Theo đánh giá địa chất, trữ lượng bauxit của Việt Nam ước đạt 2,4 tỷ tấn quặng tinh, trong đó Tây Nguyên chiếm 91,4%1. Xét về nguồn gốc, quặng bauxit ở Việt Nam có hai loại chính là quặng bauxit gibsit (quặng 3 nước) phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên (các tỉnh như Đăk Nông, Lâm Đồng, Giai Lai, Kon Tum và Bình Phước) và quặng bauxit diaspor (quặng 1 nước) phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang
Bối cảnh nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh khai thác khống sản bauxit trong thời gian gần đây nhận đã được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Tại quyết định số 55/2007/QĐ-TTg, công nghiệp bauxit - nhôm được coi là một trong các ngành công nghiệp ưu tiên giai đoạn 2007 – 2010 và tầm nhìn đến 2020. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 167/2007/QĐ- TTg ngày 1/11/2007 về việc “phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025”. Theo quyết định này, từ nay đến năm 2015 tại vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 6 nhà máy Alumin (Al2O3) để sản xuất từ 6,0-8,5 triệu tấn alumin; 1 nhà máy điện phân nhôm công suất từ 0,2-0,4 triệu tấn, 1 đường sắt khổ đơn dài 270km từ Đăk Nông đến Bình Thuận và 1 cảng biển chuyên dụng công suất 10 - 15 triệu tấn tại Bình Thuận. Theo quyết định 167, Tập đồn Công nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) là đơn vị được giao làm cơ quan đầu mối quản lý các dự án khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm ở Tây Nguyên. Chủ tịch HĐQT Tập đồn TKV khẳng định, các dự án có khả năng thu hồi vốn trong 12-15 năm với thời gian tồn tại của dự án là 30-50 năm. Mỗi dự án 600 nghìn tấn alumina/năm sẽ tạo ra 2.000 việc làm, với doanh thu 150 - 200 triệu USD, nộp các khoản thuế cho ngân sách địa phương. Các dự án này sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác trên địa bàn.
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 9106 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề môi trường trong việc khai thác bôxit ở Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ đề :
Lớp K13M1, Nhóm 8, Gồm các sinh viên
SV1:Nguyễn Minh Huê
SV2: Nguyễn Thị Thanh Trà
SV3: Nguyễn Thị Kim Ngân
SV4:Nguyễn Thị Diễm Lan
SV5: Nguyễn Thị Thu Thảo
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Theo đánh giá địa chất, trữ lượng bauxit của Việt Nam ước đạt 2,4 tỷ tấn quặng tinh, trong đó Tây Nguyên chiếm 91,4%1. Xét về nguồn gốc, quặng bauxit ở Việt Nam có hai loại chính là quặng bauxit gibsit (quặng 3 nước) phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên (các tỉnh như Đăk Nông, Lâm Đồng, Giai Lai, Kon Tum và Bình Phước) và quặng bauxit diaspor (quặng 1 nước) phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang…
Bối cảnh nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh khai thác khống sản bauxit trong thời gian gần đây nhận đã được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Tại quyết định số 55/2007/QĐ-TTg, công nghiệp bauxit - nhôm được coi là một trong các ngành công nghiệp ưu tiên giai đoạn 2007 – 2010 và tầm nhìn đến 2020. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 167/2007/QĐ- TTg ngày 1/11/2007 về việc “phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025”. Theo quyết định này, từ nay đến năm 2015 tại vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 6 nhà máy Alumin (Al2O3) để sản xuất từ 6,0-8,5 triệu tấn alumin; 1 nhà máy điện phân nhôm công suất từ 0,2-0,4 triệu tấn, 1 đường sắt khổ đơn dài 270km từ Đăk Nông đến Bình Thuận và 1 cảng biển chuyên dụng công suất 10 - 15 triệu tấn tại Bình Thuận. Theo quyết định 167, Tập đồn Công nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) là đơn vị được giao làm cơ quan đầu mối quản lý các dự án khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm ở Tây Nguyên. Chủ tịch HĐQT Tập đồn TKV khẳng định, các dự án có khả năng thu hồi vốn trong 12-15 năm với thời gian tồn tại của dự án là 30-50 năm. Mỗi dự án 600 nghìn tấn alumina/năm sẽ tạo ra 2.000 việc làm, với doanh thu 150 - 200 triệu USD, nộp các khoản thuế cho ngân sách địa phương. Các dự án này sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác trên địa bàn.
