Hiện nay, để có được một đánh giá tổng hợp,
chính xác về sự tham gia của hai giới vào lao
động gia đình gặp khó khăn. Khó có thể xác
định được thời gian nam giới dành cho công
việc gia đình, hiệu quả của nó thì rất khó đánh
giá về phân công lao động trong gia đình. Nếu
chỉ dùng tiêu chí ai là người chủ yếu làm
những công việc nhà, thậm chí bổ sung tiêu
chí thời gian làm công việc nhà, thì chưa đủ
để kết luận chính xác về những lý do gắn liền
với sự phân công lao động theo giới trong gia
đình. Vậy là vấn đề lượng hóa giá trị các công
việc gia đình chưa được quan tâm một cách
thích đáng, đặc biệt khó khăn hơn nhiều là
mối quan hệ giữa việc phân công lao động
theo giới và vấn đề bất bình đẳng giới. Một
trong những yêu cầu quan trọng của việc phân
tích bình đẳng giới là lượng hóa bằng tiền sự
đóng góp của người phụ nữ thông qua các
công việc nội trợ, hơn thế nữa, phải chỉ ra
được mối liên hệ giữa những đóng góp của họ
với địa vị thấp kém của phụ nữ do bị nhìn
nhận không phải là trụ cột kinh tế. Bất bình
đẳng sẽ diễn ra trong gia đình nếu một người
vợ/hoặc chồng thực hiện công việc nhà vất vả
nhưng người còn lại coi thường những công
việc đó [1][2][3][12][15].
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nữ giới trong gia đình qua một số nghiên cứu xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đỗ Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 213 - 217
213
VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Nguyễn Đỗ Hương Giang*, Lèng Thị Lan
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và đạt được công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước vào
năm 2020, Việt Nam đã đề ra hàng loạt những chủ trương lớn cũng như các chính sách cụ thể. Bên
cạnh vấn đề xóa đói giảm nghèo là những vấn đề xã hội khác như khả năng tiếp nhận cơ hội của
hộ gia đình được tạo ra do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi mô hình chi tiêu, giảm mức sinh,
nâng cao trình độ học vấn, chăm sóc sức khỏe. Trong các vấn đề đặt ra, bình đẳng giới - nâng cao
địa vị phụ nữ cần phải được lồng ghép trong các giải pháp và là điều kiện tiên quyết nhằm hướng
đến phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Nghiên cứu này tập trung phân tích vai trò của phụ nữ
trong gia đình qua một số nghiên cứu xã hội học trong những năm qua.
Từ khoá: Vai trò, giới, gia đình,, nghiên cứu, xã hội học.
MỞ ĐẦU*
Bàn về phụ nữ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn
lời của C.Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết
rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ
nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi.
Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái
thì biết xã hội tiến bộ thế nào”. Người cũng
dẫn lời của Lênin: “Đảng cách mệnh phải
làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm
việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là
thành công” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr.
288) [11]. Tư tưởng này được khẳng định
trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà năm 1946 và được khẳng định lại trong
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi và bổ sung
năm 2001): “Công dân nam nữ có quyền
ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã
hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt,
không ngừng phát huy vai trò của mình trong
xã hội” (Điều 63). Việc giải phóng phụ nữ,
nâng cao vị thế của phụ nữ, thực hiện “nam
nữ bình quyền” là một trong những mục tiêu
đấu tranh cơ bản của sự nghiệp các mạng xã
hội. Việc phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội là tất yếu của lịch sử phát
triển con người và xã hội.
*
Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ Chính trị ra
ngày 27-7-1993 đã khẳng định: “Phụ nữ có vai
trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạo
điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa
vụ công dân và chức năng người mẹ trong việc
xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc”. Trong mỗi gia đình, phụ nữ là
người đảm nhiệm các vai trò sản xuất và đóng
vai chính trong vai trò tái sản xuất: tái sản xuất
sinh học, tái sản xuất sức lao động và tái sản
xuất ra cơ cấu cộng đồng.
