Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu. Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số DN bán / mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc thù nội địa thông qua NQTM. - Các loại hình nhượng quyền Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee): 1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise) Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: · hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo); · bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; · hệ thống thương hiệu; · sản phẩm/dịch vụ. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí

doc37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại Mục lục I. Quyền sở hữu trí tuệ và nhượng quyền thương mại 1.Sơ lược về nhượng quyền thương mại - Lịch sử hình thành Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác. - Sự phát triển của nhượng quyền thương mại hiện nay Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu. Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme - FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số DN bán / mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc thù nội địa thông qua NQTM. - Các loại hình nhượng quyền Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ  hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee): 1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise) Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ  hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có  thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo); bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; hệ thống thương hiệu; sản phẩm/dịch vụ. Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có  thể trả thêm các khoản chi phí khác như  chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn … 2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise): Việc chuyển nhượng một số  yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau: - Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như  sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên; - Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise) như Coca Cola; - Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và  Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu  Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng… - Nhượng quyền “lỏng lẻo”  theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton… Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart. Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm. 3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise): Hình thức nhượng quyền phổ  biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như  Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ  trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh. 4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise): Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ)  ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường xét về  độ lớn & tốc độ. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu. - Nhượng quyền thương mại ở VN + Thực tế Cà phê Trung Nguyên – là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khó nhưng duy trỳ và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều. Theo đánh giá của cá nhân tôi, đến thời điểm hiện nay thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của chính nó là một thực trạng cần xem xét và là bài học cho các doanh nghiệp trẻ của Việc Nam bước đầu tham gia thị trường kinh doanh mới đó là nhượng quyền. Một thương hiệu “Việt” khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nó trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở 24, phát triển mạnh vào những năm 2004 – 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ra nước ngoài + Pháp luật - Trước 01/01/2006 Trong giai đoạn này, franchise chưa được luật hóa. Tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến và chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp quy. - Năm 1999: Theo mục 4.4.1 của Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT, do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 12/7/1999 (hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ), quy định rằng: “... hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nh.n hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise)” - Năm 2005: Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định về chuyển giao công nghệ, trong đó có định nghĩa khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh doanh” như sau: “..cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nh.n hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định pháp luật”. (k6 Đ4) Theo mục 5 Phần I Thông tư 30/2005/TT-BKCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, “cấp phép đặc quyền kinh doanh c.n gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại (franchise).” - Kể từ ngày 01/01/2006 (Đây là thời điểm có hiệu lực của Luật Thương mại 2005, Luật Dân sự 2005) + Luật hóa hoạt động “nhượng quyền thương mại” Theo Luật Dân sự 2005: Nhượng quyền thương mại được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 755). Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ 01/7/2007) Tuy nhiên theo Điều 7 Luật này, không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc đối tượng điều chỉnh. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với Điều 755 Bộ Luật Dân sự 2005 (!?). Quy định về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại 2005: Điều 284 Luật Thương mại 2005 định nghĩa rằng: " Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự m.nh tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nh.n hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” Như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại. + Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại: *Nghị định 35/2006/NĐ-CP: do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Các vấn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này. * Thông tư 09/2006/TT-BTM: do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 để hướng dẫn đăng k. hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư này quy định cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền. 2. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại - Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp phải là phát triển và khai thác sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền thương mại. + Nhãn hiệu Nhãn hiệu đã có từ rất xa xưa, trước cả khi con người có sự trao đổi hàng hóa với nhau trên thị trường. Người Ấn Độ với chữ ký được chạm khảm trên đồ kim hoàn mỹ nghệ, người Trung Quốc với những nét bút tinh tế trên đồ gồm, sứ để xuất khẩu, người Nhật bản với những con dấu trên giấy viết. Nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào có khẳ năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Một dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí chính để xem xét (i.) Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khẳ năng phân biệt các sản phẩm/dịch của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác (ii.) Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội. Chức năng cơ bản của một nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là phân biệt hàng hóa và dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp khác, do đó thường để xác định nguồn gốc và hàm ý chỉ dẫn chất lượng và danh tiếng. Chức năng này trong một chừng mực nào đó bị tổn hại nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng chuyển giao quyền SHTT. Do đó, thường được quy định bởi luật hoặc yêu cầu của hợp đồng, chủ sở hữu nhãn hiệu nên duy trì mối quan hệ mật thiết với bên được chuyển giao quyền SHTT để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng vẫn được duy trì làm cho người tiêu dùng không bị lừa dối + Tên thương mại Tên thương mại là tên mà một cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ sử dụng để hoạt động kinh doanh. Để được bảo hộ tại Việt nam, Tên thương mại phải bao gồm các chữ cái và có thể cả các chữ số có khả năng phát âm. Tên thương mại đồng thời phải có khả năng phân biệt chủ thể sử dụng nó với các chủ thể khác hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được pháp luật bảo hộ mà không cần đăng ký, nếu chủ sở hữu duy trì hoạt động kinh doanh của mình dưới Tên thương mại đó. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với Tên thương mại khác được sử dụng trước ở cùng một khu vực và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn đối với một nhãn hiệu được đăng ký từ trước. Để ngăn chặn người khác sử dụng cùng Tên thương mại, các doanh nghiệp nên đăng ký Tên thương mại như một nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ + Bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh là những thông tin: (i) không là hiểu biết thông thường; (ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Khi sử dụng phải mang lại lợi thế cho bên sử dụng. như vậy là phải có sự kiểm chứng, điều này phải thực hiện thong qua việc sử dụng và chứng minh trong kinh doanh của bên chuyển nhượng. Bên chuyển giao phải chứng minh được việc sử dụng bí mật đó mang lại hiệu quả như nào và phải cam kết sự hiệu quả đó nếu chuyển nhượng cho bên nhận. Ngoài ra, bên chuyển giao phải có các biện pháp bảo vệ những bí mật đó một cách cẩn trọng cần thiết. các thong tin về cá nhân, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và các thong tin không lien quan tới kinh doanh không phải là đối tượng