Tuy nhiên bên cạnh những sự đồng tình và ủng hộ của nhà nước và các cấp lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ về vốn từ Ngân sách nhà nước, trang thiết bị cũng như kĩ thuật khai thác và lao động từ phía Trung Quốc thì việc khai thác bauxite ở Tây nguyên đang gây nhiều tranh luận và nhận được nhiều ý kiến trái chiều như: Việc trình và phê duyệt quy hoạch bô-xít không tuân thủ đúng luật, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc và kinh tế địa phương…. Chủ đề khai thác bô xít tại Tây Nguyên đã làm dấy lên các cuộc tranh luận, lúc sôi nổi, lúc gay gắt tại Việt Nam.
Hiện tại hai dự án khai thác bô-xít, sản xuất alumin Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông) đang được xem là các dự án trọng điểm quốc gia trong việc khai thác bauxit ở nước ta.
Tổ hợp bô-xít nhôm Tân Rai có tổng vốn đầu tư 11.300 tỷ đồng, đến nay đã xây dựng đạt 46% giá trị. Riêng gói thầu Nhà máy alumin Tân Rai đã thi công 85% khối lượng công trình. Việc nhập khẩu, vận chuyển, lắp đặt thiết bị ở dự án này còn chậm so với hợp đồng ký kết; các hạng mục đập hồ bùn đỏ, đường dây 110Kv, nhà máy tuyển quặng đều thực hiện chậm so với kế hoạch.
28/2 Tập đồn Than-Khống sản Việt Nam (TKV) khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất alumina tại Nhân Cơ, Đăk Nông.
Vấn đề quan tâm:
Đứng về khía cạnh môi trường, đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đến môi trường xung quanh khu vực hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ trong quá trình thi công, vận hành và phát triển nhà máy về lâu dài.
Địa điểm, khu vực nghiên cứu:
Với mục đích trên, khu vực nghiên cứu tập trung ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng của Tây Nguyên vùng đất có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược, an ninh, quốc phòng.
PHẦN 2
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
1. Tên Đề Tài Nghiên Cứu
Vấn Đề Môi Trường Liên Quan Đến Dự Án Khai Thác Boxit ở Tây Nguyên
2. Tên Cơ Quan Quản Lý
Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang
Địa Chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp HCM
Điện Thoại: 38367933
Thành lập theo quyết định số 71/TTg ngày 27/10/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ
3. Tên Cơ Quan Phối Hợp
Tập Đồn Than Khống sản Việt Nam
Địa Chỉ: Số 226 Lê Duẩn, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84)04.518014
4. Tình Hình Nghiên Cứu
Tình hình ngồi nước
Ngành công nghiệp sản xuất nhôm của Trung Quốc đã có hơn một nửa thế kỷ phát triển nhưng đến năm 1992, sản lượng nhôm mới đột phá mức 1 triệu tấn. Tuy nhiên từ năm 2000 trở lại đây, đặc biệt là mấy năm gần đây, sản lượng nhôm của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ kinh người, năm 2005 đạt 7,8 triệu tấn, năm 2006 tăng lên tới 9,35 triệu tấn, năm 2007 đạt 12,56 triệu tấn. Đến năm 2006, sản lượng nhôm bằng điện phân của TQ liên tục 6 năm liền đứng đầu thế giới. Như vậy Trung Quốc trử thành một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bôxit để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa.
Với tham vọng đó thì hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng, chất lượng môi trường cũng như sức khỏe của con người ở đây cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như: tình trạng nước, không khí, đất đai… bị ô nhiễm và ngày càng nghiêm trọng.
