Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn Phát triển mới: Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu

Để có thể điều chỉnh thành công các dòng di dân, quản lý hiệu quả địa bàn dân cư, trước hết các ban ngành chức năng cần đổi mới quan điểm nhận thức về di dân và quản lý dân cư với phương châm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó cần tuyên truyền giáo dục trong nhân dân ý thức chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn xã hội, lấn chiếm đất đai, phá rừng, gây ô nhiễm môi trường không phân biệt tình trạng di chuyển. ở cấp cơ sở, cần tăng cường năng lực quản lý dân cư với phương châm tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư được ổn định cuộc sống và được thụ hưởng các dịch vụ xã hội, nhất là đối với người nghèo nhập cư. Để làm được như vậy, trước hết cần phải tinh giản và áp dụng đồng bộ các biện pháp chính sách trên những lĩnh vực khác như kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, hành chính và luật pháp sao cho các chính sách đó có tác động hỗ trợ cùng chiều cho mục tiêu quản lý dân cư. Yêu cầu trên đòi hỏi việc tăng cường hiệu quả phối kết hợp trong hoạt động của các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng nhằm điều tiết quá trình dân số theo lợi ích chung của sự phát triển đất nước

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn Phát triển mới: Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3&4 (67&68), 1999 39 Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn Phát triển mới: Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu Đặng Nguyên Anh Trong một số bài viết tr−ớc, chúng tôi đã bàn đến nguyên nhân và đặc tr−ng của quá trình di dân với mục đích làm sáng tỏ các mô hình và xu h−ớng di c− trong bối cảnh đổi mới của đất n−ớc. Hy vọng rằng các bài viết đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức đối với vấn đề di dân một cách khoa học hơn. Nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế đ−ợc mặt tiêu cực của di dân, bài viết tập trung xem xét quá trình này trên bình diện quản lý. Những suy nghĩ, trao đổi trong bài là những ý kiến đóng góp cho công tác đổi mới chính sách di dân và quản lý dân c− ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những mục tiêu cơ bản đ−ợc đặt ra trong dự thảo chiến l−ợc quốc gia về dân số và phát triển thời kỳ 2000-2010. Do khuôn khổ bài viết có hạn nên thay vì đề cập tất cả các hình thái di c− (vốn rất đa dạng và phức tạp), chúng tôi sẽ chỉ xem xét loại hình di c− tự phát, hiện phát triển với quy mô ngày càng lớn, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức hiện nay. Trong khi di dân kế hoạch có đ−ợc nhiều thuận lợi với sự hỗ trợ và đầu t− của nhà n−ớc, di dân tự phát hoàn toàn do ng−ời lao động thực hiện. Hình thái di dân này đang đặt ra những đòi hỏi mới về chính sách quản lý. Di c− theo kế hoạch mặc dù quan trọng song do tính đặc thù riêng nên sẽ đ−ợc chúng tôi bàn đến trong một dịp khác. Di dân - sự lựa chọn hay đòi hỏi của cuộc sống? Tính đến cuối năm 1999, theo thống kê chính thức thì số hộ di chuyển tự phát đến nông thôn là 280 nghìn hộ với tổng số 1,33 triệu ng−ời, chủ yếu đến vùng Tây Nguyên (Đắc Lắc), Đông Nam Bộ (Đồng Nai). ở miền núi phía Bắc, −ớc tính đã có trên 26.000 đồng bào dân tộc tham gia vào quá trình di chuyển tự phát. Nhu cầu du canh, du c− của đồng bào dân tộc chủ yếu là do thiếu đất