được coi là bí mật kinh doanh. è sự nhận biết trên sẽ giúp bên nhận tránh được sự bưng bít thông tin và sự lừa đảo của bên chuyển giao, đó cũng là dấu hiệu nhận biết cơ bản ngoài những quy định của pháp luật về căn cứ để chuyển giao quyền: bên chuyển giao phải chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ ba, bí mật đó là hợp pháp… Do tính quan trọng trong việc có được bí mật kinh doanh là sẽ mang lại lợi thế rất lớn về cạnh tranh nên cần phải xem xét kỹ về các thỏa thuận về phạm vi chuyển giao, trong đó gồm giới hạn về quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ. Về giới hạn về quyền sử dụng: bên chuyển giao sẽ cho phép bên nhận được sử dụng bí mật đó vào mục đích gì, sản xuất các sản phẩm gì? Về giới hạn về lãnh thổ, liên quan tới khía cạnh của luật cạnh tranh, nếu bên chuyển giao chuyển giao cho quá nhiều chủ thể khác thì rõ ràng lợi thế kinh doanh sẽ bị giảm vì sự cạnh tranh lẫn nhau, như vậy thỏa thuận về giới hạn lãnh thổ phải chỉ rõ giới hạn địa lý được nhận chuyển giao và sự phân phối – tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra trong giới hạn như nào hay là không có giới hạn. Thời gian thực hiện hợp đồng là cơ sở chấm dứt việc chuyển nhượng trên, cần phải tính toán khoảng thời gian hợp lý, không ít quá để bị thua lỗ và làm đến thời điểm nào là cần phải dừng lại. cả hai bên đều phải tính toán thời hạn này bởi khả năng bí mật này bị tiết lộ là cao hay thấp, nếu không tìm hiểu kỹ thì có khi lợi thế về điều này rất dễ bị mất tác dụng và lợi thế kinh doanh sẽ bị giảm xút. Bên nhận có thể quy định điều khoản buộc bên chuyển giao phải bồi thường nếu điều này xảy ra trong thời hạn hợp đồng hoặc là điều kiện để bên nhận rút lui khỏi hợp đồng đó. II. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại. Thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên có kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật nhất định hoặc các kỹ năng khác đã có được danh tiếng cùng với việc sử dụng một nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ (bên nhượng quyền) có thể kết hợp với một doanh nghiệp khác (bên nhận quyền – franchisee) là bên sẽ đưa kỹ năng của họ hoặc nguồn tài chính nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Bên nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng, thông qua việc cung cấp các kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, bên nhận quyền sẽ duy trì chất lượng và các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ thường yêu cầu các đặc trưng được tiêu chuẩn hóa nhất định như cách thức trang trí thương mại thống nhất. Việc chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng quyền thương mại, thường được tách ra thành một phần riêng , bởi tính chất đặc thù của các quyền sở hữu trí tuệ. III. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại và phương hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 1. Các vi phạm thường gặp Tập đoàn Nam An đang sở hữu nhiều nhà hàng Việt Nam cao cấp và chuỗi 12 tiệm Phở 24 trong, ngoài nước theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cũng vì thế mà Giám đốc điều hành Lý Quí Trung luôn ở trong tư thế chuẩn bị cho các vụ kiện vi phạm bản quyền. Chỉ trong vòng 2 năm, thương hiệu Phở 24 của tập đoàn Nam An đã phát triển được chuỗi 12 tiệm theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) tại TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và Indonesia. Theo đúng nguyên tắc franchise, các tiệm Phở 24 đều phải tuân thủ những quy định kinh doanh chung, từ cách trang trí nội thất, vật dụng đến quy trình nấu phở... Thế nhưng mới đây, Nam An phát hiện một cửa hàng nhượng quyền (franchisee) làm trái quy định khi tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh..., khiến nhiều khách hàng phàn nàn. "Cũng may trường hợp này được phát hiện sớm trước khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ uy tín của chuỗi thương hiệu Phở 24", ông Lý Quí Trung cho biết. Theo ông Trung, sự cố này thường xuyên xảy ra đối với loại hình franchise. Một dạng "tai nạn" khác cũng thường gặp là thương hiệu "nhái", một loại hàng giả thương hiệu. Ông Nguyễn Trần Quang, chuyên gia tư vấn thương hiệu Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết, là công ty trong nước đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh franchise, đến nay Trung Nguyên đã có 1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng "cũng đã có đến vài trăm cửa hàng Trung Nguyên giả mà không thể xử lý được", ông Quang nói. Rủi ro trong chuỗi nhượng quyền thương mại không nhỏ. Ông Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise cho rằng, bên cạnh những thế mạnh như hiệu quả kinh doanh cao, tiềm lực tài chính mạnh, nhiều cơ hội lấn sân sang