Phong cách Pô Klaung Garai: Thế kỷ XIV – XVI (4)
Những năm gần đây loại hình di tích thành cổ Chămpa đã được phát hiện và khai
quật ở nhiều tỉnh miền Trung nước ta. Người Chăm đã xây đắp nhiều tòa thành cổ có chức
năng quân sự và làm trung tâm chính trị của từng tiểu vương quốc cũng như của cả vương
quốc Chămpa. Các tòa thành cổ được ghi chép trong sử liệu cũng như được phát hiện trên
thực địa đều có một số đặc điểm chung:
- Thành thường được xây dựng ở vị trí trọng yếu của các đồng bằng lớn ven biển
miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ven các con
sông lớn Thu Bồn, Trà Khúc, Sông Côn, Đà Rằng
- Quy mô các thành khá lớn, quy chỉnh hình vuông hay chữ nhật, có hệ thống hào
nước bao quanh tạo thành căn cứ vững chắc.
- Kỹ thuật xây thành tương đối giống nhau, đắp đất và xây gạch bên ngoài.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử những tòa thành ấy đã mất dần vai trò quan trọng của
chúng. Do chiến tranh hay thiên nhiên phá hủy rồi dần bị lãng quên, hay được thời sau sử
dụng lại nên ở nhiều di tích thành cổ yếu tố văn hóa Chămpa không còn nhiều mà thường bị
phủ một lớp văn hóa muộn hơn.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về văn hóa Chăm Pa - Nguyễn Thị Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA CHĂM PA
TS. NGUYỄN THỊ HẬU
1. Sơ lược lịch sử vương quốc Chămpa
Trên dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xưa đã
từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh
thổ Đại Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc
Chămpa và miền nam là một phần lãnh thổ của vương
quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học ngày càng
chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy. Có thể nói một cách
khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, văn minh Chămpa phát
triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần quan trọng là văn hóa Óc
Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương vực, bờ cõi, biên giới giữa các
quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân
bố hành chánh ngày nay thì có thể coi các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình
đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc
Chămpa cổ xưa.
Trong quá trình phát triển vương quốc Chămpa được ghi chép trong các biên niên sử
với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, từ thế kỷ IX là Chămpa (hay Chiêm Thành). Vương
quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích
Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma
Vikrantavarma I (nửa đầu thế kỷ VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc
Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn
vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều.
Đây là một huyền thoại phổ biến ở khu vực Đông Nam Á – như sự hình thành vương quốc
Phù Nam cũng là một người Kaudinay lấy nữ chúa Liễu Diệp – huyền thoại thể hiện truyền
thống văn hóa bản địa mang đậm tính chất Mẫu hệ có từ trước khi nền văn minh phụ hệ/
phụ quyền từ Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực này. Lịch sử vương quốc Chămpa qua sử liệu
các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Đại Việt, Khmer, Java phản ánh những nét khái
quát như sau. Thư tịch cổ của Trung Quốc đã ghi chép những cuộc nổi dậy của nhân dân
huyện Tượng Lâm (huyện cực nam vùng đất mà nhà Hán chiếm đóng những năm đầu công
nguyên). Đến năm 192 nhân lúc nhà Hậu Hán loạn, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giết
huyện lệnh, giành tự chủ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Khu Liên (có thể tên này là
ghi âm lại từ kurung của ngôn ngữ cổ Đông Nam Á, có nghĩa là tộc trưởng – vua). Theo
sách Thủy kinh chú quốc gia mới thành lập này có tên Lâm Ấp, “phía nam giáp nước Phù
Nam lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung Quốc” như Tấn thư chép
khoảng năm 280. Lương sử (khoảng đầu thế kỷ VII) còn ghi lại phổ hệ những ông vua
Chămpa sau Khu Liên như Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn, Phạm Tư Đạt đều là
những tên gọi phiên âm ra tiếng Hán từ chữ Ấn Độ cổ. Những kết quả nghiên cứu mới nhất
của nhiều học giả trong và ngoài nước thì vương quốc Chămpa được hình thành bởi một hệ
thống gọi là mandala hay là một vương quốc bao gồm một liên minh/ liên lập của nhiều tiểu
quốc có địa bàn kề cận nhau và tương đồng về văn hóa tộc người. Thuật ngữ mandala được
các nhà nghiên cứu dùng để diễn tả một hệ thống chính trị – kinh tế được phát hiện ở hầu
hết các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu
vương thường được thần linh hóa và tự xưng là thủ lĩnh của các tiểu vương khác – mà trên
lý thuyết là những chư hầu của họ. Như đã nói ở trên, địa bàn vương quốc Chămpa ở miền
Trung, khu vực địa hình hẹp chiều ngang tây – đông mà kéo dài theo chiều bắc – nam, lại bị
chia cắt bởi các đèo cắt ngang do núi ăn lan ra biển. Song song với những con đèo này là
những dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuôi ra biển theo hướng tây – đông.
