Nhưng phụ nữ chỉ được bình đẳng về pháp lý
với đàn ông cùng giai cấp.
Ở Ai Cập cổ đại, phụ nữ có địa vị xã hội bình
đẳng với nam giới, thậm chí còn có nhiều đặc
quyền hơn. Đây là điểm tiến bộ hơn rất nhiều
so với các nền văn minh khác trên thế giới
thời bấy giờ. Đó cũng là một trong những đặc
trưng chủ yếu của nền văn minh Ai Cập thời
cổ đại. Nhân loại ngày nay vẫn đánh giá cao
nền văn minh rực rỡ này không chỉ bởi những
giá trị vật chất mà cư dân Ai Cập đã sáng tạo
nên mà ở cả những quan niệm tốt đẹp của
xã hội đối với quyền lợi của người phụ nữ.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, địa vị của
người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, ở một số quốc gia trên thế giới, nhiều
người phụ nữ vẫn bị đối xử một cách tệ bạc
như không được tự do kết hôn, không được
thừa kế tài sản, không được nhận những phúc
lợi xã hội Vẫn đề đấu tranh đòi quyền bình
đẳng giới vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Chính vì vậy, việc đánh giá
đúng đắn địa vị cao của người phụ nữ Ai Cập
cổ đại cho thấy quan niệm tiến bộ và trình độ
văn minh của cư dân Ai Cập.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa vị cao của người phụ nữ trong xã hội Ai Cập cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22
17
ĐỊA VỊ CAO CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI AI CẬP CỔ ĐẠI
Dƣơng Thị Huyền*
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong thế giới cổ đại, Ai Cập là quốc gia mà ngƣời phụ nữ có địa vị tƣơng đối cao. Không những
phụ nữ cung đình quyền quý có địa vị chính trị và tôn giáo cao mà ngay những ngƣời phụ nữ lao
động bình thƣờng cũng đƣợc hƣởng những quyền lợi về kinh tế, luật pháp và giao tiếp xã hội nhƣ
nam giới. Phụ nữ Ai Cập có quyền đƣợc có tài sản riêng, truy tố chồng ra tòa và ly dị, nhất là trong
những trƣờng hợp bị đối xử tệ. Quan hệ nam nữ trong xã hội là quan hệ hoàn toàn bình đẳng, trong
đó ngƣời phụ nữ đƣợc xã hội kính trọng. Đó là điều mà không phải chỉ những phụ nữ Hy Lạp, La Mã
thời bấy giờ khao khát mà ngay cả thời nay, phụ nữ nhiều nƣớc vẫn đang đấu tranh để giành lại.
Từ khóa: phụ nữ Ai Cập; địa vị của người phụ nữ; hôn nhân; gia đình
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong xã hội nguyên thủy, chế độ mẫu hệ
xuất hiện trong một thời gian dài. Ngƣời phụ
nữ lúc đó phải gánh vác những trọng trách
nặng nề, lao động cực nhọc nhƣng họ hoàn
toàn có quyền tự do. Họ cai quản bộ lạc,
chăm sóc con gái, còn đàn ông đi kiếm ăn.
Bây giờ, lƣơng thực là của chung giúp cho
ngƣời phụ nữ chiếm ƣu thế trong xã hội và
gia đình. Dòng dõi của con cái sinh ra đƣợc
xác định về bên mẹ. Tất cả đã tạo nên cơ sở
cho sự thống trị của ngƣời phụ nữ. Nhƣng khi
nền kinh tế phát triển, nhất là khi bƣớc vào
thời đại khí, vai trò của ngƣời đàn ông trong
xã hội ngày càng đƣợc nâng cao, chế độ phụ
hệ dần đƣợc xác lập. Từ đó, vị trí và vai trò
của ngƣời phụ nữ bị suy giảm so với trƣớc.
Nhiều phụ nữ phụ thuộc vào chồng mình,
thậm chí còn bị đối xử rất tệ bạc. Khi bƣớc
vào xã hội văn minh thời cổ đại, địa vị của
ngƣời phụ nữ ngày càng thấp kém nhƣng Ai
Cập là một trong số ít các quốc gia còn duy
đƣợc địa vị và quyền lợi của ngƣời phụ nữ
nhƣ trong chế độ mẫu hệ thời nguyên thủy.