Nhận định chung nhất là: “70% nước sông hồ và 90% nguồn nước ngầm ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm với mức độ khác nhau; theo báo cáo của Đồn khảo sát của Quốc Hội Trung Quốc thì trên mấy con sông lớn của Trung Quốc như Trường Giang, Hồng Hà, sông Hồi, sông Châu Giang… có đoạn nước sông đen xịt, thối hoăng, có địa phương dùng nước của các con sông này tưới cho cây trồng thì cây cối bị nhiễm kim loại nặng hoặc bị các axit lẫn trong nước sông làm cho cây cối bị chết. Đập Tam Hiệp vừa xây dựng xong, nước ở vùng gần đập đã ô nhiễm… Mỗi năm có khoảng 30 tỷ tấn nước ô nhiễm chưa qua xử lý đã thải ra các các sông, hồ, ngồi ra còn có 24 tỷ tấn phế thải rắn công nghiệp.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 750.000 người chết vì ô nhiễm, còn số người sau đó mươi năm, hai mươi năm mới chết vì bị ung thư.., thì chưa tính được. Một nguồn tin Trung Quốc nói mỗi năm Trung Quốc có khoảng 800.000 - 1.000.000 trẻ em vừa đẻ ra đã bị dị hình vì các kim loại nặng có trong nước. (
Nước Úc là một lục địa xưa, một phần tách ra của đại lục địa Gondwana. Tài nguyên bauxite rất dồi dào gần bờ biển dưới chân các rặng núi thấp hay đồi cao đã bị xói mòn từ rất lâu. Úc có trữ lượng bauxite lớn thứ hai trên thế giới (7.9 tỉ tấn) sau Guinea (Việt Nam thứ ba với trữ lượng 5.4 tỉ tấn). Các mỏ bauxite và nhà máy luyện alumina và nhôm ở Úc đều gần bờ biển ở đồng bằng và khí hậu nói chung là khô. Bauxite đã được khai thác, luyện thành alumina và nhôm từ những năm đầu thập niên 1960 và phát triển cho đến hiện nay.
Trong quá trình hoạt động của nhà máy luyện alumina Wagerup, phía nam Perth thủ phủ của tiểu bang Tây Úc, vì gần chân của rặng núi và ảnh hưởng khí tượng, đã có những lúc nồng độ bụi, các chất hóa học như (nitrogen oxides, arsenic, cadmium..) lên cao vượt tiêu chuẩn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cư dân, như ho suyển, rát cổ, chảy máu mũi... Alcoa nhiều lần đã bị phạt khi có sự cố vượt tiêu chuẩn (năm 2004 bị ra tồ phạt 0.5 triệu Aus) và các tai nạn để hóa chất kiềm chảy lan trong và gần nhà máy, mặc dầu trong nhiều năm đã cố gắng cải tiến kỹ thuật, xử lý và điều hành để phù hợp với luật môi trường và tiêu chuẩn chất thải.
Năm 2004, tại Ấn Độ đã diễn ra phong trào chống các công ty khai thác bôxit sau khi Chính phủ Ấn Độ, nước có trữ lượng bôxit lớn thứ sáu thế giới, cấp giấy phép cho 13 công ty đa quốc gia vào khai thác quặng bôxit tại bang Orissa. Các dự án khai khống đã ảnh hưởng tới 60.000 cư dân sinh sống trong vùng. Một diện tích đất nông nghiệp gần 1.000ha đã hồn tồn bị hủy hoại. Theo Hiệp hội Bảo tồn sinh học nhiệt đới, những cảnh báo đã được đưa ra vào các năm 2006 và 2008 khi các công ty khai thác bôxit lăm le tấn công những vùng thiên nhiên được bảo tồn tại Surinam và Jamaica, lần lượt xếp thứ 5 và 10 trong số những nước có nguồn quặng bôxit dồi dào nhất.
Ở Jamaica, boxit sau qua xử lý thì chất thải sền sệt màu đỏ được xả vào trong một cái hồ ở trung tâm cao nguyên vùng Jamaica. Các nhà khoa học cho biết những tảng bùn đã được mặt trời sấy khô có chứa hàm lượng cao các kim loại nặng và những chất gây ô nhiễm khác. Các kim loại nặng trong chất thải màu đỏ đó ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm các con sông và suối. Người dân địa phương cho biết quanh hồ luôn có đám bụi dày đặc, bụi này đến từ nhà máy xử lý ở gần đó. Một trong những công ty khai thác boxit ở Jamaica là Danco. Những người dân Jamaica cho biết tình trạng sói mòn và ô nhiễm vượt xa những khoản thu nhập từ boxit.