các lĩnh vực khác, mặt trái của franchise chính là nguy cơ đánh mất uy tín của một thương hiệu, mất quyền kiểm soát doanh nghiệp và mối nguy từ những đối thủ tiềm tàng cũng như người nhượng quyền không trung thực. Ông Lý Quí Trung cho biết, để đề phòng rủi ro, tập đoàn Nam An đã đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu và biểu tượng Phở 24 tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. "Chúng tôi quan tâm đến vấn đề bản quyền kể cả đối với những chi tiết nhỏ nhặt nhất như bàn ghế, cách bày trí nhà hàng, cách trình bày thức ăn, quy trình nấu phở..., tất cả đều được đăng ký sở hữu bản quyền", ông Trung "bật mí". Có thể tạm yên tâm kinh doanh nhưng ở khía cạnh nào đó, ông vẫn thấy bất lực trước hàng "nhái" vì sự nhiêu khê, rắc rối trong quá trình khiếu kiện ở Việt Nam. 2. Cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại: +Thỏa thuận bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ Bên nhượng quyền: Chứng minh quyền sở hữu đối với các đối tượng của SHTT được chuyển giao: văn bằng bảo hộ…Cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba. Đào tạo và hướng dẫn sử dụng máy móc được chuyển giao kèm với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Bên nhận quyền: Có các biện pháp bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Không tiết lộ các bí mật kinh doanh: bao gồm các tài liệu kĩ thuật chế biên, tài liệu tập huấn nhân viên, các thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền. Trong hợp đồng lao động phải có điều khoản yêu cầu người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh. + Quyền giám sát của bên nhượng quyền, trong đó có quyền giám sát về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Các vi phạm trong hợp đông nhượng quyền thương mại co thể làm ảnh thưởng tới quyền sở hữu trí tuệ như: làm giảm giá trị của nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường… +Giải quyết tranh chấp: Khi có vi phạm hợp đồng hượng quyền thương mại nói chung và khi có các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận về các trường hợp sẽ phạt vi phạm do làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu trí tuệ của bên nhận quyền. + Đăng kí hợp đông nhượng quyền thương mại. Không có một hợp đồng mẫu nào cho loại hình franchise. Có thể đó là tổng hợp các loại hợp đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ", ông Fred Burke nói. Ông cũng cho rằng, nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà nước để đảm bảo giá trị. Luật sư Fred Burk cũng nhắc nhở các franchisor, khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trong hoạt động chuyển nhượng thương hiệu. Ông cho biết: "Có 4 rủi ro cho hợp đồng franchise, đặc biệt là khi không đăng ký. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp đồng". Các franchisor gặp rất nhiều khó khăn đối với loại hợp đồng franchise, đặc biệt là những vụ kiện thương mại trong trường hợp hợp đồng soạn thảo không đảm bảo đầy đủ. Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam. - Sau khi hợp đồng chấm dứt. Hợp đồng chấm dứt khi, hợp đồng bị vô hiệu, hết thời hạn hợp đồng,đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc các bên thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng. Sự vô hiệu của hợp đồng không dẫn tới việc bên nhận quyền hết nghĩa vụ đối với các quyền sở hữu trí tuệ, nhất là không tiết lộ bí mật kinh doanh. Sau khi chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thì quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng sẽ hết hiệu lực nhưng đối với bí mật kinh doanh một đối tượng đặc biệt này rất khó bị kiểm soát, sau nhiều năm hoạt động khả năng bên nhận có thể biết cặn kẽ bí mật đó là gì và làm lộ bí mật, hơn nữa bí mật kinh doanh không phải là đối tượng được xác lập bảo hộ vì thế sự bảo vệ bí mật này chủ yếu là do người sở hữu ( chủ yếu là tự bảo vệ ). Ngoài ra, Việc bên nhận cạnh tranh lại với bên đã chuyển giao trước đó là rất dễ xẩy ra: họ có thể lập công ty mới hoặc tham gia vao một công ty khác là đối thủ cạnh tranh. Cho nên, cần phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng về trách nhiệm của bên nhượng nếu làm lộ bí mật hoặc vận dụng bí mật đó cạnh tranh ngươc lại với bên nhượng. VI. Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Xử lý vi phạm: Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ ( luật chuyển giao công nghệ Đ27 ) Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm: a) Phạt vi phạm; b) Bồi thường thiệt hại; c) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đ) Đình chỉ thực hiện hợp đồng; e) Hủy bỏ hợp đồng; k) Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng chuyển giao công nghệ thì không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể thoả thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Về Hành Chính: Ngày 21 tháng 5 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ là những hành vi cố ý hoặc vô ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà không phải là tội phạm và phải bị xử phát hành chính theo quy định của Nghị định này. Mỗi hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất (đối với người nước ngoài vi phạm). Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt cụ thể như: hành vi chuyển giao công nghệ cho bên thứ ba mà trong hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định không được chuyển giao cho bên thứ ba bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; hành vi chuyển giao công nghệ không thuộc quyền sở hữu của mình bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; hành vi không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nơi triển khai việc chuyển giao công nghệ khi phổ biến, chuyển giao có tổ chức các công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tổ chức được nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước nhưng sử dụng, chuyển giao không đúng quy định bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng… Nghị định quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ, Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh, Công an nhân dân, Hải quan, cơ quan thuế và thanh tra chuyên ngành khác. Về Hình Sự : Theo quy định của Điều 171 Bộ Luật Hình sự, hành vi xâm phạm quyền ở mức độ từ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Các mức độ nghiêm trọng nêu trên được đánh giá thông qua một trong các tiêu chí sau: Lợi nhuận đã thu được từ 10.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng trở lên; hàng hóa xâm phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên. à Như vậy: trong hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan tới các đối tượng của SHTT chúng ta có thể xử lý dựa trên các quy định trong luật chuyển giao công nghệ, luật hình sự, nghị định về xử phạt về vi phạm hành chính. Thực tế thì nghị định về xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng chủ yếu do tính chất vi phạm nên những vi phạm đạt đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn ít và một nguyên nhân nữa là việc chưa có quy định cụ thể về việc từ vi phạm hành chính chuyển sang xử lý hình sự. cho nên cần chi tiết hơn trong việc xác định tích chất hình sự của các hành vi lien quan tới các đối tượng của SHTT. Kết luận Bảo vệ các đối tượng SHTT trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ là rất cần thiết trong bối cảnh của nên kinh tế đang cạnh tranh nhau một cách khốc liệt như hiện nay. Lợi thế có được là rất lớn nếu nắm bắt được các tiến bộ trong khoa học SHTT vì thế vấn đề bảo vệ nó phải được coi trọng để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hợp đồng chuyển giao, sự công bằng giữa các chủ thể ứng dụng và đặc biệt là bảo vệ người tiêu dung. Trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, tuy các đối tượng SHTT là đối tượng tham gia hợp đồng ít và chủ yếu là các đối tượng như nhãn hiệu, tên thương mại và đặt biệt là bí mật kinh doanh nhưng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng. Tiềm ẩn này nằm ở khả năng bên nhận quyền cạnh tranh ngược lại bên chuyển giao sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc bằng cách tiết lộ thong tin đã thu được trong quá trình hợp tác làm ăn. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất bởi bí mật không nằm ở một dạng cố định và không được xác lập văn bằng bảo hộ. Do đó, sự tranh chấp này rất dễ xảy ra và khi xẩy ra thì giải quyết rất phức tạp. Tài liệu tham khảo: 1.Luật thương mại 2. Luật sở hữu trí tuệ 2005 3. Luật chuyển giao công nghệ 2006 4. Luật cạnh tranh 5 Nghị định 49/2009/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi một số điều Nghị định 209/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. 6. Nghị định số 133/2008/ND-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ. 7. Nghị định số 57/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/ND-CP ngày 06/3/2006 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 57/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 của chính phủ quy định chi tiêt thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. 