Vấn đề nêu lên trong bản báo cáo này thật là quan trọng. Nó liên quan đến việc lựa chọn xu hướng phát triển chính trị và tinh thần của xã hội Việt Nam trong một triều đình lâu dài đầu tiên của dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc là triều đình Hậu Lý Sơ(1).
Chính quyền Trung Hoa trong thời Bắc thuộc đã cố gắng truyền bá tư tưởng Nho giáo ở Giao châu. Nhà sử học thế kỷ XIII Lê Trắc trong tác phẩm của mình An Nam chí lược đã tổng kết những tin thông về vấn đề này. Trong chương XIV phần Học hiệu, Lê Trắc viết rằng Triệu Đà “mới lấy thi, lễ giáo hóa nhân dân một ít” [8, tr. 251]. Phải nói rằng trong thời ấy hầu hết không có ảnh hưởng Nho giáo nào vì triều đình Tần, mà Triều Đà trước làm quan, đã đi theo Pháp giáo và chiến đấu rất hùng ác chống Nho giáo tiến hành chính sách “đốt sách chôn Nho”. Có thể đoán rằng từ thời Triều Đà chỉ ngôn ngữ và văn tự của người Hoa đã được truyền bá ở Giao Chỉ. Lê Trắc viết tiếp theo rằng trong thời Tây Hán những người Hoa cai trị Giao Chỉ (thế kỷ I trước c.n.) “dựng nhà học hiệu, dạy dân noi theo nhân nghĩa” [8, tr. 251]. Rất có khả năng từ thời ấy Nho giáo thâm nhập vào Giao Chỉ. Cuối đời Đông Hán vài người gốc Giao Chỉ mà Lê Trắc nhắc đến làm quan có trình độ tương đối cao, không kém gì người Hoa, trong triều đình nhà Hán. Có một người học hành thông thái nữa là Khương Công Phụ đã làm quan trong triều đình nhà Đường. Có lẽ thời Đường ở Giao Châu người ta cũng dựng nhà học hiệu và Khổng Miếu tùy rằng không có chứng cứ cụ thể về việc ấy. Lê Trắc cũng nói đến phép khoa cử thời triều đình Lý.
Đến cuối thế kỷ thứ X nhà Đường bị suy bại. Năm 880 chính quyền và các đạo quân nhà Đường thường tự ý bỏ về Trung Hoa.
Từ năm 880 cho đến năm 1010, năm đầu của nhà Hậu Lý Sơ, đã trải qua 130 năm. Đó là giai đoạn của cuộc đời vài thế hệ con người. Suốt thời ấy tất cả các quan lại Nho giáo nhà Đường có gốc Việt hoặc Hoa đã qua đời. Phần lớn sứ quán địa phương có gốc Hoa bị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Việt(2). Đinh Bộ Lĩnh tiêu diệt. Các tài liệu viết Nho giáo suốt giai đoạn này chắc là đã mất tích. Sách in đã mới xuất hiện được thời nhà Tống, trước đây người ta viết trên lụa và trúc. Đồng thời người ta biết giữ gìn kinh sách Phật giáo khi dùng, chép lại nó.
Các hảo trường, sứ quán Giao Châu nắm chính quyền ở các địa phương, đều có các đội thân binh khá đông đảo. Bản thân họ tham vọng giành chính quyền trung ương ở Giao Châu. Thời gian đó họ đã có bộ máy cai trị rắt đơn giản, phù hợp với trình độ quan hệ kinh tế xã hội ở Giao Châu lúc đó. Các sứ quán và vua của những triều đại tồn tại ngắn ngủi trong thực tế đều không cần bộ máy cai trị quan liêu Nho giáo phức tập.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Nho giáo ở Đại Việt thời hậu Lý sơ (1010-1127), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của Nho giáo ở Đại Việt thời hậu Lý sơ (1010-1127)
Vấn đề nêu lên trong bản báo cáo này thật là quan trọng. Nó liên quan đến việc lựa chọn xu hướng phát triển chính trị và tinh thần của xã hội Việt Nam trong một triều đình lâu dài đầu tiên của dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc là triều đình Hậu Lý Sơ(1).Chính quyền Trung Hoa trong thời Bắc thuộc đã cố gắng truyền bá tư tưởng Nho giáo ở Giao châu. Nhà sử học thế kỷ XIII Lê Trắc trong tác phẩm của mình An Nam chí lược đã tổng kết những tin thông về vấn đề này. Trong chương XIV phần Học hiệu, Lê Trắc viết rằng Triệu Đà “mới lấy thi, lễ giáo hóa nhân dân một ít” [8, tr. 251]. Phải nói rằng trong thời ấy hầu hết không có ảnh hưởng Nho giáo nào vì triều đình Tần, mà Triều Đà trước làm quan, đã đi theo Pháp giáo và chiến đấu rất hùng ác chống Nho giáo tiến hành chính sách “đốt sách chôn Nho”. Có thể đoán rằng từ thời Triều Đà chỉ ngôn ngữ và văn tự của người Hoa đã được truyền bá