Tình hình trong nước
Kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho cả nước thì nước ta hiện nay đang triển khai dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên nhưng kéo theo đó là các vấn đề về môi trường.
Trước hết, trữ lượng bô xít của nước ta được đánh giá hàng thứ ba thế giới. Đây là thế mạnh của nước ta, việc khai thác bô xít là vấn đề của cả nước.
Ở Việt Nam, boxit phân bố phổ biến ở các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và Tây Nguyên. Ở các tỉnh phía Bắc, boxit là các ổ, các phễu và dạng cột xuyên lên vào giao điểm các đứt gẫy địa chất ( chủ yếu là giao điểm của 4 đứt gẫy, lấp đầy các hang động karsto, và phủ bất chỉnh hợp lên các đá cổ hơn ( người ta nhầm boxit trầm tích)dưới dạng các lớp dăm, cuội dung nham đã phong hóa thành sét-kaolin chứa quặng boxit dạng bom núi lửa, dạng dăm - cuội. Ở Tây nguyên, boxit có thân quặng dăm, cuội dung nham chứa boxit dạng cột, dạng phễu và dạng dòng chảy phủ lên đá bazan và các trầm tích cổ hơn.
Quặng bô xít ở Việt Nam thuộc 2 loại chính:
Bô xít nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An
Bô xít nguồn gốc phong hố laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên nước ta chỉ khai thác và bán sản phẩm thô cho Trung Quốc chứ chưa phải là sản phẩm tinh chế. Giá alumina chỉ bằng 12% giá nhôm, mà chỉ có Trung Quốc chứ chẳng có nước nào khác mua. Chúng ta khai thác bằng công nghệ Bayer và Bayer tiên tiến của Châu Mỹ vì nước ta chưa có công nghệ thích hợp để khai thác. Và có một khó khăn lớn trong dự án này là về đường vận chuyển. Địa hình trên khu vực Tây Nguyên tồn đường đèo và dốc, hai đầu rất cao nhưng ở giữa lại bằng phẳng. Vận chuyển Alumina thì chỉ vận chuyển bằng container và xe đặc chủng nặng tới 40 tấn mà đường thì nhỏ, dốc, rất nguy hiểm.
Bên cạnh việc khai thác boxit để nâng cao kinh tế thì vấn đề môi trường cũng phải được quan tâm đúng mức. Trong đó cần xử lý tốt ba vấn đề: thứ nhất là chống xói mòn và hồn thổ, thứ hai là nguồn nước, thứ ba là bùn đỏ.
5. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cụ thể
-Giúp cho cơ quan thực hiện dự án có những thông tin thích hợp để hoạch định chiến lược, lựa chọn các phương pháp tối ưu và lựa chọn thiết bị kiểm sốt ô nhiễm
- Xác định các hoạt động của dự án, đặc biệt là những hoạt độngcó ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
-Dự đốn và đánh giá những hoạt động tích cực và tiêu cực đến môi trường.
- Xác định các ảnh hưởng nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt.
6. Các nội dung nghiên cứu chính:
Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường
Về điều kiện tự nhiên:
Điều kiện khí hậu ( độ ẩm không khí, lượng mưa, gió, hướng gió )
Nguồn nước ( nước mặt và nước dưới đất )
Hệ sinh thái của khu vực ( cần trung bình 150ha/triệu tấn boxit)
Về điều kiện kinh tế xã hội:
Dân số và phân bố dân cư
Tình hình kinh tế và xã hội
Hiện trạng sử dụng đất ( phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp )
Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực
Khảo sát, phân tích chất lượng nước mặt và nước dưới đất
Khảo sát chất lượng không khí theo các quy chuẩn đặc trưng ( theo QCVN môi trường không khí 2009 )
Các vấn đề khác như thiên tai, lũ lụt, lốc xốy
Khảo sát phân tích hệ sinh thái xung quanh
Xác định nguồn gây ô nhiễm ( vật liệu xây dựng, bùn đỏ, quá trình khai thác…) và bị ô nhiễm ( đất, nước, không khí )
Trong quá trình khai thác: đào hầm mỏ, vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng, boxit đã khai thác được và sinh hoạt của công nhân
Phân tích đánh giá tác động của dự án đến môi trường
Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Đánh giá, dự báo khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ khu vực dự án
Đánh giá, dự báo khả năng lan truyền khí thải từ khu dự án tới môi trường xung quanh.
Đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái cạn vùng dự án
Đánh giá khả năng tác động như chất thải rắn, tiếng ồn, rung
Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
Quá trình phân tích đánh giá được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của dự án như giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn đi vào hoạt động và kết thúc. Để phân tích và đánh giá các thành phần như trên nhóm nghiên cứu đã dựa trên các tài liệu khoa học trong và ngồi nước có liên quan và cập nhật thông tin trên internet.
Phân tích đánh giá tác động của dự án đến môi trường
Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Đánh giá, dự báo khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ khu vực dự án
Đánh giá, dự báo khả năng lan truyền khí thải từ khu dự án tới môi trường xung quanh.
Đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái cạn vùng dự án
Đánh giá khả năng tác động như chất thải rắn, tiếng ồn, rung
Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
Về công nghệ
Giảm thiểu các nguồn ô nhiễm nước: quá trình khai thác, sinh hoạt
Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí: khí thải do khai thác hầm mỏ, do vận chuyển
Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn: sinh hoạt, công nghiệp
Giảm thiểu các sự cố gây ra do sự cố môi trường : tự nhiên ( mưa, gió, bão…) và các hoạt động thu gom vận chuyển của con người
Về mặt quản lý
Áp dụng các quy định luật lệ về môi trường
Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn
Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao nhận thức về quản lý chất thải
Các biện pháp kinh tế
Xây dựng báo cáo đề tài
Theo các nôi dung chính vừa nêu trên và các văn bản pháp qui của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lý môi trường cấp TW
7. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và phân tích tổng hợp số liệu
- Tập hợp các số liệu đã có, liệt kê, sắp xế theo một dàn bài đã định sẵn
Đánh giá tổng hợp
- Sử dụng các phương pháp lập bảng kiểm tra, ma trận, sơ đồ lưới, và hệ thống lại các tác động đã liệt kê
8. Bảng dự tốn kinh phí
STT
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Kinh phí dự kiến
a x 1000đ
1
Thu thập về số liệu
Khí hậu, khí tượng thủy văn vùng dự án
Hiện trạng chất lượng không khí vùng dự án và xung quanh
Hiện trạng chất lượng nước vùng dự án và xung quanh
Hệ sinh thái
Dân số và phân bố dân cư
Tình hình kinh tế và xã hội
Hiện trạng sử dụng đất
2000
2000
1000
1000
1500
1500
1000
10.000
2
Khảo sát, quan trắc chi tiết tại vùng dự án và xung quanh
Chất lượng nước dưới đất: 35 mẫu/năm x 100
Chất lượng nước mặt: 35 mẫu/ năm x 150
Khảo sát hệ sinh thái
Chất lượng không khí hiện trạng:
Các thông số đặc trưng ( bụi, SO2, NOx, …): 20 mẫu x 100
Các thông số vi khí hậu ( to, độ ẩm, gió ): 20 mẫu x 100
Tiếng ồn, rung: 15 mẫu x 1000
3500
5250
900
2000
2000
1500
15150
3
Nghiên cứu đánh giá tác động của các hoạt động dự án tới môi trường
Đánh giá do di dời giải tỏa
Đánh giá khả năng gây ô nhiễm nguồn nước từ khu vực dự án
Đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Đánh giá khă năng tác động khác như tiếng ồn và rung
Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tễ xã hội
500
4000
1500
500
400
6900
4
Nghiên cứu các biện pháp khống chế, giảm thiếu tác động tiêu cực tới công nghệ, quản lý môi trường
Các biện pháp về công nghệ:
Giảm thiểu các nguồn ô nhiễm nước
Giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí
Giảm thiểu các nguồn phát sinh chất thải rắn
Giảm thiểu các sự cố gây ra do môi trường tự nhiên và việc vận chuyển thu gom của con người
Các biện pháp về quản lý:
Quản lý theo hình thái khu công nghiệp xanh
Giái quyết vấn đề dân cư và xã hội
6000
5000
7000
5000
7000
4.000
34000
5
Xây dựng báo cáo tổng hợp
Phân tích tổng hợp, xây dựng số liệu, báo cáo số liệu
In ấn, photo, vẽ bản đồ
3000
2.500
5500
6
Chi phí thực địa
Xăng cho xe hon da ( 12 ngày x 30.000đ ) x 10 người
Thuê xe hơi 12 chỗ ( 5 ngày x 1000.000đ/ ngày )
Phụ cấp công tác phí 12 ngày x 10 người x 50.000đ/người/ngày
Thù lao thực địa 12 ngày x 100.000đ/ người / ngày x 10 người
3600
5000
6000
12000
26600
7
Bảo vệ tại Lâm Đồng
Thuê xe 1 ngày
Phụ cấp công tác phí 6 người x ngày x 150.000 người/ngày
Chi phí tổ chức thẩm định
2500
900
5000
8400
8
Chi phí khác
Hội thảo ( chuẩn bị tài liệu, thuê hội trường….)