Trong các mục tiêu và giải pháp nhằm phát
triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường, công bằng và tiến bộ xã hội trong đó
có bình đẳng giới và nâng cao địa vị phụ nữ
đồng thời là mục tiêu và điều kiện để đạt
được phát triển bền vững. Khi đánh giá sự
phát triển từ lăng kính giới, phát triển bền
vững đòi hỏi sự tham gia đầy đủ và bình đẳng
của phụ nữ ở các cấp độ. Trong phạm vi bài
viết này, chúng tôi bước đầu khái lược những
nghiên cứu về vai trò giới mà cụ thể ở đây là
phụ nữ để làm rõ hơn bức tranh về vai trò của
phụ nữ trong nghiên cứu khoa học xã hội, đặc
biệt là xã hội học để từ đó chỉ ra những
khoảng trống trong nghiên cứu về giới và vai
trò của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc
thiểu số.
NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Vai trò: Theo từ điển xã hội học Oxford: Vai
trò là một khái niệm then chốt trong lý thuyết
Nguyễn Đỗ Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 213 - 217
214
xã hội học. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã
hội gắn với những “vị thế hay vị trí nhất định
trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của
những kỳ vọng ấy”.
Vai trò giới: Theo từ điển xã hội học Oxford:
cho đến những năm 1970, đây vẫn là một
cách thức chủ yếu mà xã hội học thao tác hoá
khái niệm về những khác biệt và mối quan hệ
giữa nam và nữ, coi vai trò giới là một sản
phẩm của quá trình “xã hội hoá hơn là sản
phẩm của sinh học. Nó không những phải
chịu những chỉ trích tương tự như lý thuyết
vai trò, mà còn bởi vì nó che giấu quyền lực
và bất bình đẳng trong vấn đề giới”.
NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA
NỮ GIỚI
Những nghiên cứu nước ngoài:
Những vai trò riêng biệt của người vợ và
người chồng xuất phát từ “phân công lao
động trong gia đình”. Những nghiên cứu kinh
điển về Gia đình và hệ thống xã hội (Family
and Social System) (1957), Elizabeth Both
quan sát thấy trong một cặp vợ chồng thì có
một người thường có trách nhiệm chăm lo
cho gia đình về mặt tài chính, còn người kia
thì đảm nhận những việc nội bộ như chăm lo
nhà cửa và chăm sóc con cái. Nhưng cũng có
dao động nhất định về mưc độ phân chia các
vai trò của chồng và vợ. Tác giả đã nhận định
rằng, ngay cả trong giai cấp lao động cũng có
sự chuyển đổi về những vai trò chung của
chồng và vợ, với cuộc hôn nhân lý tưởng là
phải “dễ làm bạn”. Những nghiên cứu về
quản lý tài chính trong gia đình cho thấy
thường thì người vợ nhận được những khoản
chi phí cho sinh hoạt gia đình, nhưng nhiều
người vẫn không biết chồng mình kiếm được
bao nhiêu. [11]
Thông qua những luận điểm của lý thuyết vai
trò, các nghiên cứu tập trung vào những kỳ
vọng và đóng góp của đàn ông và phụ nữ, các
quan hệ giới và phân công lao động có tính
gia trưởng và bất bình đẳng (Dempsey, 1990,
1992; Poiner, 1990) [15]. Những nghiên cứu
về vấn đề giới trong quan hệ với môi trường
(các yếu tố sinh học, vật chất văn hóa xã hội
của họ) đã chỉ ra những hậu quả của môi
trường trong phát triển đến sức khỏe và phúc
lợi của nam giới và phụ nữ. (Panelli &
Gallagher, 2003) [6].
Quá trình phân tích địa vị phụ nữ và vai trò
giới ở các nước đang phát triển tập trung
không chỉ trong sản xuất mà cả trong lĩnh vực
tái sản xuất; không chỉ trong phát triển kinh tế
mà cả trong cấu trúc văn hóa xã hội. Có thể
chỉ ra một số chủ đề chính được khai thác
trong các nghiên cứu này là ở hộ gia đình,
việc thực hiện vai trò trong sản xuất và tái sản
xuất. Địa vị và vai trò thường được xác định
trong các thiết chế xã hội như gia đình, cộng
đồng. Phát triển và biến đổi xã hội dẫn đến
biến đổi trong các thiết chế. Đặc điểm của
những biến đổi này thể hiện trong sự thay đổi
địa vị và vai trò gắn liền với các thiết chế.
