Project-based teaching is the teaching method which concentrates on learners and gets the learners become the center. In this article, we would like to show a general concept of project-based teaching, propose somes necessary strategies for teachers to select the subjects and suitable contents applicable to pedagogic students, gives the process of using project-based teaching in the lessons which aim to practise teaching for students. The last part in this article gives an example for illustration in which project-based teaching is applicable to Teaching Methods Course for pedogogic students in general and Mathematic Teaching Method for students of Mathematic
Faculty.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học học phần phương pháp dạy học theo định hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 63 - 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
HỌC PHẦN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM
Trần Việt Cƣờng*
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dạy học theo dư án (DHTDA) là hình thức tổ chức dạy học hướng vào người học, lấy người học
làm trung tâm. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một cách khái quát về DHTDA, đề xuất một
số tiêu chí cần thiết khi lựa chọn những chủ đề, những nội dung kiến thức có thể tổ chức DHTDA
cho sinh viên (SV) sư phạm, đề xuất quy trình tổ chức DHTDA trong dạy học học phần Phương
pháp dạy học (PPDH) theo định hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV. Phần cuối của bài
báo này, chúng tôi giới thiệu một ví dụ có tính chất minh hoạ cho khả năng vận dụng DHTDA
trong dạy học học phần PPDH cho SV sư phạm nói chung và trong dạy học học phần PPDH môn
Toán cho SV sư phạm Toán nói riêng.
Từ khoá. Dạy học theo dự án, phương pháp dạy học, tiêu chí, quy trình.
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN*
Dự án là một quá trình hoạt động của một hay
một nhóm người để thực hiện kế hoạch tự đề
ra để tạo ra sản phẩm nhằm đạt được các mục
đích đề ra.
Dự án học tập (DAHT) là một dự án trong đó
người học thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành; kết hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
DHTDA là hình thức tổ chức dạy học những
DAHT dưới sự hướng dẫn và điều khiển của
giáo viên.
Như vậy, trong DHTDA, người học phải thực
hiện nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau. Khi đó, người học phải tự lực
lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá kết quả, cuối
cùng tạo ra được những sản phẩm phù hợp với
mục đích và yêu cầu đã đề ra . Sản phẩm cuối
cùng của các DAHT rất đa dạng và phong phú:
Có thể là một buổi thuyết trình, một vở kịch,
một bản báo cáo hay một trang Web
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHỮNG NỘI
DUNG CỤ THỂ TỔ CHỨC DHTDA CHO
SV SƯ PHẠM
* Tel: 0978.626.727; Email: tranvietcuong2006@gmail.com
Để tổ chức DHTDA cho SV sư phạm đạt
được hiệu quả, theo chúng tôi mỗi nội dung,
mỗi chủ đề khi lựa chọn để tổ chức DHTDA
cho SV cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Những nội dung được lựa chọn cần có sự
kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và gắn
với những vấn đề thực tiễn nghề nghiệp:
DHTDA không chỉ nhằm mục đích là cung
cấp cho người học những kiến thức cơ bản,
cần thiết và có tính hệ thống mà thông qua đó
còn nhằm mục đích là hình thành và phát
triển ở người học những kỹ năng, những năng
lực cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Do
vậy, khi tổ chức DHTDA cho SV, giảng viên
(GV) cần phải lựa chọn những nội dung kiến
thức, những chủ đề học tập có mối liên hệ
giữa lý thuyết với thực hành và gắn với những
vấn đề thực tiễn nghề nghiệp. Các DAHT để
tiến hành tổ chức DHTDA cho SV cần có sự
kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và gắn
liền với thực tiễn nghề nghiệp, giúp SV giải
quyết được những vấn đề thiết thực và gần
gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều này đòi
hỏi SV phải biết cách vượt qua được những
khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn, giữa
lý thuyết với thực hành, đưa những tri thức,
những kinh nghiệm và những kỹ năng cơ bản
đã được trang bị trong quá trình học tập để
giải quyết những vấn đề gắn liền với thực tiễn
nghề nghiệp và có ích với bản thân. Những
nội dung kiến thức được lựa chọn này phải là
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 63 - 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
cơ hội để giúp cho SV được tìm hiểu, giải
quyết những vấn đề, những nhiệm vụ học tập
mang tính phức hợp, đáp ứng được những yêu
cầu cần thiết của SV trong cuộc sống hiện
nay. Những nội dung kiến thức được lựa chọn
để tổ chức DHTDA cho SV phải là một cơ
hội tốt để SV được làm việc, được tự mình
tìm hiểu, khám phá để tìm ra tri thức, qua đó
hình thành và phát triển những kỹ năng,
những NLSP cần thiết cho bản thân.