Điện thoại, fax, giấy mời
Thiết bị văn phòng
1.000
2.000
1.000
5.000
9
Quản lý dự án cơ quan chủ trì
8000
KINH PHÍ CẦN THIẾT CHO DỰ ÁN
119550 x 1000đ = 119.550.000
9. Tiến độ thực hiện
Bắt đầu thực hiện từ ngày 7/1/2010 và kết thúc vào ngày 7/5/2010
Nội dung
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
1.Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường
2.Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực
3.Phân tích đánh giá tác động của dự án đến môi trường
4.Đề xuất các biện pháp giải quyết và phòng chống ô nhiễm
5.Xây dựng báo cáo đề tài và bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lý môi trường cấp TW
PHẦN 3
SƠ BỘ TRÌNH BÀI CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
I.Giới Thiệu Tóm Tắt Về Địa Phương, Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội
1. Điều Kiện Tự Nhiên
Vị trí địa lý
- Bảo Lâm là 1 huyện thuộc cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc,nằm giữa thị xã Bảo Lộc và huyện Di Linh.
- Diện tích tự nhiên 146.344 ha
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Đông giáp huyện Di Linh
- Phía Tây giáp thị xã Bảo Lộc
- Huyện thuộc vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình 900m so với mặt nước biển
Khí hậu
lượng mưa hàng năm rất lớn, bình quân 2000 – 2500 mm/năm.
Khí hậu mát mẽ, nhiệt độ trung bình 18 – 250c
Độ ẩm 80 – 85 %
Kinh tế xã hội
+ Cơ cấu dân số
Đất rộng, người thưa, dân số tồn huyện 116.122 người, mật độ dân số 75 người/km2
+ Kinh tế
Hiện trạng cơ cấu kinh tế của huyện Nông Lâm Nghệp – Công nghiệp – Dịch Vụ. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế được xác định là Công Nghiệp – Dịch Vụ - Nông Lâm Nghiệp. Thế mạnh phát triển Nông Nghiệp là trồng cây chè và cà phê. Ngồi ra huyện còn có mỏ Boxit nhôm với trữ lượng lớn là điều kiện tốt cho công nghiệp khai khồng của địa phương.(
Vấn đề môi trường đang thách thức
Việc khai thác bô-xít đặt ra những nguy cơ, thách thức về môi trường như: phá vỡ địa hình, xâm hại hệ sinh thái, chiếm dụng nhiều diện tích và sẽ làm mất đi thảm phủ thực vật tự nhiên hiện có.
Công nghệ khai thác cũng làm thải ra một khối lượng lớn bùn đỏ có tính kiềm cao mà nếu không quản lý chặt, không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm và khu vực hạ du.
Nguồn nước cho các dự án cũng là vấn đề gây quan ngại. Công đoạn tuyển quặng và sản xuất alumina cần sử dụng khoảng 30m2 nước/tấn alumina. Trong khi đó, Tây Nguyên là nơi có trữ lượng nước ngầm không lớn, mùa khô lại kéo dài 5 tháng. Vì vậy khai thác bô-xít sẽ làm xáo trộn đời sống, sinh hoạt, đặc biệt với các hộ dân bị mất đất ở, đất canh tác.
