Vấn đề giáo dục phổ thông qua khảo sát một số xã ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

1. Cần khẳng định và để cao quan điểm: “Quyền được đi học” cho trẻ em, nhất là trẻ em ở nông thôn. Quan điểm này cần dựa vào chiến lược phát triển đất nước và được thể hiện qua các chính sách và biện pháp cụ thể và thiết thực. 2. Coi trọng vấn đề học tập cho con em nhà nghèo trong cơ chế thị trường. Cần có quỹ quốc gia hỗ trợ học sinh nghèo.Có thể mở thí điểm các trường học bình dân cho con em nhà nghèo với vốn đầu tư của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân từ thiện. 3. Cần chú trọng phát triển giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng dân cư trong tương lai và quyết định sự phát triển phồn vinh của đất nước.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề giáo dục phổ thông qua khảo sát một số xã ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diễn đàn..... Xã hội học, số 4 - 1997 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 89 Vấn đề giáo dục phổ thông qua khảo sát một số xã ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. NGUYỄN THỊ VĂN Trong khoảng 4 thập kỷ lại đây, nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 1994 chỉ có chưa đầy 1/3 số người hiện nay 80 tuổi là đã từng đi học. Những người hiện nay ở độ tuổi 50 có trên 80% là đã từng đi học, những người hiện ở tuổi 40 có trên 90% trong số họ đã được theo học ít nhất là một lớp nào đó. Như vậy trong những thập kỷ đã qua giáo dục Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc cung cấp một bậc giáo dục tối thiểu nào đó cho người dân. Nhưng chỉ trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ người đã từng đi học mới thực sự đạt được đỉnh cao, tuy vẫn còn dưới mức 95%1. Thời kỳ Đổi mới đã tạo ra những chuyển biến to lớn trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, trên lĩnh vực giáo dục cũng diễn ra những cải cách và thay đổi. Nếu trước năm 1989 giáo dục ở tất cả các cấp học từ lớp 1 đến lớp 12 là hoàn toàn miễn phí, thì từ năm 1990 chỉ cấp I được Nhà nước miễn toàn bộ học phí. Đối với học sinh thì sách giáo khoa trước đây do Nhà nước bao cấp nay học sinh phải tự mua sắm. Rõ ràng là những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc học hành của trẻ em, nhất là đối với địa bàn nông thôn, nơi có tới hơn 80% dân cư, đặc biệt là nơi có đa số những người thuộc diện nghèo khổ đang sinh sống. Hiện nay, với những biến đổi kinh tế-xã hội, vấn đề phát triển giáo dục phổ thông và sự bình đẳng trong phổ cập giáo dục đối với các nhóm xã hội dân cư nông thôn đang có những khó khăn mới cần phải giải quyết. I.Vài nét về thực trạng giáo dục ở nông thôn đồng bằng sông Hồng Nông thôn Việt Nam (nếu kể cả các huyện ngoại thành của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,) có tất cả 465 huyện chiếm hơn 80% dân cư toàn quốc. Trong những năm Đổi mới, bộ mựt nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng phấn khởi. Tuy nhiên không phải vì thế mà khoảng cách giữa nông thôn và đô thị được rút ngắn. Kinh tế thị trường và phân tầng xã hội đã làm khoảng cách này càng sâu hơn. Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông các số liệu khảo sát cho thấy điều này rất rõ. Hiện nay tỷ lệ số người trong độ tuổi đang đi học ở thành thị ở lứa tuổi 6-10 cao hơn so với nông thôn từ 1-1,5 lần, ở lứa tuổi 18-24 là cao gấp 3 lần. Số người ở nông thôn học tới cấp 3 chỉ có 20%, còn ở thành thị là 46%. Hiện nay tỷ lệ số ngườ từ 10 tuổi trở lê ở nông thôn không biết chữ là 15,2%, cao gấp 2,5 lần so với thành thị (6,67%). Người ta dự báo rằng: với thực trạng giáo dục như vậy đại bộ phận lao động nông thôn trong thời gian tới khó có điều kiện tham gia vào các hoạt động công nghiệp- Vấn đề giáo dục phổ thông..