đưa ra bởi đường cầu ban đầu. Như mô tả ở trên, tổng giá trị đầu-vào là tổng mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cho những đơn vị họ không còn tiếp tục tiêu dùng nữa (phía bên trái của vùng thẫm trong Hình 4-1) và chi phí sản xuất phụ trội của các nhà sản xuất tư những người đã tăng sản lượng sản xuất (bên phải của vùng thẫm trong Hình 4-1). Kết quả là mức giá có thể tăng như vậy vì không có thị trường đầu-vào toàn cầu hay thị trường quốc gia hiệu quả (như trường hợp có thể xảy ra với lao động vùng sâu-vùng xa). Một lý do khác có thể là bởi quy mô của dự án là tương đối lớn so với tổng cung của một đầu-vào nào đó. Hiếm khi có những dự án với quy mô lớn đến như vậy. Song khi nghiên cứu các dự án có quy mô lớn thì việc có được mức giá chuẩn của đầu-vào là rất quan trọng. Nếu một dự án tiêu thụ một lượng đầu-vào đủ lớn để tác động đến giá thị trường thì mức giá chuẩn sử dụng trong định giá đầu-vào đó là trung bình của các mức giá trước khi có dự án và trong khi triển khai dự án. Đối với trường hợp của Hình 5-1, dự án sẽ sử dụng một lượng Qt - Qp và giá trị bình quân của một đơn vị đầu-vào là . Vậy nên, tổng chi phí của đầu-vào này sẽ là tích của cả hai giá trị này, tức là bằng .[2] Ví dụ như nếu một dự án sử dụng một lượng lớn lao động ở vùng sâu vùng xa của một nước đang phát triển. Dự án này khiến cho mức lương trả cho lao động địa phương tăng từ $8.00/ngày lên $10.00/ngày. Giá trị chuẩn gán cho lao động sử dụng trong dự án này sẽ là bình quân của hai mức lương này, tức là $9.00/ngày. Trong việc ước tính tác động mà các dự án lớn có đối với giá cả, một cách tiếp cận là sử dụng cách ước tính độ co dãn giá của cầu và độ co dãn giá của cung đang xét. Phần trăm giá tăng do tác động của dự án có thể được tính toán bằng cách sử dụng phương trình dưới đây trong đó Q = tổng lượng hàng hoá trao đổi trên thị trường trước khi thực thi dự án QDuAn = lượng hàng sẽ được dự án tiêu thụ PED = độ co dãn giá của cầu đối với đầu-vào PES = độ co dãn giá của cung đối với đầu-vào Ví dụ: Dự án Guacamole Trong nỗ lực xúc tiến du lịch, một cộng đồng dân cư ở California muốn thiết lập một vựa guacamole lớn nhất thế giới. Lãnh đạo thị trấn ước tính rằng việc này sẽ tiêu tốn 20% lượng cung quả lê tàu (avocados) của khu vực Bắc Mỹ trong năm tới. Các nhà kinh tế ước tính rằng độ co dãn giá của cung sản phẩm lê tàu là 0.3 và độ co dãn của cầu hàng hoá này là -1.2. Để tính được % mức giá gia tăng dưới tác động của dự án thì công thức tính sẽ là Ta có được kết quả là giá tăng 13.3%. Để sử dụng thông tin này trong việc xác định chi phí của lê tàu trong dự án, bạn cần biết được khối lượng của lê tàu được dùng cùng mức giá ban đầu. Hình dung rằng dự án sẽ dùng 50,000 tấn lê tàu và mức giá ban đầu là $4,000 một tấn. Mức giá khi có dự án sẽ là Mức giá chuẩn dùng để xác định giá trị của sản phẩm lê tàu là trung bình của mức giá trước khi có dự án ($4,000) và mức giá trong thời gian thực thi dự án ($4532) hay là $4266. Tổng giá trị của 50,000 tấn sẽ là $213,300,000. Nếu dùng mức giá ban đầu thì con số này sẽ là $4,000 nhân với 50,000 tấn hay là $200,000,000. Ở đây ta có thể thấy được một số lời khuyên thực tế. Trong khi con số ước tính về độ co dãn cầu tương đối nhiều thì ước tính về độ co dãn còn khá hiếm hoi. Dưới đây là một số chỉ dẫn cho việc dự đoán tác động giá cả trong trường hợp thiếu ước tính đáng tin cậy đối với độ co dãn cầu cho thị trường nghiên cứu. Về mặt ngắn hạn có thể các nhà cung cấp