Là một tổ chức lớn của Liên hợp quốc, UNESCO
có chức năng: thử nghiệm các ý tưởng về những
vấn đề quan trọng đang phát sinh trong lĩnh vực
của mình, từ đó định dạng những chiến lược và
chính sách; soạn thảo và xác lập các quy chuẩn đạo
đức, chuẩn mực và tri thức; tạo dựng năng lực cho
các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực giáo dục,
khoa học, văn hóa và thông tin; và, xúc tác quan hệ
hợp tác quốc tế.
Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn
hóa vật thể nói riêng, Công ước về bảo vệ di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi tắt là Công
ước) được Đại Hội đồng Các quốc gia thành viên
của UNESCO thông qua vào năm 1972, đã trở thành
một trong những dấu ấn nổi bật, có ảnh hưởng sâu
rộng nhất của UNESCO trong việc bảo tồn di sản.
Đây là Công ước duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ
di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liênhợp quốc (UNESCO) được thành lập ngày16/11/1945, với mục đích “Góp phần duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự
hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và
văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các
nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự
do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt
chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến
chương Liên hợp quốc đã công nhận đối với tất cả
các dân tộc”1.
Là một tổ chức lớn của Liên hợp quốc, UNESCO
có chức năng: thử nghiệm các ý tưởng về những
vấn đề quan trọng đang phát sinh trong lĩnh vực
của mình, từ đó định dạng những chiến lược và
chính sách; soạn thảo và xác lập các quy chuẩn đạo
đức, chuẩn mực và tri thức; tạo dựng năng lực cho
các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực giáo dục,
khoa học, văn hóa và thông tin; và, xúc tác quan hệ
hợp tác quốc tế.
Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn
hóa vật thể nói riêng, Công ước về bảo vệ di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi tắt là Công
ước) được Đại Hội đồng Các quốc gia thành viên
của UNESCO thông qua vào năm 1972, đã trở thành
một trong những dấu ấn nổi bật, có ảnh hưởng sâu
rộng nhất của UNESCO trong việc bảo tồn di sản.
Đây là Công ước duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ
di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
Theo quan điểm của UNESCO, di sản văn hóa và
thiên nhiên thuộc nhóm những di sản vô giá và
không thể thay thế được, không chỉ của một dân
tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di
sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp
hoặc thất thoát, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di
sản của tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong số
đó, có những di sản, với những tính chất vô cùng
đặc biệt của chúng, được coi là có “giá trị nổi bật
toàn cầu”, xứng đáng được bảo vệ đặc biệt để
chống lại những nguy cơ ngày càng lớn mà chúng
đang phải đối mặt.
Sau khi Công ước được thông qua, cộng đồng
quốc tế đã luôn đề cao khái niệm “phát triển bền
vững”, trong đó, việc bảo tồn các di sản văn hóa và
thiên nhiên là một nội dung quan trọng. Các hoạt
động liên quan đến Công ước luôn được đánh giá
cao, với tư cách là diễn đàn quốc tế rộng mở và bình
đẳng, để các nhà văn hóa, nhà khoa học từ các quốc
gia thành viên có thể tự do tranh luận, trao đổi học
thuật và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động
nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa cũng như bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của
quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Đặc biệt, Công
ước được các nước thành viên tiếp cận như là một
loại “khung pháp lý” để hình thành mạng lưới
chung của một mô hình quản lý mang tính quốc tế
ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các quốc
gia thành viên trong việc huy động nguồn lực của
các chính phủ, các cộng đồng cư dân địa phương
cho việc bảo tồn, giới thiệu và truyền lại cho đời sau
những di sản văn hóa và thiên nhiên có giá trị nổi
bật toàn cầu. Việc quản lý, bảo vệ các di sản thế giới
ngày càng được nâng cao và đạt được những thành
công vượt bậc. Tính đến tháng 6/2013, đã có 190
quốc gia trên thế giới phê chuẩn Công ước, đồng
thời 981 di sản của 160 quốc gia đã được UNESCO
Nguyucthn Vit Cng: Vn nghi˚n cuthhoiu, Ÿp duchoahoing...
