Vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1888-1896)

Như vậy, Phan Đình Phùng và Cao Thắng không những chỉ thống nhất các lực lượng chống Pháp cả bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình về danh nghĩa mà còn về các mặt cụ thể khác như chỉ huy, kỷ luật, kể cả một phần trang bị. Sự thống nhất đó tạo điều kiện cho sự thống nhất về ý chí, tư tưởng. Đó là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao hoạt động trong một địa bàn đất không rộng, người không đông, quân số không nhiều, vũ khí so với địch thua kém, Phan Đình Phùng và Cao Thắng đã duy trì được cuộc chiến đấu hàng chục năm trời. “Từ khi lực lượng chống Pháp trên toàn vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình được thống nhất, ngoài nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy đội quân cơ động đóng tại bản doanh, Cao Thắng còn phải chỉ huy sự phối hợp chiến đấu giữa các quân thứ. Tên tuổi cũng như tài nghệ chỉ huy quân sự của Cao Thắng từ đó vượt ra ngoài phạm vi một tỉnh” [7, 170].

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1888-1896), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 93-97 VAI TRÒ CỦA CAO THẮNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHO CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH (1888-1896) NGUYỄN TẤT THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết nêu lên những đóng góp hết sức quan trọng của vị tướng trẻ tuổi Cao Thắng (trong việc xây dựng lực lượng vũ trang) đối với cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của dân tộc ta nói chung nửa sau thể kỷ XIX. Nhờ lực lượng vũ trang được xây dựng tốt mà cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã phát triển mạnh, kéo dài hơn 10 năm và trở thành đỉnh cao của phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Để đảm bảo thắng lợi cho một cuộc khởi nghĩa chống lại kẻ thù xâm lược nhất là một kẻ thù vừa mạnh về quân sự, thâm hiểm, độc ác về thủ đoạn tiến hành và có nhiều kinh nghiệm xâm lược thuộc địa như thực dân Pháp thì ngoài căn cứ địa vững chắc, nghĩa quân Hương Khê cần phải nhanh chóng tổ chức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, thực phẩm và tiến hành chế tạo vũ khí và các thứ quân trang, quân dụng khác. Nhận rõ được vấn đề này, trước khi ra Bắc theo mệnh vua, Cụ Phan đã chỉ đạo cho Cao Thắng - vị tướng thân cận và tài năng của mình tổ chức chiêu tập lực lượng, luyện tập chiến đấu cho nghĩa quân, tích cực tích trữ lương thực, đặc biệt là tiến hành sản xuất vũ khí chiến đấu. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào phân tích vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Về lực lượng vũ trang, ngay từ khi phất cờ khởi nghĩa, nhờ uy tín, tài năng và đức độ của mình, Phan Đình Phùng đã nhanh chóng thu hút được một lực lượng nghĩa binh tham gia khá đông đảo. Không chỉ đồng bào ở địa phương tham gia mà nhiều nghĩa binh dầu ở xa song nghe tiếng cụ vẫn tìm mọi cách tìm tới xin gia nhập lực lượng của nghĩa quân. Năm 1885 Cao Thắng đã tự nguyện mang theo lực lượng của mình để cùng tham gia chống Pháp với cụ Phan. "Với tài năng vượt trội, Cao Thắng được cụ Phan hết lòng tin cậy và trở thành một trong những người lãnh đạo trụ cột của phong trào. Nếu cụ Phan là người lãnh đạo có uy tín lớn, thì Cao Thắng là người tổ chức và chiến đấu có tài, làm cho mọi người khâm phục” [1, 24]. Công lao của Cao Thắng trong những ngày đầu cuộc khởi nghĩa thật to lớn. Sau Cao Thắng, Lê Ninh - người đầu tiên "xướng nghĩa tiên thanh" theo chiếu Cần Vương tổ chức lực lượng đánh giặc trên đất Hà Tĩnh, sau khi hạ được tỉnh thành cũng tự