Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh)

Cần thiết phải xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích, động viên các tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể cá nhân tích cực đầu tư, ủng hộ các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Đối với các doanh nghiệp, cần có những chính sách ưu đãi khi tham gia đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Bên cạnh đó, cần chú ý biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ chức tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc trùng tu, tôn tạo cũng như phát huy giá trị của các di tích

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55Số 6 - Tháng 12 - 2013 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Cộng đồng là một thuật ngữ đã và đang được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội học, văn hóa học, nhân học, sử học, kinh tế học, chính trị học Ở mỗi lĩnh vực, khái niệm cộng đồng được hiểu theo những tiêu chí, nội hàm phù hợp. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu, dù ít nhiều có sự hiểu khác nhau nhưng vẫn có thể đưa ra được những điểm chung trong khái niệm cộng đồng. Theo tác giả Phạm Hồng Tung (trong bài viết Cộng đồng: Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại trong nghiên cứu), dù tiếp cận từ những góc độ lý thuyết khoa học khác nhau và hướng tới sự quan tâm học thuật với những dạng thức cụ thể không giống nhau của cộng đồng thì cách hiểu về cộng đồng vẫn có một số điểm thống nhất như: cộng đồng là tập hợp của một số đông người; có bản sắc riêng; các thành viên phải có sự gắn kết với nhau; có ý thức cộng đồng Theo tác giả, cộng đồng được phân thành ba loại là cộng đồng địa lý, cộng đồng văn hóa và cộng đồng tổ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẮC NINH) TRẦN ĐỨC NGUYÊN Tóm tắt Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa đã và đang được cả xã hội quan tâm, trong đó ghi nhận những đóng góp rất lớn của cộng đồng. Với sự tham gia của cộng đồng, nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên, môi trường, đồng thời đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng xuất hiện những hạn chế như xây dựng, tu bổ sai nguyên tắc, làm sai lệch giá trị của di tích Điều này đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhiệm vụ định hướng, giám sát khi huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa Từ khóa: Di tích, di tích lịch sử - văn hóa, cộng đồng, vai trò của cộng đồng Abstract The protection and preservation of the cultural - historical monuments have been interested by the whole society, in which recognizing the enormous contribution of the community. With the participation of the community, many relics have been restored, repaired, avoiding the destruction of the nature, environment; and put into use, meeting the demand of enjoying culture of the people. However, besides the advantages, it also appears some disadvantages such as construction, repairing in wrong principle, distort the value of the relics... This has posed to management authorities the tasks of directing, supervising when mobilizing the resources from the community in protecting the cultural - historical monuments. Keyword: Relic, cultural - historical monument, community, role of community Số 6 - Tháng 12 - 201356 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA chức. Trong đó, cộng đồng văn hóa được hiểu là các thành viên có chung một bản sắc hay những đặc trưng văn hóa nào đó và dù có thể không cùng địa bàn quần cư, họ vẫn thường xuyên có những tương tác nào đó và dễ nhận biết lẫn nhau (1). Hai tác giả Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang khi nghiên cứu về cộng đồng đã nhấn mạnh đến các yếu tố địa vực, kinh tế hay nghề nghiệp và các yếu tố có tính văn hóa. Các tác giả này cũng chia cộng đồng thành ba loại: loại hình cộng đồng thuần khiết và không thuần khiết; cộng đồng theo tính trồi (cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng