Trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân từ
ngữ đồng nghĩa là phương tiện đưa những
thông tin bổ sung về con người, cảnh vật và
sự kiện làm nên cốt truyện của tác phẩm.
Đồng thời, chúng cũng là phương tiện để tác
giả bày tỏ thái độ, lập trường của mình đối
với nhân vật và sự kiện nêu trong tác phẩm,
đặc biệt là trong những tình huống khó sử: tỏ
thái độ ca ngợi, bênh vực những con người và
việc làm theo lẽ thường thì người ta lên án,
người ta trừng trị (ví dụ nhân vật đao phủ
Bát Lê trong truyện Bữa rượu máu; hay nhân
vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù )
Nhân vật của Nguyễn Tuân (quan phủ, Cầu,
Tú, Huấn Cao ) cũng sử dụng ngôn ngữ của
người kể. Dù cố ý hay vô tình giữa ngôn ngữ
của người kể và nhân vật không có sự phân
biệt rõ ràng. Điều này chứng minh ý kiến cho
rằng “Truyện của Nguyễn Tuân là tùy bút trá
hình”(Trương Chính). Ngôn ngữ Nguyễn
Tuân gắn với ngôn ngữ tùy bút. Nhưng đó
chính là sự độc đáo có một không hai của
Nguyễn Tuân.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của các đơn vị đồng nghĩa đối với sự thể hiện chủ thể phát ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
13
VAI TRÕ CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ THỂ HIỆN
CHỦ THỂ PHÁT NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TUÂN
Lê Thị Hƣơng Giang*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua việc khảo sát và phân loại các đơn vị đồng nghĩa đối với sự thể hiện chủ thể phát ngôn trong
truyện ngắn của Nguyễn Tuân, ngƣời viết đã chỉ ra những giá trị của việc sử dụng các đơn vị đồng
nghĩa; sự thể hiện vốn từ phong phú và khả năng sáng tạo những đơn vị ngôn ngữ của tác giả
Nguyễn Tuân – một trong số các nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam, một bậc thầy về sử dụng
ngôn ngữ.
Từ khóa: đồng nghĩa , truyện ngắn, chủ thể phát ngôn, Nguyễn Tuân
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đồng nghĩa là một hiện tƣợng có tính phổ
quát trong tất cả các ngôn ngữ. Đồng nghĩa
cung cấp cho ngƣời sử dụng ngôn ngữ khả
năng lựa chọn phƣơng tiện biểu đạt để diễn tả
một cách trung thành nhất tƣ tƣởng, tình cảm
của mình trong ngững cảnh huống giao tiếp
cụ thể.
Nguyễn Tuân là một trong số các nhà văn
xuất sắc của văn học Việt Nam. Tài hoa của
Nguyễn Tuân biểu hiện trên nhiều mặt: sự
uyên bác, năng lực sáng tạo độc đáotrong
đó phải kể đến tài hoa về dùng từ. “Đi trên
con đƣờng nghệ thuật ngôn từ, Nguyễn Tuân
đã trở thành ngƣời phát hiện, ngƣời khám phá
những khả năng chƣa từng biết đến của tiếng
Việt ta”[1, S.33]
Việc tìm hiểu các đơn vị đồng nghĩa đối với
sự thể hiện chủ thể phát ngôn trong truyện
ngắn của Nguyễn Tuân sẽ là một cách tiếp
cận mới trên phƣơng diện ngôn ngữ. Qua đó,
ngƣời đọc sẽ hiểu rõ hơn những tâm tƣ, trăn
trở mà tác giả đã kín đáo truyền thông điệp tới
ngƣời đọc.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Từ ngữ đồng nghĩa là những đơn vị từ hoặc
cụm từ có chức năng biểu thị cùng một đối
tƣợng. Trong ngôn ngữ học hiện nay có sự
phân biệt giữa đồng nghĩa và đồng sở chỉ.
Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi gọi
chung các từ hoặc ngữ có một nét nghĩa nào
đó đồng nhất là những từ ngữ đồng nghĩa
*
Tel: 0989 090076, Email: lehuonggiang.dhsptn@gmail.com
hoặc đơn vị đồng nghĩa, bao gồm cả đồng
nghĩa từ vựng và đồng nghĩa trong văn cảnh.
2. Phân tích nội dung một văn bản, ta có thể
xem xét văn bản đó trong mối quan hệ với đối
tƣợng đƣợc phản ánh, với chủ thể phát ngôn
và với đối tƣợng thụ ngôn. Bài viết này tìm
hiểu vai trò của các từ ngữ đồng nghĩa trong
các truyện ngắn của Nguyễn Tuân trƣớc Cách
mạng, xét từ mối quan hệ giữa văn bản với
chủ thể phát ngôn.
Trong tác phẩm văn học, chủ thể phát ngôn
gồm có nhân vật, ngƣời dẫn truyện và tác giả.
Xét cho cùng, toàn bộ tác phẩm văn học là
sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Do đó, ngôn
ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ nhà văn. Tuy
nhiên, xét tƣơng quan nội tại của tác phẩm,
ngƣời ta phân biệt ngôn ngữ ngƣời thuật
truyện và ngôn ngữ nhân vật.
3. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Tuân,
ta thấy có một số lƣợng lớn những đơn vị
đồng nghĩa, thể hiện vốn từ phong phú và khả
năng sáng tạo những đơn vị ngôn ngữ của tác
giả. Thực tế cho thấy, mỗi khi sử dụng từ
đồng nghĩa, nhà văn đã thực sự tạo đƣợc sự
thay đổi giọng điệu của câu văn, đoạn văn và
của toàn bộ tác phẩm. Đây cũng là con đƣờng
để ngôn từ thực hiện chức năng thi học, chức
năng siêu ngôn ngữ của mình.
Hiện tƣợng từ ngữ đồng nghĩa trong văn
Nguyễn Tuân xảy ra trong nội bộ ngôn ngữ
ngƣời trần thuật, nội bộ ngôn ngữ của nhân vật.
Với tƣ cách là một trong những phƣơng tiện
bộc lộ tính cách nhân vật, các từ ngữ đồng
nghĩa trong lời nhân vật và lời ngƣời trần
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
14
thuật có vai trò tƣơng đối khác nhau. Vì vậy,
ở đây chúng tôi tách ngôn ngữ ngƣời trần
thuật và ngôn ngữ nhân vật ra làm hai đối
tƣợng xem xét riêng.
Từ ngữ đồng nghĩa trong ngôn ngữ nhân vật
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Tuân, ít
những lời đối thoại trực tiếp, vì thế ngôn ngữ
nhân vật ít xuất hiện. Tuy vậy, trong các tác
phẩm, mỗi khi nhân vật phát ngôn đều thể hiện
tính cách của mình. Và tính cách ấy một phần
bộc lộ qua cách sử dụng từ ngữ đồng nghĩa.
Các lƣợt lời của nhân vật trong truyện ngắn
của Nguyễn Tuân thƣờng ngắn. Tuy nhiên,
qua khảo sát, ta thấy trong các lời thoại của
nhân vật xuất hiện nhiều từ ngữ đồng nghĩa.
Các từ ngữ đồng nghĩa này đã giúp cho nhà
văn thể hiện những dụng ý khác nhau.
Nhân vật trong các phẩm của Nguyễn Tuân
thƣờng là nhân vật tài hoa: chặt đầu giỏi,
uống trà giỏi, thả thơ, đánh thơ giỏi. Tất cả
đều đạt trình độ nghệ sĩ. Do đó, trong nói
năng họ cũng là những ngƣời khéo léo, lịch
sự văn hoa. Nét tính cách văn hoa lịch sự ấy
biểu hiện qua cách xƣng hô theo những quan
hệ khác nhau giữa các nhân vật. Viên quan
phủ gọi lý trƣởng khi thì thầy, khi thì chú, khi
thì anh. Mỗi cách xƣng hô đều có động cơ và
ý đồ riêng.
Trước hết các từ ngữ đồng nghĩa xuất hiện
trong lời nói của nhân vật đã góp phần khắc
họa đặc điểm của nhân vật.
Ví dụ, Trong “Những chiếc ấm đất” cùng chỉ
khái niệm “ăn” nhƣng nhà sƣ nói là “thụ”:
“Cháu đi từ sớm, chắc bây giờ đã ngót dạ rồi,
sẵn oản chuối vừa hạ xuống, già ép cháu thụ
một ít lộc phật”. Còn cô gái (không phải là
sƣ) đã đáp lại nhà sƣ theo cách nói của ngƣời
ngoại đạo:
-Bạch cụ, cháu ăn mặn ở nhà còn lửng dạ
ạ”.[9,tr.41]
Thụ và ăn là cặp đồng nghĩa nhƣng xuất hiện
trong lời nhân vật chẳng những góp phần
khắc họa đặc điểm nhân vật một là nhà sƣ và
một là con trai cụ Sáu - ngƣời phàm trần mà
còn có giá trị giải thích nghĩa cho nhau, bổ
sung nghĩa cho nhau.
- Hiện tƣợng một nhân vật đƣợc các nhân vật
khác xƣng hô bằng những từ khác nhau: ông/
anh; tiên sinh/ công tử chứng tỏ các nhân
vật là những ngƣời lịch thiệp.
Ví dụ: “Thầy làm việc quan nhƣ thế hỏng to.
Đừng nói chi đến chuyện nay mai thầy mong
đƣợc nhà nƣớc cho tƣởng lục hay là mong
điền vào chân chánh phó tổng khuyết. Nếu
anh không thay đổi cách làm việc thì cái triện
lí trƣởng của anh cũng khó mà giắt cho đƣợc
lâu đâu. Việc dân trong làng uống rƣợu mà
thầy lại mù tịt nhƣ vậy, thì chết thật. Thầy làm
việc không đƣợc quá mẫn tiệp quá rõ rồi. Nếu
ta không thƣơng anh, đem một việc này mà
bẩm tỉnh thì liệu anh còn giữ đƣợc đồng triện
không? ”[9, tr.9].
Trong “Những chiếc ấm đất”, Nguyễn Tuân
viết: “Ông cụ Sáu nghe khách kể đến đấy, thích
quá, vỗ đùi mình, vỗ đùi khách, kêu to lên:
- Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì
tôi mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối
có nhau mà thƣởng thức trà ngon. Nhà, phần
nhiều lại toàn ấm song ấm quý”.[9, tr.46].