Ai Cập cổ đại là trung tâm văn minh sớm nhất
thế giới cổ đại, ra đời vào cuối thiên niên kỷ
IV TCN, ở lƣu vực sông Nil, phía Bắc châu
Phi. Nền văn minh Ai Cập nổi tiếng với các
kim tự tháp hùng vĩ, những bức tƣợng khổng
lồ, những xác ƣớp còn tồn tại đến ngày nay
Chính vì vậy, đã có rất nhiều nhà khoa học,
*
Tel: 0975702362; Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com
nhà khảo cổ học tìm hiểu, nghiên cứu và
khám phá về đất nƣớc có nhiều điều bí ẩn
này. Nhƣng các tác giả với các tác phẩm, chủ
yếu tập trung nghiên cứu thiết chế chính trị,
tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của Ai
Cập qua các triều đại. Cho đến nay, chƣa có
một tác giả và tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu
về địa vị và đời sống của ngƣời phụ nữ Ai
Cập thời cổ đại. Trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi tập trung tìm hiểu các tài liệu khảo
cổ học mà các nhà khảo cổ đã khai quật đƣợc
ở Ai Cập nhƣ: những ngôi mộ hoàng tộc và
các đền đài, các xác ƣớp, các bích họa và
tƣợng, những ngôi nhà, làng mạc cùng với
những đồ dùng hàng ngày của ngƣời xƣa để
lại Các phát hiện ấy giúp chúng ta hiểu rõ
hơn, tín ngƣỡng và lối sống của cƣ dân mà
trong đó phản ánh rõ nét đời sống và địa vị
của ngƣời phụ nữ. Phụ nữ Ai Cập có địa vị
ngang bằng thậm chí trong một số lĩnh vực
còn hơn hẳn nam giới. Đó là một điểm tiến
bộ, làm nên những giá trị của của nền văn
minh Ai Cập
VỀ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
Khác với các quốc gia cổ đại phƣơng Đông,
những phụ nữ trong các cung đình có địa vị
chính trị tƣơng đối cao. Hầu hết các Pharaông
có nhiều vợ nhƣng chỉ có một ngƣời đƣợc
công nhận là “chính cung”. Bà là đệ nhất phu
nhân của vƣơng quốc. Tiếp sau là bà mẹ sinh
ra nhà vua, bà cũng đƣợc mọi ngƣời rất kính
trọng. Hoàng tử có đủ tƣ cách kế vị hay
không phải xem đó có phải là con của chính
cung hoàng hậu hay không. Nếu không phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 17 - 22
18
là con trai của hoàng hậu mà là con của thứ
phi thì phải lấy con gái hoặc em gái của
hoàng hậu, thậm chí phải lấy hoàng hậu thì
mới có tƣ cách trở thành quốc vƣơng. Do đó,
hoàng hậu của các triều đại giữ địa vị cực kỳ
quan trọng trong gia tộc, thƣờng tham dự vào
các hoạt động chính trị của nhà nƣớc.
Trở thành ngƣời đứng đầu của một quốc gia,
một dân tộc chƣa bao giờ là điều dễ dàng, đặc
biệt là đối với một ngƣời phụ nữ. Vậy mà ở
Ai Cập, nhiều phụ nữ Ai Cập đã trở thành Nữ
hoàng cai trị đất nƣớc trong một thời gian dài.
Nữ hoàng Nefertiti (1370 – 1330 trƣớc Công
nguyên) là vợ của vị Pharaong vĩ đại
Akhenaten. Nefertiti kết hôn với Akhenaten
vào năm trị vì thứ 2 của ông, khoảng năm
1.350 trƣớc Công nguyên. Chính theo ý thích
của Nefertiti, Akhenaten đã trao cho nàng
quyền lực tối ƣu trong một loại hình tôn giáo
mới, nhằm tôn vinh vị thần mặt trời Aten trên
mọi thần khác. Nefertiti đƣợc tôn vinh làm
Nữ thần bảo hộ nhà vua thay thế các vị thần
Isis, Nephthys, Selket và Neith trong tín
ngƣỡng cổ Ai Cập. Khi triều đại Akhenaten
đã suy tàn, Nefertiti càng trở nên quyền lực
hơn. Có thể vị vua đã bổ nhiệm Nefertiti là
ngƣời đồng nhiếp chính. Nefertiti đã trở
thành pharaoh Nefemeruaten, nghĩa là
“Người đàn bà mỹ lệ của Vầng hào quang sáng
chói Aten”. Hoàng hậu Nefertiti đƣợc coi là
ngƣời phụ nữ đẹp nhất thế giới trong thời đại
của mình. Bà không những đƣợc coi là biểu
tƣợng sắc đẹp của thời cổ đại mà còn là nguồn
cảm hứng cho các phong cách trang điểm, trang
phục, trang sức những năm sau này.