huyết thống, cộng đồng tộc người) và cộng đồng lịch sử (2, tr.32). Nhưng một số ý kiến lại cho rằng trên thực tế không có loại cộng đồng riêng biệt nào cả mà dường như tất các cộng đồng đều ở dạng hỗn hợp hay là phức hợp của một vài kiểu loại khác nhau. Chẳng hạn, làng xóm là một cộng đồng địa vực cư trú, nhưng trong đó lại tồn tại cả những cộng đồng khác như cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tín ngưỡng Trong lĩnh vực bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, khi đề cập tới cộng đồng, chúng tôi cho rằng đây là tập hợp những nhóm người có chung đặc trưng về văn hóa, đó là cùng theo/thờ phụng một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào đó như Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ tổ tiên Cộng đồng này có thể trùng khớp với cộng đồng cư trú (làng xã, khu phố) nhưng cũng có thể không, thậm chí còn rộng hơn trên phạm vi cả nước, thậm chí là ngoài nước. Các thành viên thuộc cộng đồng này có chung một niềm tin vào các vị thần linh, cầu mong sự che chở, ban ơn, mang lại cho họ những điều tốt lành trong cuộc sống. Những niềm tin như vậy đã tạo sự thống nhất tinh thần, củng cố đạo lý chung, đồng thời góp phần vào nhiều hoạt động xã hội tại cộng đồng bằng một thái độ mà theo các nhà nghiên cứu, là một “sự dấn thân, không vụ lợi”. Một trong những hoạt động đó là việc tham gia đóng góp giữ gìn, bảo vệ những địa điểm thờ tự của cộng đồng - khi các di tích bị xuống cấp, hư hỏng thì các thành viên của cộng đồng sẵn lòng góp công, góp của để trùng tu, tôn tạo. Họ luôn mong cho các di tích - nơi cư ngụ của “bậc tối cao” được khang trang, to đẹp. Do vậy, trong phạm vi này, theo chúng tôi có thể quan niệm cộng đồng là những người cùng hoặc khác địa bàn sinh sống, chung các yếu tố về văn hóa và có sự quan tâm, đóng góp đối với việc trùng tu, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa. Luật Di sản văn hóa của nước ta có ghi: “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” (3, tr.33). Trên thực tế, di tích lịch sử văn hóa là những nơi lưu giữ một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ, nơi diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa đối với dân tộc, đất nước hoặc địa phương: những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, chống áp bức; những địa điểm lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa học; những công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Di tích lịch sử văn hóa là một phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa, mỗi di tích hàm chứa giá trị văn hoá - lịch sử - khoa học nhất định, phản ánh một chặng đường lịch sử của cộng đồng dân cư, quá trình hình thành và phát triển xã hội qua mỗi thời đại. So với các bộ phận khác của di sản văn hóa vật thể thì các di sản này có những đặc trưng riêng: các di tích tồn tại, gắn với từng địa phương, địa bàn cư trú, gắn với các khu dân cư, với cộng đồng cụ thể. Xét từ góc độ sáng tạo thì các di tích phần lớn đều do cộng đồng, góp công sức xây dựng nên. Trong lịch sử có những trường hợp di tích được triều đình, vua chúa, quan lại hoặc những người có tiềm lực kinh tế đầu tư tiền bạc, vật liệu để xây dựng như các lăng tẩm, đền đài tại kinh thành Huế hay đình Đình Bảng (Bắc Ninh)... nhưng trong quá trình tạo dựng các di tích đó cộng đồng vẫn đóng vai trò quan trọng bằng sức lao động của tập thể và sự sáng tạo của những nghệ nhân. Những mảng chạm khắc tinh sảo, những kiểu dáng độc đáo trong kiến trúc... do người dân tạo nên là những di sản văn hóa tiêu biểu mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong qúa trình tồn 57Số 6 - Tháng 12 - 2013 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tại, các di tích như đình, chùa, đền, miếu đã chịu nhiều tác động của môi trường tự nhiên, của chiến tranh tàn phá. Các di tích này vẫn tồn tại cũng là nhờ công sức của cộng đồng. Người dân đã huy động công sức, tiền của để trùng tu, tu bổ cho các di tích. Qua