Qua các dẫn chứng trên ta thấy Nguyễn Tuân
đã đặt vào lời nhân vật những cách xƣng hô
bằng những từ ngữ khác nhau, ngay trong
cùng một lƣợt lời ngay cả khi tự xƣng (tức
quy chiếu vào ngôi thứ nhất) khi hô (tức quy
chiếu vào ngôi thứ hai) và khi nói tới ngƣời
thứ ba (quy chiếu vào ngƣời đƣợc nói tới
trong cuộc thoại). Nhƣ vậy chứng tỏ Nguyễn
Tuân đã rất có ý thức sử dụng từ ngữ đồng
nghĩa - đây chính là phƣơng tiện để tác giả
bày tỏ thái độ, lập trƣờng của mình đối với
con ngƣời và cảnh vật, giúp ngƣời đọc nhận
ra các thông điệp hàm ẩn của tác phẩm.
Bát Lê trong “Bữa rượu máu” đã tự xƣng
bằng những từ ngữ khác nhau khi trả lời quan
Đổng lý quân vụ:
“Dạ bẩm ông lớn đã thƣơng đến phận tôi tớ,
chúng con xin hết sức ra công chó ngựa.
Nhƣng bây giờ con đã già yếu lắm, không
biết có còn làm đƣợc việc nhƣ hồi xƣa nữa
không ”[9,tr.36]
Ngoài các từ xƣng hô linh hoạt bằng các từ
đồng nghĩa, trong lời thoại của nhân vật, ta
thấy các nhân vật trong truyện ngắn còn dùng
nhiều các từ ngữ đồng nghĩa biểu thị nhiều sự
vật hiện tƣợng.
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
15
Đây là lời ông huyện Thạch Thành nói với
vợ: “Không chiều bề trên thì họ bảo mình
ngạo, không làm vừa lòng bạn thì họ bảo ăn ở
không có tình”.
Chiều và làm vừa lòng là hai đơn vị cùng
nghĩa: nói và làm theo ý của ngƣời khác. Sử
dụng cặp đồng nghĩa này, tài sử dụng ngôn
ngữ của nhân vật đã bộc lộ.
Hay lời quan phủ nói với thầy lý: “Thầy nên
coi chừng đến công việc của thầy và sự hành
động phi pháp của dân làng. Trách nhiệm của
thầy nặng lắm đó! Thầy giữ việc làng thay
thầy lý trƣớc (bị chết một cách rất thê thảm và
chẳng vinh dự gì) trong khi thừa hành công
vụ, chắc thầy rõ phận sự của thầy lúc này,
hơn ai hết thảy”.
Đôi khi hiện tượng xưng hô bằng những từ
đồng nghĩa còn thể hiện sự diễn biến trong
tâm trạng của nhân vật.
Ví dụ: Trong “Mười năm trời mới gặp nhau,
nhân vật Cầu dùng hai từ xƣng hô đồng nghĩa
để nói với Đạm:
“Và chỉ trong giây lát đủ thời giờ để cái nắm
tay lên trán và bỏ tay xuống, ông đã vồn vã
trả lời:
- Ông Đạm? Anh Đạm?”
Từ ông chuyển sang anh, các từ xƣng hô đã
thể hiện sự chuyển biến tâm lý diễn ra trong
con ngƣời Cầu: Từ chỗ nhìn Đạm nhƣ một
ngƣời xa lạ, xƣng hô theo lối lịch sự xã giao
vì chƣa nhận ra là ngƣời thân quen, chuyển
sang lối xƣng hô thân mật khi nhận ra trƣớc
mặt mình là bạn thân từ thuở trƣớc.
Có khi dùng cách xưng hô đồng nghĩa,
nhân vật đã thực hiện ý đồ chiến thuật giao
tiếp nhằm đạt mục đích của mình.
Ví dụ: “Thầy làm việc quan nhƣ thế hỏng,
hỏng to. Đừng nói chi đến chuyện nay mai
thầy mong đƣợc nhà nƣớc cho tƣởng lục hay
là mong đƣợc điền vào chân chánh phó tổng
khuyết. Nếu anh không thay đổi cách làm
việc thì cái triện lý trƣởng của anh cũng khó
mà giắt cho đƣợc lâu đâu. Việc dân trong làng
uống rƣợu mà thầy mù tịt nhƣ vậy, thì chết
thật. Thầy làm việc không đƣợc mẫn tiệp quá
rõ rồi. Nếu ta không thƣơng anh, đem một
việc này mà bẩm tỉnh thì liệu anh có còn giữ
đƣợc đồng triện không”[9, tr.9].
Trong lƣợt lời này, quan phủ đã gọi lí trƣởng
bằng thầy và anh. Đây không phải chỉ là sự
thay đổi từ ngữ cho lời văn linh hoạt, sinh
động; mà là sự thay đổi cách xƣng hô nhằm
thể hiện chiến thuật “vừa đánh vừa xoa” của
quan phủ. Quan phủ đã một mặt đặt lí trƣởng
vào địa vị xã hội để quy trách nhiệm nhằm đe
dọa, mặt khác quan phủ lại dùng tình thân ái
cá nhân để thƣơng tình, để kéo lí trƣởng về
phía mình mà cùng nhau trấn áp kẻ nấu rƣợu
lậu. Đặt các từ ngữ đồng nghĩa (đồng quy
chiếu) vào trong lời nhân vật, Nguyễn Tuân
đã để cho nhân vật tự bộc lộ động cơ phát
ngôn của nó. Nhờ vậy tác giả không cần một
lời bình nào vẫn bày tỏ thái độ phê phán đối
với thủ đoạn của quan phủ.
Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao lúc đầu đã
nói với viên quan ngục bằng từ xƣng hô tỏ
thái độ trịch thƣợng, coi thƣờng:
“- Ngươi hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn một điều.
Là nhà ngươi đừng có đặt chân đến đây”.
Nhƣng về sau khi đã “cảm cái tấm lòng biệt
nhỡn liên tài “ của viên quản ngục, Huấn Cao
lại gọi viên quản ngục bằng thầy quản và coi
quản ngục là “ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Bằng cách đặt vào lời các nhân vật những từ
ngữ xƣng hô khác nhau, tác giả kín đáo thể
hiện sự thay đổi về nhận thức và thái độ của
Huấn Cao với viên quản ngục. Sự thay đổi ấy
nói lên rằng trong con ngƣời Huấn Cao trƣớc
sau vẫn “lành vững” một chủ nghĩa tôn thờ
cái đẹp, trân trọng từng “chút ánh sáng của
con tâm còn thơm sạch”; mà biết tôn trọng cái
đẹp là một con ngƣời đẹp.
Tóm lại, qua những lời thoại của các nhân vật
ta thấy các nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyễn Tuân vừa lịch sự, văn hoa, vừa khôn
khéo trong thể hiện ý đồ giao tiếp. Đồng thời,
từ ngữ đồng nghĩa trong ngôn ngữ nhân vật
đã đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện thể
hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Có thể nói
rằng, những từ ngữ đồng nghĩa đã giúp cho tƣ
duy của độc giả từ lĩnh hội nội dung bề mặt
của diễn ngôn mà suy ra chiều sâu hàm ẩn của
văn bản nghệ thuật. Các từ ngữ đồng nghĩa
đƣợc tác giả sử dụng đã tạo nên các thông tin bổ
sung khiến cho tƣ duy ngƣời đọc vƣợt ra khỏi
văn bản, tri nhận những “ý tại ngôn ngoại”.
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
16
Từ ngữ đồng nghĩa trong lời người trần thuật
Lời người trần thuật (còn gọi là ngôn ngữ
ngƣời trần thuật) là phần lời trong tác phẩm
dùng để miêu tả và thể hiện thái độ đối với
mảng cuộc sống đƣợc dựng lên trong tác
phẩm. Thật ra trong lý luận văn học, tác giả
và ngƣời trần thuật trong tác phẩm không
phải là đồng nhất. Tuy vậy, trong bài này
chúng tôi thấy không cần thiết phân biệt, nên
tạm thời coi ngôn ngữ của ngƣời trần thuật và
ngôn ngữ tác giả là một.
Lời ngƣời trần thuật là phƣơng tiện chủ yếu
của tự sự và thể hiện tập trung phong cách
ngôn ngữ của nhà văn.
Trong sáng tác, nhà văn phải xử lí một loạt
các nhân tố liên quan đến quá trình sáng tác
sao cho tạo đƣợc hình thức ngôn ngữ phù hợp
với nội dung và có hiệu lực cao với ngƣời
đọc. Và điều đó góp phần tạo nên dấu ấn
phong cách nhà văn. Khrapchenko nói: Đặc
thù của việc miêu tả nhân vật, sự kiện, những
hoàn cảnh thuộc về những đặc điểm có tính
chất quyết định của phong cách cá nhân”.
Theo đó, ta có thể nói: việc sử dung các từ
ngữ đồng nghĩa trong ngôn ngữ ngƣời trần
thuật là một trong những yếu tố của phong
cách ngôn ngữ tác giả.
Phương tiện ngôn ngữ đồng nghĩa trong lời
người trần thuật
Trong các truyện ngắn của mình, với tƣ cách
là ngƣời trần thuật, Nguyễn Tuân đã sử dụng
vốn từ ngữ phong phú và linh hoạt. Cùng một
con ngƣời, một sự việc, hành động... ông gọi
tên bằng những từ ngữ khác nhau, qua đó,
khắc họa những đặc điểm khác nhau của đối
tƣợng đƣợc nói đến và biểu lộ những quan
niệm và thái độ khác nhau trƣớc thực tế đƣợc
phản ánh. Hầu nhƣ mỗi con ngƣời, mỗi sự vật
đều đƣợc Nguyễn Tuân gọi bằng những từ
ngữ đồng nghĩa khác nhau. Bao trùm lên tất
cả , thông qua việc sử dụng các từ ngữ đồng
nghĩa ta nhận ra một sự tìm tòi sáng tạo và sự
uyên bác của nhà văn.
Ví dụ, trong “Vƣờn xuân lan tạ”, có những
dãy đồng nghĩa nhƣ sau:
- Các từ ngữ chỉ ngƣời (không tính sự lặp lại):
+ công tử, tiểu sinh, cậu ấm.
+ con gái, tiện nữ, cô chiêu, ngƣời ngọc,
ngƣời giai nhân
+ bạn già, ngƣời cố hữu.
+ chủ nhân, quan án Trần, ông chủ...
+ đám mục đồng, tụi trẻ
- Các từ ngữ đồng nghĩa chỉ sự vật:
+ hoa, huê, lan, cỏ quý, cái hƣơng trời...