Nữ hoàng Hatchepsut đã trị vì Ai Cập từ
1479 TCN đến 1457 TCN. Bà lên nắm quyền
sau khi ngƣời anh trai, đồng thời cũng là
chồng mình, Pharaong Thutmose II qua đời
mà không có ngƣời kế vị. Hatshepsut là ngƣời
phụ nữ duy nhất đƣợc trao tƣớc hiệu
Pharaong ở Ai Cập. Một số biểu tƣợng mô tả
bà đeo bộ râu giả và mặc trang phục của các
vị đế vƣơng. Đền thờ của Hatshepsut cho thấy
những thành tựu đã đạt đƣợc trong thời gian
bà cai trị. Bà đã cho mở rộng giao thƣơng
xuống phía nam vốn bị gián đoạn bởi chiến
tranh. Bà đã thành lập một đội quân gồm toàn
nữ thủy thủ, có nhiệm vụ thám hiểm vùng đất
Punt (mũi Hảo Vọng của châu Phi. Chính đội
quân này đã mang về Ai Cập nhiều hàng hóa
có giá trị: gỗ mun, vàng, những động vật hiếm
và cây cảnh lạ. Một lời ca ngợi bên dƣới bức
điêu khắc trong đền thờ của bà: “Chưa từng có
vị vua nào trong lịch sử thế giới có thể mang
về cho đất nước mình nhiều thứ như thế”.
Công trình Kim tự tháp của Hatshepsut là một
trong những công trình xây dựng thể hiện
tham vọng của vị nữ Pharaong này so với các
vị Pharaong khác. Bà đã xây dựng hai tòa
tháp cao hơn 30m tại Tebơ, trung tâm hoàng
tộc và tín ngƣỡng của triều đại Thutmose.
Xung quanh đó, bà đã cho xây dựng những
con đƣờng hùng vĩ và những đền thờ uy
nghiêm. Tất cả những chi tiết này chứng tỏ
quyền lực của vị Nữ hoàng này là rất lớn
trong thời gian trị vì.
Cleopatra VII (69- 30 TCN), là con gái của
vua Ai Cập thuộc triều đại Ptolemy. Bà là một
Nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng về sắc đẹp quyến
rũ, tính tình sắc sảo, thích quyền lực. Ngay từ
khi còn nhỏ, bà đã cai trị đất nƣớc cùng với
cha. Sau này, khi vua cha mất, dựa vào tƣớng
La Mã là Xêda và Ăngtoan, bà lên ngôi Nữ
hoàng Ai Cập (năm 51 TCN) và chi phối các
công việc chính trị của đất nƣớc.
Ở Ai Cập thời cổ đại, còn nhiều nữ hoàng có
quyền lực chính trị to lớn khác. Đây là điều
mà không phải một quốc gia cổ đại nào cũng
có đƣợc. Phụ nữ Hy Lạp cổ đại không đƣợc
tham gia vào công việc chính trị, không đƣợc
hƣởng quyền công dân. Điều đó thể hiện ở
việc họ không đƣợc tham dự vào các Đại hội
nhân dân, không thể giữ chức vụ trong guồng
máy cai trị hay bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại đƣợc hƣởng đầy đủ
quyền giao tiếp xã hội. Họ đƣợc phép có mặt
ở những chỗ công cộng nhƣ chợ phiên, nơi
vui chơi giải trí, những buổi yến tiệc mà
không bị cấm đoán, hạn chế. Phụ nữ thích
chơi nhạc hoặc múa vào các dịp lễ hội hoặc
tiệc tùng và một số ngƣời còn coi đó là nghề
của mình. Họ đã chơi nhiều loại nhạc cụ khác
nhau nhƣ cây đàn lia cổ có bảy dây, đàn hạc,
đàn luýt, sáo... Một số bài hát còn lƣu lại đến
ngày nay nhƣng âm nhạc thì không để lại dấu
vết vì không đƣợc ghi chép.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22
19
Phụ nữ Ai Cập rất quan tâm đến hình thức bề
ngoài. Điều đó thể hiện địa vị xã hội cao của
họ. Áo quần nhiều vẻ, không bị gò bó theo quy
định nhƣ phụ nữ Trung Quốc thời cổ trung đại.
Họ mặc quần áo bằng vải lanh, một loại vải
mỏng và thoáng mát rất thích hợp với khí hậu
nóng bức của đất nƣớc. Phụ nữ Ai Cập tự dệt
lấy quần áo và dệt thành những bộ có hoa văn,
màu sắc rất đẹp. Tấm áo dài, bó sát ngƣời và
có nếp là mốt thời Trung đế chế, đƣợc các bà
mặc trong những bữa cỗ bàn, tiệc tùng.