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG QUY ĐỊNH
QUỐC TẾ TRONG THỰC TIỄN BẢO VỆ
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH Ở NƯỚC TA
THS. NGUYN VIT CuchoaNG*
* Cục Di sản văn hoá
ghi vào Danh mục Di sản thế giới vì các giá trị nổi
bật toàn cầu mà các di sản đó đã đạt được. Trong
số này, có 759 di sản văn hóa, 193 di sản thiên nhiên
và 29 di sản hỗn hợp giữa văn hóa và thiên nhiên.
Mục tiêu chính của Công ước là: nâng cao nhận
thức của cộng đồng quốc tế về vai trò của di sản
văn hóa và thiên nhiên thế giới với tư cách là nguồn
“vốn văn hóa” quan trọng cho phát triển bền vững,
phương tiện giao lưu, đối thoại văn hóa và hội nhập
quốc tế; khẳng định trách nhiệm của quốc gia
thành viên trong việc thiết lập cơ chế chính sách,
khung pháp lý và mô hình quản lý di sản; đề cao và
tôn vinh cộng đồng cư dân địa phương với tư cách
chủ thể sáng tạo, chủ sở hữu, người hưởng thụ và
cũng là nguồn nhân lực quan trọng bảo vệ di sản;
khuyến khích hợp tác quốc tế, phối hợp liên quốc
gia, liên ngành trong bảo vệ và phát huy giá trị di
sản; tạo cơ chế giám sát chặt chẽ quá trình thực thi
Công ước tại các quốc gia thành viên.
Để đạt được những mục tiêu đặt ra trong Công
ước, UNESCO đã thiết lập và thực thi một mô hình
quản lý các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
được xem là “có tính hợp lý cao”, với đầy đủ các cơ
quan, bộ phận chức năng có vai trò, vị trí và nhiệm
vụ được xác định cụ thể (trong Quy chế hoạt động
của các cơ quan đó), nhằm triển khai các hoạt động
mang tính đồng bộ, có yêu cầu cao về mặt khoa
học, đồng thời tạo ra sự bình đẳng trong toàn bộ
các quyết định liên quan tới vấn đề bảo vệ, bảo tồn
và phát huy giá trị di sản ở các quốc gia thành viên
trên toàn thế giới. Các cơ quan, bộ phận chức năng
của Công ước, bao gồm:
- Hội đồng Các quốc gia thành viên Công ước
di sản thế giới (The General Assembly of States
Parties to the World Heritage Convention, hiện nay
gồm đại diện của 190 quốc gia thành viên của
Công ước).
- Ủy ban Di sản thế giới (The World Heritage
Committee): gồm 21 thành viên do Hội đồng Các
quốc gia thành viên Công ước bầu ra.
- Ban Thư ký của Ủy ban Di sản thế giới (Trung
tâm Di sản thế giới), (The Secretariat to the World
Heritage Committee (World Heritage Centre)): có
trách nhiệm hỗ trợ và cộng tác với các quốc gia
thành viên và các cơ quan tư vấn.
- Các cơ quan tư vấn cho Ủy ban Di sản thế giới
gồm có: Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn
và Trùng tu Di sản văn hóa (International Centre for
the Study of the Preservation and Restoration of
Cultural Property, viết tắt là ICCROM), Hội đồng
Quốc tế về Di tích và Di chỉ (International Council
on Monuments and Sites, viết tắt là ICOMOS), Hiệp
hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (International
Union for Conservation of Nature and Natural Re-
sources, viết tắt là IUCN).
Hằng năm, ICCROM, ICOMOS, IUCN và các tổ
chức liên quan thường xuyên triển khai các chương
trình, chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu về di tích
lịch sử - văn hóa, di tích khảo cổ, kiến trúc, di sản
thiên nhiên rừng, biển, du lịch bền vững,... Từ đó,
đúc rút thành các công ước, hiến chương, nguyên
tắc, văn kiện quốc tế về bảo tồn di tích có giá trị áp
dụng trên toàn thế giới, có thể kể tới, như:
- Hiến chương Athens về trùng tu di tích lịch
sử (1931).
- Hiến chương Venice về bảo tồn và trùng tu di
tích và di chỉ (1964).
- Hiến chương Florence về hoa viên lịch sử (his-
toric gardens, 1981).