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 90 thương mại mà chỷ yếu là ác hoạt động lao động thu nhập thấp như nông nghiệp, dịch vụ nhỏ và ở các công việc trong khu vực phi chính thức2). Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thì trẻ em bắt đầu bỏ học nhiều sau nhóm tuổi 6-10, và chỉ có 36% trẻ em trong độ tuổi đi học cấp II cao hơn rất nhiều (68%) đang đi học tại một trường nào đó, cho thấy một số lượng đáng kể trong số nhập học quá tuổi tại các trường tiểu học là do đi học muộn hay học đúp. Ở cấp cao hơn càng có nhiều trẻ em thôi học trong độ tuổi cấp III, từ 15-17 tuổi, chỉ có khoảng 11% đi học cấp III và tỷ lệ đang đi học cao hơn (25%) cho thấy số học sinh học quá tuổi là khá nhiều tại các trường cấp II. Rất ít thanh niên, chỉ có 2% trong độ tuổi 18-24 được học tại các trường trên trung học, bao gồm các trường kỹ thuật, trung cấp dạy nghề, cao đẳng và đại học3. Bảng 1: So sánh tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học có bằng cấp ở thành thị và nông thôn (%) Nông thôn Thành thị Chung Không bằng cấp 39.74 23.06 36.13 Cấp I 60.26 76.95 63.87 Cấp II 29.03 47.51 33.03 Cấp III 9.16 24.71 12.53 Công nhân kỹ thuật cao cấp 4.70 14.36 6.80 Trung cấp 2.81 9.90 4.36 Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục Thống kê 1994 Xã Vũ Hội thuộc huyện Vũ Thư (Thái Bình) là một vùng nông thôn ngoại vi thị xã Thái Bình bình quân diện tích canh tác chưa đến 1 sào/người (320m2/khẩu). Đó là một xã ngay từ những năm cuối thập kỷ 80 đã diễn ra một cách mạnh mẽ quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động-nghề nghiệp, với quá trình chuyển đổi đó, đến năm 1994 đã có một cơ cấu lao động- nghề nghiệp là; Thuần nông: 15%; Hỗn hợp: 78.6%; Phi nông: 6.4%. Với thời kỳ Đổi mới cuộc sống Vũ Hội đã thay đổi, mức sống người nông dân đã tăng lên đáng kể. Năm 1995, khảo sát 200 hộ gia đình ở Vũ Hội về mức thu nhập có 82,5% số người được hỏi cho biết là có tăng lên so với 4-5 năm về trước, chỉ có 13% ý kiến cho là không thay đổi và 4,5% ý kiến cho là giảm hơn trước. 1 Xem báo cáo: Giáo dục tại Việt Nam-xu hướng phát triển và những sự khác biệt”-NXB Thống kê.Hà Nội- 5/1996. Tr.12. 2 Xem báo cáo: “Những khác biệt trong phát triển kinh tế gia đình giữa thành thị-nông thôn và ảnh hưởng xã hội của nó trong quá trình đổi mới kinh tê tại Việt Nam”-Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội- 12/1996. Nguyễn Thị Văn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 91 Bảng 2: Số lượng học sinh phổ thống cấp I, II ở xã Vũ Hội qua các năm. Năm học Tổng số học sinh Bỏ học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 2 1.1959-1990 1.110 590 11 95 2.1990-1991 1.119 524 12 91 3.1991-1992 1.059 506 8 84 4.1992-1993 1.041 493 6 89 5.1993-1994 1.045 506 5 16 6.1994-1995 1.057 605 6 11 7.1995-1996 1.044 706 3 17 Nguồn: Tư liệu của Phòng Xã hội học Nông thôn. Tuy nhiên về tỷ lệ học sinh bỏ học, nếu ở cấp I là không đáng kể thì ở cấp II còn là quá cao. Kể từ năm 1990 đến nay, nếu ở cấp I năm bỏ học cao nhất cũng chỉ có 1,07%, năm thấp nhất chỉ có 0,28%. Trong khi đó, tỷ lệ bỏ học năm thấp nhất ở cấp II cũng là 1,8% và cao nhất là 16,1%. Tương tự như vậy ở xã An Lương, huyện Nam Thành, tỉnh Hải Dương (mà chúng tôi đã khảo sát tháng 10-1996), các trường hợp bỏ học chủ yếu do hai nguyên nhân chính: thứt nhât là do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn không đủ chi phí cho con học tập, vả lại bản thân các em khi ở độ tuổi học cấp II đã là một lao động đáng kể với các gia đình nghèo. Thứ hai là do bản thân các em học kém nên có tâm lý chán học lại bị bạn bè không thích học rủ rê nên bỏ học luôn. Với các số liệu đã nêu phần nào thấy được tình hình chung về giáo dục ở nông thôn hiện nay. Bên cạnh những tiến bộ đáng kể về tình hình phổ cập giáo dục, nhất là ở cấp I, đã xuất hiện những trở ngại và khó khăn trong khả năng phát triển học vấn của con em nông dân, đặc biệt là đối với bộ phận dân cư nghèo khổ. II. Vấn đề giáo dục phổ thông ở nông thôn và những chi phối về kinh tế-xã hội trong thời kỳ Đổi mới. 1.