Ở Ai Cập, ngƣời phụ nữ biết dùng son phấn
sớm nhất thế giới. Mỹ phẩm của Ai Cập thời
kỳ này đƣợc làm từ chất khoáng. Phấn đen tô
mắt có gốc galen (sulphua), phấn xanh
malachite (xanh đồng) và son đỏ tô môi thì
làm từ ôxit sắt, còn phấn xoa má thì đƣợc làm
từ đất sét đỏ. Ngƣời ta tô mắt chắc hẳn để bảo
vệ đôi mắt chống lại nắng gắt. Trong tác
phẩm điêu khắc “Bức tượng chân dung Nữ
hoàng Nêphéctiti”, chúng ta thấy, lông mày
và môi của tƣợng đều tô màu, da màu rám
nắng thẫm.
Ngoài ra, phụ nữ Ai Cập cũng rất quan tâm
đến đầu tóc. Họ gội đầu thƣờng xuyên và hay
nhuộm tóc màu đỏ da cam. Những gia đình
giàu có thƣờng có thợ làm đầu. Họ còn dùng
tóc giả với những mái tóc dài và cầu kỳ hơn,
bên dƣới tóc giả, đầu nhiều khi đƣợc cạo trọc.
Đặc biệt, việc sử dụng nƣớc hoa trở nên rất
phổ biến ở những ngƣời phụ nữ tầng lớp trên
trong xã hội Ai Cập cổ đại. Các loại nƣớc hoa
đƣợc làm từ trầm hƣơng, nhựa trầm hƣơng và
các loại tinh dầu quý. Phụ nữ Ai Cập đều biết
cách trang điểm, họ không chỉ trang điểm cho
riêng mình mà còn trang điểm cho con cái và
chồng mình trong những dịp đặc biệt. Trong
những ngày lễ quan trọng, những ngƣời phụ
nữ đều mang tóc giả, tô son đánh phấn, xức
nƣớc hoa và đeo đồ trang sức.
Phụ nữ khi chết đƣợc chôn chung với chồng
mình, cùng hƣởng chung sự sang trọng của
ngôi mộ tùy theo đẳng cấp của chồng. Các
phụ nữ hƣởng đặc quyền có thể đƣợc ban tặng
rất nhiều nữ trang, kiềng cổ và những đồ
trang sức khác. Những phụ nữ hoàng tộc hoặc
phụ nữ của những gia đình giàu có còn đƣợc
ƣớp xác nhƣ đàn ông. Các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy xác ƣớp của Nữ hoàng Hatshepsut, của
hoàng hậu và của các phụ nữ khác tại Thung
lũng các vị vua đã chứng minh điều này.
Ngƣời phụ nữ Ai Cập cũng giữ địa vị khá cao
trong lĩnh vực tôn giáo. Điều này đƣợc thể
hiện qua hệ thống các nữ thần. Ngƣời Ai Cập
thời cổ đại thờ hàng trăm vị thần linh khác
nhau với ý niệm các vị thần này sẽ che chở
cho con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày.
Trong số hàng trăm vị thần ở Ai Cập, có rất
nhiều nữ thần bảo trợ cho ngƣời phụ nữ và
cho các hoạt động khác của con ngƣời: Nữ
thần Hathor- nữ thần bầu trời; Maat- nữ thần
sự thật, công lý và sự hài hòa của thế giới;
Mout- nữ thần đầu chim kền kền đƣợc thể
hiện nhƣ thần mẹ của nhà vua đang trị vì;
Isis- nữ thần sinh đẻ, là vợ của thần Osiris và
mẹ của thần Horus; nữ thần tổ ấm Toaueret
hoặc “nữ thần Lớn”, mang hình một con hà
mã cái bụng chửa, đây là nữ thần bảo trợ cho
những ngƣời phụ nữ trong lúc sinh nở Nhƣ
vậy, thông qua tôn giáo, tín ngƣỡng, địa vị
cao của ngƣời phụ nữ trong xã hội Ai Cập
càng đƣợc khẳng định.
VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Trong tầng lớp bình dân, tình yêu nam nữ về
cơ bản đƣợc tự do. Đàn ông và phụ nữ Ai Cập
đã xem hôn nhân là điều đáng khát khao nhất
và thƣờng thành gia thất ở tuổi thiếu niên.
Nhiều cô gái lấy chồng từ tuổi mƣời hai,
mƣời ba và thƣờng kém chồng vài tuổi. Trên
bàn tay của một xác ƣớp Ai Cập, ngƣời ta đọc
thấy một dòng chữ viết tay chỉ ra rằng, đó là
xác của một phụ nữ đã kết hôn và mất vào lúc
11 tuổi.