ở Giao Chỉ. Lê Trắc viết tiếp theo rằng trong thời Tây Hán những người Hoa cai trị Giao Chỉ (thế kỷ I trước c.n.) “dựng nhà học hiệu, dạy dân noi theo nhân nghĩa” [8, tr. 251]. Rất có khả năng từ thời ấy Nho giáo thâm nhập vào Giao Chỉ. Cuối đời Đông Hán vài người gốc Giao Chỉ mà Lê Trắc nhắc đến làm quan có trình độ tương đối cao, không kém gì người Hoa, trong triều đình nhà Hán. Có một người học hành thông thái nữa là Khương Công Phụ đã làm quan trong triều đình nhà Đường. Có lẽ thời Đường ở Giao Châu người ta cũng dựng nhà học hiệu và Khổng Miếu tùy rằng không có chứng cứ cụ thể về việc ấy. Lê Trắc cũng nói đến phép khoa cử thời triều đình Lý.Đến cuối thế kỷ thứ X nhà Đường bị suy bại. Năm 880 chính quyền và các đạo quân nhà Đường thường tự ý bỏ về Trung Hoa.Từ năm 880 cho đến năm 1010, năm đầu của nhà Hậu Lý Sơ, đã trải qua 130 năm. Đó là giai đoạn của cuộc đời vài thế hệ con người. Suốt thời ấy tất cả các quan lại Nho giáo nhà Đường có gốc Việt hoặc Hoa đã qua đời. Phần lớn sứ quán địa phương có gốc Hoa bị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Việt(2). Đinh Bộ Lĩnh tiêu diệt. Các tài liệu viết Nho giáo suốt giai đoạn này chắc là đã mất tích. Sách in đã mới xuất hiện được thời nhà Tống, trước đây người ta viết trên lụa và trúc. Đồng thời người ta biết giữ gìn kinh sách Phật giáo khi dùng, chép lại nó.Các hảo trường, sứ quán Giao Châu nắm chính quyền ở các địa phương, đều có các đội thân binh khá đông đảo. Bản thân họ tham vọng giành chính quyền trung ương ở Giao Châu. Thời gian đó họ đã có bộ máy cai trị rắt đơn giản, phù hợp với trình độ quan hệ kinh tế xã hội ở Giao Châu lúc đó. Các sứ quán và vua của những triều đại tồn tại ngắn ngủi trong thực tế đều không cần bộ máy cai trị quan liêu Nho giáo phức tập.Thời các triều đìng Đinh và Lê các tăng sĩ đã làm quan của triều đình và tham gia quan hệ ngoại giao với nhà Tống. Các kinh sách Phật giáo đã được viết bằng chữ Hán. Điều đó đã cho phép các tăng sĩ Đại Việt tiếp xúc với quan lại Nho giáo nhà Tống rất dễ dàng. Nói chung thế kỷ X và cho đến thế kỷ XI mà Hậu Lý Sơ lên chính quyền Phật giáo đã chiếm vị trí thống trị ở nước Đại Việt. Nhà sử học thế kỷ XIII, tác giả Đại Việt sử ký Lê Văn Hưu cho biết rằng đến lúc khi hoàng đế Lê Đại Hành từ trần (năm 1005): “… không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế”[5, tr. 231]. Điều đó chứng minh rằng đến lúc nhà Hậu Lý Sơ lấy chính quyền, bộ máy hành chính Đại Việt không có quan lại Nho giáo. Đến đầu thời Hậu Lý Lê Văn Hưu lại chep rằng: “… dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền …” [5, 242].Theo các sử liệu vào những thế kỷ XI-XII thời nhà Hậu Lý Sơ và Hậu Lý Mạt cũng như vào thế kỷ X Phật giáo vẫn chiếm vị trí thống trị. Trong số những người biết đọc và biết viết, thì các nhà sư Phật giáo chiếm phần chủ yếu. Giống như vào thế kỷ X họ vẫn chiếm những chức vụ quan lại trong triều đình. Tăng sĩ đã trực tiếp tham gia vào công việc triều chính. Họ đã đóng vai trò đáng kể trong việc thay đổi bí mật của triều đình năm 1127.Những trung tâm truyền bá trí thức chính là các chùa, con cái quan lại và con em trong hoàng tộc được học tập, dạy dỗ ở đó. Quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước thể hiện được qua việc tăng số lượng cán bộ, các cơ quan, cũng như sau đó là sự mở rộng bộ phận quan lại dân sự được đào tạo trong các chùa, tạo điều kiện cho giới sư sãi có được ảnh hưởng nhất định trong triều đình.Như vậy, Phật giáo ở Đại Việt thời cả hai triều Lý – giống như trước đây – vẫn tồn tại như một quốc giáo. Đồng thời vẫn tiếp tục hiện diện cả tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.