Quy mô, phạm vi của vấn đề và ảnh hưởng đến môi trường
Quy mô và phạm vi của vấn đề
Tổng vốn đầu tư: 119.550.000 đồng.
- Tổng diện tích đất thu hồi trong ba tháng đầu: 1.620ha
- Các hạng mục chính: nhà máy chế biến alumin diện tích 77ha (trong đó có nhà máy cung cấp điện công suất 30MW), hồ bùn đỏ diện tích 209ha, hệ thống băng chuyền vận chuyển quặng từ nhà máy tuyển quặng về nhà máy chế biến dài 5,5km.
- Công suất khai thác mỏ: 4,3 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.
- Công suất nhà máy tuyển quặng: 1,6 triệu tấn quặng tinh/năm.
- Công suất nhà máy alumin: 600.000 tấn/năm.
Ảnh hưởng đến môi trường
Để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường ta có thể chia quá trình hoạt động của dự án làm 3 giai đoạn chính và từ đó xem xét các vấn đề có thể xảy ra trong từng giai đoạn đến môi trường
BẢNG LIỆT KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG CÓ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG DO DỰ ÁN
Hoạt Động Của Dự Án
Mức Độ Tác Động
Thành Phần Môi Trường Bị Ảnh Hưởng
Trước khai thác
Quy hoạch, khảo sát, thu thập số liệu
Giải tỏa mặt bằng,đền bù
Làm đường giao thông
Di dân
Giai đoạn khai thác
Vận chuyển vật liệu
Khai đào
Sửa chữa máy móc
Sản xuất alumin
Sinh hoạt của công nhân
3. Sau vận hành
Bảo trì máy móc
Chôn lấp bùn đỏ
Xử lý nước thải
0
_ _
_ _ _
_
_ _ _
_ _ _
_ _
_ _ _
_ _
_ _
_ _ _
_
Đất, nước, không khí,tiếng ồn, con người, hệ sinh thái
Đất, không khí, tiếng ồn, nước, hệ sinh thái
Con người
Không khí, tiếng ồn, đất, nước
Đất, nước, không khí, tiếng ồn, hệ sinh thái
Tiếng ồn
Không khí, nước, tiếng ồn
Nước
Tiếng ồn, nước
Đất, nước
Nước, đất, hệ sinh vật
Chú thích
+ : Tác động tích cực
- : Tác động tiêu cực
0 : Không ảnh hưởng
Các tác động chính:
Ảnh hưởng của bùn đỏ đến môi trường đất, nước, hệ sinh thái của khu vực
Việc giải tỏa di dân làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân trong vùng
Khó khăn trong việc hồn thổ sau khai thác
Sơ bộ về ảnh hưởng đến môi trường
+ Trước khai thác
Khu vực dự án là nơi có mật độ dân cư không cao nên trong giai đoạn này hầu như không gây ra ô nhiễm đáng kể mà chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một số dân cư xung quanh dự án. Vì kinh tế chính hiện tại của các hộdân cư sống trong khu vực dự án chủ yếu sống bằng nông nghiệp do đó khi quy hoạch cần phải bố trí cho người dân địa điểm cư trú thích hợp.
+ Giai đoạn khai thác
Khí thải
Do thời gian thi công dự kiến trong mùa khô nên lượng bụi sinh ra từ công tác đào lắp và vận chuyển đất đá là khá lớn.
Khí thải, tiếng ồn từ các xe vận chuyển và thiết bị thi công…hằng ngày trên công trường có khoảng 5 – 10 xe vận tải cỡ lớn ( 20 – 25 tấn ) và 2 – 4 xa thi công các loại khác hoạt động. Thời gian hoạt động các xe vận tải sẽ sinh khí thải và tiếng ồn do động cơ có sử dụng nguyên liệu gây ra.