sẽ không có đủ khả năng thay đổi lượng hàng cung cấp. Ví dụ như trường hợp quỹ nhà ở trong một thành phố. Trong khoảng thời gian một vài tháng cung nhà ở hầu như không thể tăng lên. Điều này có nghĩa là độ co dãn cung ngắn hạn xấp xỉ bằng 0. Áp dụng điều này vào dự án guacamole mô tả ở trên, hãy hình dung rằng cộng đồng thực thi dự án đồng tình và triển khai dự án trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu các nhà cung cấp không thể ứng phó kịp thời bằng cách tăng lượng lê tàu cung cấp cũng trong một khoảng thời gian rất ngắn tương tự thì độ co dãn giá của cung sẽ là 0. Mức độ tăng giá lúc đó sẽ là hay tăng khoảng 16.7%. Về mặt ngắn hạn nếu các công ty mới thành lập có thể gia nhập thị trường mà không gặp phải bất lợi cạnh tranh nào hoặc nếu có thể nhân rộng các quá trình sản xuất một cách tương đối dễ dàng (các điều kiện thường được dùng để chỉ chi phí không đổi trong một ngành công nghiệp). Sau đó, chỉ cần có đủ thời gian, mức giá có khả năng sẽ quay trở lại mức cân bằng dài hạn. Đây chính là cung dài hạn co dãn hoàn toàn, tức là về mặt dài hạn giá cả sẽ không hề tăng. Quá trình chuyển đổi từ ngắn hạn sang dài hạn cần một khoảng thời gian bao lâu còn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành. Mỗi người cũng lại có cách nhìn khác nhau đối với vấn đề này. Nếu công ty có đủ năng lực sản xuất dư thừa hay nếu có thể nhanh chóng tạo ra khả năng mở rộng sản xuất, thời gian chuyển đổi có thể là rất ngắn. Nếu công ty không có đủ năng lực sản xuất dư thừa hay không thể nhanh chóng thiết lập năng lực mở rộng sản xuất (có thể như trường hợp sản xuất thép hay lọc dầu) cần phải có một khoảng thời gian kéo dài hàng năm trời mới đạt được mức dài hạn. Ví dụ: Dự án Trồng đào Một dự án nghiên cứu trong nhiều năm sẽ sử dụng một lượng đào tương đương với khoảng 10% thị trường địa phương hiện tại để trồng đào cho thu hoạch ít nhất là hai mươi năm sau. Một cây đào cần khoảng 5 năm để bắt đầu đậu quả. Nếu giá đào nhìn chung là khoảng $150/trái và độ co dãn giá của cầu đối với sản phẩm đào được ước tính là -1.4, mức giá nào sẽ được sử dụng để định giá sản phẩm đào được dùng trong dự án? Nhân tố đầu tiên cần tính đến là liệu có thị trường quốc tế cho sản phẩm đào hay không? Nếu có thì các nhà cung cấp nước ngoài có thể có khả năng điều chỉnh sản xuất để đáp ứng lượng cầu bổ sung của dự án mà không tạo ra một sự tăng giá đáng kể nào. Trong trường hợp này mức giá chi phối trên thị trường thế giới sẽ là mức giá vận dụng thích hợp (mức giá này vào khoảng $150 với điều kiện không có rào cản thương mại). Nếu không có thị trường thế giới cho sản phẩm đào và không có thặng dư trong thị trường nội địa, chúng ta có thể giả định rằng độ co dãn giá cung ngắn hạn là 0. Công thức trên cho chúng ta kết quả sau hay mức giá tăng khoảng 7% từ $150 lên $160.50. Giá trị thích hợp gắn cho đầu-vào đào sẽ là trung bình của hai con số này, tức là $155.25. Mức giá này chỉ thích hợp về mặt ngắn hạn hay trong khoảng thời gian 5 năm đầu tiên của dự án. Sau đó, khi các cây đào mới trồng cho trái, mức giá có khả năng sẽ quay trở về mức $150. Thế thì, chi phí của dự án sẽ bao gồm một mức giá cho đầu-vào là quả đào. Trong khoảng thời gian 5 năm đầu tiên, mức giá này cao hơn 3.5% ($155.25). Sau đó, nó sẽ quay trở về mức giá cân bằng dài hạn hay $150 trong suốt thời gian thực hiện dự án. Các khối lượng tương đối nhỏ Nếu dự án dùng một lượng đầu-vào tương đối nhỏ thì mức giá của đầu-vào đó không thay đổi lớn