đó, chúng ta thấy di tích và cộng đồng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sáng tạo, hình thành và tồn tại của các di tích. Trong lịch sử, việc cộng đồng tham gia bảo vệ, giữ gìn di tích, đặc biệt là các di tích gắn với tôn giáo - tín ngưỡng là hoạt động phổ biến tại các xóm làng, khu dân cư. Sự đóng góp của cộng đồng cho tu bổ di tích không ít hơn sự đầu tư của chính quyền. Những hành động tốt đẹp ấy được duy trì trong các điều kiện lịch sử khác nhau và được ghi lại trên các di vật như bia đá, chuông, khánh, hoành phi, câu đối..., trong đó, nhiều nhất là được ghi trên bia đá. Các tấm bia ghi lại sự đóng góp tiền của, công sức của những người hảo tâm vào việc tu bổ di tích. Tùy từng loại hình, bia có những tên gọi khác nhau như bia hậu thần, bia hậu phật, bia hậu hiền Văn bia tại chùa Linh Cảm (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) dựng năm Quang Bảo thứ 4 (1557) có ghi: “Thắng tích Khám Sơn vốn có chùa, chùa hiển linh từ xa xưa. Phàm có việc cầu, đảo đều cảm ứng Năm tháng qua đi, chùa cũ kỹ. Muốn sửa cũ thành mới tất phải chờ vào bậc đại đàn, có lực lượng lớn, phương sách lớn mới thành trên có Thánh Thiên tử đặc ban cấm tiền cung tiến, Hoàng thái hậu lại lấy tiền quan cúng vào, dưới có các thái lão, thiện nam tín nữ một vùng có tấm lòng lành đó khởi xướng lên. Chúng dân đổ về như nước cùng vui làm việc thiện, giúp tài vật”(4, tr.149). Hay văn bia “Ninh Phúc thiền tự bi ký” tại chùa Bút Tháp dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714) cũng nói về điều này: “chùa Ninh Phúc được mở dựng bởi bậc thánh đời trước nhưng qua nhiều năm đã hư hại” nên được nhiều quan viên trong triều hưng công cho tu sửa thêm khang trang hơn mà “chẳng tiếc ngàn vàng sắm mua toàn gỗ tốt” đồng thời “lại được dân làng góp sức mời thợ cất dựng sửa sang, điện thờ nguy nga, chùa chiền rộng rãi” (5, tr.37- 38). Ngày nay, tại các di tích còn lưu giữ được hàng ngàn tấm bia hậu như vậy, qua đó có thể thấy ngay từ xưa, ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích đã thu hút được sự quan tâm và tham gia một cách tự nguyện của cộng đồng. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ, khoa học, chất lượng cuộc sống của người dân được tăng lên, văn hóa khẳng định được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội: là “nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Sự phát triển xã hội về nhiều mặt, nhất là về kinh tế vừa thể hiện được những ưu điểm nhưng cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến văn hóa truyền thống. Nhiều di sản bị trào lưu công nghiệp hóa - hiện đại hóa làm ảnh hưởng, thậm chí phá hủy. Vì vậy vấn đề bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong điều kiện hiện nay đã, đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Các di tích lịch sử văn hóa có vị thế quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách, công tác quản lý, khoa học kỹ thuật nhưng vai trò của cộng đồng vẫn là một yếu tố hết sức quan trọng. Tổ chức UNESCO khẳng định: “theo nghĩa rộng nhất, di sản thiên nhiên và văn hóa thuộc về mọi người...”, đồng thời nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ các di sản ấy: “bổn phận của toàn thể cộng đồng là phải tham gia vào việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên” (6). Ở nước ta, Luật Di sản văn hóa khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân”. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã đầu tư nhiều kinh phí cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, các di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành các chính sách, chủ trương nhằm huy động các Số 6 - Tháng 12 - 201358 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nguồn lực từ cộng đồng. Đây là chủ trương xã hội hóa với tinh thần “nhà nước và nhân dân cùng làm”, là chủ trương đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay, nhằm trả lại cho cộng đồng những giá trị văn hóa mà họ đã tạo nên và trao quyền làm chủ những giá trị đó cho họ. Vì lẽ đó, cộng đồng sẽ quan tâm nhiều hơn và luôn có ý thức bảo vệ các di tích. Như vậy, vai trò của cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo vệ di tích có ý nghĩa quan trọng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trên thực tế, sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích trong những điều kiện cụ thể cũng đặt ra cho các nhà quản lý một số vấn đề đáng lưu tâm. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra trường hợp nghiên cứu tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh ngày nay, một phần chủ yếu thuộc xứ Kinh Bắc xưa, nằm gần kề kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là vùng đất có lịch sử và truyền thống văn hiến lâu đời. Nơi đây sớm có sự xuất hiện của con người. Các nghiên cứu khảo cổ cũng như nhiều nguồn tư liệu cho thấy người Việt cổ đã khai phá và tụ cư ở vùng đất này cách ngày nay khoảng 4000 năm. Theo năm tháng, dân cư ngày càng đông đúc, lại là nơi có nhiều thuận lợi về giao thông thủy bộ nên Kinh Bắc đã từng được chọn là thủ phủ của nước ta với thành Luy Lâu - một đô thị cổ, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - văn hóa sôi động vào những năm đầu công nguyên. Trải qua thời gian, vùng đất này ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, là nơi phát tích của nhà Lý - triều đại phát triển rực rỡ thời phong kiến, một vùng đất hiếu học, có truyền thống khoa bảng, lại sản sinh ra nhiều danh nhân có những đóng góp quan trọng trong lịch sử như Lý Công Uẩn, Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều... rồi sau này là Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt... Kinh Bắc - Bắc Ninh mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Những nét tiêu biểu đó đã cho thấy Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hiến. Vùng đất này đã hình thành và lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều loại hình gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn tồn tại đến ngày nay. Trong kho tàng di sản đó, các di tích lịch sử văn hóa là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của vùng Kinh Bắc. Việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích ở Bắc Ninh trong những năm qua đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, trong đó vai trò của cộng đồng được thể hiện khá rõ nét. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý di tích Bắc Ninh, trên toàn tỉnh hiện có khoảng 1259 di tích gồm ba loại hình là di tích khảo cổ, di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuật. Tính đến năm 2013 đã có 498 di tích được xếp hạng với 194 di tích cấp quốc gia và 304 di tích cấp tỉnh Hai di tích là chùa Dâu và chùa Phật Tích được xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia. Các di tích ở nước ta có chung đặc điểm là được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu truyền thống như gạch, gỗ, đá nên thường bị tác động của môi trường, thiên nhiên làm nhanh bị xuống cấp, hư hỏng. Do vậy các di tích cần được theo dõi, quản lý và tiến hành các hoạt động trùng tu, tu bổ. Hiện nay việc tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn: thứ nhất thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, kinh phí theo chương trình mục tiêu quốc gia, chống xuống cấp di tích; thứ hai, huy động các nguồn lực từ cộng đồng. Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút và tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Điều này đã góp phần huy động được một nguồn lực lớn từ cộng đồng tham gia. Qua khảo sát cho thấy, cộng đồng tham gia trùng tu, tu bổ di tích gồm hai dạng chính: - Đóng góp một phần kinh phí, nhân lực, vật liệucùng với kinh phí của nhà nước với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. - Đóng góp toàn bộ kinh phí, ngày công vào việc trùng tu, tu bổ cho các di tích. Kinh phí được người dân ủng hộ trùng 59Số 6 - Tháng 12 - 2013 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tu, tôn