+ hoa viên, lan viên, lan trang
+ hỏa, lửa
Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa trong
ngôn ngữ của ngƣời trần thuật đã tạo nên
những hiệu quả khác nhau.
Trƣớc hết, các từ ngữ đồng nghĩa trong
ngôn ngữ người trần thuật thể hiện tình
cảm thái độ của tác giả đối với đối tượng
được trần thuật. Ví dụ: Trong “Chữ người tử
tù”, việc công khai bênh vực một tên tử tù là
một điều khó, xét về mặt chính trị. Tránh bộc
lộ công khai, lộ liễu lập trƣờng của mình (kỵ
lộ) là yêu cầu nghệ thuật, nhƣng cuối cùng
khuynh hƣớng tƣ tƣởng của tác phẩm lại cần
phải rõ ràng. Đó là những mâu thuẫn, những
khó khăn của nhà văn. Việc sử dụng các từ
đồng nghĩa mang màu sắc tu từ là một thủ
pháp giúp nhà văn thoát khỏi những mâu
thuẫn đó... “Những đƣờng nhăn nheo của bộ
mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ
chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín
đáo và nhẹ êm”[9, tr86].
Cặp đồng nghĩa: mặt tư lự - mặt nước ao
xuân đã giúp cho tác giả kín đáo tỏ thái độ
của mình đối với viên quan ngục. Nó cũng là
dấu hiệu gợi mở cho độc giả phát hiện phẩm
chất một con ngƣời “còn lập lòe chút ánh
sáng của con tâm còn thơm sạch”. Đoạn văn
sau đây sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa
một cách đắc địa cho sự bộc lộ tƣ tƣởng của
mình: “Trong hoàn cảnh đề lao, ngƣời ta sống
với nhau bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính
cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết
trọng người ngay của viên quản ngục là một
thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản
đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Ông
trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những
cái thuần khiết vào một đống cặn bã. Và
những ngƣời có tâm điền tốt và thẳng thắn lại
phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt” [9.tr86].
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
17
Dãy đồng nghĩa: tàn nhẫn- lừa lọc- hỗn độn
xô bồ- lũ quay quắt- đống cặn bà tƣơng phản
với dãy đồng nghĩa: lòng biết giá người - biết
trong người ngay - âm thanh trong trẻo - tâm
điền tốt- thắng thắn.
Ở đây ta thấy tác giả đã sử dụng một dãy
đồng nghĩa này tƣơng phản với một dãy đồng
nghĩa khác, nhƣ vẽ lên hai mảng sáng tối,
trắng đen của một bức tranh, làm toát lên lập
trƣờng của tác giả: ngợi ca, trân trọng cái tốt
đẹp và phê phán, lên án cái xấu xa, tàn ác.
Vậy là hình ảnh một con ngƣời tài hoa với
tâm hồn đẹp đẽ của quá khứ hiện về trong
một hiện tại đen tối, hỗn loạn.
Từ ngữ đồng nghĩa trong ngôn ngữ người
trần thuật thể hiện cách nhìn khác nhau về
đối tượng được nói tới. Điều này thể hiện
trƣớc hết định danh các nhân vật. Cùng một
nhân vật ngƣời trần thuật gọi tên bằng những
từ ngữ khác nhau. Xin nêu một trƣờng hợp
làm ví dụ:
Bát Lê trong “Bữa rƣợu máu” là ngƣời có
“nghệ thuật” “chém treo ngành”, trong lời trần
thuật của tác giả đƣợc gọi bằng các tên gọi: lão
Lê, tên đầy tớ, Bát Lê, ông Bát phẩm Lê.
Lão Lê là cụm từ gọi tên nhân vật, khi tác giả
giới thiệu nhân vật thông qua cái nhìn của
Đổng Lý quân vụ, khi ông này đến nhà tìm
ông ta. Nguyễn Tuân gọi nhân vật này bằng
lão vì có ý nói rằng đó là một ngƣời già, đã về
nghỉ. Cách gọi Lão Lê chỉ đƣợc dùng một lần
trong tác phẩm, vì có chức năng giới thiệu
đặc điểm tuổi già của nhân vật, sau khi gi;í
thiệu xong tác giả không dùng lại.
Tên đầy tớ là cụm từ dùng để chỉ Bát Lê,
cũng chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ ngƣời trần
thuật trong tác phẩm một lần. Đó là tác giả
trần thuật việc quan đổng lý hất hàm hỏi Bát
Lê, Bát Lê đƣợc đặt vào trong mối quan hệ
với Quan Đổng lý. Hình thức định danh này
có tác dụng xác lập quan hệ giữa hai nhân vật:
“Quan đổng lý quân vụ ngả mình trên chiếc
ghế bành son, hất hàm hỏi tên đầy tớ già bát
phẩm đang thu bé mãi ngƣời trên chiếc
cột”.[9,tr35]
Ông Bát Phẩm Lê đƣợc dùng một lần khi kể
về việc Bát Lê chọn chỗ tập lại những động
tác chém treo ngành. Tác giả gọi nhân vật
bằng ông kèm theo cả cái chức danh, phẩm
hàm và cả tên thật , tác giả đã nhìn nhận nhân
vật từ góc độ “thâm niên nghề nghiệp” và ca
ngợi cái tính cẩn thận của nhân vật.