nguyện đưa quân về cùng chiến đấu với cụ Phan. Ngoài Cao Thắng, Lê Ninh, hai anh em Nguyễn Trạch, Nguyễn Chanh (người Can Lộc - Hà Tĩnh), vốn xuất thân từ một gia đình lao động nghèo khổ, cũng là những người có công lao lớn. "Hai người ngay từ đầu đã hăng hái tham gia phong trào Cần Vương. Năm 1890 hai ông lập mưu trá hàng địch, giết một số lính tập và cướp súng, rồi kéo về xin ra nhập hàng ngũ nghĩa quân của cụ Phan" [2, 99]. Từ đó hai ông trở thành những người chỉ huy có tài, được nghĩa quân hết lòng mến phục. NGUYỄN TẤT THẮNG 94 Dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan còn có các tướng như Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can, Đề Đạt, Cao Đạn... là những người có tinh thần chiến đấu dũng cảm, hết lòng trung thành với sự nghiệp kháng chiến. Với bộ chỉ huy này, Cao Thắng đã có một chỗ dựa vững chắc để chiêu tập nghĩa binh và tiến hành tổ chức luyện tập, rèn luyện kỹ thuật tác chiến và thiết lập kỷ luật quân ngũ. Với khả năng hiếm có của mình, lại được sự hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả của các vị chỉ huy khác, Cao Thắng đã nhanh chóng tập hợp được một lực lượng quân đội hùng hậu. Cho đến lúc cụ Phan từ Bắc trở về thì lực lượng nhỏ bé trước đây đã phát triển hơn trước rất nhiều khiến cụ cũng phải kinh ngạc. Từ vài trăm quân ô hợp, quân số bây giờ của nghĩa quân Hương Khê đã lên tới hơn 1000 người được rèn luyện tương đối chính quy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Cao Thắng vẫn chưa ra ngoài hai huyện Đức Thọ và Hương Sơn. Trong lúc đó những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở Nghệ Tĩnh đang bị thực dân Pháp uy hiếp và đã quy tụ dần lại xung quanh những sĩ phu có danh vọng hay những tướng lĩnh nông dân có kinh nghiệm chiến đấu. Ở Thanh Hoá, sau khi khởi nghĩa Ba Đình ta rã (1887), Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước cố gắng duy trì phong trào và đang muốn bắt liên lạc với Phan Đình Phùng. Ở Nghệ An, Nguyễn Xuân Ôn bị giặc bắt (1887), phong trào dần lắng xuống. Ở Quảng Bình sau khi Nguyễn Phạm Tuân và Lê Trực thất bại, phong trào đã dần dần phục hồi lại dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thụ và Nguyễn Bí. Ở Hà Tĩnh, ngoài Cao Thắng, lúc này còn có những đội quân của Nguyễn Huy Thuận ở Thạch Hà, Nguyễn Chanh và Nguyễn Trạch ở Can Lộc, Hoàng Bá Xuyên ở Cẩm Xuyên, Võ Phát ở Kỳ Anh... những đội quân này trong quá trình chiến đấu đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu cứ phân tán thì có nguy cơ bị tiêu diệt. Thống nhất lực lượng dưới một sự chỉ đạo chung để tăng cường lực lượng chiến đấu, đó chính là một yêu cầu cấp thiết không riêng gì của nghĩa quân Hà Tĩnh mà còn của cả bốn tỉnh bấy giờ. Nhận rõ điều đó, Cao Thắng đã phái người ra Bắc đón cụ Phan về để đảm nhiệm phong trào chung. Căn cứ vào tình hình cụ thể chủ yếu của Hà Tĩnh hồi đó, có kết hợp trong một chừng mực nhất định với tình hình các tỉnh lân cận, cụ Phan chia tất cả thành 15 quân thứ, trong đó riêng Hà Tĩnh có 10 quân thứ: - Khê Thứ : đóng ở huyện Hương Khê, do Nguyễn Thoại chỉ huy - Can Thứ: đóng ở Can Lộc, do Nguyễn Duy Trạch và Nguyễn Duy Chanh chỉ huy - Lai Thứ đóng ở tổng Lai Trạch, do Phan Đình Chính chỉ huy - Hương Thứ: đóng ở huyện Hương Sơn, do Nguyễn Huy Giao chỉ huy - Nghi Thứ: đóng ở huyện Nghi Xuân, do Ngô Quảng chỉ huy - Lễ Thứ: đóng ở làng Trung Lễ - Đức Thọ, do Nguyễn Cấp chỉ huy - Cẩm Thứ: đóng ở huyện Cẩm Xuyên, do Trần Cấp chỉ huy - Thạch Thứ: đóng ở huyện Thạch Hà, do Nguyễn Thuận chỉ huy - Kỳ Thứ: đóng ở huyện Kỳ Anh, do Võ Phát và Nguyễn Đắc Tiến chỉ huy VAI TRÒ CỦA CAO THẮNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG... 95 - Diệm Thứ: đóng ở làng Trinh Diện, do Cao Đạt chỉ huy Năm quân thứ còn lại là: - Bình Thứ: đóng ở địa bàn Quảng Bình, do Nguyễn Thụ chỉ huy (Nguyễn Thụ quê gốc ở Thanh Hoá, nguyên là tướng cũ của Tôn Thất Thuyết, về sau theo cụ Phan, được cụ giao giữ trọng trách chỉ huy Bình Thứ nhưng sau lại theo quân Bạch Xỉ 1, bị cụ bắt chém đầu) - Lệ Thứ : đóng ở huyện Lệ Thuỷ - Quảng Bình, do Nguyễn Bí chỉ huy - Diễn Thứ : đóng ở phủ Diễn Châu, do Trần Vinh chỉ huy - Anh Thứ: đóng ở phủ Anh Sơn, do phó bảng Nguyễn Mậu chỉ huy - Thanh Thứ: đóng ở tỉnh Thanh Hoa, do Cầm Bá Thước 2 chỉ huy (ông vốn là tù trưởng dân Mán ở thượng du tỉnh Thanh Hoá, thường đem một số sản vật rất quý như Ngọc quế nộp cho cụ Phan để bán lấy tiền mua lương thực, khí giới) “Nghĩa quân được bố trí thành từng đơn vị nhỏ, đóng giữ những nơi hiểm yếu, từ đó có thể khống chế cả một vùng từ Thanh Hoá đến Quảng Bình. Tổ chức của nghĩa quân đóng ở các địa phương đều lấy tên gọi thống nhất là "Quân thứ"” [3, 57]. Mỗi quân thứ đóng ở hạt nào thì lấy ngay tên của hạt đó làm tên gọi, các quân thứ tuy đóng quân khá phân tán song đều chịu sự chỉ huy thống nhất của bộ chỉ huy mà người đứng đầu là cụ Phan, tuy vậy, cụ Phan vẫn để cho các quân thứ có được tính độc lập, sáng tạo trong việc vận chuyển lương thực, tổ chức chiến đấu. Mỗi quân thứ như thế, tuỳ theo địa thế quan hệ hơn kém mà đóng quân nhiều hay ít, thông thường mỗi quân thứ có quân số từ 100-500 người; riêng đại đồn Vũ Quang số lượng nghĩa binh luôn được ưu tiên hơn bởi đây là nơi bộ tham mưu của nghĩa quân đóng quân. Tuy phân tán, nhưng nhờ có hệ thống liên lạc chặt chẽ nên việc truyền đạt mệnh lệnh chỉ huy luôn được đảm bảo tính kịp thời, thống nhất. Mỗi quân thứ đều có một nhóm liên lạc riêng của mình, họ thường được tuyển chọn rất chặt chẽ, tiêu chuẩn phải là những người nhanh nhẹn, thông thạo địa hình, dũng cảm và trung thành. Nhiệm vụ của những nhóm này là bảo đảm sự liên lạc thường xuyên với đại đồn để nhận nhiệm vụ và trình báo những nhiệm vụ khẩn cấp. Tác giả Đào Trinh Nhất cho biết: “Trong mỗi quân thứ, phải chọn ra từ 20 đến 30 người có thể lực và đạo đức tốt về đóng tại đại đồn Vũ Quang, họ được gọi là quân túc trực. Nhiệm vụ của đội quân này là sẵn sàng liên lạc bất cứ lúc nào với các quân thứ khác để truyền đạt nhiệm vụ hoặc tham gia chiến đấu ứng cứu lẫn nhau giữa các thứ 1 Tên thật là Đoàn Đức Hậu, người ở Quảng Bình, lấy đạo thần thánh và thuật độn toán để chiêu tập lực lượng, được người ở Nghệ Tỉnh hưởng ứng, quân sĩ của cụ Phan cũng có nhiều người theo ông trong đó có Nguyễn Thụ. Ông bèn tự tôn là hoàng đế, hiệu là Long Đức, đóng đại dinh ở Hương Sơn. Cụ Phan tức giận vì sự tiếm nguỵ của Bạch Xỉ, bèn giết một số tướng lĩnh và quân sĩ theo Bạch Xỉ và hạ lệnh bắt giết Bạch Xỉ. 2 David trong sách Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân (Vietnamese anticolonialism, University of California, Berkeley, Los Angeles, 1971) có nhận xét đúng rằng “Thanh thứ có lẽ chỉ có miền núi Thanh Hoá”. NGUYỄN TẤT THẮNG 96 quân” [4, 175]. Ở đại đồn Vũ Quang lúc nào cũng có hơn 500 quân tinh nhuệ, được trang bị đầy đủ và tương đối hiện đại để chống lại kẻ thù bảo vệ căn cứ chính và bộ chỉ huy của nghĩa quân. Ngoài ra ở đây còn có 20 thân binh giỏi võ nghệ, mưu trí dũng cảm và tuyệt đối trung thành có nhiệm vụ bảo vệ cụ Phan - là linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Đội này do một viên kiện tướng là Nguyễn Mục làm thống tướng. Đặc biệt, "Cụ Phan lại thảo ra những điều kỷ luật để thi hành chung trong các