Hôn nhân không đƣợc hợp thức hóa bằng
một nghi lễ tôn giáo, một đám cƣới thực sự
cũng nhƣ không đƣợc đăng ký trƣớc một cấp
chính quyền mà chỉ có sự thỏa thuận trƣớc
ngƣời làm chứng giữa hai bên nam nữ muốn
lập gia đình với nhau. Sự thỏa thuận này làm
cho việc kết hôn đƣợc nhân lên thành một sự
cam kết đặc biệt về tinh thần. Đôi khi có thể
có một hợp đồng công nhận tài sản của mỗi
bên. Mục đích của hợp đồng này chủ yếu
nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời vợ khi
ngƣời vợ hay ngƣời chồng đòi ly dị. Những
điều đó, kết hợp với ý thức về lẽ phải đã góp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 17 - 22
20
phần củng cố sự ổn định về hôn nhân và gia
đình. Mặt khác, hôn nhân ở Ai Cập cổ đại đều
rất chú ý đến sự ƣng thuận của các đôi trai
gái. Trong các bản khế ƣớc hôn nhân, ngƣời
đàn ông phải ký tên bằng một dòng chữ “Tôi
đã lấy em làm vợ” và ngƣời phụ nữ cũng có
quyền của mình, mặc dù chỉ là câu “Anh đã
lấy tôi làm vợ”. Đây là quan điểm rất tiến bộ,
khác hẳn với quan điểm “cha mẹ đặt đâu, con
ngồi đấy” trong hôn nhân của một số quốc gia
khác trên thế giới thời bấy giờ.
Chế độ hôn nhân ở Ai Cập cũng rất tiến bộ,
đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Bởi
những khế ƣớc hôn nhân luôn đảm bảo quyền
lợi vật chất cho vợ con họ một cách tốt nhất.
Trƣớc khi lấy vợ, ngƣời đàn ông phải trả cho
bố vợ tƣơng lai một khoản tiền khá lớn. Sau
khi ly dị, ngƣời chồng bắt buộc phải nuôi
ngƣời vợ cũ của mình với số tiền bằng 1/3 thu
nhập của anh ta. Những quy định này khiến
hầu hết đàn ông Ai Cập chỉ có điều kiện lấy
một vợ mà thôi. Luật pháp Ai Cập cũng có
nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi phụ nữ và
trẻ em. Nếu ngƣời chồng bỏ rơi vợ con thì
phải xử phạt rất nặng về kinh tế.
Một đặc điểm nữa của đám cƣới thời Ai Cập
cổ đại là phải “môn đăng hộ đối”. Cả hai đều
phải xuất thân từ cùng một tầng lớp xã hội.
Ngƣời ta không quan tâm tới chủng tộc hay
quốc tịch. Vua thƣờng hết hôn với những cô
gái từ vƣơng quốc khác làm vợ hai. Vua
Ramsset II đã cƣới công chúa của Hitti và
phong chức hoàng hậu nhƣ ngƣời vợ đầu tiên
của mình. Những nữ nô lệ cũng đƣợc hƣởng
nhiều đặc quyền trong hôn nhân. Muốn có
đƣợc cuộc hôn nhân bình thƣờng, những cô
gái nô lệ phải mua tự do cho mình hoặc làm
con nuôi của một ngƣời tự do trƣớc khi lấy
chồng. Sau những cuộc hôn nhân này, những
nữ nô lệ này sẽ trở thành ngƣời công dân và
đƣợc hƣởng mọi đặc quyền của một ngƣời
phụ nữ trong xã hội. Ngƣời đàn ông đƣợc tự
do nhận những đứa con nô lệ mà ông ta đã
sinh ra làm con nuôi.
Khát khao có con cái thật phổ biến nhƣ một
bảo đảm để đối phó với tƣơng lai. Một nhà
thông thái thuộc triều đại XVIII đã khuyên
nhủ “hãy lấy vợ khi bạn còn trẻ để cô ta có
thể sinh con trai cho bạn. Hạnh phúc thay
người đàn ông có nhiều con cái vì anh ta
được kính trọng nhờ con cái của mình” [4,
tr.29]. Ngƣời phụ nữ thực hiện thiên chức của
mình là sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Các nhà
khảo cổ học đã phát hiện đƣợc những bức
tƣợng thể hiện sự mắn đẻ trong các ngôi đền,
ngôi mộ và ngôi nhà. Những bức tƣợng này
đƣợc dâng lên nữ thần Hathor “bà trời” mà
ngƣời Ai Cập cho là đóng vai trò chủ chốt
trong số phận của trẻ sơ sinh. Có nhiều bức
tƣợng khác thể hiện tâm trạng của ngƣời đàn
bà mong muốn sinh đƣợc nhiều con.