- Nội dung của các DAHT phải mang tính
tích hợp cao: Nội dung của các DAHT cần có
sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều
môn học khác nhau nhằm mục đích giải quyết
được những nhiệm vụ, những vấn đề do
DAHT đặt ra. Mặt khác, ngoài việc SV phải
vận dụng những tri thức của nhiều lĩnh vực,
nhiều môn học khác nhau để giải quyết
những vấn đề, những nhiệm vụ học tập do
DAHT đặt ra thì SV còn phải sử dụng phối
hợp nhiều PPDH, nhiều hình thức dạy học
khác nhau như: Dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề, Dạy học hợp tác... để hoàn
thành DAHT của mình.
- Các nội dung của DAHT phải gắn với định
hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
SV: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV sư
phạm là một trong những hoạt động quan
trọng, không thể thiếu trong mỗi trường Sư
phạm vì thông qua hoạt động này những phẩm
chất, những kỹ năng và những NLSP cần thiết
của người giáo viên sẽ được hình thành và phát
triển ở mỗi SV. Chất lượng đào tạo giáo viên
và sự đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của
xã hội hiện nay phụ thuộc rất lớn vào quá trình
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV. Một SV
tốt nghiệp trường Sư phạm sẽ được trang bị
đầy đủ, có hệ thống những tri thức khoa học
cơ bản ở trình độ Đại học. Tuy nhiên, không
phải bất kỳ ai có được những tri thức khoa
học cơ bản ở trình độ Đại học đều có thể trở
thành một người giáo viên tốt, vững vàng trên
bục giảng. Vì vậy, trong dạy học người GV
cần phải lựa chọn những nội dung, những
hoạt động dạy học phù hợp sao cho đáp ứng
được yêu cầu vừa có thể tích luỹ được những
kiến thức chuyên môn cần thiết và vừa có thể
hình thành và rèn luyện được những kỹ năng,
những NLSP cần thiết cho SV trong quá trình
học tập tại trường Sư phạm.
TỔ CHỨC DHTDA HỌC PHẦN PPDH
CHO SV SƯ PHẠM
Để tổ chức DHTDA cho SV sư phạm một
cách hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu cơ
bản trong dạy học, giúp SV không những có
được những kiến thức cơ bản, hệ thống mà còn
hình thành và rèn luyện được những NLSP cần
thiết, quy trình tổ chức DHTDA cho SV sư
phạm được thể hiện trong sơ đồ sau.
QUY
TRÌNH
TỔ CHỨC
DẠY HỌC
THEO DỰ
ÁN
HỌC
PHẦN
PPDH
CHO
SINH
VIÊN
SƢ PHẠM
Giai đoạn Chuẩn bị: Gồm các công việc sau:
- Hình thành DAHT.
- Chia nhóm học tập.
- Thông báo tài liệu tham khảo cho SV.
Giai đoạn Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: Gồm các công việc
sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT.
- Kiểm tra tính khả thi của bản kế hoạch thực hiện DAHT của các nhóm.
Giai đoạn Thực hiện DAHT: Gồm các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông.
- Giảng tập trước lớp.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện DAHT.