Đa số các nhà nghiên cứu đã nhất trí rằng Nho giáo bắt đầu chiếm vị trí thống trị trong đời sống tư tưởng xã hội Đại Việt vào thời Trần, còn dưới thời Lê , nó đạt tới đỉnh cao cực thịnh khi nó đã trở thành hệ tư tưởng quốc gia và hoàn toàn đẩy đạo Phật xuống hàng thứ yếu. Còn ở thời Lý, tất cả đều ghi nhận sự thống trị tuyệt đối của đạo Phật.Từ đó nảy ra vấn đề vì sao trong khi có sự nhát trí đến như vậy về thời gian Nho giáo bắt đầu phổ biến ở Việt Nam, về sự thống trị hoàn toàn và sự hưng thịnh của đạo Phật thời Lý, đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài trong các công trình của mình đều chấp nhận rằng Văn miếu đã được xây dựng năm 1070, rằng năm 1075 người ta tổ chức các khoa thi Nho học, trường học Nho giáo Quốc tử giám lập năm 1076 và vài năm sau, lập Viện Hàn lâm Nho giáo – như những điều hiển nhiên không cần phải chứng minh.Vậy chúng ta hãy xem xét quan nhiệm phổ biến cho rằng các thiết chế quan trọng của Nho giáo được thiết lập ở Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XI là dụa trên cơ sở nào. Có người cho rằng rất nhiều sử liệu chứng minh về việc ấy.Trong thực tế chỉ có Ngô Sĩ Liên nhà sử học thế kỷ XV, bề tôi nhà Lê, là người đầu tiên viết về những thiết chế Nho giáo ấy trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên cho biết vào năm 1070: “làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây”[5, tr. 275]. Vào năm 1075: “xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học”[5, tr. 277]. Năm 1076: “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”. Năm 1077: “thi lại viên bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật” [5, tr. 280]. Năm 1086: “thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sĩ” [5, tr. 281].Bộ biên niên sử nổi tiếng này có uy tín đến nỗi không ai suy nghĩ xem lại tại sao nguồn sử liệu này đầu tiên và duy nhất cho đến lúc đó viết về sự phát triển Nho giáo ở Đại Việt nửa sau thế kỷ XI. Còn “rất nhiều sử liệu” khác chứng minh về thiết chế Nho giáo ở Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XI đã dược viết sau và theo tác phẩm của Ngô Sĩ Liên. Những sách sử cũ đầu tiên Việt Nam mà đến thời gian chúng ta như [Đại] Việt sử lược, lời bàn của Lê Văn Hưu được trích dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, An Nam chí lược của Lê Trắc cũng như các văn bia thời cả hai triều đình Lý không đưa tin gì về Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàn lâm viện và khoa thi nửa cuối thế kỷ XI.Sẽ có người cho rằng Ngô Sĩ liên soạn bộ sử đó rên cơ sở các biên niên sử của Lê Văn Hưu – Đại Việt sử ký (thế kỷ XIII) và Phan Phu Tiên (thế kỷ XIV) – những tác phẩm không còn đến ngày nay. Thái độ của Ngô Sĩ Liên đối với các sử liệu của mình đã được ông nói rõ ở phần mở đầu đề tựa bộ Đại Việt sử ký toàn thư: “”ó việ” nào sót quên thì bổ thêm vào, có lệ nào chưa đúng thì cải chính lại; văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi đi, giản hoặc có việc hay dở có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau”. Không lấy gì làm lạ về việc nhà nho Ngô Sĩ Liên bổ sung những chỗ trống trong lịch sử phát triển Nho giáo ở Đại Việt. Ngô Sĩ Liên, vốn là bề tôi nhà Lê, chuyển cơ sở Nho giáo thời Lê sang cơ sở nhà Lý.Một điều rất đáng chú ý là thuật ngữ “Văn Miếu” (文廟) đã xuất hiện ở Trung Quốc thời đàu nhà Minh (tức là đầu thế kỷ XV). Trước đây ở Trung Quốc chỉ có Khổng Miếu 孔廟. Cớ gì mà ở Đại Việt thuật ngữ Nho giáo “Văn miếu” xuất hiện sớm hơn ở Trong Quốc khoảng 400 năm! Trong thực tế điều này không thể có được.Ngô Sĩ Liên cũng cho biết “… làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối…” Tứ phối chỉ Nhan Uyên, Tâng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Không Tử được thờ phụ với thầy ở Văn Miếu (lời chú thích của những người dịch và chú giải Đại Việt sử ký toàn thư) [5, tr. 275]. Nhưng mà Mạnh Tử được thờ phối hưởng với Khổng Tử là vào thời kỳ nhà cải cách triều Bắc Tống Vương An Thạch (王安石) nắm quyền chính [10, tr. 828]. Những năm đời sống