dưới tác động của dự án. Mức giá thị trường trước khi bắt đầu dự án có thể được dùng như chi phí của đầu-vào. Có thể có nhiều tranh cãi về ý nghĩa của khái niệm "một lượng tương đối nhỏ". Nếu lượng đầu-vào mà dự án sẽ dùng chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng đầu-vào được tiêu thụ trong vùng thì lượng đầu-vào đó có thể được gọi là một lượng nhỏ. Nếu có các thị trường quốc gia hay toàn cầu cho đầu-vào và dự án không có khả năng có tác động lên mức giá cả tại các thị trường đó thì lượng đầu-vào được dùng cũng có thể được coi là một lượng nhỏ. Ví dụ, một chương trình phát cơm tế bần tại một vùng ngoại ô có thể sử dụng một lượng lao động để chuẩn bị và phân phát thức ăn, một số phương tiện và một lượng xăng dầu nhất định. Những lượng đầu-vào được sử dụng này không có khả năng tác động đến mức giá thị trường nên các mức tiền công lao động và giá thị trường của đầu-vào sẽ là những thước đo tương đối chính xác cho giá trị của đầu-vào dự án. Trong một nền kinh tế vận hành tốt, hiếm khi có dự án với quy mô đủ lớn đến mức người ta có lý do để dự đoán rằng dự án đó sẽ có tác động quan trọng lên các mức giá thị trường. Bởi vậy, trong phần lớn các trường hợp có thể lấy mức giá trước khi tiến hành dự án làm chi phí đúng cho đầu-vào của dự án. 4.2 Định giá đầu-vào khi thị trường bị bóp méo và hoạt động kém hiệu quả Có thể tồn tại vô số các bóp méo thị trường. Chúng có khả năng thay đổi cách thức định giá các đầu-vào. Phần còn lại của chương này sẽ bàn đến vấn đề định giá đầu-vào trong điều kiện có các bóp méo như thuế, tác nhân ngoại sinh và sự tồn tại của những công ty có sức mạnh thị trường đáng kể. Trong khi hai quy tắc đưa ra ở trên vẫn là những nguyên tắc chỉ đường, việc áp dụng các nguyên tắc đó sẽ trở nên phức tạp hơn đôi chút khi có các bóp méo thị trường. Định giá đầu-vào khi có thuế Phần lớn các đầu-vào dự án đều có khả năng phải chịu một loại thuế nào đó. Lao động phải chịu thuế lương, vật liệu xây dựng phải chịu thuế bán hàng. Có thể có những loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng đất đai hay xây dựng sử dụng trong một dự án. Tuy có thể dùng mức giá thị trường để đo lường chi phí của các đầu-vào bị đánh thuế song việc tính toán là phức tạp hơn đôi chút. Một điểm cần tính đến là mức độ cần phải đưa thuế vào chi phí đầu-vào. Điều thứ hai cần tính đến là tác động tương đối của dự án lên tổng sản lượng và tiêu dùng tư của đầu-vào. Có nghĩa là khi dự án mua các đơn vị đầu-vào thì bao nhiêu trong tổng lượng đầu-vào được mua đó có được từ tăng sản lượng, bao nhiêu có được từ giảm tiêu dùng tư? Để thực hiện những mục tiêu chương này đưa ra, giả định rằng chính phủ thu thuế có vị thế trong phân tích. Ẩn ý ở đây là chi trả thuế chỉ đơn thuần là chuyển nhượng của người nộp thuế cho chính phủ và không được tính là chi phí hay lợi ích. Một quan điểm khác có thể là chính phủ thu thuế không có vị thế. Một ví dụ của tình huống này là phân tích chi phí-lợi ích được tiến hành dưới góc nhìn của các cư dân của một bang. Bất kỳ chi trả nào cho chính quyền Liên bang có thể được coi là chi phí, thậm chí ngay cả khi được coi một cách chuẩn xác hơn như chuyển nhượng từ người nộp thuế cho nhà nước sang chính quyền Liên bang. Một ví dụ khác là phân tích chi phí-lợi ích của một chương trình viện trợ. Chương trình này gửi đồ cứu tế đến cho người dân của một nước có chính quyền áp bức, không được lòng dân. Chính quyền đó sẽ đánh thuế hàng hoá viện trợ. Nếu coi chính quyền là