8. Nghị định 54 của CP :Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp 9. Nhượng quyền thương mại (franchising), cơ hội “bùng nổ” ở Việt Nam, Ths. Bùi Thanh Lâm 10. Thực trạng mô hình nhượng quyền ở việt Nam, Phạm Thứ Triệu– Công ty chứng khoán Thăng Long – CN TP.HCM 11. Nhượng Quyền Thương Mại Và Cấp Li-Xăng, Andrew J. Sherman 12. Bảo hộ bí mật kinh doanh , Nguyễn Thị Quế Anh 13. Một số vấn đề về franchising taih Việt Nam, Hồ Hữu Hoành 14. Một số webside: www.vietfranchise.com Phụ lục : Giới thiệu về thương hiệu “Trà sữa hoa hướng dương” I. Thương hiệu Hoa Hướng Dương Trà Sữa Trân Châu Hoa Hướng Dương là thương hiệu của Công ty TNHH Thương mại-Sản xuất-Dịch vụ Gia Thịnh Phát – GTP, đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng đông đảo người tiêu dùng thuộc mọi ngành nghề, lứa tuổi trên cả nước. Điều này được chứng minh qua sự phát triển chuỗi hệ thống cửa hàng Hoa Hướng Dương cùng với chất lượng đã được chứng nhận thông qua thực tiển trên thị trường trà sữa hiện nay. Với cửa hàng đầu tiên bắt đầu họat động vào ngày 08/03/2006 tại TPHCM, đến nay, Hoa Hướng Dương đã có 40 cửa hàng trải dài trên toàn quốc, đặc biệt, đã có mặt trong hệ thống trung tâm thương mại cao cấp của tập đoàn Parkson (Hà Nội, Hải Phòng và TPHCM). Nhờ đáp ứng được những tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng, dịch vụ, những tiện ích khác, số lượng khách hàng đến với chuỗi hệ thống cửa hàng Hoa Hướng Dương ngày càng đông thêm. Sản phẩm Với quy trình, công nghệ, trang thiết bị và tất cả các nguyên vật liệu được chuyển giao và nhập khẩu từ các tập đoàn sản xuất, và chế biến trà hàng đầu ở nước ngoài, cũng như trong nước (nguyên liệu của GTP), kết hợp với việc tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các công đọan trong quá trình chế biến sản phẩm đã góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm của Hoa Hướng Dương luôn cao nhất. Không chỉ tập trung vào các sản phẩm thức uống chất lượng cao về trà, Hoa Hướng Dương cũng chú ý đến việc đa dạng hóa sản phẩm của mình với các loại nước giải khát giàu dinh dưỡng khác. Đặc biệt là các loại nước ép từ trái cây tươi, Yoghurt đa chủng loại, Cà phê Mr.Tom’s, Kem Cocobello, tất cả đều sử dụng công nghệ pha chế của Ý cũng như được pha chế từ những nguyên liệu hoàn toàn tươi, tự nhiên. Ngoài ra còn có cả bánh ngọt các loại  thích hợp với từng loại thức uống theo đúng phong cách tinh tế. Dịch vụ Để tương xứng với chất lượng cao nhất của tất cả sản phẩm trong hệ thống Hoa Hương Dương, đòi hỏi chất lượng dịch vụ của toàn hệ thống cũng phải đảm bảo tốt nhất. Từ tác phong làm việc của từng nhân viên cửa hàng đến nội quy phục vụ của toàn hệ thống, tất cả đều lấy khách hàng làm đối tượng trung tâm cho mọi dịch vụ. Công tác đào tạo, cập nhật nâng cao kỹ năng phục vụ của nhân viên cửa hàng trong toàn hệ thống luôn luôn được chú trọng đặc biệt. Vấn đề dịch vụ khách hàng cũng như các dịch vụ tiện ích khác cũng được Hoa Hướng Dương đặc biệt quan tâm và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo được sự thoải mái, tiện ích khi đến với các cửa hàng Hoa Hướng Dương. Tầm nhìn Với phương châm “Luôn hướng về mặt trời” đã định hướng cho sự phát triển liên tục và toàn diện về mọi mặt của Công ty. Hoa Hướng Dương khẳng định không ngừng phấn đấu để theo đuổi sứ mệnh trở thành công ty đứng đầu trong ngành trà sữa ở thị trường Việt Nam và các nước lân cận trong khu vực. Cơ hội hợp tác Trong bối cảnh năng động của nền kinh tế thời kỳ hội nhập, Hoa Hướng Dương sẵn sàng chào đón và hợp tác có chọn lọc với tất cả các nhà đầu tư muốn trở thành đại lý nhượng quyền kinh doanh tất cả các sản phẩm của Hoa Hướng Dương. Hoa Hướng Dương cũng cam kết hỗ trợ các đại lý phát triển doanh số bán hàng bằng các chiến lược phát triển dịch vụ khách hàng và marketing trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Hoa Hướng Dương cũng mong muốn trở thành đối tác tin cậy và chiến lược trong nhiều lĩnh vực của tất cả các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đang hoạt động tại thị trường Việt Nam trên tinh thần hợp tác cùng phát triển. II. Ưu điểm của việc gia nhập hệ thống - Hệ thống Hoa Hướng Dương sẽ giúp bạn có được nhiều kinh nghiệm tổ chức, quản lý và hỗ trợ kiến thức về thị trường, chính điều này sẽ giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, còn nâng cao thêm những hoạt động nghiên cứu và phát triển khác. - Sự hội nhập trong hệ một thống trên toàn quốc sẽ giúp bạn có thể quy tụ được sức mua lớn và khả năng thuyết phục khách hàng khi điều hành cửa hàng kinh doanh của mình. - Chương trình đào tạo sẽ giúp bạn có nhiều kỹ năng trong mọi hoạt động của cửa hàng, cũng như khả năng tiếp thị và quản lý bằng phương pháp đào tạo trực tiếp trong một môi trường thực tế do những chuyên viên đầy kinh nghiệm và tận tình của Hoa Hướng Dương thực hiện. - Với tư cách là người mua nhượng quyền thương hiệu Hoa Hướng Dương, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về sự hỗ trợ của một hệ thống đã có mặt trên toàn quốc, có những kỹ năng chuyên nghiệp giúp bạn tổ chức và hoạch định, giúp bạn đối phó với những thách thức mà bạn phải đối diện trên thị trường. Như