Bát Lê là cách gọi nhân vật đƣợc sử dụng 21
lần. Đây là cách xƣng hô đƣơng thời: ngƣời ta
gọi nhau bằng cách gắn tên với chức danh
hoặc phẩm hàm chức nghiệp. Trong những
đoạn trần thuật về Bát Lê luyện tập đƣờng
kiếm chuẩn bị cho “cuộc thí nghiệm sau cùng
của một đƣờng dao bị bỏ quên lâu ngày”, tác
giả đã cố ý làm cho việc miêu tả khách quan
hóa. Ngƣời trần thuật đã đứng ở ngôi thứ ba
gọi tên nhân vật theo cách xƣng hô thông
thƣờng của thời đại, làm cho sự trần thuật trở
nên khách quan.
Trong ngôn ngữ của ngƣời trần thuật, có
những đoạn tả sự vật, hiện tƣợng khách quan
thông qua con mắt và tâm trạng của nhân vật.
Những từ ngữ đồng nghĩa xuất hiện trong
những đoạn văn miêu tả cái khách quan này
lại gián tiếp khắc họa đặc điểm, tính cách
nhân vật. Ví dụ: trong “Chén trà sương” có
đoạn: “Cụ ấm phẩy quạt nan phành phạch
theo một nhịp nhanh chóng trƣớc cửa hỏa lò.
Hòn than tàu lép bép nổ, nghe vui tai. Và làm
vui cho cả mắt mữa, những tàn lửa không có
trật tự, không bó buộc kia còn vẽ lên một
khoảng không những nét lửa ngoằn ngoèo.
(...) Những hòn than tàu cháy đều, màu đỏ
ửng, có những tia lửa xanh lè vờn quanh.
Không khí mỗi lúc dao động càng dâng cao
thêm những ngọn lửa xanh nhấp nhô. Hòn lửa
rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tƣơi và
trong suốt nhƣ thỏi vàng thổi chảy.[9,tr.101].
Những từ ngữ đồng nghĩa trong đoạn này,
một mặt đã tả một cách cụ thể, sinh động
những hòn than cháy trong lò. Mặt khác cách
tả bằng những từ ngữ đồng nghĩa sắc thái hóa
ấy thể hiện nhân vật Cụ ấm là ngƣời có óc
quan sát tinh tế, chứng tỏ đó là ngƣời đã lâu
năm gắn bó với thú vui tao nhã uống trà mạn.
Nói một cách khác, xét về phƣơng diện chủ
thể phát ngôn, các từ ngữ đồng nghĩa đƣợc sử
dụng trong đoạn trích dẫn trên thể hiện đƣợc
nhiệt tình ca ngợi (hoặc thái độ phê phán)
nhân vật đƣợc miêu tả.
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
18
Sự biểu lộ tình cảm thái độ chủ quan của tác
giả lại càng rõ khi tác giả sử dụng các từ đồng
nghĩa bộ phận theo phép liệt kê tiệm tiến.
Ví dụ: “Trẻ con tỉnh Đoài, đến bây giờ vẫn
còn hay hát. Vừa hát vừa nghe vừa trông lên
cái chỏm non Tản: trông xa nhƣ hình cái tán
đá, non kia vòi vọi đã là cả một thế giới của
bí mật, của huyền ảo”. [9,tr. 120]
Bí mật, huyền ảo trong văn cảnh này đồng
nghĩa bộ phận với nhau, bổ sung cho nhau tạo
cảm giác về khung cảnh thiên nhiên huyền bí,
li kì.
Ví dụ: “Hoa quả lành ngọt và thơm nhƣ hết
thảy những cái gì không phải là trần hủ sống
gửi ở mặt đất cõi trần. Những cái êm, dịu,
trong, sáng, thơm lành trên non tiên, nếu
đƣợc đem thuật lại với ngƣời làng, ông cụ
Sần tin rằng sẽ có một khối ngƣời đoạn tuyệt
với cố hƣơng, tìm vào ngàn cao cho đƣợc
thỏa cái tai và cái mắt” [9, tr.123]
Trong đoạn trên các từ ngữ đồng nghĩa bộ
phận đã đƣợc dùng theo phép liệt kê cho ta thấy
lòng say mê, chất lãng mạn của tác giả khi nhiệt
tình ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trong câu sau đây, việc sử dụng theo phép
liệt kê các từ ngữ đồng nghĩa rõ ràng bộc lộ
cảm xúc, sự phẫn nộ của người nói:
Ví dụ: “ Và tôi đã làm quảng cáo cho tôi bằng
việc làm giả dối, xảo quyệt rẻ tiền”. (Chiếc lư
đồng mắt cua)
Cũng có khi, nhiều từ đồng nghĩa không tập
trung ở một đoạn văn ngắn mà đƣợc tác giả
sử dụng rải rác trong toàn bộ tác phẩm, tùy
thuộc vào văn cảnh cụ thể. Điều này đã gợi
nên chức năng biểu lộ cảm xúc của tác giả,
đôi khi còn biểu lộ tình cảm của chính các
nhân vật trong tác phẩm với nhau hoặc đối
tƣợng họ chú ý.