tham nhũng, thù địch hay là một thế lực bất chính thì bất kỳ khoản thuế nào cũng có thể được coi là các chi phí. Nếu chính quyền không có vị thế, cần phải sửa đổi phân tích sao cho chi trả thuế là một chi phí. Hai quy tắc chỉ ra trước đó trong chương này hàm ý rằng nên đưa thuế liên quan đến đầu- vào vào trong giá trị của mức tiêu dùng tư bị cắt giảm chứ không phải là giá trị của sản lượng gia tăng. Người tiêu dùng tư sẽ mua thêm các đơn vị đầu ra chi đến khi giá trị cận biên của họ giảm xuống mức giá có tính thuế bởi đây là mức giá mà người tiêu dùng phải chi trả. Bởi vậy, giá trị cận biên đầu-vào của người tiêu dùng bao gồm cả khoản thuế mà họ chi trả. Bất kỳ một sự cắt giảm nào trong tiêu dùng tư phải được định giá ở mức giá bao gồm thuế như Hình 4-2 thể hiện. Các nhà cung cấp đầu-vào tư sẽ sản xuất thêm các đơn vị đầu-vào chừng nào chi phí cận biên của họ tăng lên bằng mức giá mà họ nhận được. Song mức giá này không bao gồm các loại thuế. Bất kỳ một sự tăng sản lượng nào phải được định giá ở mức chi phí sản xuất cận biên, tức là mức ngang bằng với mức giá trừ đi thuế. Thuế phải chi trả cho việc bán thêm những đơn vị hàng hoá này chỉ là một chuyển nhượng cho nhà chức trách thu thuế. Nó không được tính là chi phí cũng không được tính là lợi ích.[3] Biểu đồ Chuẩn: Các Khối lượng Tương đối Lớn Xét một dự án sẽ tiêu dùng một lượng lớn một loại đầu-vào khiến cho mức giá của đầu- vào đó gia tăng. Điều này có nghĩa là một số người tiêu dùng tư của đầu-vào đó sẽ cắt giảm lượng tiêu thụ của họ và các nhà cung cấp sẽ tăng lượng đầu-vào mà họ sản xuất ra. Tình huống này được mô tả tại Hình 4-2. Hình 4-2 Theo như hai quy tắc nêu trên, cần phải đưa các loại thuế vào giá trị của tiêu dùng tư bị cắt giảm chứ không phải là giá trị của sản lượng gia tăng. Giá trị cận biên (MV) của đầu- vào cho người tiêu dùng tư bao gồm thuế họ chi trả. Bất kỳ khoản cắt giảm nào trong tiêu dùng tư nên được định giá ở mức giá có thuế. Các nhà cung cấp đầu-vào sẽ sản xuất thêm đầu-vào chừng nào chi phí cận biên còn chưa tăng đến mức giá mà họ nhận được từ việc bán một đơn vị đầu-vào sản xuất thêm. Tuy nhiên, đó sẽ là mức giá loại trừ thuế. Bởi vậy, bất kỳ một đơn vị đầu-vào nào được sản xuất thêm để cung cấp cho dự án phải được định giá ở mức chi phí cận biên của sản xuất, tức là mức ngang bằng với giá bán trừ đi thuế. Thuế chi trả cho việc bán những đơn vị bổ sung thêm này chỉ là một khoản chuyển nhượng sang nhà chức trách thu thuế.[4] Hình 4-2 mô tả tác động của một dự án lớn lên thị trường một đầu-vào bị đánh thuế. Với chi phí cận biên của sản xuất không tính gộp cả thuế thì đường cung ban đầu được biểu diễn bởi phương trình S=MC. Tác động của thuế là làm cho đường cung dịch chuyển sang đường St, ngang với chi phí cận biên của sản xuất cộng với thuế. Tác động của dự án được biểu hiện như một sự gia tăng của cầu cho đầu-vào. Cầu tăng làm tăng mức giá từ P0 lên P1 và giảm lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường. Phía bên phải của vùng bôi thẫm thể hiện chi phí của việc mở rộng sản xuất đầu-vào được định giá theo chi phí cận biên của sản xuất loại trừ thuế. Phía bên trái của vùng bôi thẫm thể hiện mức cắt giảm tiêu dùng tư được định giá theo giá trị cận biên, mức giá bao gồm thuế. Để tính được giá trị của đầu-vào, phải nhân mức sản lượng gia tăng với trung bình của các mức giá trước và sau dự án loại trừ thuế và phải nhân mức cắt giảm trong tiêu dùng tư với trung bình của mức giá trước và sau