“Gia đình và cộng đồng là những tổ chức xã
hội ảnh hưởng đến địa vị và vai trò của phụ
nữ. Hộ gia đình là một đơn vị đa chức năng
mà ở đó diễn ra các quá trình từ tái sản xuất
về mặt sinh học cũng như tái sản xuất về mặt
xã hội, đến quá trình xã hội hóa, nuôi dưỡng
và ra các quyết định” (Lynne Brydon.
1989)[6].
Những nghiên cứu trong nước:
Ở Việt nam, bình đẳng giới không chỉ dẫn
đến tăng trưởng kinh tế mà còn khuyến khích
cho sự đạt được các mục tiêu phát triển khác.
Trong các mục tiêu xã hội, bình đẳng giới
giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số qua giảm tỷ lệ
sinh và tỷ lệ tử vong, giáo dục tốt hơn cho
con cái và điều này dẫn đến phát triển bền
vững nguồn lực con người trong tương lai
[12]. Đặc biệt trong các nước đang phát triển,
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân
số theo hướng bền vững sẽ kéo theo sự bền
vững về môi trường (Bùi Thế Cường, 2006)
[9] “Hiểu biết giới nghĩa là hiểu biết những
cơ hội, những cản trở và những tác động của
sự biến đổi đến cả nam giới và nữ giới”
(UNFPF. 2000). Bình đẳng giới là một trong
những điều kiện tiên quyết cho phát triển bền
vững trong một xã hội đang trong quá trình
biến đổi [9], khi phụ nữ có nhiều vai trò hơn
Nguyễn Đỗ Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 213 - 217
215
trong sản xuất và quyền quyết định, sự phát
triển sẽ nhanh hơn và hướng đến bền vững
hơn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tác giả Mai Huy Bích đã nhận xét: “Theo dõi
tiến trình đưa khoa học về giới vào đời sống
học thuật Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại
đây, không thể không ghi công cho các công
trình nghiên cứu phụ nữ học và nhất là những
công trình nghiên cứu gia đình. Có thể nói
rằng lịch sử nghiên cứu, phân tích giới ở Việt
Nam không chủ yếu triển khai bằng những
công trình khoa học “thuần chất” về phân tích
giới, mà chủ yếu tìm cách khoan sâu chiều
kích giới trong sự vận động của các hiện
tượng kinh tế, xã hội. Một trong những thành
công nổi bật trong thập kỷ vừa qua là sự chín
muồi hơn về phương pháp luận của các
nghiên cứu về thiết chế gia đình Việt Nam
đương đại. Và chính thành tựu đó đã phần nào
được khai thác để khám phá các tương quan
giới trong gia đình và trong xã hội. Có nhà xã
hội học đã lưu ý giới học thuật về vấn đề phải
đưa giới vào khung phân tích gia đình ; rằng
theo quan điểm giới, chẳng những vợ và
chồng cảm nghiệm đời sống gia đình theo
những cách khác nhau, mà trong nhiều trường
hợp, họ còn không bình đẳng với nhau.[2].
Những công trình nghiên cứu gia đình có quy
mô mẫu khảo sát toàn quốc và các mẫu nhỏ
hơn, đã mở ra những khả năng to lớn cho
những khám phá về bất bình đẳng giới trong
xã hội, đã mang lại những kết quả phân tích
giới có ý nghĩa quan trong trong những quy
luật biến đổi của gia đình thời hiện đại [14]
[18]. Trong một công trình khác của tác giả
Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh, 2008,
đã khảo sát phụ nữ và nam giới với tư cách
một thành viên gia đình và với tư cách người
lao động tham gia sản xuất xã hội để xem xét
các cơ hội và khả năng nắm bắt cơ hội của
phụ nữ và nam giới, cũng như địa vị của phụ
nữ và nam giới trong gia đình, cộng đồng và
xã hội.[13].