của Vương An Thạch là 1021-1086. Tức là ở Đại Việt người ta đã đắp tượng Mạnh Tử vào Khổng miếu trước hoặc cùng một lúc với Vương An Thạch. Tất nhiên trong thực tế điều đó không thể có được.Ngoài ra thời nhà Minh ở Trung Quốc có cả Văn miếu cả Vũ miếu (武廟). Danh sĩ triều Nguyễn Phan Huy Chú trong công trình bách khoa của mình Lịch triều hiến chương loại chí cũng theo Ngô Sĩ Liên viết về Quốc tử giám và Hàn lâm viện ở Đại Việt vào nửa sau thế kỷ XI [11, tr. 671] bởi vì các thiết chế Nho giáo này đã có ở Trung Quốc vào thời kỳ ấy rồi. Còn về Văn Miếu Phan Huy Chú nhắc đến chỉ thời nhà Lê – lúc nào ở Trung Quốc có Văn Miếu rồi. Trong đó Phan Huy Chú cũng viết về Văn miếu và Vũ miếu ở Việt Nam dưới năm 1787: “Hằng năm lĩnh xuân ngưu và lịch quạt đệ, đệ tiến vào Văn Miếu, Vũ Miếu và chiếu phát cho quan và binh các doanh, cơ, đội thuyền thuộc bộ [11, tr. 600]. Ngô Sĩ Liên không viết gì về Vũ Miếu thời Lý. Tức là Ngô Sĩ Liên chuyển thuật ngữ Văn Miếu của nhà Minh ở Trung Quốc và của nhà Lê ở Đại Việt sang thời nhà Lý.Thái độ đối với việc xây dựng Văn Miếu năm 1070 của nhà sử học thế kỷ XVIII Ngô Thì Sĩ cũng đã có tính chất phê phán. Nên xem những lời bàn của ông ấy đối với việc xây dựng Văn Miếu năm 1070 trong Đại Việt sử ký tiền biên và Viêt sử thông giám cương mục. Có thể trích lời bàn của ông ấy trong Đại Việt sử ký tiền biên: “Còn những người làm văn hay, dùng từ khéo thì không phân biệt đạo Nho hay đạo Phật đều được chọn dùng. Sách cũ chép là đời Thánh Tông đặt ra khoa bác sĩ, nhưng sử lại không có, hoặc giả người ghi chép có tra cứu được ở đâu thì lúc đó đã đặt khoa thi về nho học rồi, cho nên đủ để tô điểm cho nền thịnh trị một thời chăng?” [4, tr. 239]. Trong Viêt sử thông giám cương mục Ngô Thì Sĩ viết: “Họ Lý làm vua đến đây đã năm mươi nhăm năm, thế mà bấy giờ mới thấy tôn thờ thánh hiền, thế chẳng phải là trước trọng đạo Phật rồi sau mới đến đạo Nho đó dư?” [7, tr. 87].Những tư liệu của Ngô Sĩ Liên về việc lập Văn Miếu (Khổng miếu), Quốc tử giám Hàn lâm viện, khoa thi Nho giáo tạo ra cảm giác rằng ở nửa sau thế kỷ XI hai hoàng đế Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông đi theo hướng Nho giáo, trong ý thức hệ ở Đại Việt đã diễn ra sự chuyển biến căn bản từ Phật giáo sang Nho giáo. Quan điểm này có đúng không tôi sẽ nói dưới đây.Nếu như ta sẽ xem xét những công việc chính trong chính sách tôn giáo tư tưởng của các hoàng đế Hậu Lý Sơ trong đó cũng có cả Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông hình như thực hiện những cải tạo Nho giáo, thì ta sẽ thấy rõ rẹt rằng các hoàng đế ấy đều là những môn đồ nhiệt thành của Phật giáo.Lý Thái Tổ (1010-1028) – hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lý Sơ. Việc nhà Lý lên nắm chính quyền đã được sư Vạn Hạnh, thầy học của hoàng đế, ngụ tại chùa Lục tổ, tiên đoán. Được giáo dục như vậy, hoàng đế đã trở thành tín đồ kiên định của đạo Phật và đã tiến hành chính sách truyền bá tôn giáo này trong nước. Ông cho xây dựng các chùa, tháp tuyển lựa “hơn 1.000 dân kinh đô và đào tạo họ thành các sư sãi Phật giáo và Đạo giáo” [1, tr. 143]. Hoàng đế đã tập hợp các giáo lý của đạo Phật và cử người sang Trung Hoa để lấy kinh Tam tạng. Trong các biên niên sử đều ghi lại nhiều điểm kỳ lạ đã diễn ra thời ông trị vị. Về sư Vạn Hạnh, có nói rằng ông ta không chết mà là hóa than. Điều đó phù hợp với giáo lý đạo Phật về sự biến đổi, về cái gọi là Nghiệp (Karma) [1, tr. 144]. Trong các văn bản không hè thấy nhắc nhở trực tiếp gì về Khổng Tử và Nho giáo. Tước hiệu dài dòng và bay bướm do các quan tôn xưng cho hoàng đế vảo lễ đăng quang có chứa dựng một số yếu tố đặc trưng Nho giáo. Những tước hiệu này về sau tất cả các hoàng đế nhà Hậu Lý đều có. Mặc dù vậy bản thân các tước hiệu đó hoàn toàn đối lập với các chuẩn mục và khái nhiệm Nho giáo. Các nhà