vậy, rõ ràng chính bạn đang giải quyết những công việc cho tương lai của mình chứ không phải ai khác, cũng như đó sẽ là cái nền cơ bản để bạn tiến hoạt động kinh doanh trong tương lai cho mình. III. Yêu cầu đối với bên nhận quyền – trách nhiệm của bên nhượng quyền. Để mở một cửa hàng Trà sữa Hoa Hướng Dương, Nhà đầu tư phải chuẩn bị mặt bằng và 3 gói tài chính như sau: - Tiêu chí mặt bằng: + Vị trí: Đường hai chiều, đi lại thuận tiện, không bị cản trở bởi những cấm kỵ liên quan đến việc xây dựng; khu dân cư đông đúc, gần trường học nói chung; vấn đề điện, nước, điện thoại, Internet, nơi giữ xe, tất cả phải thuận lợi. + Diện tích: Dự kiến diện tích tối thiểu 4 x 15m, một trệt một lầu. Tuy nhiên sẽ ưu tiên cho những mặt bằng có diện tích rộng hơn về chiều ngang và có thêm lầu. + Khu vực xung quanh: Khi chọn mặt bằng nên chú ý khu vực xung quanh để dự kiến trước những phát sinh nếu có về lượng khách để có thể liên hệ nơi giữ xe.  - Các gói tài chính cần chuẩn bị: + Chi phí để được nhượng quyền kinh doanh là 10.000 USD, bao gồm chi phí nhượng quyền thương hiệu, chuyển giao công nghệ pha chế, công nghệ quản lý và đào tạo. + Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm décor nội thất, bảng hiệu, quầy bar, bàn ghế, sơn tường, đèn điện, máy lạnh, âm thanh… + Chi phí cho các trang thiết bị - máy móc - dụng cụ sử dụng trong cửa hàng. Hiện nay Hoa Hướng Dương chỉ tính phí nhượng quyền kinh doanh là 10.000 USD, ngoài ra Công ty chưa thu thêm bất kỳ khoản chi phí nhượng quyền nào khác. Nhượng quyền thương hiệu của Hoa Hướng Dương là hình thức “chìa khóa trao tay”, do đó công ty Hoa Hướng Dương sẽ cung cấp đầy đủ tất cả các thiết bị - máy móc - dụng cụ, nguyên - phụ liệu, thiết kế, thi công xây dựng. Hơn nữa, theo quy định trong Franchise, Công ty nhượng quyền kinh doanh sẽ tiến hành cung cấp hoặc chỉ định nhà cung cấp các thiết bị - máy móc - dụng cụ, nguyên - phụ liệu cho người/đơn vị/công ty mua nhượng quyền. Như vậy, Nhà đầu tư phải đáp ứng đủ ba gói tài chính như đã nêu, và Hoa Hướng Dương sẽ setup tất cả. Đây là một vấn đề đã được nêu rất kỹ trong Hợp đồng Nhượng quyền Kinh doanh. Một trong những lý do quan trọng nhất buộc Nhà đầu tư phải lấy nguyên liệu từ phía Công ty liên quan đến vấn đề ATVSTP. Tất cả các nguyên liệu của Công ty cung cấp cho Nhà đầu tư đều có chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm do Sở Y tế cấp. Tất cả những nguyên liệu không do Công ty cung cấp thì Công ty không chịu trách nhiệm về những sự cố khi xảy ra. Theo quy định hiện nay của Công ty, mỗi nhà đầu tư có thể mua nhượng quyền được nhiều cửa hàng nhưng còn tùy thuộc vào một số những điều kiện nhất định. Công ty Hoa Hướng Dương sẽ hỗ trợ cho Nhà đầu tư về ý tưởng marketing, còn khi triển khai các chương trình marketing cần phải chi phí cho một số vấn đề như in ấn thì Nhà đầu tư phải chịu chi phí vì Công ty không thu phí cho marketing. Khi tham gia mua nhượng quyền kinh doanh, mọi hoạt động của Nhà đầu tư đều phải thể hiện tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống, do đó nếu Công ty tổ chức những chương trình marketing thì Nhà đầu tư sẽ được mời tham gia, và ngược lại nếu Nhà đầu tư muốn tổ chức chương trình marketing cho riêng cửa hàng của mình thì Nhà đầu tư phải thông báo cho Công ty, sau đó Công ty sẽ xem xét một số tính chất và đặc điểm của chương trình do Nhà đầu tư đưa ra để có lời chấp nhận nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống. Trước khi cửa hàng đi vào hoạt động, Công ty sẽ triển khai chương trình đào tạo ở các vị trí trong cửa hàng cho Nhà đầu tư theo chương trình đã được Ban Giám đốc phê duyệt và Phòng Dịch vụ Khách hàng sẽ trực tiếp triển khai chương trình này. Hiện nay Hoa Hướng Dương có gần 100 loại thức uống khác nhau, ngoài ra còn có các loại thức uống nóng được thay đổi định kỳ ba tháng một lần theo mùa. Như vậy, khách hàng có thể có nhiều lựa chọn để order một loại thức uống mà mình yêu thích. IV Quá trình hợp tác 9 bước hợp tác Bước 1. Tìm hiểu qua điện thoại hoặc Website Gọi Tổng đài Trao đổi những thông tin cơ bản Bước 2. Phỏng vấn ban đầu Điền mẫu đơn đăng ký mở cửa hàng Bắt đầu tìm hiểu nội dung nhượng quyền Bước 3. Xét duyệt Bước 4. Khảo sát mặt bằng Cung cấp địa chỉ mặt bằng Khảo sát mặt bằng Thương lượng và tiến hành thuê mặt bằng Bước 5. Hợp đồng nhượng quyền Ký hợp đồng khung Thiết kế, lập dự toán và thi công công trình Tiến hành việc xin giấy phép Đăng ký Kinh doanh Tìm hiểu nội dung Hợp đồng nhượng quyền Ký hợp đồng nhượng quyền Bước 6. Đào tạo Hỗ trợ, đào tạo cho nhân viên thuộc các vị trí trong cửa hàng Chuyển giao công thức pha chế, công nghệ quản lý Trang bị những kỹ năng về điều hành cửa hàng Bước 7. Chuyển giao và lắp đặt