Những dòng sông này và chi lưu của nó là những đường giao thông chủ yếu trong từng khu
vực. Vùng hạ lưu hình thành dải đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là cơ sở của nền kinh tế
nông nghiệp, cửa sông rộng nối với biển Đông hình thành các bến cảng – đầu mối liên hệ
với các tiểu vùng khác bằng đường biển. Địa hình này tạo thành những tiểu vùng – tiểu
quốc tập hợp thành vương quốc Chămpa. Những chuyến điền dã của giáo sư Trần Quốc
Vượng và cộng sự tại miền Trung trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã phát hiện mô hình
một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là các dòng sông lớn ở mỗi tiểu vùng địa
hình. Theo mô hình này thì mỗi tiểu quốc phải có ba thiết chế – ba trung tâm, tính theo dòng
chảy của sông từ núi (tây) ra biển (đông) là: trung tâm tôn giáo, hay là thánh địa, thường ở
phía thượng nguồn các dòng sông – trung tâm chính trị, hay là thành cổ, thường ở vùng
đồng bằng hạ lưu và ở phía nam dòng sông – trung tâm kinh tế thương nghiệp, thường là
các cảng nơi cửa sông, cửa biển. Điển hình như tiểu quốc Amavarati vùng Quảng Nam, với
dòng sông Thu Bồn ta thấy có thánh địa Mỹ Sơn, thành cổ Trà Kiệu và cảng thị Đại Chiêm
– Đại Chiêm hải khẩu (Hội An). Do địa hình chung của cả vương quốc như vậy nên mỗi
tiểu vùng – tiểu quốc phát triển tương đối độc lập và luôn tranh giành ảnh hưởng và địa vị
đứng đầu cả vương quốc. Tiểu quốc và vị Tiểu vương nào hùng mạnh hơn sẽ có ảnh hưởng
bao trùm và trở thành trung tâm và Quốc vương đứng đầu cả vương quốc. Tiểu vùng
Amavarati lớn mạnh hơn cả có lẽ nhờ thương cảng Đại Chiêm hải khẩu Chămpapura, đã tập
hợp được các tiểu quốc thành vương quốc, đặt kinh đô đầu tiên ở thành phố Sư tử Trà Kiệu
Simhapura và Mỹ Sơn Srisambhubhadresvara là thánh địa. Đây là một trong những trung
tâm quy mô và quan trọng nhất của vương quốc Chămpa. Các trung tâm lớn – tiểu vùng
quan trọng – khác là Bình Định (Vijaya), Phú Yên – Khánh Hòa (Kauthara) và Ninh Thuận
- Bình Thuận (Panduranga). (1)
Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ
của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân
Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay.
Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn
Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo
chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là
Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia
cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội
rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới.
Ngoài ra người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam)
phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người
Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ
ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chămpa
thường được đồng nhất với thần Siva.
Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa,
dâu tằm, bông, hoa màu Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý Ngư nghiệp: đánh
bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ
nghệ vàng bạc Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường
sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có
những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng
giếng, hồ đập Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay
cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật
là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống
cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những
quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông
đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn
hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước)
còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các
quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm.
2. Chứng tích của vương quốc Chămpa
Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên, người Trung Hoa và người Ấn Độ đã vượt biển
đi buôn bán trao đổi với nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có vùng Đông Nam Á. Vì vậy
dấu tích của họ để lại khá rõ nét trong nhiều nền văn hóa ở khu vực này.
Trên cơ sở nền tảng là văn hóa Sa Huỳnh, vương quốc Chămpa những thế kỷ đầu khi
mới giành được độc lập cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa mà chứng
tích để lại là những đồng tiền Ngũ Thù thời Tây Hán (từ 206 trước công nguyên đến năm 25
sau công nguyên), tiền Vương Mãng triều Tân từ năm 8 - 25 sau công nguyên, sưu tập
gương đồng tìm thấy ở khu vực miền Trung có niên đại thế kỷ I – III, nhiều tượng Phật,
mảnh gốm men ngọc, men màu, vũ khí sắt trong một khung niên đại khá dài. Tư liệu lịch
sử còn ghi chép việc các vua Chămpa “xây cung điện theo kiểu Trung Quốc, có những
buồng những cột, cách đào hào đắp lũy để bao bọc lấy thành thị, cách đóng xe dùng trong
trận mạc và nhiều loại vũ khí, dạy cho thợ làm nhạc khí”. Những đầu ngói ống trang trí
mặt hề, động vật tìm thấy tại những di tích thành cổ Chămpa được coi là có nguồn gốc từ
văn hóa Hán.