tạo di tích tùy theo khả năng kinh tế của từng địa phương. Với số lượng di tích lớn, ngân sách của nhà nước đầu tư cho trùng tu, tu bổ còn hạn chế thì sự huy động nguồn lực từ nhân dân đã góp phần có hiệu quả ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích. Do vậy, ở hình thức thứ nhất nhà nước đầu tư hỗ trợ một phần kinh phí, số còn lại sẽ huy động sự ủng hộ, đóng góp từ cộng đồng. Với phương thức đó nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ kịp thời, tránh khỏi nguy cơ bị hủy hoại, biến dạng, nhiều di tích được đưa vào phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa của người dân. Theo số liệu thống kê, năm 2010 tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành trùng tu, tu bổ được 21 di tích với tổng số kinh phí huy động được từ cộng đồng lên tới gần 5 tỷ đồng; năm 2011 huy động được gần 15 tỷ đồng để tu bổ cho 16 di tích. Trường hợp cụ thể như: xây dựng Tam bảo chùa Đọ Xá (phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh), nhà nước hỗ trợ 200 triệu đồng, huy động của cộng đồng số tiền đạt gần 4 tỷ đồng; tu bổ tòa tiền tế đình Đông Yên (xã Đông phong, huyện Yên Phong), nhà nước hỗ trợ 50 triệu, người dân đóng góp kinh phí là 1,3 tỷ đồng Ngoài ra còn phải kể tới một số trường hợp khác như chùa Diên Phúc, chùa Phong xá, đình Trần Xá (huyện Yên Phong), chùa Yên Lã (Từ Sơn), đình Xuân Ổ (thành phố Bắc Ninh) là các di tích được trùng tu với số lượng kinh phí khá lớn huy động được từ người dân địa phương cũng như của khách thập phương*. Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích có lẽ được thể hiện điển hình nhất là trường hợp khôi phục, tôn tạo khu di tích các vua nhà Lý ở Đình Bảng, Từ Sơn gồm đền Đô, chùa Ứng Tâm, chùa Kim Đài, chùa Quang Đổ... Những di tích này bị thời gian, chiến tranh làm xuống cấp, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Đền Đô - nơi thờ tám vị vua Lý, trước khi được nhà nước ra quyết định xếp hạng chỉ còn là bãi đất trống và một tấm bia “Cổ Pháp điện tạo bi”, niên đại 1604, do Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan soạn ghi lại việc nhà Lê cho xây dựng lại đền Đô. Được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương, người dân Đình Bảng cùng khách thập phương đã đồng lòng nhất trí ủng hộ tiền bạc, công sức để xây dựng lại đền Đô. Theo thống kê, vào thời điểm những năm 1989, trong khoảng 5 năm, nhân dân Đình Bảng và hàng triệu tấm lòng đại nghĩa của khách thập phương đã công đức bằng tiền mặt và hiện vật, công sức lao động trị giá gần 6 tỷ đồng... Qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền Đô là quần thể di tích với nhiều hạng mục kiến trúc khang trang, một không gian văn hóa tâm linh - điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ban quản lý di tích đền Đô hiện nay (một mô hình quản lý với sự tham gia của người dân địa phương) đang hoạt động có nhiều hiệu quả, đảm bảo được an ninh trật tự cũng như giữ gìn được tính thiêng, các yếu tố truyền thống của khu di tích. Những thành tựu này đã được chính quyền và du khách ghi nhận. Việc tham gia của cộng đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ được nhiều di tích đồng thời làm cho các di tích đó gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng. Có thể thấy trong thời gian qua, sự đóng góp (nhất là về kinh phí) chủ yếu tập trung vào các di tích tôn giáo - tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ... Những di tích thuộc loại này đã thu hút số lượng lớn người dân tới để thi hành các sinh hoạt văn hóa tâm linh đồng thời sẵn lòng đầu tư kinh phí tiền bạc vào các hoạt động tu bổ, tôn tạo cho di tích. Nhìn chung người đi lễ luôn có tâm lý là cầu mong thánh thần phù hộ, đem lại cho họ những điều tốt lành, mỗi người đến với di tích đều mang những nguyện vọng riêng và mong muốn gửi gắm nguyện vọng đó đến thánh thần. Do vậy việc đóng góp kinh phí để trùng tu di tích như là một cách thể hiện sự tâm thành của người dân. Các di tích thuộc loại