Giai đoạn Báo cáo sản phẩm và đánh giá DAHT của nhóm: Gồm các
công việc sau:
- Báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước lớp.
- Giảng tập trước lớp.
- GV đánh giá và nhận xét về kết quả thực hiện DAHT của các nhóm.
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 63 - 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
Sơ đồ. Quy trình tổ chức DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm
TỔ CHỨC DHTDA NỘI DUNG “DẠY HỌC
ĐẠO HÀM VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA
ĐẠO HÀM” CHO SV SƯ PHẠM TOÁN
Đạo hàm và các ứng dụng của Đạo hàm là
một trong những mảng kiến thức quan trọng
trong chương trình môn Toán ở trường phổ
thông. Với vị trí và vai trò của nội dung này
trong chương trình môn Toán ở trường phổ
thông và từ thực tế giảng dạy chúng tôi nhận
thấy nội dung này đã đáp ứng được đầy đủ
các tiêu chí về lựa chọn các nội dung để tổ
chức DHTDA cho SV sư phạm. Do vậy,
chúng tôi đã lựa chọn chủ đề này để tổ chức
DHTDA cho SV sư phạm Toán. Từ việc
nghiên cứu, tìm hiểu về chủ đề này, SV sẽ
tích lũy được những kiến thức cơ bản, cần
thiết và hình thành được những kỹ năng,
những NLSP cần thiết để phục vụ cho giảng
dạy sau này ở trường phổ thông.
Kế hoạch tổ chức DHTDA nội dung “Dạy
học Đạo hàm và các ứng dụng của Đạo hàm
cho SV”:
1) Tiêu đề DAHT: Dạy học Đạo hàm và các
ứng dụng của Đạo hàm cho học sinh phổ thông.
2) Thời gian thực hiện: 3 tuần.
3) Mục tiêu DAHT: Mục tiêu của DAHT này
được xác định cụ thể như sau:
- Về mặt tri thức: SV nắm được một cách khái
quát về nội dung Đạo hàm cùng những ứng
dụng của Đạo hàm được trình bày trong
chương trình phổ thông. SV nắm được cách
thức tổ chức giảng dạy nội dung Đạo hàm
và các ứng dụng của Đạo hàm cho học sinh
phổ thông.
- Về mặt rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Thông
qua tổ chức DHTDA, hình thành ở SV một số
kỹ năng, NLSP như: Năng lực thiết lập kế
hoạch của bản thân, năng lực triển khai kế
hoạch giáo dục và dạy học, năng lực hợp tác,
khả năng dự kiến trước các công việc, năng
lực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của bản thân, năng lực sáng
tạo, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn dạy học và phát triển khả năng
nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, khả
năng lựa chọn và nghiên cứu tài liệu... Các kỹ
năng, năng lực này sẽ được hình thành và rèn
luyện qua các hoạt động như: Trong quá trình
xây dựng và triển khai thực hiện DAHT, qua
hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu,
chương trình sách giáo khoa, trong hoạt động
trao đổi với giáo viên phổ thông, với GV, trong
thảo luận nhóm, trong hoạt động dự giờ...
4) Nhiệm vụ DAHT: Mỗi nhóm học tập cần
tiến hành những việc sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: Từng thành viên
trong nhóm theo sự phân công tiến hành
nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề thuộc nội
dung nghiên cứu lý thuyết (Nội dung, chương
trình chủ đề Đạo hàm và các ứng dụng của
Đạo hàm được trình bày ở trường phổ thông,
những chú ý khi dạy học những nội dung
thuộc chủ đề Đạo hàm và các ứng dụng của
Đạo hàm...); trao đổi, thảo luận trong nhóm
để các thành viên trong nhóm cùng nắm được
các nội dung nghiên cứu của nhóm; hoàn
thành sản phẩm nghiên cứu, nội dung báo cáo
sản phẩm nghiên cứu của nhóm và báo cáo
nội dung nghiên cứu trước lớp.
- Tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông: SV
tìm hiểu việc tổ chức dạy học nội dung Đạo
hàm và các ứng dụng của Đạo hàm ở trường
phổ thông, tiến hành dự 01 tiết dạy mẫu thuộc
chủ đề về Đạo hàm và các ứng dụng của Đạo
hàm của giáo viên phổ thông và hoàn thành
bản báo cáo thu hoạch chung của nhóm sau
đợt đi tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông.
- Giảng tập tại lớp: Mỗi nhóm chia thành 3
nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ lựa chọn một tiết
thuộc chủ đề Đạo hàm và các ứng dụng của
Đạo hàm trong chương trình lớp 11 và lớp 12
để soạn giáo án, thông qua giáo án với GV,
giảng tập trong nhóm và giảng tập trước lớp.
5) Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Bá Kim (2004), PPDH môn
Toán, Nxb Đại học Sư phạm.
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 63 - 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
[2]. Nguyễn Bá Kim (chủ biên) (1994),
PPDH môn Toán phần 2 - Dạy học những nội
dung cơ bản, Nxb Giáo dục.
[3]. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình PPDH
những nội dung cụ thể môn Toán, Nxb Đại
học Sư phạm.
[4]. Các sách giáo khoa, sách bài tập và sách
giáo viên lớp 11 và lớp 12.
6) Kế hoạch thực hiện
Giai
đoạn
Công việc của giảng viên Công việc của SV
Chuẩn
bị
- Cùng SV dự kiến những nội dung,
những chủ đề có thể triển khai tổ chức
DHTDA. Từ đó, GV cùng SV trong
lớp xác định mục tiêu của DAHT, xác
định những công việc cần thực hiện
trong DAHT, xác định những sản
phẩm cần đạt được sau khi hoàn thành
DAHT, dự kiến thời gian thực hiện
DAHT, xác định một số mốc thời gian
quan trọng trong quá trình thực hiện
DAHT...
- Cùng SV chia các loại nhóm học tập.
- Giới thiệu tài liệu tham khảo cần thiết
cho SV.
- Cùng GV dự kiến những nội dung, những chủ đề
có thể triển khai tổ chức DHTDA. Từ đó, SV cùng
với GV xác định mục tiêu của DAHT, xác định
những công việc cần thực hiện trong DAHT, xác
định những sản phẩm cần đạt được sau khi hoàn
thành DAHT, dự kiến thời gian thực hiện DAHT,
xác định một số mốc thời gian quan trọng trong quá
trình thực hiện DAHT...
- Cùng GV tổ chức chia các loại nhóm học tập.
- Nghe và ghi chép các vấn đề quan trọng, cần thiết.
Xây
dựng
kế
hoạch
thực
hiện
DAHT
- Giám sát quá trình làm việc và trợ
giúp các nhóm.
- Kiểm tra tính khả thi của bản kế
hoạch thực hiện DAHT của các nhóm:
Sau khi các nhóm nộp bản kế hoạch chi
tiết, GV xem xét kế hoạch thực hiện
DAHT của các nhóm và từ đó có
những đóng góp ý kiến cho kế hoạch
thực hiện DAHT của từng nhóm sao
cho khả thi, hiệu quả và tiết kiệm thời
gian.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: Họp nhóm
xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT, xác định các
công việc cần triển khai: Nghiên cứu lý thuyết (xác
định tiêu đề của bài viết, xác định các nội dung cần
tìm hiểu...), tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông,
soạn giáo án, giảng tập trước lớp, phân công công
việc cho từng thành viên trong nhóm (phân công
thành viên tìm hiểu từng nội dung cụ thể của phần
nghiên cứu lý thuyết, viết sản phẩm nghiên cứu lý
thuyết của nhóm, thiết kế bài báo cáo nghiên cứu lý
thuyết, viết báo cáo đi thực tế tại trường phổ
thông...)...
- Báo cáo GV kế hoạch thực hiện DAHT, chỉnh sửa
kế hoạch theo góp ý của GV.
Thực
hiện
DAHT
- Giám sát quá trình làm việc và trợ
giúp các nhóm.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện DAHT:
Trong quá trình các nhóm thực hiện
DAHT, trên cơ sở kế hoạch thực hiện
DAHT do các nhóm đã xây dựng và
phân công công việc cho các thành
viên của các nhóm, GV kiểm tra tiến
độ thực hiện của mỗi thành viên trong
nhóm. Nếu thấy cần thiết, GV điều
chỉnh, giúp đỡ để các thành viên thực
hiện nghiêm túc, đúng tiến độ phần
việc đã được giao. Trong khâu hoàn
thiện DAHT, GV cũng cần kiểm tra
sản phẩm DAHT của các nhóm xem có
- Nghiên cứu lý thuyết: (1) Từng thành viên theo
chủ đề phân công thu thập, nghiên cứu tài liệu, tìm
kiếm và xử lý thông tin để hoàn thành sản phẩm của
mình. (2) Viết sản phẩm nghiên cứu của nhóm: SV
được phân công tổng hợp nội dung từ các bài viết
của từng thành viên để hoàn thành sản phẩm của
nhóm. (3) Trao đổi, thảo luận trong nhóm để các
thành viên cùng nắm được nội dung mà nhóm đang
nghiên cứu và hoàn thành sản phẩm nghiên cứu của
nhóm. (4) Thiết kế bài báo cáo sản phẩm nghiên
cứu lý thuyết. (5) Trao đổi, thảo luận trong nhóm để
hoàn thành nội dung bài báo cáo và tiến hành tập
báo cáo trước nhóm.
- Tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông: (1) Họp
nhóm trao đổi các công việc cần thiết khi đi thực tế
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 63 - 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
phù hợp với nội dung môn học, mục
tiêu của DAHT như đã đề ra hay không
để có những điều chỉnh, tư vấn, trợ
giúp... cho các nhóm.
tại trường phổ thông. (2) Dự giờ dạy mẫu của giáo
viên phổ thông. (3) Trao đổi với giáo viên phổ
thông về việc triển khai dạy học nội dung Đạo hàm
và các ứng dụng của Đạo hàm ở trường phổ thông.
(4) Thảo luận nhóm để đánh giá, nhận xét tiết dạy
của giáo viên phổ thông và viết thu hoạch đi thực tế
tại trường phổ thông. (5) Họp nhóm thông qua nội
dung bài viết thu hoạch đi thực tế tại trường phổ
thông. (6) Nộp bài thu hoạch cho GV.
- Giảng tập trước lớp: (1) Các nhóm nhỏ lựa chọn
nội dung tiết dạy. (2) Họp nhóm để soạn giáo án với
nội dung đã lựa chọn. (3) Thông qua giáo án với
GV. (4) Chỉnh sửa giáo án theo yêu cầu của GV. (5)
Giảng tập trong nhóm nhỏ.
Báo
cáo
sản
phẩm
và
đánh
giá
DAHT
của
nhóm
- Báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý
thuyết trước lớp: (1) Cùng với SV
chuẩn bị cơ sở vật chất để các nhóm
trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp.
(2) Gọi SV lên báo cáo. (3) Đặt các câu
hỏi nhằm mục đích trao đổi về nội
dung bài báo cáo cho nhóm báo cáo.
(4) Nhận xét, góp ý và đánh giá về sản
phẩm của từng nhóm.
- Giảng tập trước lớp: (1) Cùng với SV
chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để các
nhóm nhỏ giảng tập trước lớp. (2) Gọi
SV lên dạy trước lớp. (3) Nhận xét,
góp ý và đánh giá tiết dạy của từng
nhóm nhỏ.