Trong gia đình, quan hệ vợ chồng đƣợc rập
theo mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng Thần
Thánh “thời cổ sơ” hoàn toàn bình đẳng. Họ
đƣợc chồng yêu quý và kính trọng. Phụ nữ Ai
Cập giữ vai trò rất quan trọng trong gia đình,
họ đƣợc phong là “nội tướng” giúp đỡ ý kiến
cho chồng, trông nom quán xuyến mọi công
việc trong nhà và đóng góp một phần rất lớn
vào sự thịnh vƣợng của gia đình. Đƣợc chồng
chiều chuộng, đƣợc sự kính nể của con cái mà
mình mong cho đông đàn dài lũ, ngƣời phụ nữ
tìm thấy hạnh phúc ở chỗ cảm thấy mình là cột
trụ trong nhà và của tập thể gia đình. Con trai
cũng nhƣ con gái đều đƣợc chia sẻ một cách
công bằng sự chú ý chăm sóc của bố mẹ.
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp, khi ngƣời phụ
nữ bị chồng đối xử tệ bạc hoặc khi cuộc sống
gia đình không hạnh phúc, ngƣời vợ có quyền
truy tố chồng ra tòa và ly dị chồng mà không
cần có thẩm quyền của ngƣời cha và ngƣời
chồng của họ. Luật pháp Ai Cập có nhiều
điều khoản bảo vệ những ngƣời phụ nữ ly
hôn. Họ đƣợc mang đi toàn bộ tài sản riêng
mà mình về nhà chồng và đƣợc hƣởng một
phần ba số tài sản của hai vợ chồng. Sau khi
ly hôn, ngƣời chồng vẫn phải chu cấp tiền cho
vợ của mình. Thậm chí, khi ngƣời chồng buộc
phải trả lại cho ngƣời vợ mà mình ly dị những
gì ngƣời vợ đã mang về nhà chồng thì ngƣời
chồng gần nhƣ bị phá sản. Các quy định này
đã bảo đảm cho quyền lợi của ngƣời phụ nữ,
có quyền quyết định số phận của mình đồng
thời là cơ sở để buộc ngƣời chồng thực hiện
nghĩa vụ của mình đối với vợ. Tuy nhiên, ở
Ai Cập, phụ nữ Ai Cập rất ít khi sử dụng đến
quyền này bởi ngày nay, các nhà khảo cổ học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 17 - 22
21
tìm thấy nhiều bằng chứng trong nhiều bức
tranh, bức tƣợng cảm động về gia đình, cha
mẹ, con cái cho thấy những cặp vợ chồng Ai
Cập cổ đại thƣờng chung sống rất hạnh phúc.
Trong khi đó, ở Lƣỡng Hà cổ đại, theo điều
khoản 129 của bộ luật Hammurabi, ngƣời
chồng là “ông chủ”, nghĩa là kẻ chiếm hữu
đầy quyền hành với vợ mình. Ngƣời chồng
mua vợ về nhƣ mua nô lệ. Bộ luật đã thể hiện
địa vị thấp kém và dễ bị xâm hại của ngƣời
phụ nữ ở xã hội Lƣỡng Hà cổ đại. Mặt khác,
ở Ấn Độ, trong quan hệ hôn nhân, phụ nữ
cũng bị phân biệt so với đàn ông. Điều 46,
chƣơng 9 của luật Manu quy định việc vợ bị
tƣớc quyền ly hôn, tức là phụ nữ không đƣợc
bỏ chồng dù cho ngƣời chồng đó tệ bạc nhƣ
thế nào. Điều 47, chƣơng 9 của luật cho phép
chồng đƣợc quyền bỏ vợ nếu ngƣời vợ ghét
chồng. Nhƣ vậy, trong xã hội cổ đại, phụ nữ
ở Ai Cập có quyền bình đẳng với đàn ông
trong lĩnh vực hôn nhân hơn hẳn một vài
quốc gia khác.