- Hiến chương về bảo vệ thành phố và khu vực
đô thị lịch sử (Hiến chương Washington 1987).
- Hiến chương về bảo vệ và quản lý di sản khảo
cổ học (1990).
- Văn kiện Nara về tính xác thực (1994).
- Nguyên tắc lập hồ sơ di tích, cụm kiến trúc và
di chỉ (1996).
- Hiến chương Burra về bảo vệ các địa điểm di
sản có giá trị văn hóa (1979, sửa đổi 1981, 1988,
1999).
- Hiến chương quốc tế của ICOMOS về du lịch
văn hóa (1999).
- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
(2001).
Ngoài ra, còn hàng chục các đề tài nghiên cứu
chiến lược, ấn phẩm mang tính chuyên sâu của
UNESCO và các tổ chức tư vấn quốc tế về lĩnh vực
bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa và thiên nhiên
thế giới, có thể kể tới một số tài liệu đáng quan
tâm, như:
- “Chiến lược toàn cầu” và các nghiên cứu
chuyên đề vì một danh sách di sản thế giới tiêu biểu
(1994).
- Đánh giá những nguyên tắc và tiêu chí chung
đối với các hồ sơ đề cử các khu di sản thiên nhiên
thế giới (1996).
- Báo cáo Chiến lược toàn cầu về kết nối văn hóa
và thiên nhiên (2001).
- Quản lý Du lịch tại các khu di sản thế giới: Sổ
S 1 (46) - 2014 - L› lun chung
21
22
tay thực hành cho các nhà quản lý di sản thế giới
(2002).
- Hướng dẫn quy hoạch quản lý các khu bảo tồn
(2003).
- Kết nối giá trị toàn cầu và giá trị địa phương:
Quản lý một tương lai bền vững cho di sản thế giới
(2004).
- Giám sát di sản thế giới (2004).
- Quản lý nguy cơ thảm họa tại các di sản thế
giới (2010).
- Chuẩn bị hồ sơ đề cử di sản thế giới (2010, sửa
đổi 2011).
- Quản lý di sản thiên nhiên thế giới (2012).
Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức tham gia
Công ước vào năm 1987 đến nay, kế thừa những
quy định pháp luật và kinh nghiệm trong thực tiễn
bảo vệ, phát huy giá trị di tích trước đó, cùng với
việc nghiên cứu, tham khảo các văn bản quốc tế về
lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản, Việt Nam đã ngày
càng quan tâm, hoàn thiện hệ thống pháp luật về
văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng.
Đầu tiên phải kể đến Hiến pháp năm 1992,
trong đó xác định “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát
triển các di sản văn hoá dân tộc; chăm lo công tác
bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát
huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các
di sản văn hoá, các công trình nghệ thuật, các danh
lam, thắng cảnh”.
Đặc biệt, những năm gần đây, quan hệ hợp tác
Việt Nam - UNESCO ngày càng được đẩy mạnh, đã
có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển văn
hóa ở nước ta. Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa
(1988 - 1997) do Liên Hợp Quốc và UNESCO phát
động đã góp phần mang lại cho chúng ta nhận
thức đúng đắn về vai trò của văn hóa trong phát
triển: “Văn hóa là nguồn nội sinh, vừa là động lực
vừa là mục tiêu và hệ điều tiết của phát triển kinh
tế- xã hội”. Với Việt Nam, hoạt động này làm thay
đổi về lý luận và nhận thức, cũng như một số chủ
trương, chính sách về văn hóa. Nội dung Nghị
quyết Trung ương 5, khóa VIII (năm 1998) về “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” thể hiện tầm cao mới về lý luận của
Đảng đối với vai trò của văn hóa trong phát triển,
có sự đóng góp không nhỏ của “Thập kỷ quốc tế
Phát triển Văn hóa”2. Nghị quyết Trung ương 5,
Khóa VIII cũng xác định một trong những nhiệm vụ
cụ thể thời gian tới là “Bảo tồn và phát huy các di
sản văn hóa”.
Tại một số văn kiện quan trọng khác, như Kết
luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa IX) về việc tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) trong những năm
sắp tới cũng nêu mục tiêu “Bảo đảm sự gắn kết giữa
nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng,
chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng
nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội”
và “tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa,
phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn
hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn
hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại”3.