các trang thiết bị máy móc Bước 8. Chuẩn bị khai trương Bước 9. Khai trương Với sự hỗ trợ và triển khai đầy kinh nghiệm của Phòng Marketing thuộc Công ty, cửa hàng sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động và dần ổn định kinh doanh hiệu quả. V. Hệ thống các cửa hang hiện nay TP. Hồ Chí Minh 1. HHD Trần Quang Khải Địa chỉ: 96 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 2912675 2. HHD Nguyễn Biểu Địa chỉ: 261 Nguyễn Biểu, P.2, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 2 210 2080 3. HHD Trần Hưng Đạo Địa chỉ: 1067 Trần Hưng Đạo, P.5, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 261 1554 4. HHD Hoàng Diệu Địa chỉ: 139 Hoàng Diệu, P.9, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 273 4345 5. HHD Bình Phú Địa chỉ: 50 Bình Phú, P.11, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 876 8951 6. HHD Phú Mỹ Hưng Địa chỉ: SE-2 Mỹ Khánh, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 5 411 9696 7. HHD Mai Văn Vĩnh Địa chỉ: 21A Mai Văn Vĩnh, P.Tân Quy, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 5 433 2919 8. HHD Sư Vạn Hạnh Địa chỉ: 369 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 865 5137 10. HHD Lê Đại Hành Địa chỉ: Khu B CC Trường Đua Phú Thọ, P.15, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 505 1725 11. HHD Ông Ích Khiêm Địa chỉ: 138 Ông Ích Khiêm, P.5, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 264 1229 12. HHD Ngô Tất Tố Địa chỉ: 14B3 Ngô Tất Tố, P.19, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 2 211 2039 13. HHD Xô Viết Nghệ  Tĩnh Địa chỉ: 780 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 2 214 3733 14. HHD Nơ Trang Long Địa chỉ: 170K Nơ Trang Long, P.12, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 654 8081 15. HHD Nguyễn Thái Sơn Địa chỉ: 420 Nguyễn Thái Sơn, P.5, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 273 0538 16. HHD Trương Quốc Dung Địa chỉ: 17 Trương Quốc Dung, P.8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 845 2631 17. HHD Phan Xích Long Địa chỉ: 174 Phan Xích Long, P.2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 878 4232 18. HHD Hoàng Minh Giám Địa chỉ: 03 Hoàng Minh Giám, P.7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 997 6656 19. HHD Lê Văn Sỹ Địa chỉ: 40 Lê Văn Sỹ, P.11, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 3 991 9420 20. HHD Bành Văn Trân Địa chỉ: 141 Bành Văn Trân, P.7, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 265 3903 21. HHD Bắc Hải Địa chỉ: 198 Bắc Hải, P.6, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 264 8573 22. HHD Bàu Cát Địa chỉ: 99 Bàu Cát, P.14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 292 3181 23. HHD Trường Sơn Địa chỉ: 60A Trường Sơn, P.2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 659 3818 24. HHD Võ Văn Ngân Địa chỉ: 126 Võ Văn Ngân, P.Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 283 8372 25. HHD Nguyễn Oanh Địa chỉ: 24 Nguyễn Oanh, P.7, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 7 305 5767 26. HHD Nguyễn Khắc Nhu Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 6 291 2848 27. HHD Lê Lai Địa chỉ: 136 Lê Lai, P. Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh                         Điện thoại: 6 657 4755 28. HHD Cách Mạng Tháng 8 Địa chỉ: 89 CMT8, P.Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh                             Điện thoại: 3 925 1485 29. HHD Nguyễn Văn Đậu Địa chỉ: 43 Nguyễn Văn Đậu, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh            Điện thoại: 2 217 2438 - HHD Nguyễn Tri Phương 30. Địa chỉ: 339 Nguyễn Tri Phương, P.5, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh                  Điện thoại: 3 957 2459 Hà  Nội 31. HHD Hà  Nội Địa chỉ: Tầng 7, TTTM VIET TOWER, Hà Nội, Quận Ba Đình, Hà Nội  Huế  32. HHD Huế Địa chỉ: CO.OP MART - Số 6 Trần Hưng Đạo, Tp.Huế, Trần Hưng Đạo, Huế Điện thoại: 054.3 572 041  Cần Thơ 33. HHD Cần Thơ Địa chỉ: 55 Ngô Văn Sở, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ, Quận Ninh Kiều, Can Tho  Điện thoại: 0710.3 822 527  Đà Lạt  34. HHD Đà Lạt Địa chỉ: A 10 Đường 3/2(nối dài), P.4, Tp.Đà Lạt, Tp.Đà Lạt, Da Lat  Điện thoại: 063.3 581 111  Ca Mau  35. HHD Cà  Mau Địa chỉ: 6A Trần Hưng Đạo, P.5, Tp. Cà Mau, Tp. Cà Mau, Ca Mau  Điện thoại: 0780.6 252 990  Bình Dương  36. HHD Bình Dương Địa chỉ: 3/40 Khu Phố Nhị Đồng, TT Dĩ An, Bình Dương, Thị Trấn Dĩ An, Bình Dương  Điện thoại: 0650.214 476  Đồng Nai  37. HHD Long Thành Địa chỉ: 200/8 Khu Phước Long, Long Thành, Đồng Nai, Huyện Long Thành, Đồng Nai  Điện thoại: 061.3 700 110  VI.Mẫu đơn đăng kí mở của hàng ( Trang sau)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại.doc
Tài liệu liên quan