Giáo trình khảo cổ học Việt Nam

Các di tích thuộc thời đại kim khí được biết đến, chủ yếu nằm trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai, thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh. Các di tích này nằm trong vùng đất đỏ trung du, bên các thềm phù sa cổ, các doi đất cao ven sông suối, ven theo các bờ biển cổ trong vùng đồng bằng thấp thành tạo muộn có độ cao không đều nhau, từ 1m đến 150m so với mặt biển như Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi (vùng thấp) Hưng Thịnh, Suối Chồn, Cầu Sắt, Phước Tân (vùng cao). Mật độ phân bố của các di tích này khá đậm đặc và gần gũi nhau. Cũng giống như các di tích cùng thới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, các di tích ở Đông Nam bộ có diện tích cư trú khá lớn, thậm chí rất lớn, đến hàng vạn mét vuông (như Cầu Sắt, Bến Đồ) hay hàng chục vạn mét vuông (như Cái Vạn ). Ở lưu vực sông Đồng Nai, cũng có mặt đầy đủ dạng hình di tích. Có những di chỉ cư trú (Cầu Sắt, Bến Đò, ND11 ), có những di tích vừa là di chỉ cư trú, vừa là khu mộ táng (Suối Chồn, Dốc Chùa, An Sơn, Rạch Núi ) có di tích là công xưởng chế tác (Bưng Bạc, Suối Linh, Đồi Phòng Không, Mỹ Lộc ).

pdf36 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình khảo cổ học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân như những nét độc đáo của văn hoa Sa Huỳnh bên cạnh các sắc thái biển truyền thống. Gần đây, khảo cổ học còn phát hiện các mộ chum ở Đak Lak, Gia Lai và đặc biệt là di chỉ – mộ táng chum ở Lung Leng (Kon Tum). Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 18 - Khác các di tích được phát hiện trước kia chỉ bao gồm các khu mộ táng, thực ra phần lớn các di tích đã biết thường có khu cư trú liền kề. Đặc trưng chung của hiện vật trong các mộ táng cho thấy rõ kỹ thuật nông nghiệp dùng cuốc, rìu đá của giai đoạn Long Thạnh và Bình Châu đã được thay thế cơ bản bằng các công cụ sắt như cuốc, thuổng, liềm, dao. Hiện vật đồng trong giai đoạn hưng thịnh này ít được sử dụng để làm công cụ mà được dùng để làm đồ trang sức và vũ khí như vòng, nhạc khí, rìu, giáo, qua. Đáng chú ý là đồ sắt không chỉ được sử dụng làm công cụ mà còn dùng làm vũ khí như kiếm, giáo Đồ trang sức được phát triển hoàn mỹ, nhiều thể loại với chất liệu đá quý hiếm như đá ngọc, mã não Đồ thuỷ tinh đã ra đời và chiếm vị trí quan trọng trong kỹ nghệ làm đồ trang sức như khuyên tai ba mấu, hạt chuỗi Cách thức mai táng dùng vò chum vẫn là đặc trưng nổi nét, ngoài ra vẫn còn tồn tại dạng mộ nồi, vỏ nhỏ. Đặc trưng mộ vò đã có sự chuyển biến hình dạng, không phổ biến loại hình trứng như trong giai đoạn sơ kỳ đồng mà phổ biến loại hình trụ với nắp đậy hình nón cụt và loại mộ vò hình cầu đáy tròn. Với một số niên đại C14 có được ở Quế Lộc: 2100năm ± 50 năm cách ngày nay, ở Hàng Gòn: 2100 năm ± 150 năm ; 2190năm ± 150; 2300năm ± 150 năm cách ngày nay, ở Phú Hoà (Đồng Nai): 2590năm ± 290; 2400năm ± 140 năm cách ngày nay, chúng ta có thể xem giai đoạn sơ kỳ sắt này của văn hoá Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến đầu Công nguyên. 2.4.2. Con người và cuộc sống Có thể khẳng định rằng cư dân thời đại kim khí ở Việt Nam là cư dân nông nghiệp. Cư dân Phùng Nguyên – Đông Sơn, Cầu Sắt – Dốc Chùa là những cư dân làm nông trên các dải đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, sông Đồng Nai. Họ là những cư dân trồng lúa nước. Chứng tích khảo cổ học, cổ thực vật học đã nói lên điều đó. Địa hình phân bố của cư dân Sa Huỳnh chủ yếu ở ven biển nên cơ tầng kinh tế của người Sa Huỳnh là làm nông trên đồng bằng duyên hải. Các khu cư trú của người Sa Huỳnh nằm ven các cửa sông gần biển, các đầm nước ngọt ven biển. Với các lớp văn hoá dày, có nơi tới 2m, chứng tỏ họ đã tụ cư liên tục, ổn định và gắn quyện với nhau thành một khối cộng đồng. Trong giai đoạn văn hoá sớm, họ đã sử dụng công cụ đá như cuốc, rìu, dao Nền nông nghiệp dùng cuốc đã chi phối toàn bộ cơ tầng kinh tế của cư dân Sa Huỳnh từ sớm tới muộn. Chỉ khác là ở giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất, cuốc sắt đã ra đời và tạo nên bước ngoặt lớn trong nông nghiệp. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 19 - Đồ sắt trong giai đoạn này chủ yếu là công cụ sản xuất như cuốc, thuổng, liềm, dao, rìu. Công cụ sản xuất bằng đá đã mất hẳn vị trí như trước đây và bóng dáng của chúng không còn in đậm trong nội dung văn hóa giai đoạn này. Chúng ta chưa phát hiện được các hạt lúa nguyên dạng trong văn hoá Sa Huỳnh nhưng trong gốm Sa Huỳnh có pha trấu. Rõ ràng lúa là thành phần cây lương thực chính. Hình vẽ về cây lúa còn in dấu trên gốm Bình Châu như một mô típ hoa văn. Hình bông lúa cũng là một biểu tượng quen thuộc của gốm Sa Huỳnh. Ngoài lúa, có thể có một số cây lương thực khác như khoai, sắn, lạc, đậu.v.v. mà đất phù sa cát rất thích ứng cho việc canh tác những loại cây trên. Có thể cây lấy sợi như bông, đay, gai vẫn được cư dân Sa Huỳnh trồng để phát triển nghề dệt sợi. Các dọi xe sợi đã nói lên sự phát triển của nghề thủ công này trong văn hoá Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh có nghề gốm rất phát triển. Các chum gốm lớn, các bình vò có hoa văn đẹp chứng tỏ kỹ thuật và óc thẩm mỹ của người Sa Huỳnh rất cao trong việc chế tác gốm. Người Sa Huỳnh cũng biết chế tạo đồng thau để làm công cụ, vũ khí và đồ trang sức. Nghề luyện kim đồng thau không phải từ nơi khác du nhập vào Sa Huỳnh mà chính do người Sa Huỳnh sáng tạo và làm ra. Cư dân Bình Châu, Bàu Trám đã biết tới kỹ nghệ này. Trong các khu cư trú và mộ táng giai đoạn này chúng ta đã phát hiện được nồi nấu đồng, khuôn đúc, xỉ đồng và hiện vật đồng. Tuy nhiên sự phát triển của nghề luyện kim đồng thau không thể so sánh được với Đông Sơn và Dốc Chùa. Do vậy, cư dân Sa Huỳnh đã trao đổi và du nhập sản phẩm đồng thau của Đông Sơn và Đồng Nai. Nổi bật hơn ở Sa Huỳnh là nghề rèn sắt. Hàng loạt đồ sắt Sa Huỳnh đã nói lên điều đó. Ngoài việc rèn sắt, tài liệu ở khu mộ Đại Lãnh đã cho ta thấy người Sa Huỳnh còn biết đúc gang. Đồ sắt Sa Huỳnh không những được dùng ở Sa Huỳnh mà dựa vào thế mạnh này cư dân Sa Huỳnh đã trao đổi buôn bán với các cư dân khác. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ Philippines đã cho đồ sắt có mặt trong văn hoá sơ kỳ sắt ở khu vực này có nguồn gốc từ Sa Huỳnh và có mối quan hệ mật thiết với Sa Huỳnh. Chắc chắn đồ sắt Sa Huỳnh, bằng việc trao đổi, buôn bán trên biển và đất liền, đã đến nhiều khu vực khác nữa. Thành tựu lớn của người Sa Huỳnh là biết nấu thuỷ tinh để làm đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi với nhiều kiểu loại, trong đó đặc sắc nhất là khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu nhọn. Những loại khuyên tai này được các cư dân Đông Nam Á rất ưa chuộng. Sự có mặt của chúng ở nhiều khu vực khác nhau ở Đông Nam Á đã nói lên điều đó. Trong văn hoá Đông Sơn, khu mộ Làng Vạc (Nghệ An) chứa nhiều đồ thủy tinh nhất, trong khi đó ở các nới khác rất hiếm Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 20 - gặp. Chính trong khu vực này cũng phát hiện được chiếc mấu nhọn của loại khuyên tai ba mấu Sa Huỳnh. Buôn bán trao đổi cũng là một nghề nghiệp. Buôn bán nói lên mối giao tiếp văn hoá, mối quan hệ tộc người, ngôn ngữ. Một cư dân có nền văn hoá phát triển phải có nghề buôn bán phát đạt. Hàng hoá, sản phẩm là chỉ số đo một nền văn minh. Có hàng hoá mới có buôn bán trao đổi. Cư dân Sa Huỳnh đã làm ra sản phẩm, hàng hoá để thực hiện công việc này. Hàng hoá, sản phẩm của người Sa Huỳnh là đồ sắt, đồ thuỷ tinh, đồ gốm với kỹ thuật và mỹ thuật cao. Người Sa Huỳnh có quan hệ buôn bán với người Việt cổ ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, với cư dân lưu vực sông Đồng Nai. Bằng đường biển họ đã tới Philippines, Indonesia, Malaysia, Hương Cảng và có thể còn đi xa hơn. Buôn bán ở đây hàm nghĩa các nhóm, các hội buôn nhỏ làm thành những đường dây liên hệ văn hoá. Ngưới Sa Huỳnh cũng đã mang về quê hương họ những sản phẩm của các văn hoá láng giềng và những đặc sản từ các nơi xa. Đồ đồng Đông Sơn, đặc biệt là trống đã có mặt ngay trong địa bàn Sa Huỳnh. Sản phẩm văn hoá Dốc Chùa cũng xuất hiện trong văn hoá Sa Huỳnh như ở Suối Chồn, Bàu Hoè (đồ đồng). Vai trò của buôn bán có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển văn hoá của các cư dân Đông Nam Á. Giáo sư Hutteer, nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ về khảo cổ học Đông Nam Á đặc biệt nhấn mạnh yếu tố này. Ông viết :”Hoạt động buôn bán đóng vai trò lớn trong sự phát triển văn hoá ở Đông Nam Á và làm động lực gián tiếp để biến đổi văn hoá” Bên cạnh cuộc sống vật chất đa dạng của cư dân Sa Huỳnh, người Sa Huỳnh cũng có đầu óc thẩm mỹ cao, một nền nghệ thuật phát triển. Họ cũng là những cư dân có những yếu tố tâm lý riêng, phong tục, nghi lễ riêng trong cái nền chung của khối cộng đồng cư dân Đông Nam Aù thời đại kim khí. Tư duy thẩm mỹ được khắc hoa trong nghê thuật trang trí gốm Sa Huỳnh là sự chắt lọc những nét đẹp của thiên nhiên để đưa vào sáng tác nghệ thuật. Đó chính là sự đồng điệu sâu sắc giữa con người và môi trường sống mà họ đã gắn bó, rung động và đồng cảm với nó trong suốt cuộc đời. Do vậy, cốt lõi của nghệ thuật Sa Huỳnh là miêu tả thiên nhiên mà chủ yếu là biển cả. Biển đã ăn sâu vào tiềm thức người Sa Huỳnh và họ đã không khó khăn gì khi thể hiện nó. Ngôn ngữ thể hiện ở đây cho ta thấy được từng trạng thái của thiên nhiên, lúc hiền lành, lúc dữ tợn. Khi thể hiện lúc biển lặng sóng yên, chúng ta thấy hoa văn trên đồ gốm là các băng chính nằm ngang. Khi biển sóng nhẹ, các băng chính chuyển thành các làn sóng thấp lăn tăn, khi biển hung dữ, các băng làn sóng thay đổi biên độ dao động, lúc xuống thấp, lúc lên cao, lúc vờn đuổi nhau, lúc quật vào nhau tung toé bọt nước. Ngoài ra, thủ pháp biểu hiện chủ đề sóng toé còn dồn vào biểu hiện sự chuyển Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 21 - động của sóng: lúc miêu tả sóng di chuyển dữ dội vào bờ, lúc thể hiện sóng đổ ụp vào nhau Cần lưu ý rằng, nội dung biểu hiện của các băng hoa văn trong một đồ án trang trí đều gắn bó với nhau theo một chủ đề chính. Nếu như băng hoa văn chính thể hiện sự hung dữ của biển cả thì các băng hoa văn phù trợ cũng biểu hiện nội dung như vậy. Cư dân Sa Huỳnh là những người nắm chắc được sự thống nhất giữa hình thức và nội dung mà đặc biệt trong nghệ thuật trang trí, hai yếu tố đó là một cặp phạm trù không thể tách rời được. Tư duy thẩm mỹ của người Sa Huỳnh trong các giai đoạn sớm, thời kỳ đồng thau, dồn vào đồ gốm thì đến giai đoạn muộn dồn vào chế tạo đồ trang sức. Khuyên tai hai đầu thú là một sự sáng tạo đặc sắc của người Sa Huỳnh. Những tiêu bản khuyên tai hai đầu thú còn chế tác dở ở Đại Lãnh cho ta thấy tính bản địa của chúng. Hai đầu thú ở đây, có khả năng là đầu dê, thể hiệnù sắc thái văn hoá trung du. Sự hoà đồng văn hoá núi – biển trong giai đoạn sắt sớm văn hoá Sa Huỳnh diễn ra mạnh mẽ. Khuyên tai hai đầu thú với tính cách điệu cao thể hiện phong cách nghệ thuật điêu khắc đá của cư dân Sa Huỳnh, đồng thời cũng biểu hiện thế giới quan của của người Sa Huỳnh. Sinh vật, vũ trụ tồn tại