Chất thải rắn
Khi thi công, tồn bộ cây trồng ở đây cũng sẽ trở thành lượng rác vời khối lượng lớn và chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng làm ô nhiễm bẩn đất,nước, không khí đồng thời lan truyền bệnh tật cho công nhân trên công trường
Nước thải
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: chủ yếu là nước tắm sau giờ làm việc và nước làm vệ sinh không được xử lý triệt để là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho công nhân và người dân xung quanh
-Nước thải từ quá trình rửa xe vận chuyển đất: để đảm bảo vệ sinh môi trường, tất cả các loại xe ra khỏi công trường đều phải rửa để hạn chế bụi do đất cát sinh ra. Lượng nước này chủ yếu chứa cát nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể
IV. Giải pháp khắc phục đang thực hiện, và dự định sẽ thực hiện (nghiên cứu)
Từ những khó khăn trên chúng ta cần phải đưa ra nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
1. Đang thực hiện
Đòi hỏi phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung về việc liên quan đến tổng mặt bằng và công nghệ
Thành lập tổ giám sát môi trường để tăng cường kiểm tra việc thực hiện các giải pháp bảo vệ trong quá trình thi công và trong hai tháng đầu vận hành dự án.
Đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hồn thổ, xử lý đất đá thải và xử lý bùn đỏ và hồ chứa bùn đỏ phải được lựa chọn ở vị trí có điều kiện địa chất ổn định, không đứt gãy, nằm xa các nguồn cấp nước trong khu vực. Thiết kế đập chắn hồ bùn đỏ chống được động đất cấp 7, cao hơn động đất trong khu vực từ 1 - 2 cấp.
Thiết kế hệ thống rãnh ngăn nước mặt bao quanh hồ để không cho lượng nước mặt chảy vào hồ thải, chỉ có mưa rơi trực tiếp vào hồ. Hồ sẽ được thiết kế chống thấm gần như tuyệt đối và thải theo từng ô nhỏ với trình tự nối tiếp. Sau khi kết thúc 1 ô thải và làm khô, tiếp theo sẽ san ủi tạo mặt bằng, phủ một lớp đất màu lên trên và phủ xanh bằng các cây trồng thích hợp.
2. Dự định sẽ thực hiện
Dự kiến ở đây sẽ xây một trung tâm quan trắc môi trường để kiểm sốt vấn đề.
Dự kiến sẽ hồn thành khoanh vùng các diện tích có khống sản thuộc diện dự trữ quốc gia.
V. Kết Luận Và Kiến Nghị
1.Kết Luận:
Dự án khai thác boxit đã mang lại nhiều tiềm năng kinh tế về khai khống nhưng bêncạnh đó cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân quanh khu vực. Đặc biệt là bùn đỏ hiện tại chưa có cách nào xử lý ngồi việc chôn lấp. Nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất, hệ sinh thái và nguồn nước.
2.Kiến nghị
- Quy hoạch và kế hoạch triển khai các dự án phải trên cơ sở hiệu quả tổng thể, gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; trong đó chú ý đúng mức đến việc tiết kiệm tài nguyên, nhu cầu thị trường, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới...
- Khai thác bôxit, sản xuất alumin có tác động lớn đến môi trường từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển đến xử lý chất thải, nếu không được quản lý tốt, không tính hết đến tác động môi trường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng mà việc khắc phục phải mất nhiều năm với chi phí tốn kém lớn.
- Kết cấu hạ tầng Tây nguyên còn thấp kém, nguồn nước và nguồn điện hạn chế, nên cần phải đẩy mạnh phát triển để vừa đáp ứng yêu cầu khai thác bôxit, sản xuất alumin, vừa bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng này.
- Việc lựa chọn công nghệ là một nội dung quan trọng, yêu cầu là phải sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Quan tâm đúng mức đến đời sống và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây nguyên, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, việc sử dụng lao động nước ngồi phải đúng quy định của pháp luật.
- Tây nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.
VI. Phụ lục và hình ảnh minh họa
Khu vực sẽ làm hồ chứa bùn đỏ thuộc Nhà máy bôxit Tân Rai, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng
Công trường đào hố móng xây dựng nhà máy alumin Tân Rai tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng
Công trường đang khai thác boxit
Bùn đỏ là vân đề cần được quan tâm
khai thác boxit cí thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước
Băn khoăn lớn nhất từ phía cử tri khi triển khai dự án khai thác bô xít là môi trường
Công nhân đang khai thác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề môi trường trong việc khai thác bôxit ở Tây Nguyên.doc