Đến năm 2001, Quốc hội đã ban hành Luật di
sản văn hóa, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau
đây gọi chung là Luật di sản văn hóa). Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan
thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về văn
hoá trong phạm vi cả nước. Thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, những năm qua, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã chủ trì soạn thảo, trình
Chính phủ ban hành hàng loạt các văn bản pháp
lý quan trọng, như:
- Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020
(ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg
ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ): trong
đó, coi di sản văn hóa là nền tảng để hun đúc nên
bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là
một nguồn lực cho phát triển; bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa là nhiệm vụ then chốt.
- Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08/7/2005
của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ di sản văn hóa
dưới nước.
- Nghị định số Nghị 98/2010/NĐ-CP ngày
21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012
của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích lịch sử - văn hóa.
- Quyết định số 1211/2012/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn
2012 - 2015”.
Liên quan trực tiếp tới lĩnh vực bảo vệ, phát huy
các di sản văn hóa và thiên nhiên, những năm qua,
Nguyucthn Vit Cng: Vn nghi˚n cuthhoiu, Ÿp duchoahoing...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành
hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là:
- Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày
24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
(nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt
Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến
năm 2020.
- Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày
30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ban hành Quy chế khai quật khảo cổ.
- Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22/5/2009 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ
chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn
hóa đến năm 2020.
- Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy
định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di
tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày
28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy
định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích.
Những cố gắng vượt bậc kể trên cho thấy, về
cơ bản chúng ta đã khắc phục được tình trạng
Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư
hướng dẫn và quy chế hoạt động trong từng lĩnh
vực cụ thể. Các văn bản quy phạm pháp luật về
lĩnh vực di sản văn hóa đã ngày càng hoàn thiện
và chặt chẽ hơn nhằm thiết lập khuôn khổ pháp
lý thích hợp cho các mặt hoạt động; xác định rõ
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước từ Trung ương
tới địa phương, quyền và nghĩa vụ của các cá
nhân, tổ chức xã hội, đồng thời tạo động lực định
hướng cho các hoạt động.
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên
nhiên cũng ngày càng hoàn thiện. Trước hết phải
kể đến các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành
dọc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đó là: Cục
Di sản văn hóa, Cục Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch
và Tài chính, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
các tỉnh, thành phố trong cả nước (các Ban quản lý
di sản văn hóa). Tiếp đến là các cơ quan nghiên cứu
khoa học như: Viện Bảo tồn Di tích, Viện Khảo cổ
học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Các cơ sở
đào tạo như: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố
Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có các tổ chức xã hội
nghề nghiệp có khả năng huy động các nguồn lực
xã hội, tư vấn, hỗ trợ cho Nhà nước và cộng đồng
trong việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên,
như: Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (tổ chức tư
vấn cho Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên
quan tới di sản văn hóa và thiên nhiên), Hội Di sản
S 1 (46) - 2014 - L› lun chung
23
ng všo ng Phong Nha - K Bšng - uhoasacnh: T liucthsacu (Cuchoahoic Di sn vn h‚a)
24
văn hóa Việt Nam, Hội Khảo cổ học Việt Nam, với
hàng chục chi hội và hàng ngàn hội viên ở 63 tỉnh,
thành phố trong cả nước.
Một trong những nội dung quan trọng trong
công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa và
thiên nhiên là việc nhận diện giá trị để xếp hạng các
di tích và đặt chúng dưới sự bảo hộ của pháp luật.
Ở Việt Nam, có thể lấy mốc năm 1962 là thời điểm
bắt đầu quá trình xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa
và danh lam thắng cảnh, khi những di tích quốc gia
đầu tiên được công nhận. Kể từ đó đến nay (tháng
6 năm 2013), trên cả nước đã có 07 di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, 34 di tích cấp quốc gia đặc
biệt, 3.184 di tích cấp quốc gia, trên 7.000 di tích
cấp tỉnh. Đồng thời, đã có trên 4 vạn di tích, danh
thắng đã được kiểm kê theo quy định của Luật di
sản văn hóa.
Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai
đoạn 2012 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 là sự tiếp nối một chương trình lớn của
quốc gia được khởi động từ năm 1997 liên tục đến
nay. Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương
trình có liên quan tới việc chống xuống cấp, tu bổ
và tôn tạo di tích là:
“- Hoàn thành việc lập các quy hoạch bảo tồn
và phát huy giá trị các khu di tích đặc biệt quan
trọng (theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt).
- Tiếp tục đầu tư triển khai các dự án tu bổ di tích
quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia đang đầu tư dở
dang trong những năm qua. Mỗi năm, đầu tư tu bổ
tổng thể cho 60 đến 90 di tích, hỗ trợ chống xuống
cấp cho 300 đến 400 di tích. Hỗ trợ các bảo tàng
tỉnh, thành phố mua từ 10 đến 30 hiện vật mỗi năm
để xây dựng sưu tập phù hợp với loại hình và nhiệm
vụ của bảo tàng. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ
cho đội ngũ cán bộ, công nhân chuyên ngành làm
công tác tôn tạo, tu bổ di tích. Hỗ trợ địa phương
tổ chức tập huấn cán bộ quản lý và phát huy giá trị
di tích ở cơ sở, tổ chức tham quan, khảo sát, nghiên
cứu ở trong và ngoài nước cho các cán bộ làm công
tác quản lý của bảo tàng, Ban quản lý di tích
Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa nêu
trên cho thấy, Chính phủ và nhân dân ta đã rất quan
tâm tới công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Việc Việt Nam nghiêm túc thực hiện cam kết quốc
gia trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa và thiên
nhiên góp phần nâng cao uy tín và độ tín nhiệm
quốc tế đối với UNESCO, củng cố mối quan hệ giữa
UNESCO với quốc gia thành viên, đồng thời còn xây
dựng và quảng bá hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam
trong lòng bạn bè quốc tế.
Thực tiễn bảo tồn các di sản văn hóa và thiên
nhiên những năm qua ở Việt Nam cũng cho thấy,
chúng ta đã và đang đạt được nhiều kết quả quan
trọng, tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều vấn đề nảy sinh
trong thực tế cần phải tập trung giải quyết. Để làm
được điều này, thì những quy định tại Công ước và
kinh nghiệm trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của UN-
ESCO và các tổ chức tư vấn quốc tế, các quốc gia
trên thế giới là một chủ đề rất cần được quan tâm
nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn quản lý, bảo vệ
và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh ở nước ta. Hơn nữa, những
năm gần đây, trên bình diện quốc tế, chúng ta ngày
càng tham gia sâu rộng vào các hoạt động của UN-
ESCO, đặc biệt là các chủ đề hoạt động có liên quan
tới di sản văn hóa và thiên nhiên, như tham gia các
hội nghị, tập huấn, diễn đàn quốc tế do UNESCO và
các cơ quan tư vấn của UNESCO là ICCROM, ICO-
MOS, IUCN tổ chức, tham gia ứng cử vào “Ủy ban Di
sản Thế giới”, Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu các
vấn đề thuộc Công ước lại càng trở lên quan trọng
hơn bao giờ hết.
Từ những nhận định trên, chúng tôi xác định
việc tăng cường “Nghiên cứu, áp dụng Công ước
bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và các
quy định quốc tế trong hoạt động bảo tồn và phát
huy giá trị di tích ở Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay” là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Qua đó, sẽ
góp phần thiết thực vào việc định hướng hoàn
thiện chính sách, phát huy tác dụng tích cực của
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
của dân tộc./.
N.V.C
Chú thích:
1- Constitution of the United Nations Educational, Scientific
and Cultural Organization, Basic texts, p.7, UNESCO, Paris, 2004.
2- Vũ Khiêu, “Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa và một
vài kết quả nghiên cứu ở Việt Nam”, trong Hội nghị lần thứ 13
“Việt Nam và thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa”, Hà Nội, 1997,
tr. 57 - 71.
3- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
trong những năm sắp tới.
Nguyucthn Vit Cng: Vn nghi˚n cuthhoiu, Ÿp duchoahoing...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4605_van_de_nghien_cuu_ap_dung_quy_dinh_quoc_te_trong_thuc_tien_bao_ve_va_phat_huy_gia_tri_di_tich_o.pdf