sản xuất l−ơng thực và khan hiếm nguồn n−ớc sinh hoạt. So với di dân đến các vùng nông thôn, di chuyển dân số ra thành thị đa dạng hơn về thể loại. Mặc dù khó −ớc tính đ−ợc chính xác quy mô của dòng di c− này song số ng−ời di dân ra đô thị tính đến thời điểm hiện tại đã lên đến hàng triệu ng−ời, tập trung ở các trung tâm đô thị, các thành phố lớn khắp toàn quốc. Mức tăng tr−ởng và tỷ lệ tạo việc làm của khu vực kinh tế dịch vụ trong những năm 90 đã thu hút khá hiệu quả lực l−ợng lao động nhập c−. Khách quan mà nói, mặt tích cực của di dân là không thể phủ nhận. Nông thôn n−ớc ta hiện không có đủ đất canh tác so với mức tăng tr−ởng dân số và lao động trong khi ngành nghề phi nông nghiệp lại ch−a phát triển. Vẫn còn ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn không có đất canh tác, đang rất cần thu nhập và việc làm. Đó là ch−a kể đến con số 80 vạn ng−ời hàng năm ra nhập lực l−ợng lao động nông nghiệp. Trong khi đó, mỗi năm có từ 25-30 nghìn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vnBản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới ... 40 ha đất canh tác bị chuyển dụng sang những mục đích khác. Vậy mà vốn đầu t− vào khu vực nông thôn chỉ bằng 1/10 so với khu vực thành thị. Sau thời vụ cấy hái, ng−ời nông dân lại rơi vào tình trạng thiếu việc làm có thu nhập. Mức độ chênh lệch quá lớn về giá cả ngày công lao động giữa hai khu vực đã khiến ng−ời nông dân tự nguyện rời bỏ quê h−ơng ra thành phố kiếm việc làm. Họ chấp nhận cả những công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm, những ngành nghề mà pháp luật không nghiêm cấm, để có đ−ợc đồng l−ơng m−u sinh ở thành phố, và có cái ăn, cái mặc gửi về cho gia đình. Di dân thực tế là sự chuyển dịch dân số đến nơi “đất lành, chim đậu”. Thông qua khối l−ợng hàng tiền mà ng−ời di c− mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di c− đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Lao động ngoại tỉnh ch−a bao giờ là mối đe dọa thất nghiệp của ng−ời dân thành phố. Trái lại, họ đã trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong mọi nhu cầu dịch vụ đa dạng và năng động ở các đô thị. Sự chuyển hóa nghề nghiệp của ng−ời di c− là yếu tố quan trọng góp phần biến đổi cơ cấu lao động giữa các vùng, miền lãnh thổ và khu vực kinh tế hiện nay. Song mấy ai nghĩ đ−ợc nh− vậy? Xuất phát từ nhận thức thiếu cơ sở khoa học và định kiến hẹp hòi mà không ít ng−ời thành phố, trong đó có cả một số các nhà quản lý, đã có những nhìn nhận tiêu cực đối với di c−. Hình nh− đã quá nhàm mắt tr−ớc những cảnh lam lũ của ng−ời lao động nhập c−, đến nỗi có ng−ời lạnh tanh mà nói rằng "Trời bắt mỗi ng−ời mỗi phận". Tức là bổn phận của ng−ời di c− từ nông thôn ra thành phố là oằn l−ng gánh gạo đến tận cửa. Mòn gót trên đ−ờng nhựa chở hoa t−ơi, đẩy xe quần áo, gò l−ng chở rau quả. Rét cắt thịt, phong phanh manh áo, khản cổ rao ổ bánh mì, khúc khoai n−ớng, củ sắn lùi. Những "ô-sin" lau mòn cầu thang, giã tay giặt hàng núi quần áo, họ là ai? Là ai những “cave” cung cấp cho những động ăn chơi, cùng các quán karaoke đèn mờ, thỏa mãn thói rửng mỡ của ng−ời thành phố? Còn bao nhiêu ng−ời di c− ngủ gà ngủ gật bên hè chợ lao động, thoắt gọi là nháo nhào lao vào xúc đất, dọn đ−ờng và xây cất nhà cao cửa rộng cho ng−ời thành phố, để rồi Tết đến giắt l−ng dăm trăm ngàn, khăn gói quả m−ớp về với đàn con nheo nhóc ở quê. Cái gốc sâu