VỀ TÀI SẢN
Đa số phụ nữ Ai Cập là những ngƣời nông
dân ít đƣợc học hành nhƣng họ đã có đƣợc
một số quyền hành mà các phụ nữ thuộc các
xã hội Hy Lạp- La Mã không có. Đáng lƣu ý
nhất là tầm quan trọng của quyền sở hữu đất
đai của ngƣời phụ nữ, đất đai trong cả nƣớc
thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc, chia cho
các công xã nông thôn quản lý nhƣng ngƣời
phụ nữ cũng đƣợc chia ruộng đất, số đất đai
này sẽ đƣợc trao từ mẹ sang con gái. Ngƣời ta
cho rằng có lẽ vì chuyện mẹ của một ngƣời là
ai luôn là điều rõ ràng, trong khi quan hệ cha
con là chuyện không lấy gì làm chắc. Tƣơng
tự, ngƣời ta thƣờng khẳng định lai lịch của
mình bằng cách nêu tên mẹ, chứ không phải
tên của cha. Đây là điều khá đặc biệt ở Ai
Cập cổ đại, chứng tỏ vai trò và vị trí của
ngƣời phụ nữ.
Phƣơng pháp chuyển giao tài sản có nghĩa là
phụ nữ có thể sở hữu và cai quản cả đất đai và
tài sản khác. Do đó, phụ nữ Ai Cập khi lấy
chồng không phải chuyển tài sản cho chồng
mình. Mặt khác phụ nữ có chồng vẫn có
quyền quản lý tài sản riêng của mình, đƣợc
quyền hƣởng một phần tài sản của chồng. Phụ
nữ cũng có thể khởi kiện, mua bán tài sản và
làm di chúc. Ngƣời chồng không có quyền
pháp lý đối với tài sản của vợ. Họ đƣợc tùy ý
để lại di sản của mình cho bất cứ ngƣời con
nào mà mình muốn cho thừa kế. Trong các
gia đình Ai Cập, ngƣời con trai trƣởng vẫn
nắm đầy đủ mọi quyền hành. Nhƣng anh ta
không phải là ngƣời thừa kế toàn bộ tài sản
của cha mẹ. Số tài sản đó đƣợc chia đều cho tất
cả con cái, không phân biệt nam nữ. Khi lấy
chồng, ngƣời phụ nữ đƣợc mang theo số tài
sản mà cha mẹ chia cho về nhà chồng. Nhƣ
vậy, qua quyền thừa kế tài sản đã cho thấy, phụ
nữ Ai Cập cũng nhƣ nam giới đƣợc cấp đầy đủ
các quyền theo luật pháp của đất nƣớc.
Trong khi đó, ở La Mã cổ đại, một thiếu nữ
khi lập gia đình thì mất hoàn toàn quyền sở
hữu tài sản trong gia đình của mình.
VỀ CÔNG VIỆC CỦA PHỤ NỮ
Những ngƣời phụ nữ Ai Cập thuộc tầng lớp
giữa và dƣới đều đƣợc ngang hàng với nam
giới về kinh tế. Họ có thể có nghề nghiệp
riêng và hƣởng thù lao nhƣ nam giới.
Đối với ngƣời Ai Cập, việc ăn uống và cỗ bàn
là chuyện rất đƣợc chú ý. Những gia đình
giàu có ăn thịt, uống rƣợu vang và làm cỗ bàn
sang trọng mời bạn bè. Ngƣời nghèo chỉ có
những bữa ăn đạm bạc với bánh mì, cá và bia.
Do đó, đàn bà, con gái dành nhiều thời gian ở
nhà để làm bánh, làm rƣợu bia và thổi nấu.
Tại những gia đình giàu có, những công việc
ấy đƣợc giao cho những ngƣời hầu gái. Vì
vậy, những phụ nữ quyền quý chỉ lo đi tế lễ,
vui chơi giải trí và nuôi dạy con cái. Tại
những gia đình nghèo, phụ nữ phải tham gia
công việc đồng áng, nhất là khi nhân công
nam giới không đủ. Một số phụ nữ làm thợ
bánh mỳ, thợ dệt. Một số phụ nữ làm nghề ca
múa và biểu diễn vào các dịp lễ hội, các cuộc
tiệc tùng gia đình. Ngoài ra, phụ nữ Ai Cập
cũng có thể đi mua sắm, một sự kiện mà sử
gia Hy Lạp- Hêrôdôt, lƣu ý với đầy vẻ ngạc
nhiên khi ông viếng thăm Ai Cập, điều mà
ông rất ít thấy ở một quốc gia nào khác thời
bấy giờ.
Đàn ông thƣờng nắm giữ những chức vụ quan
trọng ở quốc gia và trong hệ thống quan lại.
Bên dƣới mức độ ảnh hƣởng chính trị này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Dƣơng Thị Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 17 - 22
22
phụ nữ đã thực hiện những trách nhiệm nhƣ
giám sát thợ dệt, ca sĩ và đầu bếp; một số là
thủ quỹ cho những cơ sở buôn bán tƣ nhân.