dự án bao gồm thuế. Phần khó nhất của quá trình định giá có thể là quyết định xem bao nhiêu lượng đầu-vào mà dự án đã tiêu dùng có thể được bù đắp bằng sản lượng gia tăng, bao nhiêu lượng đầu- vào có thể được bù đắp thông qua tiêu dùng tư. Chìa khoá để quyết định điều này là một số kiến thức về độ co dãn cung và cầu của mặt hàng được xét. Có thể dễ dàng có được chúng từ những dự đoán trước đây mà các nhà kinh tế đã đưa ra. Danh sách các nguồn lực ở cuối quyển sách có thể đưa ra những dự đoán về độ co dãn cung và cầu cho các mặt hàng mà bạn quan tâm. Nếu có được các dự đoán về độ co dãn cung và cầu thì có thể dự đoán được thay đổi trong mức cung và mức cầu của đầu-vào bằng các phương trình sau: trong đó dQS là thay đổi trong mức cung dQD là thay đổi trong mức cầu của người tiêu dùng tư dX là lượng đầu-vào dùng trong một dự án PES là độ co dãn giá của cung (Price Elasticity of Supply) PED là độ co dãn giá của cầu (Price Elasticity of Demand) (ví dụ là -0.5) Ví dụ: Một dự án xây đập sẽ sử dụng hàng triệu tấn bê tông có giá là $800/tấn bao gồm cả tiền thuế là $100/tấn. Độ co dãn giá của cung được dự đoán là 0.9 và độ co dãn giá của cầu là -0.2. Dự đoán chuẩn của chi phí đầu-vào này sẽ là giá trị của cắt giảm tiêu dùng tư ở mức giá bao gồm thuế và sản lượng gia tăng ở mức giá trừ đi thuế. Chúng ta có thể đưa ra dự đoán sơ bộ rằng mức thay đổi trong lượng cầu sử dựng mà người tiêu dùng sử dụng sẽ là và rằng thay đổi trong lượng đầu-vào cung cấp cho thị trường sẽ là Để đơn giản hoá các tính toán, trước hết hãy giả định rằng mức giá bê tông không bị thay đổi do tác động của dự án xây đập. Mức cầu suy giảm sẽ được định giá là $800/tấn và mức tăng sản lượng sẽ được định giá là $700/tấn (mức giá loại trừ thuế) cho tổng chi phí đầu-vào Một cách thực tế hơn, giả định rằng giá của bê tông tăng lên một lượng nào đó. Thực ra, giá tăng là nhân tố khiến cho tiêu dùng tư giảm và sản lượng tăng. Nếu giá tăng $50 (lên mức $750 loại trừ thuế hay $850 tính cả thuế) thì giá trị thích hợp cho tiêu dùng tư bị cắt giảm sẽ là $825 và giá trị tương ứng cho sản lượng tăng sẽ là $725 và tổng chi phí của bê tông dùng cho việc xây đập sẽ là Trong phần lớn các trường hợp thì không thể có được những con số ước tính về độ co dãn có thể tin tưởng được. Dưới đây là một số chỉ dẫn trong trường hợp thiếu các con số dự đoán đáng tin cậy. Thứ nhất, nếu các nhà cung cấp trên thị trường có thừa năng lực và năng lực này có thể dễ dàng được khai thác thì độ co dãn cung thậm chí là độ co dãn cung ngắn hạn có thể là co dãn hoàn toàn. Điều này có nghĩa là tất cả lượng đầu-vào mà dự án cần có thể chỉ đơn thuần có được từ sản lượng gia tăng của các công ty sẵn sàng tăng cường sản xuất và bán ra bổ sung. Nếu năng lực sản xuất bổ sung này có chi phí cận biên bằng năng lực được sử dụng trước đó, giá thị trường không thuế sẽ là mức chi phí thích hợp để áp dụng cho đầu-vào bổ sung. Nếu năng lực sản xuất dư thừa này có chi phí cận biên cao hơn các quá trình sản xuất thông thường chút ít thì nên lấy mức chi phí cận biên cao hơn làm chi phí đầu-vào. Thứ hai, nếu có hạn chế đối với tiềm năng cho sản lượng gia tăng song người tiêu dùng lại có những mặt hàng khác thay thế, tức là cầu của họ có độ co dãn lớn thì lượng đầu-vào cần có có thể có được từ khoản tiêu dùng tư bị cắt giảm. Trong trường hợp này, nên định giá đầu-vào dựa trên mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng, tức là có bao gồm thuế đánh vào hàng hoá. Thứ ba, nếu