xa của di dân là đói nghèo. Hiện cả n−ớc có hơn 8000 xã thì 1700 xã thuộc diện rất nghèo, 600 xã ch−a có đ−ờng ra thị tứ và hàng nghìn thôn bản vẫn ch−a biết ánh sáng điện. Thu nhập tính trên đầu ng−ời ở nông thôn vẫn chỉ bằng 1/5 thành phố. Chi li ra, ng−ời nông dân nghèo cả năm chỉ cầm trong tay 2 triệu đồng. Học hành, ăn ở, đau ốm đã hết sạch, nói gì đến tích lũy hay mua sắm? Cứ nghĩ rằng năm qua cả n−ớc đ−ợc mùa l−ơng thực 33,8 triệu tấn. Làm một phép tính đơn giản, bớt ra 4 triệu xuất bán cho n−ớc ngoài rồi lấy số thóc đó mà chia đều cho hơn 77 triệu ng−ời, chắc ai cũng no, có gì mà phải lo? Song thực tế cho thấy chúng ta đ−ợc mùa mà vẫn lo, vì giá lúa rớt đến thê thảm: 1100-1300 đ/kg. Nông dân chỉ biết kêu trời, ngoài hạt thóc biết trông vào đâu? Một gánh rau có ngọn, không mua đủ tập sách cho con đi học. Hai sọt cà chua không mua nổi cho con cái áo ấm. Giá lúa tiếp giảm đi 100đ/kg thì nông dân mất đi 1.500 tỷ đồng. Nh− vậy, sức mua của xã hội cũng giảm đi t−ơng ứng. Giá mía, mận, xoài tụt đến quá mức cho phép vì không tìm đ−ợc đầu ra đã gây thiệt hại lớn cho ng−ời sản xuất. Liệu ng−ời dân ở nông thôn có còn đủ kiên nhẫn và yên tâm ở lại miền quê khi mà thiên tai, đói nghèo luôn là khó khăn treo lơ lửng trong cuộc sống hàng ngày? Liệu di c− có phải là sự lựa chọn hay là con đ−ờng bắt buộc để m−u sinh? Di dân với những nỗ lực xóa đói giảm nghèo Tăng c−ờng đầu t− phát triển nông thôn, tạo cơ hội việc làm có thu nhập cho ng−ời nông dân nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị là một giải pháp lâu dài Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Đặng Nguyên Anh 41 điều chỉnh các dòng di c− ra thành phố. Với định h−ớng đó, trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành các ch−ơng trình kinh tế-xã hội tổng hợp không riêng gì ch−ơng trình quốc gia xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ nguồn lực cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Công tác định canh, định c−, di dân xây dựng vùng kinh tế mới là một trong những giải pháp kinh tế- xã hội tổng hợp đó. Có thể nói rằng các giải pháp hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, giao đất cho các hộ nghèo, mở rộng tín dụng −u đãi, chăm sóc y tế miễn phí, dạy nghề hoặc miễn giảm học phí, đầu t− cơ sở hạ tầng, h−ớng dẫn ng−ời nghèo cách làm ăn và khuyến nông-lâm-ng−, trợ giá cho vùng sâu vùng xa là những nỗ lực lớn rất đáng đ−ợc ghi nhận mà chúng ta đã và đang làm đ−ợc trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đ−ợc là những bất cập trong ph−ơng thức quản lý hiện nay. Có thể thấy qua kết quả hai cuộc Khảo sát mức sống (VLSS) đ−ợc tiến hành công phu với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới. Thật phấn khởi khi kết quả khảo sát cho thấy: chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã giảm đ−ợc tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1992 đến 37% năm 1998, trung bình mỗi năm giảm đ−ợc 250 nghìn hộ khỏi đói nghèo kinh niên. Song, chúng ta đã không nhận thấy rằng các con số trên chỉ áp dụng cho dân số chính thức, và không bao gồm dân số di chuyển mà đại đa số là ng−ời nghèo, thậm chí rất nghèo. Ng−ời nghèo nhập c− là đối t−ợng nằm ngoài diện hai cuộc Khảo sát mức sống, do không phải là dân c− chính thức của địa bàn điều tra, dù ở nông thôn hay đô thị. Vậy ng−ời nghèo nhập c− là ai? Họ là những ng−ời cùng sống trong một địa bàn