- Đánh giá, nhận xét về kết quả thực
hiện DAHT của các nhóm: Từ kết quả
thực hiện sản phẩm nghiên cứu lý
thuyết, quá trình đi thực tế tại trường
phổ thông, soạn giáo án, giảng tập
trước lớp... GV nhận xét, đánh giá quá
trình thực hiện cũng như kết quả thực
hiện DAHT của các nhóm.
- Báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước lớp:
(1) Cùng với giảng viên chuẩn bị cơ sở vật chất để
các nhóm trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp. (2)
Đại diện các nhóm (do GV gọi ngẫu nhiên) trình
bày bài báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết
trước lớp. (3) Tập thể lớp nhận xét, đóng góp ý kiến
và đưa ra các câu hỏi nhằm mục đích trao đổi về nội
dung bài báo cáo. (4) SV báo cáo hoặc đại diện
nhóm báo cáo trả lời các câu hỏi do GV và tập thể
lớp đặt ra. (5) Các nhóm trên cơ sở những đóng góp
của GV và tập thể lớp hoàn chỉnh sản phẩm nghiên
cứu lý thuyết và nộp sản phẩm nghiên cứu lý thuyết
cho GV.
- Giảng tập trước lớp: (1) Cùng với GV chuẩn bị cơ
sở vật chất cần thiết để các nhóm nhỏ giảng tập
trước lớp. (2) Đại diện các nhóm nhỏ của các nhóm
(do GV gọi ngẫu nhiên) lên trình bày tiết giảng
trước lớp. (3) Tập thể lớp nghe, nhận xét, đánh giá
và đóng góp ý kiến về tiết dạy. (4) Nộp giáo án cho
GV.
KẾT LUẬN
DHTDA là một hình thức dạy học góp phần
thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào
người học, lấy người học làm trung tâm. Việc
nghiên cứu sâu lý luận DHTDA và vận dụng
một cách sáng tạo vào dạy học ở Việt Nam là
một vấn đề mang tính thời sự, cần có sự quan
tâm của các nhà giáo dục. Việc vận dụng
DHTDA một cách hợp lý sẽ góp phần đổi
mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của
người học và đặc biệt sẽ phát triển khả năng
về nghiệp vụ sư phạm cho SV sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo
(2004), “DHTDA - một phương pháp có chức năng
kép trong đào tạo GV”, Tạp chí Giáo dục, số 80.
[2]. Des Matejka, Project - Based learning in
online postgraduate education Australia, Catholic
University, Australia.
Trần Việt Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 63 - 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
[3]. Digumarthi Harshitha (2006), Techniques of
teaching computer science, Sonali Publications, New
Delhi.
[4]. Nguyễn Bá Kim (chủ biên) (1994), PPDH môn
Toán phần 2 - Dạy học những nội dung cơ bản, Nxb
Giáo dục.
[5]. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình PPDH những nội
dung cụ thể môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm.
[6]. John W. Thomas (2000), A review of research on
Project - Based Learning, California
SUMMARY
USING PROJECT-BASED LEARNING TO LECTURE THE CONTENT OF THE
TEACHING METHOD APPROACH TO ORIENTED PEDAGOGICAL TRAINING FOR
PEDAGOGICAL STUDENTS
Tran Viet Cuong*
College of Education - TNU
Project-based teaching is the teaching method which concentrates on learners and gets the learners become the
center. In this article, we would like to show a general concept of project-based teaching, propose somes
necessary strategies for teachers to select the subjects and suitable contents applicable to pedagogic students,
gives the process of using project-based teaching in the lessons which aim to practise teaching for students. The
last part in this article gives an example for illustration in which project-based teaching is applicable to Teaching
Methods Course for pedogogic students in general and Mathematic Teaching Method for students of Mathematic
Faculty.
Keywords: Project - based learning, teaching method, criteria, proces.
* Tel: 0978.626.727; Email: tranvietcuong2006@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33163_36990_308201291713vandungdayhoctheoduan_9499_2052462.pdf