Ví dụ trong truyện ngắn “Bố Ô (Tên cũ là
Rượu bệnh)”[9,tr.283], Nguyễn Tuân đã sử
dụng 33 từ ngữ đồng nghĩa (chƣa kể tần xuất
lặp lại) trong hơn bốn trang in để nhà văn
khắc sâu những đặc điểm ẩn chìm trong nhân
vật, đối tƣợng đƣợc miêu tả (Bố Ô) và ngầm
lồng vào trong nhân vật, sự việc.tình cảm,
lập trƣờng của mình. Nhờ đó các khách thể
đƣợc phản ánh có chiều sâu của tình ngƣời,
của cảm xúc.
Ông bạn rượu(1)= ông cụ ấy(2)= người có
tuổi đó(3) = ông già(4) = lão(5) = một người
say(6) = bực lão tửu đồ ấy(7) = ông khách
không đứng đắn(8) = ông già đánh thuế rượu
một cách kì dị(9) =cụ(10)=cụ tiên(11)= ông
khách hàng nghèo và già(12) = ông già quen
nếm rượu chằng(13)=Bố Ô(14) = ông
lão(15)= thích khách(16) = tên giặc(17) =
ông cụ bác nó(18)=ông lão bí mật(19)= chủ
nhà(20) = chủ nhân(21)= ông già đại náo
trong dinh Ông Lớn đầu tỉnh(22)= ông(23)=
người uống rượu ấy(24) =kẻ tật nguyền(250)
= ông già liệt cả người (261)=ông già tê
liệt(27)= ông già hèn(28)= một vị ân nhân
mang tật(29)= xác kia(304)=cỗ xương
ấy(31)= đống gio xương ấy (32) =vụn xương
vô tự ấy(33).
Nếu tạm thời trừu tƣợng hóa nội dung, tạm
thời tách khỏi văn cảnh để xét các đơn vị
đồng nghĩa trên, ta có thể hình dung sơ lƣợc
về đối tƣợng miêu tả nhƣ sau:
Bố Ô là một ngƣời đã có tuổi, một khách
hàng quen thuộc của những quán rƣợu. Ông
đƣợc xem là một bực lão tửu đồ. Nhƣng có
những lúc ông bị đánh giá là ngƣời khách
không đứng đắn. Có lẽ, vì ông quen uống
rƣợu mà không trả tiền nên mọi ngƣời mới
gọi ông bằng cái tên ông già đánh thuế rƣợu
một cách kì dị. Ông là ngƣời mà không ai biết
ông làm gì, ngƣời ở đâu, không thấy có con
cái, chỉ có ngƣời cháu (ông cụ bác nó). Ông
cũng là ngƣời trƣợng nghĩa, đã từng đại náo
trong dinh của Ông lớn đầu tỉnh để bị coi là
tên giặc, là thích khách khi thấy những bất
công của các thế lực trong xã hội mà mình thì
“lực bất tòng tâm” nên ông đã tìm đến rƣợu,
trở thành một ngƣời say! Và kết cục, cuộc đời
ông, cũng nhƣ cuộc đời bao dân đen lúc đó,
đã thành kẻ tật nguyền, một vị ân nhân mang
tật và cuộc đời kết thúc bằng cỗ xƣơng cháy
xém. Trong đống tro đó, ngƣời ta thấy “vụn
xƣơng vô tự”.
Nhƣng nếu ta đặt các đơn vị đồng nghĩa trên
vào văn cảnh cụ thể, ta sẽ thấy rõ sắc thái biểu
cảm trong đó:
“Ngƣời ta không rõ ông cụ ấy tên gì và ngƣời
ở đâu. Mỗi buổi sớm lúc giời đất còn lờ mờ,
ông cụ đã ngồi sẵn ở các cửa ô Hà Nội, không
ai rõ người có tuổi đó làm nghề gì”[9,tr.283]
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
19
ông cụ ấy ở đây thể hiện thái độ khách quan
của ngƣời trần thuật ở đoạn mở đầu câu
chuyện. Về chức năng chỉ danh thì ngƣời trần
thuật ở đây và ông cụ ấy không đồng nhất,
không ngang hàng nhau.
Ở văn cảnh: “Đứa bé lắc đầu, trả lời là ông cụ
bác nó giờ hai chân không đi đƣợc, ngƣời
không dựng dậy đƣợc, cả ngày chỉ nằm bệt
trên võng tre, đã lâu không ăn uống gì, chỉ nói
mê, mãi đêm qua mới tỉnh lại và dặn nó đƣa
hũ chén ra chờ ở đây để xin rƣợu”[9,tr.289]
Trong mối quan hệ với đứa bé thì ông cụ bác
nó ở đây là phù hợp. Lúc này tác giả đã thực
sự hóa thân vào tác phẩm cùng thế giới nhân
vật, sự kiện ở đó chứ không khách quan giống
nhƣ ban đầu.
Và ở văn cảnh “Hai tay người uống rượu ấy
trƣớc kia còn cử động đƣợc để với một cái hũ,
nghiêng rót nó ra chén rồi đƣa vào miệng.
Nay nó cũng theo cặp chân mà trệ nốt và cứ
buông xuôi thế. Sự chết bắt đầu sống trong
ngƣời Bố Ô. Ở khắp mình kẻ có tật nguyền
kia, những thứ ung thƣ rất kì quái cũng bắt
đầu phát ra () Trông đứa cháu bón rƣợu cho
ông già tê liệt kia thì không còn ai ở đời này
muốn nghiện rƣợu nữa. Thảm quá!”.