dân c− của cộng đồng địa ph−ơng nh−ng không có quyền nh− ng−ời sở tại, lại càng không đến đ−ợc với các dịch vụ xã hội mà thông qua đó các ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo phát huy tác dụng. Ng−ời nghèo nhập c− th−ờng sống cách biệt với cộng đồng địa ph−ơng. Do không phải là đối t−ợng của ch−ơng trình, ng−ời nghèo nhập c− biết rất ít về các trợ giúp hiện có của chính phủ và các tổ chức xã hội. Họ không có quyền nh− ng−ời sở tại, không tiếp cận đ−ợc các dịch vụ xã hội nh− chăm sóc y tế, miễn giảm giáo dục, vay vốn, lắp n−ớc, mắc điện,... Do thiếu một địa vị pháp lý, nhiều trẻ em trong các gia đình nhập c− không có giấy khai sinh. Cuộc sống của các gia đình này không ổn định do thiếu các nguồn lực và quan hệ xã hội cần thiết. Việc ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo sử dụng các tiêu chuẩn cứng nhắc và hệ thống quản lý hành chính để xác định xã nghèo nh− hiện nay là không hợp lý, không phản ánh đ−ợc thực trạng ng−ời nghèo. Mô hình quản lý và vận hành ch−ơng trình thông qua các tầng nấc trung gian từ trung −ơng xuống địa ph−ơng đã loại trừ không ít hộ nghèo ra khỏi dự án. Ngay từ b−ớc đầu, khi xác định đối t−ợng của ch−ơng trình thì có những xã vùng cao do diện tích tự nhiên quá lớn nên nhiều thôn, bản trong xã không đ−ợc công nhận là nghèo mặc dù rất nghèo trên thực tế. Do các dự án xóa đói giảm nghèo lấy đơn vị cấp xã/ph−ờng làm cơ sở quản lý nên nhiều khi thôn nghèo, bản nghèo và cuối cùng là hộ nghèo không đ−ợc xem xét. Bên cạnh đó, ng−ời dân di c− do thiếu tính pháp lý trong việc di chuyển nên rất ít có cơ may nhận đ−ợc sự hỗ trợ của các dự án, dẫn đến hiệu quả xã hội của ch−ơng trình còn thấp trên thực tế. Liệu ng−ời nghèo di c− có đ−ợc cơ hội tham gia vào ch−ơng trình xóa đói giảm nghèo khi mà thực tế vận hành và triển khai ch−ơng trình theo ph−ơng thức quản lý hành chính đã loại trừ dân số di chuyển tự phát ra khỏi danh sách? Về thực chất, xóa đói giảm nghèo có nghĩa là xóa đói và giảm thiếu ăn, vì dù có theo tiêu chuẩn nào đi nữa thì đói và nghèo vẫn là những thực tế phũ phàng nhất ở nhiều địa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới ... 42 ph−ơng hiện nay. Mới đây một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Việt Nam còn đến 15% dân số ch−a chạm tay vào hạt gạo, góp phần không nhỏ vào đội quân đói nghèo, suy dinh d−ỡng ở châu á". Điều sống còn của an toàn l−ơng thực, một mục tiêu mà nhiều nhà quản lý t−ởng rằng đã v−ơn tới khi đất n−ớc nhanh chóng v−ơn lên vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo cũng ch−a thành hiện thực. L−ơng thực ch−a đến với mọi ng−ời dân, đến vùng sâu hay vùng xa, ng−ời dân ch−a có đủ bát ăn, bát để. Con đ−ờng đến cơm no, áo ấm, có đ−ợc cái "quyền đ−ợc ăn" (đ−ợc tổ chức L−ơng-nông Liên hiệp quốc FAO coi nh− một quyền cơ bản) còn lắm gian truân. Quản lý di dân: quan điểm, dữ liệu và thực tiễn Về bản chất, quản lý dân c− là sự quản lý nhà n−ớc trên lĩnh vực dân số, đ−ợc phân bố trên các vùng lãnh thổ đất n−ớc. Quản lý dân c− nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu chiến l−ợc đổi mới xây dựng đất n−ớc. Đảng và Nhà n−ớc ta luôn đặt vấn đề dân số- nguồn lao động ở vị trí trung tâm trong những hoạt động lãnh đạo và quản lý của mình, luôn xác định con ng−ời làm mục tiêu và động lực của sự phát triển đất n−ớc. Quản lý di dân là một bộ phận của công tác quản lý dân c−, là hệ thống những biện pháp chính sách nhằm đảm bảo sự phân bố dân số-nguồn lao động hài hòa với mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh và lực l−ợng lao động d− thừa trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển đã trở thành một thách thức lớn hiện nay. Do ch−a có sự chuẩn bị tốt về dịch vụ xã hội ở những nơi dân đến, bộ máy quản lý kém hiệu quả nên vô hình chung di c− đang tạo ra những áp lực lớn. Làm thế nào để theo dõi, sắp xếp và quản lý đ−ợc lực l−ợng lao động di c− một cách thống nhất khi mà hàng triệu ng−ời vẫn tiếp tục di chuyển đến các vùng nông thôn và ra đô thị kiếm việc, tăng thu nhập với mong muốn cải thiện cuộc sống? Công tác quản lý di dân nói riêng và dân c− nói chung tr−ớc hết phụ thuộc vào tính chân thực của số liệu phản ánh các biến động dân số. Chiến l−ợc dân số nhằm xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu quản lý dân c− trong giai đoạn tới cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Rất tiếc là thông tin số liệu dân số, đặc biệt là về di c− ở n−ớc ta hiện nay còn quá manh mún, không đầy đủ và sai lệch nhiều so với thực tế. Khi kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1999 vừa qua đ−ợc công bố, nhiều tỉnh thành hài lòng và thở phào với số dân của mình. Chúng tôi không hề có ý định hoài nghi gì về độ tin cậy của số liệu do Tổng điều tra thu thập và tổng hợp. Điều quan trọng là cũng giống nh− Khảo sát mức sống (VLSS), các kết quả Tổng điều tra cũng chỉ áp dụng cho dân số chính thức. Do ph−ơng thức quản lý hành chính về dân số mà nhiều tỉnh thành có l−u l−ợng ng−ời nhập c− rất lớn nh−ng vẫn chỉ công bố những con số hình thức phản ánh mức độ phát triển theo kế hoạch của địa ph−ơng mình. Thật khó có thể tin rằng, dân số Hà Nội chỉ ch−a đầy 2,7 triệu ng−ời. Thành phố Đà Nẵng cũng không quá 680 nghìn, kể cả huyện ngoại thành. Rồi Quảng Ninh, một tỉnh lớn của cả n−ớc với mức độ phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ cao mà chỉ ngót 1 triệu ng−ời. Bình D−ơng, một tỉnh thu hút đ−ợc mức đầu t− n−ớc ngoài cao nhất n−ớc suốt trong nhiều năm, lại khiêm tốn với 700 nghìn dân. Ph−ơng thức quản lý dân c− hành chính nh− vậy đã dẫn đến tình trạng số liệu dân số và di dân không phản ánh đúng thực tế, phục vụ hiệu quả công tác quản lý dân c−. Vậy thì các tỉnh thành, các cấp, ban ngành chức năng dựa trên cơ sở nào để quản lý dân c− và điều tiết các quá trình dân số? Thực tế cho thấy ở nhiều địa ph−ơng không có cơ sở dữ liệu thống nhất. Do hoạt động giữa các ban ngành còn cục bộ, đơn lẻ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ nên mỗi cơ quan th−ờng sử dụng số liệu riêng có của mình. Điều này dẫn đến tình Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Đặng Nguyên Anh 43 trạng thiếu rõ ràng, lộn xộn giữa số liệu chính thức và số liệu tham khảo, giữa số thực tế với số h−ớng dẫn. Quả là rất khó có thể biết đ−ợc con số nào phản ánh đúng thực tế. Một cán bộ thống kê ở cơ sở đã nói vui với chúng tôi rằng "Số liệu tức là liều liệu mà lấy số (cho mục đích của ngành mình)." Câu nói đó không có gì đáng ngạc nhiên nếu biết rằng cho đến nay việc thu thập và phân tích số liệu vẫn chủ yếu nhằm phục vụ cho việc thực hiện chính sách. Các cấp chính quyền ít khi thừa nhận trách nhiệm về sự quản lý yếu kém của mình và chẳng ai lại muốn đ−a ra những con số khác th−ờng, dù là có thực, để tự đánh mất đi thành tích của mình