Định hướng giá trị học vấn của người nông dân Người nông dân Việt Nam, nhất là cư dân ở lưu vực sông Hồng có truyền thống tôn sự trọng đạo, coi trọng người có chữ. Khảo sát ở nông thôn Hải Dương cho thấy có tới 85,6% số ý kiến khẳng định rằng: “Thầy cô giáo là những người được xã hội trọng vọng”. Tìm hiểu về 3 Xem: Việt Nam- Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược. Ngân hang thế giới khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương-Vụ khu vực I. Tháng 1-1995. Tr.79. Vấn đề giáo dục phổ thông..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 92 giá trị của học vấn trong thời đại ngày nay, cũng ở điểm khảo sát Hải Dương4 ta thấy các chỉ số: 1.Học hành cao sẽ có cuộc sống đầy đủ: 81.0% 2.Để vào đời thuận lợi phải có trình độ đại học: 76% 3.Muốn sống khá phải có trình độ đại học: 81.0% Các chỉ số này cao hơn nhiều so với các chỉ số ở nông thôn Quảng Nam – Đà Nẵng, (73.2%, 50.3%. 62.4%) và ở nông thôn Cần Thơ (78.0%, 61.9%, 69.4%) Về định hướng nghề nghiệp cho con cái thì có tình hình đáng lưu ý. Trả lời câu hỏi: “Có cần phải có nghề nghiệp chuyên môn giỏi hay không?” tỷ lệ ý kiến trả lời đồng tình cao nhất ở nông thôn Cần Thơ (74.4%), thấp hơn ở nông thôn Quảng Nam – Đà Nẵng (52.6%) và thấp hơn cả ở nông thôn Hải Dương (51.9%). Với 200 hộ gia đình được khảo sát ở Vũ Hội (Vũ Thư – Thái Bình) về định hướng nghề nghiệp cho con cái, có kết quả như ở bảng 3. Rõ ràng là người nông dân đồng bằng sông Hồng rất trọng học vấn. Bảng 5 cho thấy có hai chỉ số cao nhất trong định hướng nghề nghiệp là kỹ sư, bác sĩ (45%) đối với con trai, và thầy cô giáo (26.5%) đối với con gái, các chỉ số xếp hàng thứ hai là công nhân thoát ly (15%) với con trai, và nông nghiệp 16.5% đối với con gái. Như vậy những chỉ số được ưu tiên nhất trong bảng giá trị thuộc về những ngành nghề đòi hỏi có học vấn cao. Kết quả phỏng vấn nhóm tập trung ở Nội Duệ (Tiền Sơn-Bắc Ninh) tháng 9-1997, cho thấy thêm nhiều người làm ăn kinh tế giỏi trong cơ chế thị trường hiện nay có trình độ văn hóa thấp (cấp I hoặc cấp II là cùng), nhưng họ vẫn nhận thấy vai trò của trình độ văn hóa cao để có điều kiện làm ăn phát đạt hơn: “Nói chung phong trào ở đây là bố mẹ vất vả đến đâu thì vất vả. Con học đến đâu thì cho học đến đấy chứ không bao giờ dừng bước của con”. (Thành viên nữ số 4- nhóm phụ nữ buôn bán thôn Lộ Bao-Nội Duệ) Hoặc: “Thế kỷ XXI là thế kỷ vi tính. Đi nhận việc lại toàn tiếng nước ngoài. Vì vậy nghề gì cũng cần có văn hóa”. (Thành viên nam số 5- nhóm những người làm nghề xây dựng Nội Duệ). Niềm mơ ước và sự khát khao của người nông dân đồng bằng sông Hồng đối với học vấn, là một yếu tố thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hó nông thôn, nông thôn. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông ở nông thôn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn: chẳng hạn như tỷ lệ học sinh bỏ học, học muộn và tỷ lệ giảm sút nghiêm trọng số học sinh học đến 4 Tương Lai: Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội -1995. Tr.245-298. Nguyễn Thị Văn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 93 cấp III và trên cấp III. Điều đó về cơ bản là do sự chi phối và tác động của các biến đổi kinh tế xã hội của thời kỳ Đổi mới. Bảng 3: Định hướng nghề nghiệp cho con khi trưởng thành (%) Định hướng nghề nghiệp Con trai Con gái 1.Nông nghiệp 12.5 16.5 2.TTCN tại làng xã 1.5 0.0 3.Buôn bán dịch vụ 1.5 6.0 4.Kỹ sư, bác sĩ 45.5 3.0 5.Thầy, cô giáo 1.0 26.5 6.Công nhân thoát ly 15.0 3.5 7.Tùy các con 10.0 11.0 8.Không trả lời 15.0 33.5 Nguồn: Tư liệu của Phòng Xã hội học Nông thôn, Viện Xã hội học. 2.Các yếu tố kinh tế-xã hội và giáo dục ở nông thôn Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thì ở nông thôn nhóm thu nhập thấp dưới mức trung bình chiếm đa số (75%). “Mức thu nhập bình quân của nhóm hộ giàu so với hộ nghèo ở nông thôn là 10,94 lần. Nếu so sánh mức thu nhập bình quân của nhóm họ giàu nhất với nhóm hộ nghèo nhất tì mức chênh lệch là 24.15 lần”. Tuy nhiên đa số dân cư ở nông thôn có thu nhập thấp, đời sống tuy có được cải thiện hơn trước nhưng chưa thể đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt. Vì vậy cơ cấu chi tiêu của dân cư nông thôn nhìn chung còn lạc hậu, có khoảng cách khá xa so với thành thị. Bảng 4 cho thấy khoản chi cho giáo dục ở các hộ gia đình nông thôn là rất thấp, chiếm 1.24% trong cơ cấu chi tiêu. Dù là thấp như vậy nhưng đối với nhiều gia đình nông dân vẫn là nặng nề. Khảo sát về phân tầng xã hội (tài liệu đã dẫn) cho biết tổng số tiền chi tiêu trung bình vào đầu năm học cho một học sinh Hải Hưng là 96.120 đồng. Trong khi đó mức thu nhập bình quân/ người ở nông thôn Hải Hưng là 100.590 đồng/ tháng. Với những gia đình loại nghèo có bình quân thu nhập/người/tháng là 55.270 đồng thì trong gia đình khi có từ 1-2 con đang đi học vào đầu năm rất khó khăn, phải đi vay mượn mới có thể đảm bảo cho con cái đi học được. 5 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Viện Friedrich Ebert (Dự thảo lần 1): Những khác biệt trong phát triển kinh tế giữa thành thị- nông thôn và ảnh hưởng xã hội của nó trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam.Hà Nội-12/1996. Tr33. Vấn đề giáo dục phổ thông..... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 94 Cũng theo tài liệu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thì tỷ lệ trung bình giữa chi phí đi học và mức tiêu dùng không kể thức ăn tăng nhanh theo cùng với cấp giáo dục: từ 14% ở cấp I đến 33% ở cấp II và 72% ở cấp III, còn chi phí đi học ở cấp trên Trung học thì cao hơn cả mức tiêu dùng trung bình không kể lương thực. Nếu nhìn vào những chi phí theo từng nhóm thu nhập, nhóm càng nghèo hơn có chi phí cho giáo dục càng thấp hơn, sẽ thấy rằng người nghèo phải chịu gánh nặng chi phí cho giáo dục lớn hơn người giàu. Cụ thể là đối với cấp I, chi phí cho mỗi học sinh bằng 22% mức tiêu dùng không kể lương thực, cao gầm gấp đôi so với học sinh con nhà giàu nhất (12%); ở cấp II, tỷ lệ giữa chi phí đi học và mức tiêu dùng không kể lương thực là 45%, gấp hơn 2 lần so với người giàu. Những chi phí đi học cấp III bằng toàn bộ ngân sách ngoài lương thực của hộ gia đình nghèo nhất, gấp 3 lần chi phí tương ứng của hộ giàu nhất. Rõ ràng vấn đề chi phí cho con cái đi học, nhất là học lên các cấp cao hơn là một gánh nặng quá sức đối với nhiều gia đình nông dân hiện nay. Và đó cũng là lý do chủ yếu để các em học sinh nông thôn bỏ học giữa cấp. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong 6 lý do được đưa ra về bỏ học thì điều kiện kinh tế khó khăn của giáo dục có tỷ lệ phần trăm cao nhất, ở cấp I là 44,21%, cấp II là 530,3%. Bảng 4: Cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình thành thị và nông thôn (%) Chung Thành thị Nông thôn Tổng chi cho đời sống 100 100 100 1.Chi cho ăn uống 66.45 57.83 70.1 Trong đó tự cấp tự túc 21.88 2.51 30.08 2.Chi cho sinh hoạt 33.55 42.17 29.9 - Mặc 5.48 4.66 5.28 - Ở 10.28 16.22 7.07 - Văn hóa 0.35 0.54 0.27 - Y tế, sức khỏe 0.37 2.83 4.31 - Giáo dục 1.50 2.13 1.24 - Đi lại 1.08 1.54 0.89 - Khác 10.99 14.25 9.60 Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục Thống kê 1994 Rõ ràng là đời sống kinh tế với quá trình phân hóa giàu nghèo ở nông thôn đã có những tác động chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giáo dục phổ thông của phần lớn Nguyễn Thị Văn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 95 gia đình nông dân đồng bằng sông Hồng. Đối với những gia đình có thu nhập, vấn đề không phải chỉ là những chi phí cho con cái ở trường học mà quan trọng hơn còn là vấn đề điều kiện học tập và các khả năng phát triển nhân cách. Các nghiên cứu cho thấy con em các gia đình nghèo có quỹ thời gian rỗi rất ít ỏi, các điều kiện và khả năng để tiêu dùng văn hóa hầu như không có. Các em không có góc học tập, không có điều kiện để đọc sách báo, không có phương tiện để đi học Mặt khác các khảo sát cũng cho thấy thường các gia đình nghèo thì đông con, vì vậy quy mô gia đình cũng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với vấn đề học hành của con em ở nông thôn. Tóm lại, hầu như mọi cánh cửa để thăng tiến trong học tập đều đóng lại trước mắt con em các gia đình nghèo khó ở nông thôn hiện nay. Đã từ nhiều năm nay vấn đề giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Những thành tựu vừa qua đã khẳng định những tiến bộ đáng kể của nền giáo dục Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới trên mọi lĩnh vực thì đã xuất hiện những vấn đề cần được tháo gỡ và điều chỉnh để thúc đẩy công cuộc phát triển đất nước. Những tồn tại đó trong lĩnh vực giáo dục phổ thông cũng đã nổi lên rõ rệt. “Để thu ngắn khoảng cách nông thôn- đô thị cả về phát triển, để chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội nông thôn, tạo ra sự phát triển mới, đầu tư cho giáo dục là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược ở tầm vĩ mô”6. Mặc dù Nhà nước chủ trương phát triển đồng bộ tất cả các khu vực trong cả nước nhưng ít nhất về giáo dục thì ở thành thị vẫn được đầu tư nhiều hơn là nông thôn và ỏ nông thôn thì những hộ gia đình nông dân có đời sống kinh tế khá và giàu được hưởng lợi nhiều hơn về các phúc lợi văn hóa-giáo dục. Một thực tế khác là trong một thập kỷ qua, nhất là ở khu vực nông thôn những tiến bộ về chất lượng giáo dục là còn thua kém nhiều so với những tiến bộ trong việc mở rộng hệ thống giáo dục và gia tăng số lượng người đi học. Với tình hình giáo dục như hiện nay ở nông thôn vấn đề chất lượng lao động trong tương lai sẽ là một vấn đề đáng báo động khi tiến hành công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó chúng tôi kiến nghị: 1. Cần khẳng định và để cao quan điểm: “Quyền được đi học” cho trẻ em, nhất là trẻ em ở nông thôn. Quan điểm này cần dựa vào chiến lược phát triển đất nước và được thể hiện qua các chính sách và biện pháp cụ thể và thiết thực. 2. Coi trọng vấn đề học tập cho con em nhà nghèo trong cơ chế thị trường. Cần có quỹ quốc gia hỗ trợ học sinh nghèo.Có thể mở thí điểm các trường học bình dân cho con em nhà nghèo với vốn đầu tư của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân từ thiện. 3. Cần chú trọng phát triển giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng dân cư trong tương lai và quyết định sự phát triển phồn vinh của đất nước. 6 Tương Lai: Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội-1995.Tr.173.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_giao_duc_pho_thong_qua_khao_sat_mot_so_xa_o_nong_thon.pdf
Tài liệu liên quan