được nhờ kết hợp giữa các cặp đối lập âm dương, trống mái, nước lửa Đây chính là quan điểm phồn thực của cư dân Sa Huỳnh. Khuyên tai hai đầu thú Sa Huỳnh làm chúng ta liên tưởng đến nghệ thuật trang trí trong văn hoá Xít ở Bắc Biển Đen. Mẫu hình động vật trang trí là những cặp đôi cách điệu giống khuyên tai Sa Huỳnh. Hẳn trong thời đại sắt sớm, các cư dân cổ trên thế giới đã có môi giao tiếp văn hoá rộng rãi. Đặc biệt bằng đường biển họ đã vươn tới nhiều miền xa xôi ngoài sức tưởng tượng của chúng ta hiện nay. Tài liệu khảo cổ chỉ nói lên một phần nhỏ mối giao tiếp văn hoá này. Nghệ thuật Sa Huỳnh còn toát lên cho chúng ta những sắc thái tâm lý riêng của cư dân Long Thạnh - Sa Huỳnh. Họ là những cư dân ưa chuộng màu sắc tươi mát của tự nhiên. Màu vàng, trắng, đỏ của đồ gốm, màu xanh nước biển của thuỷ tinh, màu đen ánh chì của hoa văn gốm.. Tất cả hội tụ lại đã nói lên một cuộc sống nội tâm của người Sa Huỳnh, bộc lộ sự tươi mát, giản dị và yêu tự nhiên. Cư dân Sa Huỳnh có phong tục mai táng trong vò, chôn trên các cồn cát, cồn đất ven biển, ven sông, gần hoặc ngay trong nơi cư trú. Hiện nay chúng ta chưa có nhiều cứ liệu để xác định đó là tục cải táng, hỏa táng, chôn nguyên hay chôn từng bộ phận tử thi. Chắc chắn một điều là một bộ phận trong đó dùng để mai táng trẻ em nguyên tử thi, tức là chôn lần đầu. Tục mai táng trong vò của người Sa Huỳnh – chôn đứng, có nắp đậy, là một trong những truyền thống mai táng nổi bật ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở hải đảo Đông Nam Á trong thời đại kim khí. Trong giai đoạn hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 22 - thau và muộn hơn, mộ vò ở Đông Nam Á có phong cách chôn nguyên và cải táng. Đến giai đoạn sắt sớm và muộn hơn, tục hoả táng lan rộng ở Đông Nam Á từ các trung tâm văn minh Trung Quốc, Ấn Độ và vò gốm được dùng rộng rãi để thực hiện nghi lễ này. Trong các mộ táng Sa Huỳnh, chúng ta không tìm thấy mộ nào chứa đựng nguyên xương cốt người lớn hoặc xương cốt bị đốt cháy. Việc hỏa táng của các khu mộ Sa Huỳnh trong bối cảnh Đông Nam Á cùng thời có thể bị loại trừ. Tài liệu của các khu mộ vò ở Philippines, Triều Tiên, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia thời đại đồng thau - sắt sớm đã nói lên điều này. Dẫu sao các vò táng Sa Huỳnh, kể cả chum lớn, cũng khó mà tin được là để dùng cho việc chôn nguyên thi thể người lớn. Việc bố trí đồ tuỳ táng, đặc biệt là đồ gốm trong mộ cho thấy không có tục chôn nguyên người lớn trong vò. Các bình gốm tuỳ táng đều được đặt trong vò với tư thế đứng ở đáy phần lớn còn nguyên dạng không bị vỡ nát. Do vậy không có thể chôn người chết ngay trên các bình gốm tuỳ táng. Việc không có xương người lớn cũng nói lên điều này. Tuy nhiên trong các khu mộ Sa Huỳnh chúng tôi không hề thấy khu mộ nào chôn nguyên tử thi. Do vậy khả năng cư dân Sa Huỳnh “trả” tử thi về với thần biển có thể hợp lý. Đây là quan niệm và tập tục mai táng của cư dân vùng biển ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cuộc sống của họ luôn luôn gắn với biển, phụ thuộc vào biển, vì vậy họ tôn thờ Thần Biển. Đưa người chết về với biển có nghĩa là hoàn thành một vòng luân hồi của tạo hoá: Con người tự nhiên sinh ra và trở về với tự nhiên (biển). Những ngôi mộ vò trên mặt đất là những mái nhà hoặc các ngôi mộ tượng trưng để các linh hồn có chỗ trú ngụ trên quê quán. Vì thế, không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà chúng ta thấy các mộ Sa Huỳnh tập trung theo từng nhóm, nằm thẳng hàng trật tự trên cùng một bình diện địa tầng và đôi chiếc còn có lỗ thủng nhân tạo ở đáy vò như ô cửa để linh hồn vào ra. Còn trẻ thơ thì được chôn nguyên trong vò vì chúng còn non dại cần được sự che chở của người lớn, do vậy chúng thường được chôn ngay trong nơi cư trú. Quan niệm này và tục mai táng này vẫn còn thực hành ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như ở Philippines. Trong văn hoá Ngưỡng Thiều (Trung Quốc), mộ vò được xem như mộ chôn người chết không lành, tức là mộ của những người chết trôi, chết cháy, chết ngã, chết chém Do quan niệm người chết không lành thì linh hồn họ cũng ác nên mộ vò được chôn riêng cách xa khu mộ của thị tộc để khỏi làm hại linh hồn người cùng dòng họ. Táng tục mộ vò hẳn có quan hệ với cư dân Nam Đảo. Địa bàn phân bố mộ vò ở Đông Nam Á cũng nằm trong khu vực cư trú của người Nam Đảo khu vực này. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 23 - * * * Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều tư liệu khảo cổ học để chứng minh mối quan hệ tiếp nối giữa người Sa Huỳnh và cư dân Chăm Pa. Tuy vậy, bằng sự liên tục không đứt quãng về thời gian, sự trùng hợp về không gian phân bố, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính người Sa Huỳnh, từ khi tiếp xúc, du nhập văn hóa Aán Độ, đã xây dựng nên vương quốc cổ Chăm Pa. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 24 - CHƯƠNG HAI THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ- VĂN HÓA ĐỒNG NAI 1. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU Vùng lưu vực sông Đồng Nai ngày nay cũng được gọi là vùng Đông Nam bộ, bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa, Vũng Tàu, một phần Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này có diện tích tự nhiên khoảng 2.448.000 ha, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 100 – 200m, khí hậu nóng ẩm, ánh sáng nhiều, thời tiết thuận lợi, hầu như không có bão. Đây là một vùng thổ nhưỡng cơ bản thuộc đất phù sa cổ. Theo các nhà địa chất, vào khoảng đầu Kỷ thứ ba và Kỷ thứ tư (tức đầu Pliocene hay đầu đại Tân sinh) trên diện tích tương ứng với đồng bẳng Nam Bộ hiện nay đã bắt đầu hình thành một vùng trũng rộng lớn. Từ đó, các thành tạo địa chất của Kỷ thứ ba và Kỷ thứ tư dần dần lấp đấy vùng trũng này, tạo nên một trầm tích dầy. Đây chính là đồng bằng Nam Bộ màu mỡ và trù phú hiện nay. Trong buổi đầu thời Toàn tân, khi sông Cửu Long chưa đổi dòng, bậc thềm phù sa cổ này hình thành nên một vòng cung rộng lớn từ Vũng Tầu đến Hà Tiên. Bước vào thời đại đồng thau, con người từ những vùng trước núi bắt đầu tràn xuống chiếm lĩnh đồng bằng, đặt chân lên các giồng đất, tạo lập căn cứ để làm chủ vùng đồng bằng rộng lớn mà ngày nay được gọi là vùng Tây Nam Bộ. Chúng ta đã khai quật các di tích An Sơn , Lộc Giang, gò Cao Su, Rạch Núi trong số hàng chục di tích được phát hiện ở Long An. Các mỏ đồng nguyên thủy ở Bảy Núi, Phú Quốc cũng đã được lưu ý khảo sát bước đầu. Trong đó nổi bật hơn cả có lẽ là cụm di tích Óc Eo, thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long rộng lớn. Xu thế con người tràn xuống chiếm lĩnh đồng bằng rộng lớn là nội dung chủ yếu của thời đại đồ đồng và sơ kỳ thời đại đồ sắt, cách ngày nay từ trên dưới 4000 năm đến đầu Công nguyên. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 25 - Về mặt địa lý, miền Đông Nam Bộ có dạng bậc thềm rõ rệt, địa hình cao nhất không quá 500m, trong đó khoảng 60% diện tích có độ cao dưới 100 m, bao gồm dạng hình cao nguyên, núi thấp, đồi lượn sóng, bậc thềm sông và biển. Khí hậu khu vực này chủ yếu nóng , ẩm, lượng mưa lớn. Hệ thống thủy văn bề mặt với các con sông Đồng Nai, Sài Gòn, La Ngà, Sông Bé, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây tạo thành hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phân cách địa hình Đông Nam Bộ. 2. DI TÍCH VÀ DI VẬT 2.1. Đặc điểm phân bố và cấu trúc di tích Các di tích thuộc thời đại kim khí được biết đến, chủ yếu nằm trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai, thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh. Các di tích này nằm trong vùng đất đỏ trung du, bên các thềm phù sa cổ, các doi đất cao ven sông suối, ven theo các bờ biển cổ trong vùng đồng bằng thấp thành tạo muộn có độ cao không đều nhau, từ 1m đến 150m so với mặt biển như Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi(vùng thấp) Hưng Thịnh, Suối Chồn, Cầu Sắt, Phước Tân(vùng cao). Mật độ phân bố của các di tích này khá đậm đặc và gần gũi nhau. Cũng giống như các di tích cùng thới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, các di tích ở Đông Nam bộ có diện tích cư trú khá lớn, thậm chí rất lớn, đến hàng vạn mét vuông (như Cầu Sắt, Bến Đồ) hay hàng chục vạn mét vuông (như Cái Vạn). Ở lưu vực sông Đồng Nai, cũng có mặt đầy đủ dạng hình di tích. Có những di chỉ cư trú (Cầu Sắt, Bến Đò, ND11), có những di tích vừa là di chỉ cư trú, vừa là khu mộ táng (Suối Chồn, Dốc Chùa, An Sơn, Rạch Núi) có di tích là công xưởng chế tác (Bưng Bạc, Suối Linh, Đồi Phòng Không, Mỹ Lộc). Về cấu trúc, các di tích khảo cổ học khu vực này cũng khá đa dạng, độ dày mỏng của tầng văn hóa khảo cổ không đều nhau. Có di tích chỉ có một tầng văn hoá (Cầu Sắt, Bến Đò, Hội Sơn, Ngãi Thắng), có di tích có nhiều tầng văn hoá sớm muộn khác nhau (Dốc Chùa, An Sơn). Độ dày tầng văn hoá mỏng nhất 0,40m (Gò Đá), dày nhất từ 3m đến 5m (Bình Đa, Rạch Núi, An Sơn). Một địa tầng tích tụ dày, xen kẽ các lớp cứng, mềm, màu sắc không đồng nhất là một đặc điểm phổ biến của các di chỉ tiền sử miền Đông Nam Bộ nằm ở phức hệ địa lý - văn hoá Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 26 - a, b. Đó là các di chỉ Rạch Núi, Lộc Giang, An Sơn, Cổ Sơn Tự, gò Ô chùa (Long An), Dinh Ông (Tây Ninh), Bình Đa (Đồng Nai) và Dốc Chùa (Bình Dương). Cấu tạo địa chất đồng bằng Nam Bộ không thuần nhất là điều kiện tạo nên sự đa dạng trong cấu tạo tầng văn hoá trong các di tích khảo cổ ở nơi đây. Những di tích nằm trong vùng thấp kề bên vùng sình lầy ven biển chưa được bồi tụ (Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi) tầng văn hoá là loại đất phù sa pha cát mịn. Ở di tích Rạch Núi, trong lớp sinh thổ còn thấy những tích tụ cát sét lẫn tàn tích thực vật vùng đầm lầy. Ngược lại, các di tích nằm trong vùng đất đỏ badan, tầng văn hoá là loại đất badan có lẫn sỏi sạn rắn chắc như Suối Chồn, Hưng Thịnh, Cầu Sắt, Phước Tânvới nền đất là phong hoá của cao nguyên badan của khu vực này. Trên vùng ven biển, các di chỉ như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Lăng thuộc loại hình tích tụ văn hoá là bùn đất sình lầy, nhiều cọc gỗ, tầng văn hoá mỏng nhưng diện tích khá lớn, dấu tích của rừng ngập mặn nhiều thiên kỷ. Nhưng gần kề đó, qua vịnh Gành Rái là hơn 20 di tích vừa là di chỉ cư trú và mộ chum (Giống Phệt, Giồng Cá Vồ, Giồng Cá Trăng, Lý Nhơn, Giống Cây Keo) cùng đa số là các di tích Oùc Eo như Giồng Am, Giồng Đất Đỏ, Giồng Bảy Liếp, Giồng Cháy, Giống Ông Mai đều là các đồi sót đất đỏ badan nằm trong vùng cửa sông sình lầy ngập mặn. 2.2. Đặc trưng di vật Những cuộc điều tra, thám sát và khai quật đã đưa lên khỏi lòng đất một khối lượng lớn, hết sức phong phú những hiện vật khảo cổ học, bao gồm đủ các loại chất liệu, đá, đồng,sắt, gốm, xương.Việc nghiên cứu những hiện vật này sẽ giúp cho việc xác lập một bản sắc văn hoá riêng ở khu vực này. Đồ đá Nét nổi bật khi nghiên cứu các di tích khảo cổ học thời đại kim khí miền Đông Nam Bộ chính là bộ hiện vật đá hết sức to lớn phát hiện trong các di chỉ. Địa điểm khảo cổ học Phước Tân chưa được khai quật nhưng qua vài lần khảo sát từ năm 1969 đến năm 1975 đã phát hiện gần 3000 di vật đá. Cho đến nay, chung ta chưa thấy một địa điểm khảo cổ nào ở Bắc Bộ và Trung Bộ lại có khối lượng đồ đá lớn như vậy. Ở Gò Đá (Mỹ Lộc) “Trong vòng nửa tiếng đồng hồ” Holb đã nhặt được 100 chiếc rìu đá. Trong hàng loạt các địa điểm khác như Hội Sơn, Ngãi Thắng, Cù Lao Rùa, Suối Linh, Đồi Phòng Khôngcũng tìm được số lượng lớn công cụ đá. Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành những so sánh số lượng hiện vật đá trên 1m2 Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 27 - giữa các di chỉ khảo cổ vùng Đồng Nai với các di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun ở Bắc Bộ và đều nhận thấy rằng mật độ phân bố các di vật ở các di chỉ phía Bắc thấp hơn các di chỉ phía Nam. Chất liệu dùng chế tác công cụ đá trong các địa điểm khảo cổ vùng Đồng Nai chủ yếu là đá badan, một số ít hơn được chế tác từ đá granít. Ở đây hầu như vắng bóng loại đá ngọc Nephrit vốn được các cư dân vùng châu thổ Sông Hồng ưa chuộng trong việc chế tác công cụ và đồ trang sức. Kỹ thuật chế tác chủ đạo của cư dân cổ Đồng Nai là ghè tạo dáng và mài hoàn chỉnh. Người thời đại kim khí miền Đông Nam Bộ ít sử dụng kỹ thuật khoan hơn người miền Bắc. Trong chế tác công cụ hay đồ trang sức, kỹ thuật cưa hầu như vắng mặt, việc ghè đẽo tạo phác vật vòng dường như chiếm ưu thế hơn kỹ thuật khoan (di chỉ Đồi Phòng Không hay di chỉ Bưng Bạc). Thủ pháp thường dùng để tu chỉnh lại công cụ đá là ghè nhỏ tạo lại rìa lưỡi sau một thời gian sử dụng, rồi mài lại. Chính thói quen này khiến cho di vật công cụ có lưỡi tù, đầy vết tu chỉnh “thanh xuân hoá” rìa lưỡi. Bước sang thời đại đồ sắt, trình độ kỹ thuật hai vùng có những nét tiến bộ tương tự nhưng biểu hiện ra cũng có những nét khác biệt. Điều này, chủ yếu là do chất liệu quyết định. Về hình loại, bộ hiện vật đá vùng lưu vực sông Đồng Nai cũng hết sức đa dạng. Chúng ta gặp ở đây các loại rìu vai, rìu không vai, rìu tứ giác, bàn mài, đục mũi nhọn, mai, cuốc kích thước lớn. Trong phần lớn các địa điểm, bắt gặp loại dao cắt, dao hái, đồ trang sức chủ yếu là vòng tay.Loại hình hiện vật chiếm số lượng nhiều nhất, thể hiện một phong cách riêng của khu vực này trong bộ hiện vật đá là rìu bôn với đặc trưng nổi bật là rìu bôn có vai. Bên cạnh loại rìu bôn có vai là loại rìu bôn không vai. Tuy nhiên tỷ lệ giữa hai loại này có sự khác biệt. Nghiên cứu số lượng rìu bôn ở bốn địa điểm: Phước Tân, Bến Đò, Hội Sơn, Cù Lao Rùa, kết quả cho thấy: Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 28 - Phước Tân Bến Đò Hội Sơn Cù Lao Rùa Địa điểm Hiện vật Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Công cụ có vai 1216 90,7 644 91,8 75 88,7 93 58,1 Công cụ không có vai 124 9,3 57 8,2 9 11,3 67 41,9 Tổng cộng 1340 100 701 100 84 100 160 100 Qua bảng thống kê của 4 địa điểm tiêu biểu trên, rõ ràng chúng ta thấy ở các địa điểm này, tuy có sự khác biệt về tỷ lệ nhưng đều phát hiện được cả hai loại rìu bôn với một số lượng khá lớn. Ở địa điểm Rạch Núi (Long An) kết quả khai quật cho thấy loại rìu có vai bằng đá hầu như vắng bóng (chỉ phát hiện được một tiêu bản ký hiệu O5 nhưng lại có cấu tạo đặc biệt, chưa thấy ở đồng bằng Nam Bộ). Tuy nhiên, đây lại là nơi cho đến nay, phát hiện được nhiều nhất loại công cụ có vai được chế tác từ mai rùa: 18 chiếc trong tổng số 25 hiện vật xương đã phát hiện được ở đây. Tuy nhiên, sự chênh lệch chỉ diễn ra ở các di chỉ có niên đại sớm như Phước Tân, Bến Đò và giảm dần ở các di chỉ có niên đại muộn hơn sau này mà rõ nét nhất là Cù Lao Rùa, Dóc Chùa, Đồi Xoài, Đồi Mít Rìu bôn có vai tìm được ở đây có nhiều loại khác nhau: vai ngang, vai xuôi, rộng, hẹpChiếm số lượng nhiều hơn cả là loại rìu bôn vai xuôi. Rìu bôn vai xuôi tồn tại khá phổ biến ở các nền văn hoá đá mới muộn - đồng sớm. Ở Thạch Lạc, Bàu Tró cũng có loại rìu này. Ở các địa điểm kim khí sớm vùng Đông Nam Bộ, loại rìu này có cấu tạo chuôi dài, vuông cạnh, mặt cắt gần vuông. Những yếu tố này đã trở thành một đặc trưng độc đáo của vùng này. Bên cạnh đó là loại rìu bôn có vai nhọn cũng tìm được khá nhiều trong các địa điểm. Cuộc khai quật Bến Đò đã tìm được 14 chiếc loại này. Rìu bôn tứ giác ở các di chỉ vùng lưu vực sông Đồng Nai có cấu tạo khác hẳn những hiện vật cùng loại vùng lưu vực Sông Hồng, Sông Mã. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 29 - Nếu ở vùng lưu vực Sông Hồng, Sông Mã, rìu bôn tứ giác có dạng vuông hoặc gần vuông thì ở đây, rìu bôn tứ giác lại có dạng hình thang rõ rệt, rìu có phần đốc hẹp, lưỡi xoè rộng, chiều dài có khi lớn gấp 2 hay gấp 3 lần chiều rộng. Có loại rìu đốc thu hẹp gần như nhọn tạo cho rìu có dáng gần như hình tam giác, loại rìu này hình như mới chỉ thấy ở các địa điểm có niên đại sớm và được coi như một đặc trưng cho công cụ đá giai đoạn này với các địa điểm Cầu Sắt và muộn hơn, ở Bến Đò, Phước Tân, Hội Sơn Tóm lại, loại hình công cụ rìu bôn vùng Đồng Nai chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng với sốlượng lớn và loại hình phong phú. Nó trở thành một đặc trưng hàng đầu khi nhận dạng diện mạo văn hoá nơi đây. Điều cần lưu ý là loại rìu cónấc tồn tại như một đặc trưng trong các địa điểm khảo cổ vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc nước ta, thì ở đây, chúng hầu như vắng bóng. Một đặc điểm quan trọng của công cụ đá vùng lưu vực sông Đồng Nai là loại hình công cụ cuốc, loại công cụ có ý nghĩa rất lớn khi nghiên cứu hình thái kinh tế của cư dân nơi đây thời tiền sử mà chung tôi sẽ đề cập đến ở phần sau. Địa điểm Rạch Núi, trong số 128 công cụ đá có 43 cuốc đá, địa điểm Gò Đá con số này là 27, Phú Lộc có 4 chiếc rất nguyên vẹn, Bình Đa có 15 chiếc tìm thấy trong cuộc khai quật 1993, Bưng Thơm có 7 chiếc Các địa điểm khác như Lộc Chánh, Cái Vạn, Bến Đò, Phước Tân, Hưng Thịnhcuốc đá cũng có mặt với một số lượng khá lớn. Đây là những chiếc cuốc có kích thước khá lớn (thường dài trên 15 cm), vai vuông vắn, lưỡi được mài vát ở một mặt hoặc cả hai. Lưỡi thường xoè rộng và có dạng cong lồi. Đục đá cùng tìm được khá nhiều trong các địa điểm. Đây là loại đục có lưỡi sắc, hơi nhọn, chế tác khá sơ sài. Phải thừa nhận rằng vào thời đại kim khí, cùng với rìu bôn đá các loại, đục đá chiếm một vị trí quan trọng. Cùng với nhóm rìu bôn, nó hình thành nên bộ công cụ chủ đạo trong các hoạt động kinh tế. Đồ gốm Nhìn chung, đồ gốm trong các địa điểm khảo cổ học ở đây chủ yếu được chế tạo bằng bàn xoay mà dấu vết còn để lại khá rõ trên thành miệng hay ở núm nhọn dưới trôn đồ đựng (Bến Đò, Cái Vạn, Mỹ Lộc). Bên cạnh đó, một số đồ gốm tìm được ở Cầu Sắt, Rạch Núi cho thấy chúng được làm bằng phương pháp dải cuộn và nặn bằng tay. Mặc dù gốm đã được xoa lớp áo mịn, vẫn có thể nhận thấy vết dải cuộn không phẳng đều và nhiều vết lõm của tay người thợ. Kiểu dáng gốm ở đây chủ yếu là các loại vò, nồi, bình, bát với nhiều loại kích thước khác nhau. Nồi vò là loại có đáy tròn, miệng loe xiên thẳng hoặc loe xiên Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 30 - hơi lõm, trang trí văn thừng hoặc văn chải suốt từ cổ hoặc giữa vai xuống đáy. Bình gốm có rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong các di chỉ Bình Đa, Suối Linh, An Sơn, Lộc Giang, tồn tại một loại bình gốm có vai đắp nồi nhiều gờ hoặc một gờ, miệng loe gãy, hơi lõm. Thân hình trụ hơi thon vào và không hoa văn. Để gần như phẳng và có chân đế thấp đắp rời. Trong các di chỉ mộ chum như Phú Hoà, Dầu Giây, Suối Chồn, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt thì loại hình đồ đựng bằng gốm, đặc biệt loại bình gốm có nhiều kiểu loại. Tuy chưa tìm được loại hình gốm “chân giò” như ở vùng lưu vực Sông Hồng, Sông Mã, nhưng đã phát hiện đựơc loại chân gốm hình ống tròn dài, loại hiện vật kiểu miệng bò, kiểu “đèn”, những kiểu “phễu”, những thỏi đất nung giống chiếc gậy nhưng đầu nhọn, những hiện vật có đế hình bốn cạnh. Loại hình bếp đun nấu (cà ràng) bằng gốm là một đặc trưng dộc đáo của người Việt cổ phương Nam. Nếu người Việt cổ miền Bắc dùng 3 ống đầu rau rời để bắc bếp đun nấu, thì người miền Nam lại tạo bếp đun như dạng một cái chậu thấp, rất rộng miệng và có 3 vật “hình lưỡi lợn” hay “hình sừng bò” gắn vào làm ống đầu rau. Loại bếp này, có chân đế và không chân đế, có thể dễ dàng sử dụng đun nấu trên thuyền gỗ, thuyền nan chứ không chỉ trên nền sình lầy ngập nước. Loại mảnh gốm tròn có lỗ thủng ở giữa được phát hiện ở đây nhiều hơn so với lứu vực Sông Hồng. Ở An Sơn, phát hiện được 55 mảnh, Cầu Sắt có 12 mảnh trong khi đó Gò Mun, Đồng Đậu, chỉ thấy một vài mảnh. Dọi xe sợi được phát hiện ở hầu khẵp các địa điểm thuộc thời đại kim khí, song ở các tỉnh phía nam, chúng lại có số lượng rất lớn. Dốc Chùa qua 3 lần khai quật, phát hiện tới 295 chiếc. Bi gốm phát hiện được hầu như đều khắp ở các địa điểm khảo cổ thuộc những thiên niên kỷ II, I trước Công nguyên, chúng đã tồn tại với một số lượng lớn ở Bến Đò. Công dụng của loại hiện vật này vẫn còn chưa có những ý kiến nhất trí. Gốm đáy nhọn ở Bến Đò đều được gắn chân đế. Người xưa trên đất nước ta vào thời kỳ này rất ưa thích loại dụng cụ có chân đế cao kiểu mâm bồng. Vào cuối giai đoạn đồng, người miền Đông Nam Bộ ưa thích chế tạo và sử dụng khuyên tai bằng gốm các loại hình thoi lõm, hình thoi tròn gắn móc, hình trái lê, hình quả, hình hoa. Các di chỉ mộ chum như Phú Hoà, Suối Chồn, Dầu Giấy, Giồng Phệt, Giống Cá Vồ và các di chỉ cư trú như lớp trên Dốc Chùa, Long Bửu, gò Cao Suđã tìm thấy loại trang sức gốm này, đặc biệt ở Giồng Cá Vồ đã tìm được tới hơn 200 tiêu bản. Hoa văn trang trí trên gốm ở khu vực này cũng gồm các loại văn thừng, văn khắc vạch, văn chấm dải thành mảngSo với hoa văn trên đồ gốm vùng Sông Hồng, hoa văn gốm ở đây có vẻ đơn giản hơn. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 31 - Đồ đồng và đồ sắt. Để tìm hiểu đặc trưng của đồ đồng vùng lưu vực sông Đồng Nai, cần phải lưu ý trước hết địa điểm khảo cổ học Dốc Chùa. Trong hai mùa khai quật liên tiếp năm 1976 – 1977, từ Dốc Chùa, chúng ta đã có một bộ đồ đồng phong phú gồm 68 hiện vật đồng với nhiều chủng loại khác nhau và tập hợp khuôn đúc đồng với 76 tiêu bản. Đây là số khuôn đúc đồng được tìm thấy nhiều nhất từ trước đến nay trên đất nước ta. Về số lượng và hình loại, đồ đồng vùng lưu vực sông Đồng Nai ít ỏi so với vùng lưu vực Sông Hồng, Sông Mã,.nhưng lại phong phú hơn đồ đồng ven biển duyên hải miền Trung, trong văn hoá Sa Huỳnh. Giáo tìm được ở đây là loại giáo hình lá hay hình búp đa có thân rộng, sông không nổi cao, mặt cắt ngang hình thoi hay hình bầu dục, họng tra cán ngắn, có mặt cắt hình tròn. Cả rìu và giáo đồng đều thuộc loại kích thước trung bình. Bộ đồ trang sức đồng cũng nghèo nàn về số lượng và hình loại. Đồ trang sức mới chỉ thấy ở một vài địa điểm như Dốc Chùa, Suối Chồn. Đó là loại vòng tay có mặt cắt hình bán nguyệt hay dẹt. Đồ thuỷ tinh Đồ thuỷ tinh tìm được ở đây là loại vòng tay mặt cắt hình tròn, chữ D, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai có ba mấu, khuyên tai mặt cắt tam giác và hạt chuỗi. Đồ thuỷ tinh được phát hiện nhiều trong các địa điểm mộ chum có đồ sắt như Phú Hoà, Suối Chồn, Hàng