hình khác như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích lưu niệm danh nhân... dường như ít thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Người dân đến những di tích này ít hơn, nắm bắt được nội dung, giá trị của di tích cũng sơ sài. Các di tích này chủ yếu được trùng tu, tu bổ bằng nguồn ngân sách của nhà nước, cộng đồng có tham gia nhưng với số Số 6 - Tháng 12 - 201360 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA lượng đóng góp rất nhỏ. Có thể thấy đây là một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, giá trị của các loại hình di tích trong đời sống xã hội hiện nay. Nhiều di tích vừa mang giá trị về lịch sử, vừa mang giá trị văn hóa tâm linh nhưng người dân biết/ quan tâm đến vấn đề văn hóa tâm linh nhiều hơn. Di tích đền Phấn Động (xã Tam Đa, huyện Yên Phong) là một trong những di tích thuộc phòng tuyến sông Cầu, theo thời gian được du khách biết đến nhờ việc thờ Mẫu nhiều hơn. Du khách đến đây chủ yếu là lễ cầu lộc thánh và tiến hành nghi lễ hầu đồng. Nhiều du khách khi được hỏi thì hoàn toàn không biết về sự kiện lịch sử cũng như các di tích thuộc phòng tuyến sông Cầu. Nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị di tích đóng vai trò rất quan trọng. Người dân có nhận thức đúng về giá trị của các di tích mới có hành động bảo vệ di tích một cách hợp lý, ngược lại nhận thức của cộng đồng chưa cao, sẽ dẫn đến sự thờ ơ đối với giá trị của di tích. Ở hình thức thứ hai, các di tích được trùng tu, tu bổ hoàn toàn bằng nguồn lực được huy động từ cộng đồng thì đã xảy ra những hiện tượng sai phạm như xây dựng trái quy định dẫn đến hiện tượng làm méo mó, sai lệch những giá trị, đặc biệt là làm mất tính nguyên gốc của di tích như thay thế cột gỗ bằng cột bê tông cốt thép, nền lát đá hoa, xây dựng Phật điện kiểu hai tầng Nhiều tượng cổ có niên đại vài trăm năm bị đưa ra sơn son thếp vàng thay thế cho nước sơn tuyệt đẹp trước đây. Ở một số nơi nhận thức của người dân về di sản văn hóa còn hạn chế dẫn đến việc lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà cửa, công trình dân sinh, vi phạm vào vùng bảo vệ, làm mất cảnh quan, không gian của di tích (như tại chùa Phi Tướng, thành cổ Luy Lâu...) hay việc khai thác, kinh doanh trái phép cát trên sông Cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến các di tích thuộc phòng tuyến. Ngành văn hóa, chính quyền địa phương trong nhiều năm vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề này. Ở một số di tích đã xảy ra tình trạng mất cắp cổ vật, di vật, một phần nguyên nhân là do người dân chưa nêu cao tinh thần cảnh giác, chưa phối hợp đồng bộ trong việc bảo vệ di tích. Các di tích bị mất cắp cổ vật, di vật là đình Bái Uyên (xã Liên Bão, huyện Tiên Du), đình Cả (xã Nội Duệ, huyện Tiên Du), đình Yên Việt (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình)Thậm chí có di tích bị trộm cắp vài lần như di tích thờ danh nhân Nguyễn Phúc Xuyên (phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh) năm 2004 bị mất câu đối, năm 2006 lại mất bình hương Để nâng cao vai trò và huy động được sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, theo chúng tôi cần chú ý tới một số vấn đề sau: - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền Luật Di sản văn hóa, các văn bản về bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa các văn bản này vào cuộc sống và có hiệu lực trong thực tế, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, hình thành ý thức, thái độ trân trọng đối với các loại hình di sản văn hóa truyền thống trên quê hương. Việc tuyên truyền di tích để người dân có cách ứng xử tích cực, phù hợp là vấn đề cần thiết nhất. Trong quá khứ cũng như hiện nay, truyền thống đấu tranh, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc luôn là vấn đề được coi trọng hàng đầu. Lịch sử hào hùng của dân tộc ngày nay được lắng đọng, thể hiện qua các di tích. Do vậy cần tuyên truyền, định hướng giúp cho người dân nhận thức đúng