đối với cấp trên. Khi mà cơ chế xin-cho mang nặng tính bao cấp vẫn còn có đất sống nh− hiện nay thì rất khó có thể nói đến việc thiết lập và vận hành một hệ thống quản lý dữ liệu dân c− thống nhất. Đặt lại vấn đề quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới Di chuyển dân số là một quy luật khách quan phản ánh yêu cầu phát triển của đất n−ớc. Do bản chất khách quan đó, chúng ta không thể ngăn cấm bằng các biện pháp hành chính. Trong giai đoạn tr−ớc, công tác quản lý dân c− tập trung nguồn lực vào mục tiêu giảm sinh, hạn chế quy mô dân số thông qua việc thực hiện các biện pháp tránh thai. Cách tiếp cận đó không phù hợp đối với di dân vốn là một quá trình mang bản chất kinh tế-xã hội chứ không phải là sinh học. Công tác quản lý di dân phải đảm bảo quyền tự do c− trú, tự do đi lại, tạo điều kiện cho ng−ời dân làm ăn sinh sống tốt hơn, góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân tr−ớc pháp luật. Đã có khá nhiều hội thảo, hội nghị của các cơ quan ban ngành bàn về việc đề xuất những biện pháp nhằm quản lý di dân. Điều đó hoàn toàn đúng, song vấn đề đặt ra là nên quản lý nh− thế nào, vì mục đích gì? Trong thời gian qua, việc cải cách và tinh giản các thủ tục hành chính liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kinh doanh, thuê m−ớn sử dụng lao động, v.v... đã góp phần khơi dậy tiềm năng trong nhân dân, phát huy đ−ợc nội lực sáng tạo của toàn thể xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng tr−ởng. Song các chính sách di dân, đặc biệt đối với hình thái di chuyển tự phát, còn ch−a theo kịp và đáp ứng đ−ợc đòi hỏi đa dạng của đời sống thực tiễn trong giai đoạn phát triển mới. Các biện pháp chính sách đ−ợc áp dụng vẫn chủ yếu nhằm ngăn chặn và hạn chế di c−. Mặc dù một số địa ph−ơng đã rất cố gắng ổn định cuộc sống của ng−ời dân nhập c− nh−ng cũng đã gặp khó khăn, lúng túng trong việc xử lý các vấn đề cụ thể. Tâm lý không muốn nhận dân từ nơi khác chuyển đến, coi đó là gánh nặng cho địa ph−ơng còn rất phổ biến ở cấp cơ sở, dẫn đến tình trạng trôi nổi của ng−ời di c− tự phát hiện nay. Chính sự hạn chế và ngăn cấm nhập c− này là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm ảnh h−ởng tiêu cực của di c−. Vấn đề đặt ra là nếu nh− chúng ta quản lý kém hiệu quả, lại không làm đến nơi đến chốn, dẫn đến tốn kém và lãng phí tiền của thì có nên tiếp tục ph−ơng thức quản lý dân c− nh− hiện nay nữa hay không? Dự thảo chiến l−ợc quốc gia về dân số và phát triển thời kỳ 2000-2010 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý dân c−, tạo môi tr−ờng pháp lý thuận lợi để khuyến khích ng−ời di chuyển đăng ký c− trú. Dự thảo đã xác định đây là một giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu của chiến l−ợc. Thực tế, vấn đề đăng ký dân c− không có gì là xa lạ với chúng ta. Suốt trong thời kỳ chiến tranh ác liệt kéo dài, hệ thống đăng ký hộ tịch, hộ khẩu đã phát huy tác dụng, góp phần bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dân c− mang nặng tính bao cấp này tỏ ra không còn phù hợp trong thời kỳ đổi mới của đất n−ớc. Để khuyến khích ng−ời dân nói chung và ng−ời di c− nói riêng thực hiện đăng ký c− trú thì chúng ta không chỉ đơn thuần kêu gọi việc đăng ký tự nguyện mà cần đẩy Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới ... 