Gòn, Giống Phệt, Giồng Cá Vồ Những di vật đặc biệt. - Qua đồng Long Giao Vì tính chất đặc biệt của phát hiện này nên theo chúng tôi, cần tách riêng bộ sưu tập qua đã phát hiện ở vùng lưu vực sông Đồng Nai (mà chủ yếu là bộ qua đồng Long Giao) thành một phần riêng để xem xét. Qua Long Giao có kích thước lớn và rất lớn, nặng, chiều dài toàn thân bộ qua 30 - 70cm, nặng 0,8 - 2kg, toàn bộ hai mặt được trang trí văn hình học tinh xảo, cân xứng giống hệt nhau. Hoa văn trang trí là hoa văn các đường chữ S nối nhau hay đối xứng, hoa văn chấm, khắc vạch, văn hình tam giácđặc biệt chiếc qua mang ký hiệu 83 KG-16 ở phần bảng có trang trí một núm tròn nổi với 12 tia hình tam Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 32 - giác. Những người trực tiếp nghiên cứu nhóm qua này đã chia toàn bộ qua thành 4 loại với nhiều kiểu khác nhau. - Mộ táng Loại mộ đất ở các địa điểm Dốc Chùa, An Sơn, gò Ô Chùa, Rạch Rừng. Đó là loại mộ có huyệt, dạng gần hình chữ nhật, kích thước trung bình 1,50m - 3,00m dài, 1,50m - 2,00m rộng. Các mộ thường được xếp đá tảng xung quanh, giữa có rải gốm và đá cục nhỏ, nằm trong lớp đất sâu từ 1m -1,80m. Phần lớn các mộ đều có chôn theo hiện vật, số lượng hiện vật không đều nhau. Mộ giầu có tới hơn 30 hiện vật, mộ nghèo chỉ có 1,2 hiện vật. Nhiều mộ phát hiện được dấu vết xương cốt, qua đó nhận thấy tử thi trong tư thế nằm thẳng, chân tay duỗi. Loại hình mộ thứ hai là mộ vò gốm. Đây là loại mộ mà áo quan là những chum hay vò bằng gốm có kích thước lớn đã phát hiện ở Phú Hoà, Hàng Gòn, Dầu Giây, Suối Chồn.Loại mộ này mới chỉ thấy ở các địa điểm có niên đại muộn. Hiện vật chôn theo được để bên trong vò gốm như giáo, rìu, kiếm, khuyên tai, hạt chuỗiđược làm bằng sắt, đá, thuỷ tinh 3. NIÊN ĐẠI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ. Di chỉ khảo cổ học Cầu Sắt được coi là địa điểm tiêu biểu cho giai đoạn phát triển sớm nhất của thời đại kim khí vùng lưu vực sông Đồng Nai. Vết tích vật chất đặc trưng cho giai đoạn văn hoá này là sự tồn tại của loại rìu đá có vai kích thước nhỏ và trung bình với tỷ lệ lớn hơn hẳn những loại hình công cụ khác, sự phố biến loại dao hái ghè đẽo hoặc mài, những công cụ mũi nhọn được chế tác từ mảnh tước. Đồ trang sức có loại vòng đá kích thước nhỏ, mặt cắt ngang hình thang. Đồgốm chủ yếu được chế tạo bằng bàn xoay, một số được chế tạo bằng tay nhưng có trình độ kỹ thuật cao, kiểu dáng phong phú, độ nung cao, thành gốm mỏng Chưa tìm được dấu vết kim loại, mộ táng của giai đoạn này. Về niên đại, trước đây, nhiều ý kiến cho rằng Cầu Sắt thuộc hậu kỳ thời đại đá mới. Gần đây, nhiều ý kiến đã không coi Cầu Sắt thuộc thời đại đá mới hoặc cho rằng nó thuộc giai đoạn chuyển tiếp từ đá mới sang đồng thau. Tuy nhiên, căn cứ vào kỹ thuật chế tác đồ đá, người Cầu Sắt đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật ghè đẽo, cưa, mài và bàn xoay trong chế tạo gốm, có thể tương đồng với giai đoạn Phùng Nguyên ở phía Bắc, thuộc phạm trù thời đại đồng. Hiện nay, có người cho di chỉ Suối Linh cũng thuộc giai đoạn này, và gọi là giai đoạn Cầu Sắt - Suối Linh. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 33 - Giai đoạn phát triển tiếp sau là Bến Đò. Đây là giai đoạn có thời gian tồn tại khá dài và tập hợp nhiều địa điểm khảo cổ nhất. Ở giai đoạn này, những công cụ có kích thước lớn như cuốc, mai, các loại rìu vai cũng với kích thước tương đối lớn, phát triển rất mạnh. Đồ trang sức là loại vòng hình đĩa có mặt cắt hình tam giác. Nói chung cư dân thuộc giai đoạn này đã tiếp thu và phát triển hoàn thiện truyền thống kỹ thuật chế tác đá của người Cầu Sắt. Đồ gốm được chế tác hoàn tàn bằng bàn xoay gồm các loại bình, bát, đĩa, kiểu dáng miệng phong phú vàkích thước khác nhauCũng chưa tìm thấy hiện vật đồng ở giai đoạn này. Các địa điểm tiêu biểu là Bến Đò, Phước Tân, Hội Sơn, Ngãi Thắng, ND 11. Niên đại C14 ở địa điểm Bến Đò là 3040 năm ± 140 năm cách ngày nay và 3000 năm ± 110 năm cách ngày nay. Tiếp theo Bến Đò là giai đoạn Cù Lao Rùa. Ở giai đoạn này, đã hoàn toàn vắng mặt loại dao hái và đục vốn có mặt rất nhiều ở giai đoạn Cầu Sắt và Bến Đò, loại công cụ có vai kích thước lớn và rất lớn giảm mạnh và hầu như không thấy loại cuốc, mai. Loại công cụ không có vai tăng lên rõ rệt. Đồ trang sức là loại vòng tay mặt cắt hình bầu dục. Bi gốm và dọi xe sợi tìm được rất nhiều. Việc tìm thấy khuôn đúc đồng và cả rìu đồng ở Cù Lao Rùa đã chứng tỏ cư dân ở đây đã biết luyện kim và chế tác kim loại tại chỗ phục vụ cho đời sống của mình. Địa điểm Gò Đá, Dốc Chùa lớp dưới có thể coi là những di tích tiêu biểu. Niên đại của giai đoạn này vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Những niên đại C14 của Dốc Chùa: 3145 năm, sai số 105 năm và 2990 năm, sai số 105 năm cách ngày nay có thể cho ta tham khảo. Giai đoạn phát triển thứ tư của thời đại kim khí nơi đây là giai đoạn Dốc Chùa với các địa điểm tiểu biểu Long Giao, Suối Chồn và Dốc Chùa lớp trên. Ở giai đoạn này loại rìu bôn tư giác chiếm ưu thế tuyệt đối so với rìu bôn có vai. Bi gốm và dọi xe chỉ tiếp tục được phát hiện với số lượng lớn, xuất hiện nhiều đồ gốm có kích thước lớn với loại miệng mép uốn cong ra ngoài. Tồn tại loại vòng trang sức mặt cắt hình chữ D. Đồ đồng đặc biệt phát triển và phong phú cả về số lượng va loại hình với các loại rìu, giáo, lao, vòng trang sức, tượng động vậtLoại rìu đồng đặc trưng nhất là loại rìu cân lưỡi cong hình hyperbol, một mặt phẳng, môt mặt lồi. Bộ qua đồng đồ sộ và đẹp cũng chưa nơi đâu có. Đây cũng là giai đoạn chúng ta có một sưu tập khuôn đúc đồng nhiều nhất trong cả nước, chứng tích của một nghề luyện kim bản địa và hoàn thiện. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 34 - Về niên đại, những địa điểm thuộc giai đoạn này đã bước vào thời đại sắt, khoảng nửa sau thiên niên kỷ I trước Công nguyên, có thể tương đương thời kỳ văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc. Có thể các địa điểm Bưng Bạc, Bưng Thơm cũng thuộc giai đoạn này. 4. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN Cuộc sống: Mật độ đậm đặc các di tích trong vùng sông Đồng Nai cho thấy cư dân cổ nơi đây vào thời kim khí đã có một cuộc sống khá ổn định. Tầng văn hoá khảo cổ trong các di tích khá dày, ở nhiều địa điểm, thậm chí rất dày. Hiện vật phát hiện được trong các địa điểm phong phú và đa dạng với nhiều loại chất liệu: đá, đồng, sắt, gốm, xương, thủy tinh Chủ nhân các di tích trong lưu vực sông Đồng Nai thời đại kim khí là cư dân nông nghiệp. Nhận định này có căn cứ là tổ hợp nông cụ đã phát hiện được: đó là khối lượng rất lớn những loại rìu bôn có vai hay tư giác, một tập hợp không ít loại dao hái và dao cắt khá độc đáo và rất nhiều đồ đựng gốm có chức năng rõ ràng. Họ rất thành thạo trong kỹ thuật đồ đá và gốm nên đã tạo ra được những công cụ có hình dáng ổn định, cân đối, có hiệu quả. Đồ gốm mỏng nhưng có độ bền cao, gốm được chế tạo bằng bàn xoay, có độ nung cao. Ở giai đoạn Bến Đò, loại công cụ đá có kích thước lớn phát triển rất mạnh, loại hình cuốc đá tìm được tìm rất nhiều Tuy nhiên, trong tất cả các địa điểm sớm cũng như muộn, hầu như không phát hiện được loại công cụ cày vốn được phát hiện rất nhiều trong văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc cùng những chiếc nhíp có cấu tạo lưỡi kiểu răng liềm. Tất cả những lý do đó cho thấy nền nông nghiệp nơi đây thời tiển sử là một nền nông nghiệp dùng cuốc nhưng đã ở vào trình độ cao. Phương thức hoạt động kinh tế quan trọng khác là khai thác, trong đó săn bắt giữ vị trí đặc biệt, nhất là ở giai đoạn sớm. Ở các địa điểm đã phát hiện nhiều than tro với xương răng động vật lớn nhỏ như bò rừng, hàm lợn rừng, răng tê giác, mai rùa, xương cá. Rất ít xương răng động vật nuôi (chỉ mới có xương chó nhà, lợn nhà) cho thấy chăn nuôi chưa phát triển mạnh để có thể vươn trở thành một hoạt động kinh tế chính của đời sống. Trong các giai đoạn phát triển muộn hơn, bên cạnh nền nông nghiệp dùng cuốc vẫn giữ vai trò chủ đạo, xuất hiện các nghề thủ công mang tính chất chuyên hoá rõ rệt mà điển hình là các công xưởng chế tác ở Suối Linh, Đồi Phòng Không, Mỹ Lộc, Bưng Bạc, Dốc Chùa Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 35 - Mỹ Lộc, một công xưởng chế tác công cụ đá, được coi là một trong những điểm quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Địa điểm Đồi Phòng Không được ghi nhận là xưởng chuyên sản xuất vòng tay đá. Nghiên cứu bộ đồ đá và tập hợp khuôn đúc đồng ở Bưng Bạc, chúng tôi đã coi đây không chỉ là một xưởng chế tác đồ trang sức đá mà còn là nơi chuyên sản xuất khuôn đúc đồng cung cấp cho nhiều nơi, như Dốc Chùa. Việc phát hiện đàn đá Bình Đa với những dấu tích chế tác tại chỗ cho thấy có một nghề thủ công sản xuất loại nhạc cụ này. Vết tích này còn thấy cả ở Gò Me, Đa Kai. Địa điểm Bến Đò, ngoài tính chất di chỉ, đây còn có thể gọi là một kho bi gốm. Ở Dốc Chùa, ngoài bộ khuôn đúc đồng chưa đâu sánh được, còn phát hiện được một khối lượng dọi xe sợi cũng vào loại nhiều nhất từ trước đến nay là một chứng liệu hết sức quan trọng để khẳng định sự tồn tại chắc chắn của nghề thủ công dệt vải ở nơi đây. Sự có mặt của loại hình quả cân ở Dốc Chùa và nhiều nơi khác là tư liệu quan trọng để nhận biết về một nền thương nghiệp ở nơi đây. Như vậy, Đông Nam Bộ thời tiền sử qua những chứng cứ khảo cổ học từ lòng đất nơi đây cho thấy, mặc dù không có nhứng sưu tập lưỡi cày đồng thau lớn như Cổ Loa (Hà Nội), chứng tích của một nền nông nghiệp dùng sức kéo vào thời văn hoá Đông Sơn, cũng như không có bộ đồ đồng phong phú với những trống thạp, thố, dao găm, rìu xéonhững sản phẩm của một nghề luyện kim đồng rực rỡ và hoàn thiện, nhưng với sự có mặt của một khối lượng hết sức lớn những công cụ đá, của bộ khuộn đúc đồng nhiều vào loại nhất Việt Nam, và Nam Đông Dương, của những xưởng chế tác đá lớnđã cho thấy sự tồn tại của một nền nông nghiệp dùng cuốc ở trình độ cao. Sự có mặt của nhiều ngành thủ công nghiệp: chế tác đá, dệt vải, làm gốm, chế tác thuỷ tinh không hẳn chỉ giữ vị trí phù trợ cho nông nghiệp. Những dấu hiệu đó cho thấy, vào thời đại kim khí, nơi đây đã có một sự phân công chuyên hoá ở một trình độ nhất định. Để chế tác những bộ khuôn đúc như Dốc Chùa, Bưng Bạc, để chế tác những bộ đàn đá Bình Đa, Đa Kairõ ràng phải cần tới đội ngũ những thợ thủ công lành nghề có kỹ thuật cao với những trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho công việc sản xuất. Và do đó, cũng không loại trừ khả năng đội ngũ thợ thủ công này đã tách khỏi hoặc hoàn toàn, hoặc một phần, các hoạt động nông nghiệp. Để khẳng định vấn đề này còn cần phải được nghiên cứu trên cơ sở các cuộc khai quật khảo cổ học với phạm vi rộng lớn. Qua tìm hiểu bộ đồ đồng vùng lưu vựu sông Đồng Nai với những đặc trưng kỹ thuật có thể thấy rõ ràng mặc dù có nhiều bóng dáng của đồ đồng Đông Sơn nhưng Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam - 36 - về cơ bản, đồ đồng nơi đây vẫn mang nhiều nét riêng tiêu biểu cho một nền văn hoá đồng thau - sắt sớm ở vùng này thời tiền sử. Trần Văn Bảo Khoa Lịch sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0011_p1_9718.pdf