Một nghề đƣợc kính trọng là nghề bà mụ và
những bà mụ đã đỡ đẻ cho đa số trẻ sơ sinh ở
Ai Cập. Nhiều phụ nữ làm nghề khóc mƣớn
cho các đám ma, để làm tăng thêm không khí
đau buồn của lễ tang. Tiễn đƣa ngƣời quá cố
về thế giới bên kia thƣờng có hai ngƣời đàn
bà khóc mƣớn, biểu trƣng cho hai nữ thần Isis
và Nephthy khóc em trai Osiris. Những ngƣời
khóc mƣớn khác thì bôi tro lên mặt và đấm
ngực để biểu thị sự đau buồn.
Trong số các chức vụ cao dành cho phụ nữ có
nghề thầy tế lễ, thƣờng bao gồm các nữ tu sĩ
tụng kinh hay chơi nhạc cụ ở các ngôi đền.
Những nữ tu này thƣờng mặc một bộ áo da
báo để thể hiện chức sắc tôn giáo của mình.
Thật ra, không phải tất cả các trẻ em Ai Cập
đều đƣợc đến trƣờng, con gái nói chung lại
càng ít đƣợc đi học so với con trai. Tuy vậy,
cũng có một số con gái đƣợc học lên một cấp
khá cao. Vì vậy, phụ nữ đã có thể làm nhiều
nghề khác nhau trong cơ quan nhà nƣớc,
trong ngành thƣơng mại thậm chí làm cả
những nghề thuộc ngành khoa học: nghề thầy
thuốc. Trong lịch sử loài ngƣời, phu nhân
Pesechet là ngƣời đã trị bệnh cứu ngƣời ở
Memphis từ thời các Kim Tự tháp, vào thiên
niên kỷ III TCN.
KẾT LUẬN
Nhƣng phụ nữ chỉ đƣợc bình đẳng về pháp lý
với đàn ông cùng giai cấp.
Ở Ai Cập cổ đại, phụ nữ có địa vị xã hội bình
đẳng với nam giới, thậm chí còn có nhiều đặc
quyền hơn. Đây là điểm tiến bộ hơn rất nhiều
so với các nền văn minh khác trên thế giới
thời bấy giờ. Đó cũng là một trong những đặc
trƣng chủ yếu của nền văn minh Ai Cập thời
cổ đại. Nhân loại ngày nay vẫn đánh giá cao
nền văn minh rực rỡ này không chỉ bởi những
giá trị vật chất mà cƣ dân Ai Cập đã sáng tạo
nên mà ở cả những quan niệm tốt đẹp của
xã hội đối với quyền lợi của ngƣời phụ nữ.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, địa vị của
ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy
nhiên, ở một số quốc gia trên thế giới, nhiều
ngƣời phụ nữ vẫn bị đối xử một cách tệ bạc
nhƣ không đƣợc tự do kết hôn, không đƣợc
thừa kế tài sản, không đƣợc nhận những phúc
lợi xã hội Vẫn đề đấu tranh đòi quyền bình
đẳng giới vẫn đang diễn ra tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Chính vì vậy, việc đánh giá
đúng đắn địa vị cao của ngƣời phụ nữ Ai Cập
cổ đại cho thấy quan niệm tiến bộ và trình độ
văn minh của cƣ dân Ai Cập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb
Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1995.
[2]. Avđiev V.I, Lịch sử phương Đông cổ đại,
Matxcơva, 1970.
[3]. Mortimer Chambers, Barbara Hanawalt,
David Herlihy, Theodore K.Rabb, Isser Woloch,
Raymond Grew, Lịch sử văn minh phương Tây,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội, 2004.
[4]. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Những nền
văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập 1 (Ai Cập, Tây Á,
Ấn Độ), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.
[5]. Chiêm Tế, Lịch sử thế giới cổ đại, Tập 1,2,
Nxb Giáo dục, HN, 1978
SUMMARY
HIGH STATUS OF WOMEN IN ANCIENT EGYPT SOCIETY
Duong Thi Huyen
*
College of Sciences - Thai Nguyen University
In the ancient world, Egypt is a country where women have relatively high status. No royal women
Elites have the political and religious high that even those women with normal labor and enjoy the
benefits of economic, legal and social interaction with men. Egyptian women have the right to own
property, prosecution in court and divorce her husband, especially in cases of badly treated.
Relations between men and women in society is totally equal relationship, in which women are
socially respected. That's what these women not only Greek, Roman desire at that time that even
today, many countries women are still struggling to regain.
Keywords: Egyptian women, status of women, marriage, family
*
Tel: 0975702362; Email: duonghuyen.sudhkh@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_vi_cao_cua_nguoi_phu_nu_trong_xa_hoi_ai_cap_co_dai.pdf