44 nhanh công tác tuyên truyền, h−ớng dẫn trong nhân dân về nghĩa vụ và quyền lợi của đăng ký dân c−. Phải làm sao cho việc đăng ký c− trú cũng dễ dàng, thuận tiện, hợp lòng dân nh− việc mua mớ rau, con cá th−ờng ngày. Điều này còn có nghĩa là phải làm sao cho ng−ời dân nhận thức và thụ h−ởng đ−ợc ích lợi của việc đăng ký. Rất tiếc rằng chúng ta ch−a làm đ−ợc nh− vậy! Tâm lý e dè, ngại ngùng đối với sự cấm đoán, phiền hà, vòi vĩnh vẫn còn phổ biến trên thực tế. Hiện nay, ở nhiều xã/ph−ờng việc thực hiện đăng ký tạm trú cho ng−ời di c− ch−a phải là miễn phí. Đối t−ợng vẫn phải nộp một khoản chi phí từ 10-15 nghìn đồng một l−ợt cho dịch vụ này. Bộ máy hành chính cấp cơ sở vốn đã quá tải, bất hợp lý, lại yếu về năng lực chuyên môn không thể đảm nhận tốt chức năng đăng ký dân c−. Các quy định văn bản về quản lý dân c− đã thiếu tính h−ớng dẫn, lại cục bộ nghiêng về lợi ích của cơ quan quản lý, do đó đã không chú trọng đến quyền lợi ng−ời dân. Thất bại của dự án quản lý di dân bằng việc xây dựng các nhà chờ việc cho lao động phổ thông ở Hà Nội là một ví dụ cho thấy sự bất cập đó. Các ban ngành chức năng của thành phố chỉ muốn giành điều lợi, dễ dàng và thuận tiện nhất cho công việc quản lý của mình nên đã không tính đến lợi ích của ng−ời lao động. Chỉ ngày một ngày hai sau lễ khai tr−ơng, nhà chờ việc bị bỏ hoang, ng−ời lao động tự chuyển đến địa điểm khác. Nguyên nhân thật dễ hiểu vì chẳng có ng−ời thành phố có nhu cầu thuê m−ớn nhân công nào lại muốn đến tận nhà chờ việc để tìm ng−ời.1 Thực trạng trên đây cho thấy trong những năm tới đây khó có thể tiến hành hiệu quả hoạt động đăng ký và quản lý dân c− trong những năm tới đây nh− kỳ vọng trong mục tiêu của chiến l−ợc dân số quốc gia. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần phải mạnh dạn xóa bỏ cơ chế xin- cho, vận hành theo kiểu mệnh lệnh hành chính, duy ý chí trong bộ máy công quyền ở các cấp, các ngành nhằm xây dựng mối quan hệ nhà n−ớc - công dân trên cơ sở quyền và nghĩa vụ bình đẳng của mọi ng−ời dân tr−ớc pháp luật, và chỉ có pháp luật. Để có thể điều chỉnh thành công các dòng di dân, quản lý hiệu quả địa bàn dân c−, tr−ớc hết các ban ngành chức năng cần đổi mới quan điểm nhận thức về di dân và quản lý dân c− với ph−ơng châm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó cần tuyên truyền giáo dục trong nhân dân ý thức chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn xã hội, lấn chiếm đất đai, phá rừng, gây ô nhiễm môi tr−ờng không phân biệt tình trạng di chuyển. ở cấp cơ sở, cần tăng c−ờng năng lực quản lý dân c− với ph−ơng châm tạo điều kiện thuận lợi cho ng−ời di c− đ−ợc ổn định cuộc sống và đ−ợc thụ h−ởng các dịch vụ xã hội, nhất là đối với ng−ời nghèo nhập c−. Để làm đ−ợc nh− vậy, tr−ớc hết cần phải tinh giản và áp dụng đồng bộ các biện pháp chính sách trên những lĩnh vực khác nh− kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, hành chính và luật pháp sao cho các chính sách đó có tác động hỗ trợ cùng chiều cho mục tiêu quản lý dân c−. Yêu cầu trên đòi hỏi việc tăng c−ờng hiệu quả phối kết hợp trong hoạt động của các cấp chính quyền, các ban ngành chức năng nhằm điều tiết quá trình dân số theo lợi ích chung của sự phát triển đất n−ớc. 1 Sự thất bại của dự án cấp thẻ lao động và quản lý dân nhập c− theo thẻ ở thủ đô Jarkarta, Indonesia vào những năm 70 cũng có nguyên nhân t−ơng tự. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdi_dan_va_quan_ly_di_dan_trong_giai_doan_phat_trien_moi_mot.pdf