Những nghiên cứu gia đình kết hợp để nghiên
cứu giới đã bắt đầu có những khai thác ở khía
cạnh học thuật, đã có những đóng góp đáng
kể trong phát triển lý thuyết xã hội về gia đình
và trong nghiên cứu các động thái biến đổi
của gia đình. [1][12] [17]
Khi xem xét về vấn đề phụ nữ trong phát triển
(WID) trong khuôn khổ nghiên cứu xã hội
học về giới ta sẽ thấy có vấn đề “giới và phát
triển” (GAD), đó là những chủ đề đã được
đặt ra trên phạm vi toàn cầu xuyên suốt thế kỷ
XX. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới về vấn đề giới trên phạm vi toàn cầu,
2001 chỉ ra rằng: “Trong những thập niên vừa
qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về bình
đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ
biến trong mọi mặt của đời sống và trên khắp
thế giới. Bản chất và mức độ phân biệt đối xử
ở các nước và các khu vực là rất khác nhau,
nhưng hình thái phân biệt đối xử thì nổi bật.
Không một khu vực nào của các nước đang
phát triển, phụ nữ lại có quyền bình đẳng
hoàn toàn với nam giới”. Đó cũng là tình
hình tương tự ở Việt Nam. Cho dù đã có
những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực bình
đẳng giới nhưng vẫn phải thừa nhận rằng bất
bình đẳng giới vẫn đang tồn tại - đây là lực
cản cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt
Nam, những trở lực của bất bình đẳng giới là:
Sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận các
nguồn lực sản xuất như đất đai, các dịch vụ
khuyến nông và tín dụng. Phụ nữ ít được
tham gia trong bộ máy lãnh đạo các cấp, ít có
tiếng nói quyết định trong nhiều lĩnh vực của
đời sống gia đình, xã hội ít nhiều còn bị phân
biệt trong tiếp cận các phúc lợi về y tế, giáo
dục”[9]. Đó chính là nhân tố cản trở những
đóng góp của lao động nữ trong phát triển
kinh tế - xã hội. Xét về khía cạnh phân công
lao động theo giới trong gia đình thì sự biến
đổi của xã hội theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hoá, kinh tế thị trường đã tạo ra cơ
hội việc làm cho phụ nữ và sự tham gia của
họ vào lực lượng lao động xã hội , từ đó sự
đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình
tăng lên, góp phần đáng gia tăng sự tham gia
của người chồng vào các công việc gia đình.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các phương thức đo
lường sự đóng góp của phụ nữ về quyền
Nguyễn Đỗ Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 213 - 217
216
quyết định cuối cùng trong một số lĩnh vực
như sản xuất/kinh doanh; mua bán/xây sửa
nhà đất; chi tiêu hàng ngày; mua sắm đồ đạc
đắt tiền; tổ chức giỗ tết; v.v nhưng chưa chú ý
đến tính quá trình và tương tác giữa vợ và
chồng trong việc ra quyết định [7]. Việc đo
lường quyền quyết định của phụ nữ trong gia
đình như hiện nay có giải đáp được câu hỏi về
bình đẳng giới? Quá trình phân công lao động
trong gia đình tập trung chủ yếu là công việc
nội trợ, một loại hình gần như kết quả có thể
đoán trước, đó là người phụ nữ làm là chính.
Sản xuất, kinh doanh gia đình, giao tiếp, v.v.
Ít được đề cập đến hoặc chỉ được phân tích
một cách riêng rẽ. Những cống hiến của quan
điểm “Giới và Phát triển” trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay và những ưu thế của nó so
với tiếp cận “Phụ nữ trong phát triển” cần
được khai thác cụ thể hơn nữa.[1][15].
KẾT LUẬN
Hiện nay, để có được một đánh giá tổng hợp,
chính xác về sự tham gia của hai giới vào lao
động gia đình gặp khó khăn. Khó có thể xác
định được thời gian nam giới dành cho công
việc gia đình, hiệu quả của nó thì rất khó đánh
giá về phân công lao động trong gia đình. Nếu
chỉ dùng tiêu chí ai là người chủ yếu làm
những công việc nhà, thậm chí bổ sung tiêu
chí thời gian làm công việc nhà, thì chưa đủ
để kết luận chính xác về những lý do gắn liền
với sự phân công lao động theo giới trong gia
đình. Vậy là vấn đề lượng hóa giá trị các công
việc gia đình chưa được quan tâm một cách
thích đáng, đặc biệt khó khăn hơn nhiều là
mối quan hệ giữa việc phân công lao động
theo giới và vấn đề bất bình đẳng giới. Một
trong những yêu cầu quan trọng của việc phân
tích bình đẳng giới là lượng hóa bằng tiền sự
đóng góp của người phụ nữ thông qua các
công việc nội trợ, hơn thế nữa, phải chỉ ra
được mối liên hệ giữa những đóng góp của họ
với địa vị thấp kém của phụ nữ do bị nhìn
nhận không phải là trụ cột kinh tế. Bất bình
đẳng sẽ diễn ra trong gia đình nếu một người
vợ/hoặc chồng thực hiện công việc nhà vất vả
nhưng người còn lại coi thường những công
việc đó [1][2][3][12][15].