Dùng bốn từ đồng nghĩa để chỉ “Ông già ấy”
dƣờng nhƣ tác giả hàm chứa sự trách cứ và cả
sự thƣơng xót đối với nhân vật của mình.
Đồng thời đó cũng nhƣ một thông điệp gửi tới
độc giả về tác hại của “Rƣợu bệnh”!
Tiếp tục đặt những từ ngữ đồng nghĩa này vào
từng văn cảnh cụ thể, ta sẽ phân tích đƣợc
những sắc thái biểu cảm - phần tin bổ sung,
giá trị tuyệt đối của từ. Qua đó, sẽ hiểu rõ hơn
về tình cảm, thái độ của nhà văn đối với nhân
vật của mình.
Tóm lại, trong ngôn ngữ của ngƣời trần thuật,
các từ ngữ đồng nghĩa của Nguyễn Tuân xuất
hiện với mật độ khá cao. Và điều quan trọng
hơn, nhà văn đã sử dụng các từ ngữ đồng
nghĩa đó nhằm những mục đích khác nhau.
Xét trên phƣơng diện của mối quan hệ giữa
diễn ngôn với chủ thể phát ngôn, các từ ngữ
đồng nghĩa có tác dụng biểu thị những nội
dung bổ sung về lập trƣờng thái độ, cảm xúc
và tài hoa của tác giả.
KẾT LUẬN
1. Từ ngữ đồng nghĩa và những sáng tạo biến
thể đồng nghĩa tu từ là một phƣơng tiện
thƣờng gặp trong thơ trữ tình nhƣng trong các
truyện ngắn của mình, Nguyễn Tuân đã sử
dụng một số lƣợng lớn với tần số khá cao để
tạo nên những hiệu quả nghệ thuật riêng,
không giống với những nhà viết văn xuôi
khác.
2. Nguyễn Tuân sử dụng và sáng tạo từ ngữ
đồng nghĩa trong lời kể. Những từ ngữ này
(có trong văn chƣơng, điển tích và cả trong
lời nói hàng ngày) làm thành một kho tàng
ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại.
3. Trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân từ
ngữ đồng nghĩa là phƣơng tiện đƣa những
thông tin bổ sung về con ngƣời, cảnh vật và
sự kiện làm nên cốt truyện của tác phẩm.
Đồng thời, chúng cũng là phƣơng tiện để tác
giả bày tỏ thái độ, lập trƣờng của mình đối
với nhân vật và sự kiện nêu trong tác phẩm,
đặc biệt là trong những tình huống khó sử: tỏ
thái độ ca ngợi, bênh vực những con ngƣời và
việc làm theo lẽ thƣờng thì ngƣời ta lên án,
ngƣời ta trừng trị(ví dụ nhân vật đao phủ
Bát Lê trong truyện Bữa rượu máu; hay nhân
vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù)
Nhân vật của Nguyễn Tuân (quan phủ, Cầu,
Tú, Huấn Cao) cũng sử dụng ngôn ngữ của
ngƣời kể. Dù cố ý hay vô tình giữa ngôn ngữ
của ngƣời kể và nhân vật không có sự phân
biệt rõ ràng. Điều này chứng minh ý kiến cho
rằng “Truyện của Nguyễn Tuân là tùy bút trá
hình”(Trƣơng Chính). Ngôn ngữ Nguyễn
Tuân gắn với ngôn ngữ tùy bút. Nhƣng đó
chính là sự độc đáo có một không hai của
Nguyễn Tuân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (15-8-1987), “Cuộc ra đi vĩnh
viễn”, Báo Văn nghệ, S33
2. Đỗ Hữu Châu (1974), “Trƣờng từ vựng ngữ
nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ
thuật”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học
tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội.
4. Nguyễn Thái Hòa (2000), “Suy nghĩ trên chính
câu văn của Nguyễn Tuân”, Báo Văn nghệ trẻ, số 8.
Lê Thị Hƣơng Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 13 - 20
20
5. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1998), Phong
cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà nội.
6. Vƣơng Trí Nhàn (11/07/ 2000), “Sự biến hóa
của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân”, Báo Thể
thao và Văn hóa, số 55.
7. Nguyễn Đức Tồn (2006), Từ đồng nghĩa tiếng
Việt, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội
8. Cù Đình Tú (1983),Phong Cách học và đặc điểm
tu từ tiếng Việt, Nxb. Đại học và THCN, Hà Nội.
9. Nguyễn Tuân (2003), Tuyển tập truyên ngắn,
Nxb Văn học, Hà Nội.
SUMMARY
ROLE OF UNITS SYNONYMOUS PERFORMANCE
FOR HOLDERS OF THE SPOKESPERSON
OF SHORT STORIES NGUYEN TUAN
Le Thi Huong Giang
*
College of Education - NTU
Through the survey and categorization of units synonoymous to represent the subjectivity of short
stories spokeswoman Nguyen Tuan, the writer has shown the value of using the unit means, the
expression of which from the richness and creativity of language unit by Nguyen Tuan - one of the
writers of literary excellence Vietnam, a master of language use.
Keywords: synonyms, short stories, subjects spokeswoman, Nguyen Tuan
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 26/3/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Đào Thị Vân – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
*
Tel: 0989 090076, Email: lehuonggiang.dhsptn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_cac_don_vi_dong_nghia_doi_voi_su_the_hien_chu_th.pdf