sử học Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên trong các lời bàn của bộ Đại Việt sử ký toàn thư cũng đã phê phán hệ thống tước hiệu của các hoàng đế cả hai nhà Lý [5, tr. 261] trong việc sử dụng thái quá những yếu tố riêng biệt của nó. Hai ông giải thích những sai lầm tương tự là do hoàng đế và các quan không hiểu những quy định của Nho giáo và coi những tước hiệu này đơn giản chỉ là sự phô trương. Biện minh cho sự phê phán của mình, Ngô Sĩ Liên đã dẫn một đoạn trong Kinh thư nói rằng 10 chữ trong tôn hiệu của hoàng đế cũng đã là quá nhiều. Tước hiệu của quí tộc Việt Nam và tên gọi các chức quan về hình thức thì giống của Trung Quốc nhưng lại có nội dung khác, do đó người Trung Quốc không thể huểu được. Chính các sứ giả Trung Quốc sang thăm Việt Nam cũng đã nhận xét như vậy.Lý Thái Tông (1028-1054), người đã ấn định từ trước [1. tr. 146]. Nối nghiệp vị tiền bối của mình, hoàng đế này tiếp tục bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo. Trong các biên niên sử có nói đến việc tìm thấy các linh tích của Phật giáo, các tượng Phật cổ, qua đó nhấn mạnh sự lâu đời của Phật giáo ở Việt Nam. Trong Đại Việt sử lược, ở chương về Lý Thái Tông, lần đầu tiên tháy nhắc đến Nho giáo trong một trường hợp như sau: ở chùa xẩy ra một điều dị thường – không những không hề lien quan đến Nho giáo, mà như mọi điềm kỳ lạ khác, còn là xá lạ với tinh thần đạo Khổng – vậy mà hoàng đế sai nho thần làm một bài phú để ghi lại việc ấy [1, tr. 150]. Như vậy, điều quái lạ trong đền thờ Phật được đặt lên hàng đầu còn vị nho thần chỉ được nhắc đến thoái qua, ý nghĩa sự có mặt của ông ta hạ thấp và ngay cả dản thân sự giao việc cũng sẽ bị phản đối nếu đó là một tín đồ Nho giáo thực thù. Thái Tông cũng đã tổ chức các buổi lễ cầu tự ở các đền chùa Phật giáo.Lý Thánh Tông (1054-1072) được gán ghép những yếu tố thần linh xung quanh việc ra đời của ông. Trong các sử liệu chép truyền thuyết mang đậm tinh thần Phật giáo về việc thụ thai trinh bạch kỳ lạ của mẹ ông (bà mộng thấy mặt trăng vào bụng), rồi có máng sinh ra ông [1, tr. 154]. Trên khắp đất nước, chùa tháp được tiếp tục xây dựng, trong số đó lần đầu tiên một bảo tháp gồm 30 tầng đã được xây dựng (năm 1057). Theo lệnh của hoàng đế, một chùa đươc lập ở Ba Sơn để làm lễ cầu tự [1, tr. 158]. Trong cung hoàng đế có đặt các tượng La Hán, Bà-la-môn, Thích-ca mâu-ni [1, tr. 156]. Sự nhắc tới việc dựng tượng Bà-la-môn trong các biên niên sử chứng tỏ có sự truyền bá nhất định ấn độ giáo ở Đại Việt. Sự truyền bá này diễn ra dưới ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng theo ấn giáo trên bán đảo Đông Dương. Trong cung đình, âm nhạc của người Chăm được ham chuộng, đích thân hòang đế phiên dịch các nhạc khúc này. Cần lưu ý đây là loại âm nhạc hoàn toàn không phù hợp với lễ phục phong kiến Nho giáo Trung Hoa. Sự sùng bái Phật giáo của hoàng đế còn được phản ánh trong sử liệu với việc đích thân ông ngự viết một chữ “Phật” lớn (dày một trượng sáu thước).Trong thời trị vì của Lý Nhân Tông (1072-1127), Phật giáo đặc biệt được sùng bái. Như sau khi Nhân Tông lên ngôi đã có cuộc đón rước long trọng tượng Phật ở chùa Pháp Vân về kinh sư để cầu cúng. Nhân Tông cũng như các tiên đế, đã sai sứ sang Trung Quốc xin kinh Phật (như kinh Đại Tạng). Việc thường xuyên xin kinh Phật đem về nước cũng chứng tỏ rằng, kinh Phật còn được sử dụng ngay cả trong việc đào tạo tầng lớp sư sãi và quan lại tương lai. Đới với việc tuyển lựa quan lại trong số những người có học thì trong Đại Việt sử lược sách sử Việt Nam cổ nhất đến thời đại chúng ta có một thông tin lý thú vào năm 1072 như sau: “Xuống chiếu chọn các sư có thơ đem dâng và các người biết văn tự trong tăng quan cho thuộc vào ngạch thư gia để bổ vào các chức khuyết ấy” [1, tr. 164]. Điều đặc biệt là theo Đại Việt sử ký toàn thư thì hai