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Nhờ kết quả của các nghiên cứu xã hội học,
kinh tế học trong những năm qua, chúng ta
thấy nhu cầu thực sự cấp thiết của việc nghiên
cứu về vai trò của phụ nữ trong quá trình
tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm
xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở
nông thôn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là
nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số. Qua đó, các
công trình này sẽ cung cấp luận cứ khoa học
cho những nhà lãnh đạo, quản lý, nhất là nam
giới thấy được ý nghĩa sự tham gia của phụ
nữ vào phát triển kinh tế gia đình nói riêng và
sự phát triển cộng đồng nói chung, hướng tới
phát triển bền vững.
Nguyễn Đỗ Hương Giang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 213 - 217
217
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Thị Vân Anh (2001), “Giới và
phát triển nông thôn”, tài liệu tập huấn phiển
triển bền vững nông thôn của chương trình
VNRP.
[2]. Mai Huy Bích (2009), Giáo trình Xã hội học
giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh, 2003, “Giới
và công tác giảm nghèo”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà nội.
[4]. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân, (1996), “Phụ nữ
nghèo nông thôn trong nền kinh tế thị
trường”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Đỗ Thị Bình (1997), Một số vấn đề chính sách
xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn
hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6]. Lynne Brydon (1989), Women in the World-
Gender issues in Rural and Urban Areas.
[7]. Nguyễn Đỗ Hương Giang (2011), “Sự tham
gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát
triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên” - Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Thái Nguyên.
[8]. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội.
[9]. Vũ Tuấn Huy chủ biên (2004), “Xu hướng gia
đình ngày nay”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
[10]. Đặng Cảnh Khanh (2003), “Văn hóa gia đình
trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội”, Tạp
chí Xã hội học, số 4.
[11]. Michael Anderson và đồng sự (đồng chủ
biên) (1994), The Social and Political
Economy of the Household (Kinh tế học
chính trị và xã hội về hộ gia đình).
[12]. Nguyễn Linh Khiếu (2001), “Gia đình và
phụ nữ trong biến đổi văn hoá - xã hội nông
thôn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[13]. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh
(2009), Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ
đổi mới, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
[14]. Vũ Mạnh Lợi (2009), “Giới và các vấn đề
giới ở Việt Nam”, In trong Nguyễn Hữu
Minh, Trần Thị Vân Anh đồng chủ biên:
Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới,
tr.231-249.
[15]. Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học
giới, Nxb giáo dục Việt nam.
[16]. Lê Thị Vinh Thi (1993), Kinh tế hộ gia đình
và vấn đề giáo dục phụ nữ nông dân, Nxb
Khoa học xã hội.
[17]. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội
học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[18]. Lê Ngọc Văn, (2011), Gia đình và biến đổi
gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
SUMMARY
SEVERAL SOCIOLOGICAL REASEARCHES ON WOMEN ROLES
IN THEIR FAMILY
Nguyen Do Huong Giang*, Leng Thi Lan
College of Agriculture and Forestry
Towards the target of sustainable development and achieve industrialization and modernization in
2020, Viet Nam has set out a series of major policy and specific policy. Besides poverty reduction
issues are social issues, such as the ability to recognize opportunities generated by households
produced by economic restructuring, changing in spending patterns, decreased fertility, improving
education, health care. Among the question, gender equality - improving the status of women
should be integrated in the solution and is a prerequisite towards sustainable development in the
coming period. This paper focuses on the role of women through a number of social studies in
recent years.
Key words: Role, women, family, sociology, research.
Phản biện khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Quý – Trường ĐH Sư phạm - ĐHTN
*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_nu_gioi_trong_gia_dinh_qua_mot_so_nghien_cuu_xa.pdf