năng lực dư thừa và khả năng thay thế hàng hoá của người tiêu dùng tư là hạn chế thì sẽ là hợp lý khi đơn thuần giả định là một nửa lượng đầu-vào cần được đáp ứng bởi sản xuất gia tăng và một nửa được đáp ứng bằng cắt giảm tiêu dùng tư. Ít nhất là nó hợp lý cho đến khi có thể khai thác được năng lực sản xuất mới. Với giả định này, một nửa lượng đầu-vào gia tăng sẽ bị đánh thuế và một nửa còn lại thì không. Trong trường hợp nào thì người phân tích cũng phải nắm chắc về các giả định được dùng. Giả định Cực đoan 1: Cung Co dãn Tuyệt đối Một giả định cực đoan là cung của đầu-vào là co dãn hoàn toàn. Tuy nhiên, giả định này không nhất thiết phải là một giả định không thực tế. Nói một cách khác, giả định này tuyên bố rằng, dự án sẽ không gây ra bất kỳ một sự suy giảm nào trong mức tiêu dùng tư mà chỉ tạo ra gia tăng sản lượng sản xuất. Mức gia tăng sẽ bằng đúng với lượng đầu-vào mà dự án tiêu thụ. Với giả định này, có thể dễ dàng tính toán giá trị của đầu-vào. Vì cung là co dãn hoàn toàn nên mức giá thị trường sẽ không có gì thay đổi. Tác động duy nhất là khiến cho sản lượng trong sản xuất tư gia tăng. Bởi vậy, nên định giá đầu ra của dự án tại chi phí cận biên của sản xuất hay mức giá trừ đi thuế. Giả định này có thể là thích hợp nhất về mặt ngắn hạn nếu các nhà cung cấp đầu-vào có đủ năng lực dư để đáp ứng cầu của dự án hoặc nếu công ty có thể gia nhập thị trường đầu-vào một cách dễ dàng về mặt dài hạn. Nếu tính về ngắn hạn, dự án có thể gây ra một số phản ứng giá nào đó. Tuy nhiên, đối với một dự án có thời gian thực hiện lâu dài thì giả định không có thay đổi giá về mặt dài hạn có thể là một giả định hợp lý. Giả định Cực đoan 2: Cầu Co dãn Tuyệt đối Một ví dụ cực đoan khác là cầu đầu-vào là co dãn hoàn toàn. Một lần nữa giả định này không nhất thiết phải là một giả định không thực tế. Nó nhất quán với giả định là tất cả lượng đầu-vào cho một dự án đều được đáp ứng bằng cắt giảm tiêu dùng tư. Nói cách khác, giả định này tuyên bố rằng dự án sẽ không khiến cho sản xuất được mở rộng mà chỉ khiến tiêu dùng bị cắt giảm. Mức tiêu dùng bị cắt giảm sẽ bằng đúng với lượng hàng hoá dự án tiêu thụ. Với giả định này, mức giá thị trường sẽ không thay đổi vì cầu là co dãn hoàn toàn. Tác động duy nhất là mức tiêu dùng tư bị cắt giảm và cần xác định giá trị đầu bằng mức giá có bao gồm thuế. Ví dụ: Một dự án tuyển dụng 10 nhân công với mức tiền công trung bình là $20.00/giờ lao động. Vì số nhân công được tuyển dụng là quá nhỏ nên dự án sẽ không tác động đến mức tiền công cân bằng trong vùng. Hơn thế, trong vùng tỷ lệ thất nghiệp do chờ chuyển nghề đủ để bù đắp lượng lao động mà dự án thuê không để xảy ra tình trạng thiếu lao động cho những công việc khác. Mức tiền công được trả phụ thuộc vào thuế thu nhập liên bang và thuế thu nhập quốc gia với tỷ lệ cận biên tổng cộng là 40%. Nếu vị thế cho phân tích một dự án là toàn cầu, thuế ở đây nên được coi là các khoản chuyển nhượng và chi phí lao động phù hợp được dùng là Tuy nhiên, nếu phân tích được tiến hành trên quan điểm của cơ quan thực hiện dự án, thuế thu nhập có thể được coi là các chi phí. Mức tiền công đầy đủ $20.00/giờ sẽ là chi phí áp dụng cho lao động. dụ: Một dự án tiêu dùng mặt hàng xăng Một dự án liên quan đến việc vận hành một số phương tiện tiêu thụ xăng. Dự đoán chuẩn xác nhất là dự án sẽ dùng 10,000 galông xăng. Mức giá xăng hiện tại là $1.50 một galông trong đó bao gồm tiền thuế là $0.40/galông. Nếu xăng được cung cấp trên thị trường