vai trò, giá trị của loại hình di tích này từ đó họ có sự quan tâm, đầu tư hợp lý, tránh tình trạng quá thiên về các di tích gắn với tôn giáo tín ngưỡng. - Đặc điểm của các di tích là thường gắn bó chặt chẽ với một cộng đồng cụ thể (làng xóm, khu phố, cụm dân cư...), do vậy cần tạo điều kiện để người dân tham gia bảo vệ, sử dụng và khai thác giá trị của di tích. Việc trao cho cộng đồng quyền chủ động quản lý các di tích, thành lập các ban quản lý di tích do 61Số 6 - Tháng 12 - 2013 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA chính người dân địa phương bầu chọn cũng làm cho người dân cảm thấy được quyền làm chủ của mình, từ đó tạo niềm tự hào, có ý thức trách nhiệm đối với các di tích. Ban quản lý di tích đền Đô là mô hình quản lý hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua. Do vậy cần phổ biến, nhân rộng mô hình quản lý này đến nhiều di tích khác. Nhằm giúp cho công tác quản lý di tích có chất lượng, hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước cần đóng vai trò định hướng, giám sát hoạt động của các ban quản lý tại các di tích này, đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về di tích, về di sản văn hóa cũng như nghiệp vụ quản lý cho các thành viên của các ban quản lý này để họ nâng cao được nhận thức về quản lý và bảo vệ di tích. Bên cạnh đó, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng, nơi có di tích là điều cần thiết. Cộng đồng là sợi dây liên hệ giữa di tích với cơ quan quản lý, những hiện tượng vi phạm di tích sẽ nhanh chóng bị cộng đồng phát hiện và thông tin được truyền tải đến những cơ quan có thẩm quyền xử lý. - Cần thiết phải xây dựng cơ chế nhằm khuyến khích, động viên các tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể cá nhân tích cực đầu tư, ủng hộ các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Đối với các doanh nghiệp, cần có những chính sách ưu đãi khi tham gia đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Bên cạnh đó, cần chú ý biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ chức tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc trùng tu, tôn tạo cũng như phát huy giá trị của các di tích. - Ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính huy động từ cộng đồng theo hướng ưu tiên cho việc trùng tu, tu bổ cho di tích... Trên đây là một số vấn đề mà chúng tôi mong muốn đưa ra nhằm góp phần làm cho hiệu quả xã hội hóa việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ngày càng được nâng cao. Vai trò của cộng đồng cần được đề cao không chỉ đối với việc bảo vệ các di tích mà còn đối với các loại hình di sản văn hóa khác như lễ hội, nghề truyền thống, các loại dân ca, dân vũ... Chỉ có dựa vào sức mạnh của cộng đồng, chúng ta mới có thể bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa một cách có hiệu quả trong điều kiện hiện nay. T.Đ.N (ThS, Khoa Di sản văn hóa) Chú thích * Số liệu của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh Tài liệu tham khảo 1. Phạm Hồng Tung (2009), Cộng đồng: Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại trong nghiên cứu, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 12/2009, tr. 21-29 2. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, Lý thuyết và Vận dụng, Nxb. Văn hóa - Thông tin. 3. Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa dổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009, tr.33 4. Đinh Khắc Thuân (2010), Văn bia thời Mạc, Nxb. Hải Phòng. 5. Phạm Tuấn (2005), Lịch sử chùa Bút Tháp qua tư liệu Hán nôm, Tạp chí Xưa và Nay, Số 235. 6. Công ước quốc tế về du lịch văn hóa: Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng. Được ICOMOS thông qua tại Đại hội đồng lần thứ 12 ở Mehico, tháng 10/1999. Ngày nhận bài: 3 - 5 - 2013 Ngày phản biện, đánh giá: 6 - 9 - 2013 Ngày chấp nhận đăng: 10 - 12 - 2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_cong_dong_trong_bao_ve_di_tich_lich_su_van_hoa_qua_nghien_cuu_truong_hop_tinh_bac_ninh_8.pdf