năm trước đó, tức là năm 1070, hình như Văn Miếu đã được xây dựng và trong năm 1075 đã tổ chức các kỳ thi Nho học. Cần chú ý là những thông tin về tất cả các thay đổi trên có liên quan đến Nho giáo mới có trong Đại Việt sử ký toàn thư. Các sách sử đã được viết sau đó chỉ chép theo bộ sử này.Tất cả các vua hai triều Lý đều sùng bái đạo Phật, về điểm này chính Ngô Sĩ Liên, mà viết về cải tạo Nho giáo, đã phê phán các vua Lý trong Đại Việt sử ký toàn thư. Như vậy là có sự trọng Phật bài Nho. Nhà sử học này cũng nhắc lại ý kiến của Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử ký (1272) phê phán vấn đề trên của các vua Lý.Những sự kiện lịch sử xảy ra lúc đó chắc gì tạo điều kiện thuận lợi và thời gian để triển khai nhũng công việc xây dựng có tính chất Nho giáo như đã kể trên. Sau đây là biên niên ngắn gọn các sự kiện: năm 1069 – cuộc hành binh lớn Đại Việt dưới sự chỉ huy của hoàng đế đánh nước Chăm; năm 1070 – chiến dịch chống lại các tù trưởng; cũng năm 1070 hạn hán nặng; cuối năm 1071 – Lý Thánh Nông lâm bệnh nặng; tháng giêng năm 1072 hoàng đế băng hà và Lý Nhân Tông kế nghiệp; năm 1073 – những âm mưu trong triều, cuộc đấu tranh giành quyền bính giữa hoàng thái hậu và hoàng hậu; năm 1075-1077 chiến tranh giữa Đại Việt và đế quốc Tống đòi hỏi dồn hết lự lượng của quốc gia.Hãy xem xét vấn đề khoa thi thời hai triều đình Lý. Lê Trắc trong An Nam chí lược viết: “Đến đời Tống, An Nam lập thành quốc gia, họ Lý đặt phép khoa cử ba năm một kỳ thi, lấy trạng nguyên, bảng nhãn , thám hoa lang, thành ra điển lệ”. Tức là Lê trắc viết rằng kỳ thi thời nhà Lý là kỳ thi Nho giáo. Điều đó hoàn toàn không đúng. Theo sách sử các kỳ thi thời Lý đều là kỳ thi tam giáo. Kỳ thi Nho giáo bắt đầu từ đời nhà Trần, giải thưởng trạng nguyên, bảng nhãn , thám hoa lang cũng bắt đầu từ đó. Khoa cử ba năm một kỳ cũng không đúng. Lê Trắc vốn là bề tôi nhà Trần chuyển hệ thống kỳ thi nhà Trần sang kỳ thi Nhà Lý thôi. Điều đó rất giống Ngô Sĩ Liên vốn là bề tôi nhà Lê chuyển việc lập Văn miếu và các thiết chế Nho giáo khác của nhà Lê sang thời nhà Hậu Lý Sơ.Theo Đại Việt sử kỳ toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chỉ có 5 khoa thi thuộc triều Lý – 1086, 1152, 1165, 1185 và 1193. Thời hai triều Lý (1010-1225) chỉ có 11 nhà khoa bảng ghi trong sách sử thôi! Tức là 11 nhà khoa bảng suốt 150 năm kể từ khi Quốc tử giám đã được xây dựng và khoa thi bắt đầu! Những tin tức đó buộc phải nghi ngờ về cả hệ thống khoa cử thời Lý. Trong khi đó Đại việt sử lược cho biết rằng ngay cả đời Hậu Lý Mạt (năm 1179) có kỳ thi Phật giáo riêng: “Vua cùng Thái hậu xem con em tăng quan thi đọc kinh Bát Nhã”.Tôi muốn nhấn mạnh rằng thời Hậu Lý Sơ chỉ có 2 nhà khoa bảng – Lê Văn Thịnh và Mạc Hiển Tích. Lại thêm một nghi ngờ nữa về tính chân xác của hai đợt thi Tiến sĩ dưới các vương triều này qua hai vị đại quan ấy. Người đầu tiên là Lê Văn Thịnh trong khoa thi Tiến sĩ năm 1075 có phải thực sự là nhà Nho hay không? Ngay chính sử gia Ngô Sĩ Liên trong tác phẩm của mình ghi chép lại sự kiện năm 1096 Lê Văn Thịnh có ý định dùng ma thuật hổ để hại vua. Phải chăng các nhà Nho là những người thích dùng những hình thức ma thuật như vậy? Người thứ hai là Mạc Hiển Tích đỗ vào năm 1086, cũng như vậy. Trong cuốn Đại Việt sử lược đã ghi chép về những quan hệ mờ ám với Hoàng hậu. Chi tiết này cũng được Ngô Sĩ Liên chép lại.Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có nói về việc xây dựng Văn Miếu và là nơi học của Thái tử năm 1070. Sự kiện này hình như chưa có sức thuyết phục vì Thái tử mới có 4 tuổi, còn quá nhỏ mà để học được những học thuyết cùa Khổng Tử.Những tư liệu của các biên niên sử về địa vị thống trị của Phật giáo trong nước còn được chứng minh bằng những di tích văn hóa vật chất. Trong cuốn Mỹ thuật Lý Trần Mỹ thuật Phật giáo [3] ta thấy rõ rằng là đại bộ phận các di tích kiến trúc, điêu khắc, hội họa được miêu tả đều có liên quan đến Phật giáo. Vị trí ưu thế của Phật giáo có thể thấy trong tên gọi của quyển sách này. Di tích các đền miếu Nho giáo thời Lý hoàn toàn không thấy có.Nho giáo ở thời kỳ này không được truyền bá rộng rãi. Chỉ có một số nhỏ các quan lại tiếp thu Nho giáo vào thế kỷ XII nhưng cũng không có hiểu biết uyên thâm.Về vấn đề Văn Miếu thì có một sự kiện rất hay cả trong Đại Việt sử lược cả trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên. Cả hai sách sử cho biết: năm 1156 “dựng Miếu Khổng Tử [孔子廟]“. ĐVSL nói đến Miếu Khổng Tử lần đầu tiên. Còn ĐVSKTT trước đây đã viết về Văn Miếu, thế ra sao? Vấn dề này phức tập giải thích. ĐVSKTT cũng viết về một sự kiện hay nữa: “Tháng 6 [năm 1253], lập Quốc học viện. Đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và á Thánh [Mạnh Tử], vẽ tranh 72 người hiền để thờ”. Như ta thấy Quốc học viện này rất giống Văn Miếu mà đã được xây dựng năm 1070. Thế thì có gì xảy ra với Văn Miếu cũ? Nó đã được xây dựng năm 1070 hay không? Có nhiều câu hỏi vế vấn đề Văn miếu.Nói về vấn đề Văn Miếu tôi muốn đề cập đến bản báo cáo của giáo sư Nguyễn Tài Thư mà đề tài giống như đề tài bản báo cáo của tôi: “Nho học Việt Nam đầu thời kỳ độc lập và thời điểm thành lập Văn Miếu ở Thăng Long”. Ông ấy đã đọc bản báo cáo này ở Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam lấn thứ nhất. Giáo sư cho biết: “ở thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý, Phật giáo vẫn còn mạnh hơn Nho giáo, hơn nữa số lượng Nho sĩ bấy giờ chưa có bao nhiêu, nên khó có điều kiện xây dựng được Văn Miếu ở Việt Nam chỉ có thể diễn ra trong thời kỳ Bắc thuộc”[9, tr. 98]. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Tài Thư. Tôi có thể nói thêm rằng nếu không có điều kiện xây dựng được Văn Miếu thì hơn nữa không có điều kiện xây dựng được cả Quốc Tử Giám và Hàn Lâm viện. Nhưng mà tôi không đồng ý với thuật ngữ “Văn Miếu” của thế kỷ XV. Chính giáo sư Nguyễn Tài Thư viết về Khổng Miếu thời Đường: “Đường Thái Tông không những xuống chiếu hạ lệnh xây Khổng miếu ở nhà Thái học kinh đô để thờ Tiền thánh Khổng Tử và Tiên sư Nhan Hồi mà còn hạ lệnh cho các nhà học ở các châu, huyện phải lập Khổng miếu” [9, tr. 99]. ở đây có thể thấy rằng “các nhà học … phải lập Khổng miếu”, tức là nhà học đi trước miếu đi sau. Còn theo Ngô Sĩ Liên ở Đại Việt thì ngược lại.Giáo sư Nguyễn Tài Thư nhận định rằng năm 1070 người ta sửa sang Văn Miếu. Ông ấy đưa bằng chứng chữ “tu” 脩 (đồng nghĩa với chữ “tu” “修”) mà Ngô Sĩ Liên đã dùng trong bộ sử của mình.Giáo sư dịch chữ này như “sửa sang” Văn Miếu. Nhưng mà chữ này cũng có ý nghĩa “xây” và “lập”. Nhưng mà theo tôi thì Văn Miếu không được “xây dựng” hoặc “sửa sang” năm 1070.Từ tất cả những điều đã trình bày ở trên, có thể đăt ra 2 giả thuyết để lý giải sự xuất hiện trong bộ biên niên sử của Ngô Sĩ Liên những tư liệu về việc xây dựng các cơ sở Nho giáo và tổ chức các khoa thi vào những năm 1070-1077.Giả thuyết thứ nhất: việc xây dựng Văn Miếu, tiến hành các kỳ thi và xây dựng trường học Nho giáo, Hàn lâm viện vào thời kỳ này – là sự ngụy tạo. Nhà nho Ngô Sĩ Liên có thể đã đẩy các sự kiện này lên thời gian sớm hơn là trong thực tế. Động cơ của sự cải đổi này có thể là xuất phát từ ý thức tự tôn dân tộc tác giả muốn chứng minh rằng Đại Việt ngay từ đầu thời kỳ phục hưng của mình đã là một quốc gia văn hiến theo chuẩn mực của Nho giáo. Phong cách diên soạn sử rất đặc trưng cho Ngô Sĩ Liên là luôn luôn dùng các quan niệm Nho giáo để bình luận, nhận xét các sự kiện lịch sử và lúc cần thiết có thể sửa chữa chúng cho phù hợp với quan điểm của ông. Điều này thể hiện rất rõ trong lời tựa bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà tôi đã trích ở trên. Với một phương pháp