lớn, mang tính cạnh tranh và nếu mức năng lực dư thừa đủ để cho phép đáp ứng mức cầu gia tăng với chi phí bổ sung không đáng kể thì mức cầu của dự án sẽ được đáp ứng bằng việc mở rộng sản xuất. Trong trường hợp này giá trị đúng gắn cho lượng xăng được tiêu thụ sẽ là chi phí cận biên của sản xuất. Nếu ngành công nghiệp xăng là cạnh tranh một cách hợp lý thì mức giá trước thuế $1.10 phải là mức xấp xỉ chuẩn nhất của chi phí cận biên của xăng được dùng trong dự án và sẽ bằng $1.10 x 10,000 = $11,000. Khi có tác nhân ngoại sinh Như đã nhắc đến trước đây, nên định giá sản lượng gia tăng theo chi phí cận biên của việc mở rộng sản xuất. Nếu việc mở rộng sản xuất hay tiêu dùng thêm một đầu-vào gây ra một tác động ngoại biên tiêu cực, nên đưa giá trị của thiệt hại ngoại sinh vào chi phí của việc sản xuất thêm đầu-vào. Trong trường hợp này, chi phí cận biên tư của việc sản xuất đầu-vào không tính đến chi phí xã hội đầy đủ của đầu-vào. Lúc này, cần phải tính đến cả các thiệt hại ngoại sinh. Nói một cách rõ ràng hơn, nếu một dự án giúp mở rộng sản xuất một đầu-vào và việc mở rộng sản xuất này gây ra thiệt hại nhất định về ô nhiễm môi trường thì cần phải đưa giá trị thiệt hại ô nhiễm gia tăng vào chi phí của đầu-vào. Hình 4-3 mô tả tác động của một dự án đối với thị trường của một đầu-vào mà việc sản xuất đầu-vào này tạo ra tác động ngoại ứng tiêu cực. Đường cung được quyết định theo chi phí cận biên tư (Private Marginal Cost ~ PMC) của việc sản xuất đầu-vào. Điều này khác với chi phí xã hội cận biên (Social Marginal Cost ~ SMC) theo nghĩa là SMC bao gồm chi phí cận biên của thiệt hại ngoại sinh do việc sản xuất đầu-vào gây ra. Cầu ban đầu (hay cầu tư) của đầu-vào (D) được quyết định bởi giá trị cận biên của người tiêu dùng tư (Marginal Value ~ MV). Lượng đầu-vào được trao đổi ban đầu là Q0. Dự án khiến cho mức cầu tăng từ D lên D'. Tổng lượng đầu-vào được bán tăng từ mức Q0 lên mức Qt và mức tiêu dùng tăng từ Q0 lên Qp. Lượng đầu-vào bổ sung được định giá theo đường SMC với chi phí sản xuất có tính cả thiệt hại ô nhiễm và được chỉ ra bởi vùng bôi sẫm. Mức tiêu dùng tư giảm được định giá dựa trên đường cầu D và được minh hoạ bởi phía bên trái của vùng bôi sẫm. Hình 4-3 Sở dĩ mức giá thị trường vẫn được dùng để xác định giá trị của lượng tiêu dùng tư bị cắt giảm là bởi lượng hàng cắt giảm này vẫn được sản xuất nhưng không dành cho tiêu dùng tư (vậy nên tổng lượng thiệt hại do ô nhiễm gây ra sẽ không đổi). Rất khó để có thể ước tính được chính xác các thiệt hại ngoại sinh. Giá trị của các thiệt hại ngoại sinh do việc mở rộng sản xuất hay sử dụng một đầu-vào gây ra có thể phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm, thời gian và các điều kiện riêng biệt khác. Thường thì nếu dự án có tác động môi trường hay tác động ngoại sinh đáng kể liên quan đến một đầu-vào thì cách phân tích tốt nhất có thể thực hiện được là bàn đến các tác động này một cách định tính mà không áp dụng một giá trị tiền mặt cụ thể. Một điểm khác cần phải tính đến là có thể áp đặt thuế với mục đích nhằm khắc phục thiệt hại do tác động ngoại sinh gây ra (cái được gọi là thuế Pigouv ~ Pigouvian tax). Trong trường hợp như vậy, cần phải đưa thuế cả trong việc định giá mức tiêu dùng tư bị cắt giảm và trong việc định giá sản xuất bổ sung vì thuế đại diện cho các chi phí ngoại sinh liên quan đến chi phí của các nguồn lực không được mua bán sử dụng trong việc sản xuất đầu-vào. Ví dụ: Một dàn lọc dầu lớn sắp bị đóng cửa tạm thời để lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm mới. Vụ đóng cửa sẽ khiến cho mức cung dầu của một vùng nhất định trong nước giảm đi 20% trong vài tháng. Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, cả cung và cầu đều là không co dãn một cách tương đối. Độ co dãn cầu dự đoán chuẩn xác nhất là -0.2 và độ co dãn cung dự đoán chuẩn xác nhất là 0.4. Mức giá xăng trung bình gần đây là $1.25/galông song mức giá này đã bao gồm cả khoản thuế $0.50/galông. Cần phải định giá sản lượng bị mất như thế nào? Lưu ý rằng trong trường hợp này, sản lượng bị mất đi là chi phí của dự án ngay cả khi xăng không phải là một đầu-vào của dự án theo định nghĩa chính xác nhất. Trong nghiên cứu này có một số vấn đề cần phải đề cập đến. Vấn đề thứ nhất là xác định mức tăng giá thị trường có khả năng xảy ra. Dùng phương trình được giới thiệu trước đây ta có Giá thị trường tăng 33% có nghĩa là mức giá trong khoảng thời gian thực thi dự án vào khoảng $1.66 bao gồm hay loại trừ thuế. Giá trị trung bình của mức giá trước dự án và trong thời gian thực thi dự án sẽ là $1.455 và $0.9455. Vấn đề thứ hai là mức chi phí sản xuất cận biên cho xăng là bao nhiêu. Nếu thị trường bán buôn mặt hàng xăng là thị trường cạnh tranh thì mức giá trước thuế có thể xấp xỉ ngang bằng với chi phí cận biên. Thế nên chúng ta giả định rằng chi phí cận biên là $0.75 trước dự án và là $1.16 trong thời gian thực hiện dự án. Nếu thay vào đó, các công ty lọc dầu có sức mạnh thị trường đáng kể, chi phí cận biên có thể thấp hơn mức $0.75 rất nhiều. Có thể dự đoán mức chi phí này thông qua kiến thức có được về ngành công nghiệp đó (các kỹ sư có thể có khả năng đưa ra được những con số gần đúng) hay thông qua phân tích kinh tế.[5] Vấn đề thứ ba là liệu thuế đánh vào mặt hàng xăng có được coi là một nỗ lực để giải quyết chi phí ngoại sinh của việc sản xuất hay tiêu dùng xăng hay không. Nếu có, thuế sẽ là một phần của chi phí của mặt hàng đó và nên đưa thuế vào cả giá trị của tiêu dùng bị cắt giảm và chi phí của việc mở rộng sản xuất. Lúc đó, tiêu dùng bị cắt giảm hay chi phí của mở rộng sản xuất sẽ là 1.455/galông. Nếu không, chỉ nên đưa thuế vào giá trị của tiêu dùng bị cắt giảm ($1.455/galông) chứ không đưa vào chi phí của việc mở rộng sản xuất ($0.9455/galông). Tuy nhiên, việc làm như thế sẽ bỏ qua bất kỳ các chi phí ngoại sinh nào liên quan đến sản xuất và tiêu dùng xăng. Thật tình cờ, vì các độ co dãn tương ứng của cung và cầu chúng ta có thể dự đoán rằng một phần ba lượng xăng bị mất sẽ được bù đắp lại qua việc cắt giảm tiêu dùng tư và hai phần ba sẽ được bù đắp qua việc tăng sản lượng.[6] Khi thị trường hoạt động kém hiệu quả Hàng loạt các hoạt động kém hiệu quả có thể phá hoại các thị trường đầu-vào. Trong việc xác định các giá trị thích hợp cho các tình huống khác nhau với mức độ không hiệu quả nhất định, hai quy tắc nền tảng được trình bày trong chương này vẫn được áp dụng: · Cần phải đo lường lượng tiêu dùng đầu-vào suy giảm theo mức sẵn sàng chi trả cho các đơn vị tăng thêm. · Phải đo lường mức tăng sản xuất tư của đầu-vào theo chi phí cận biên mà các nhà sản xuất phải bỏ ra để sản xuất bổ sung. Đúng là tất cả các thị trường đều hoạt động không hiệu quả ở một mức độ nhất định song chỉ nên vận dụng các kỹ thuật được mô tả ở đây khi mức độ không hiệu quả có vẻ như đủ lớn để đảm bảo sẽ gây ra thêm những rắc rối.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVận dụng Giá cả Thị trường để Định giá Đầu-vào.pdf