quân thứ, trong đó quy định bất cứ người nào đã tham gia vào các quân thứ thì phải thực hiện theo quân lệnh không kể chỉ huy hay binh sĩ, nhờ đó mà sức chiến đấu của nghĩa quân được nâng cao lên một bước" [5, 39]. Nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu, bên cạnh việc ý thức tổ chức tốt cho quân đội, Cao Thắng còn chú ý đến khâu trang bị vũ khí: “Không có vũ khí thì chẳng làm nên trò trống gì” [6, 27] nên Cao Thắng đã có quyết tâm và cố gắng lớn trong việc tự chế ra vũ khí để cho một nửa số quân của ông được trang bị vũ khí tự chế. Được huấn luyện chu đáo, lại có vũ khí tốt, tinh thần kỷ luật nghiêm, nên đội quân do Cao Thắng tổ chức và chỉ huy là đội quân mạnh nhất, có uy tín nhất so với các đội quân khác đang hoạt động chống Pháp trên 4 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình. Đội quân do Cao Thắng chỉ huy đã được chọn làm đội quân cơ động của cuộc khởi nghĩa, đóng ngay tại bản doanh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cụ Phan và Cao Thắng. Như vậy, Phan Đình Phùng và Cao Thắng không những chỉ thống nhất các lực lượng chống Pháp cả bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình về danh nghĩa mà còn về các mặt cụ thể khác như chỉ huy, kỷ luật, kể cả một phần trang bị. Sự thống nhất đó tạo điều kiện cho sự thống nhất về ý chí, tư tưởng. Đó là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao hoạt động trong một địa bàn đất không rộng, người không đông, quân số không nhiều, vũ khí so với địch thua kém, Phan Đình Phùng và Cao Thắng đã duy trì được cuộc chiến đấu hàng chục năm trời. “Từ khi lực lượng chống Pháp trên toàn vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình được thống nhất, ngoài nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy đội quân cơ động đóng tại bản doanh, Cao Thắng còn phải chỉ huy sự phối hợp chiến đấu giữa các quân thứ. Tên tuổi cũng như tài nghệ chỉ huy quân sự của Cao Thắng từ đó vượt ra ngoài phạm vi một tỉnh” [7, 170]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Xuân Lâm (1993), Tìm hiểu thêm về phong trào Cần vương Hà Tĩnh 1885- 1896, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 4. [2] Phòng Văn hóa - Cục Tuyên huấn (1960), Phan Đình Phùng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. [3] Nhiều tác giả (1971), Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847-1945), NXB Tân Việt, Sài Gòn. [4] Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng, NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1950 [5] Đinh Xuân Lâm - Phan Trọng Báu (1975), Cao Thắng với phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 164. [6] Stalin (1963), Hai trận chiến đấu, NXB Quân đội, Hà Nội. [7] Phan Bội Châu (2007), Tráng sĩ Cao Thắng, NXB Nghệ An. VAI TRÒ CỦA CAO THẮNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG... 97 Title: CAO THANG’S ROLE IN BUILDING UP ARMED FORCES FOR HUONG KHE - HA TINH REVOLT (1888-1896) Abstract: The article analyses the very important contributions of Cao Thang - the young general (in building up armed forces) to Huong Khe - Ha Tinh revolt in particular and patriotic movements against French colonists of Vietnamese nation in the second half of the 20th century in general. Owing to building up the armed forces well, Huong Khe - Ha Tinh revolt develops powerfully, lasts more than ten years and becomes the pinnacle of Can Vuong movement against French colonists in the second half of the 19th century. ThS. NGUYỄN TẤT THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20_316_nguyentatthang_15_nguyen_tat_thang_2133_2021163.pdf
Tài liệu liên quan