biên soạn như vậy lại bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo Ngô Sĩ Liên có thể đã “lấp lỗ hổng” trong lịch sử phát triển Nho giáo ở Đại Việt.Giả thuyết thứ hai: có thể là dưới thời Lý Thánh Tông – Lý Nhân Tông, người ta chỉ tuyên bố một cách hình thức về việc xây dựng miếu thờ Khổng tử (nhưng dứt khoát không phải là Văn Miếu), về việc tiến hành các cuộc thi, lập trường học quốc gia và Hàn lâm viện. Nếu vậy thì các vua nhà Lý với mục đích đề cao uy tín đã mô phỏng những thể chế đương thời của Trung quốc nhưng chỉ về hình thức mà không dựa vào đó một nội dung thực sự. Những thí dụ tương tự có thể thấy ở việc phong tước hiệu của giới quý tộc Việt Nam và tên gọi các chức quan về hình thức thì giống như Trung Quốc, nhưng nội dung lại khác. Thậm chí cũng có thể cho rằng trên thực tế lúc đó cũng đã xây dựng một ngôi miếu nào đó để thờ Khổng tử nhưng nếu có thì đó cũng chỉ là ngôi miếu như trăm ngàn ngôi miếu khác, không có ý nghĩa gì đối với hệ tư tưởng của quốc gia.Giả thuyết thứ nhất, theo tôi, có khả năng đúng hơn. Ngô Sĩ Liên, tác giả Đại Việt sử ký toàn thư là người đầu tiên viết về các thiết chế Nho giáo ở Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XI. Các nguồn sử liệu đã được viết trước Đại Việt sử ký toàn thư không cho tin tức gì về những sự kiện nói trên. Việc dựng Văn miếu, tiến hành các kỳ thi, lập Quốc tử giám và Hàn lâm viện vào nửa cuối thế kỷ XI không thể tiến hành dồn dập trên một mảnh đất trống. Để làm những việc đó cần phải có một số lượng quan lại Nho giáo nhất đinh: phải có người đứng ra thực hiện việc cúng lễ Khổng tử ở Văn miếu, điều hành việc thi cử và sắp đặt biên chế Hàn lâm viện. Tất cả những tiên đề cần thiết đó hoàn toàn không thấy có trong các bộ sử biên niên, kể cả bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên trong giai đoạn này. Thuật ngữ “Văn miếu” có thể sử dụng được đối với Khổng miếu Thăng Long chỉ vào thời nhà Lê, bắt đầu từ thế kỷ XV.Như vậy tôi đã đi đến kết luận như sau. Khổng Tử giáo đóng vai trò không đáng kể trong triều chính thời Hậu Lý Sơ (cũng như thời Hậu Lý Mạt). Những sự kiện chính trị diễn ra vào cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII cũng chứng tỏ như vậy. Nho giáo chỉ bắt đầu phát triển vào nửa cuối thế kỷ XII. Cũng chính vào thời gian này đền thờ Khổng tử được xây dựng, các chức vụ cao cấp trong triều do các nho thần như Tô Hiến Thành, Đàm Dĩ Mông và những người khác nắm giữ. Bắt đầu có sự phê phán tôn giáo và các sư tăng,bắt đầu cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trong triều đình giữa các môn đệ Nho giáo và Phật giáo.Những điều trình bày trên đây không những không hề làm hạ thấp trình độ văn minh của xã hội Đại Việt thế kỷ XI-XII mà trái lại khẳng định thêm bản lĩnh vững vàng của văn hóa Việt Nam. Trên thực tế, nếu như thời Bắc thuộc bộ máy hành chính Trung Quốc có thể dựng các đền thờ Khổng tử và truyền bá Nho giáo ở một mức độ nào đó, thì sau khi giải phóng đất nước những người đại diện cho dân tộc lên nắm chính quyền đã sử dụng Phật giáo như một hệ tư tưởng đối lập Nho giáo. Trong giai đoạn phát triển độc lập đầu tiên của Đại Việt, công việc quốc gia hoàn toàn do các sư sãi Phật giáo điều hành.Trung tâm văn hóa và dạy học là các chùa chiền Phật giáo. Sự chuyển hóa dần dần từ Phật giáo sang Nho giáo sau này là do yêu cầu phát triển nội tại của xã hội Viện Nam. Điều đó chứng tỏ việc tiếp thu Nho giáo ở Việt Nam được tiến hành rất sáng tạo, chủ động, không phụ thuộc vào áp lực của ngoại bang. Đấy mới là cái thần thái của văn hóa Việt Nam, còn sự đề cao văn minh của đất nước như Ngô Sĩ Liên chỉ là cách làm của một nhà sử học yêu nước nhưng hoàn toàn bị quan điểm của Nho giáo chi phối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của Nho giáo ở Đại Việt thời hậu Lý sơ (1010-1127).docx