Những yếu tố của văn hóa Ấn Độ hiện diện rất sớm trên địa bàn của vương quốc
Chămpa. Đó là những đồ trang sức và kỹ thuật chế tác đồ trang sức bằng mã não, thủy tinh,
đá ngọc trong các mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Trong các di tích thuộc văn hóa Sa
Huỳnh giai đoạn muộn chuyển sang văn hóa Chămpa sớm ở Trà Kiệu, còn tìm thấy loại đồ
gốm ở miền Đông Ấn Độ có niên đại từ thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ I sau công
nguyên. Từ khi giành được độc lập thì những mối quan hệ giao lưu kinh tế – văn hóa với Ấn
Độ càng được tăng cường bằng phương thức khá hòa bình là theo những đoàn thương gia và
tu sĩ truyền đạo nên được cư dân bản địa dễ dàng tiếp thu và chấp nhận. Vì vậy, ảnh hưởng
nhiều mặt của văn minh Ấn Độ đã hầu như trở thành chủ đạo trong vương quốc Chămpa.
Sử liệu chữ viết về vương quốc Chămpa có niên đại sớm nhất là tấm bia Võ Cạnh
(Nha Trang) được xác định niên đại thế kỷ III. Nhưng những chứng tích phong phú và đa
dạng, phản ánh khá toàn diện về vương quốc Chămpa thì thể hiện tập trung tại các khu di
tích đền tháp Chămpa.
Khu vực Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế: hiện biết khoảng 30 di tích văn
hóa Chămpa, tập trung thành từng nhóm ở bờ nam sông Gianh tiêu biểu là thành Cao Lao
Hạ, những minh văn trong hang động Phong Nha ở Quảng Bình. Nhóm ven sông Thạch
Hãn của đồng bằng Quảng Trị có Cổ thành, tháp Hà Trung. Nhóm ở đồng bằng Thừa Thiên
Huế: thành Lồi, tháp Liễu Cốc, tháp Vân Trạch Hòa, tháp Mỹ Khánh
Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi: đây được xem là vùng trung tâm của vương
quốc Chămpa. Tại đây tập trung những di tích quan trọng và lớn nhất, với nhiều loại hình di
tích nhất. Đó là khu di tích Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), ở
đây còn dấu tích của thành cổ, nơi cư trú được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là kinh
thành Sư Tử Sinhapura. Xung quanh Trà Kiệu gần đây đã phát hiện và khai quật nhiều di
chỉ cư trú hay phế tích kiến trúc như Gò Cấm, Chùa Vua, Triền Trang, Chiêm Sơn Đông,
Chiêm Sơn Tây. Thánh địa Mỹ Sơn – trung tâm tôn giáo lớn nhất của người Chăm – là một
khu đền tháp tập trung trong một thung lũng, cách Trà Kiệu khoảng 20km về phía Tây. Hiện
nay khu di tích này còn khoảng 70 đền tháp khá nguyên vẹn và rất nhiều đền tháp bị hư
hỏng do thời gian và chiến tranh. Trung tâm Phật giáo Đồng Dương và là kinh thành
Indrapura của vương quốc Chămpa trong thế kỷ IX – X. Tại đây còn dấu tích tường thành,
đền tháp, di tích cư trú, nhiều tượng Phật giáo bằng đồng nổi tiếng đã được phát hiện tại
đây.
Ngoài các trung tâm trên, khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi còn có các di tích:
Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An (Quảng Nam), thành Châu Sa, di tích Chánh Lộ, Khánh
Vân, An Tập, Cổ Lũy phần lớn còn lại là phế tích (Quảng Ngãi).
Khu vực Bình Định: Là một kinh đô của người Chăm trong gần 5 thế kỷ, từ thế kỷ XI
– XV, vì vậy ở đây có tới 4 di tích thành cổ (Thị Nại, Thành Tra, Đồ Bàn, Chánh Mân),
hàng chục đền tháp khá nguyên vẹn như khu tháp Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh và
nhiều phế tích đền tháp khác. Ngoài ra, Bình Định còn nổi tiếng với trung tâm sản xuất gốm
Gò Sành.
Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các di tích ở hạ lưu sông Đà Rằng thuộc đồng bằng
Tuy Hòa là Tháp Nhạn và Thành Hồ cùng với hàng chục phế tích khác. Nổi tiếng là khu
tháp Pô Nagar ở Nha Trang – được coi là thánh địa phía Nam của Chămpa và đến nay vẫn
còn thờ Thiên Yana – một tín ngưỡng cổ của người Chăm.
Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận: có nhiều di tích từ niên đại sớm đến muộn, như
Hòa Lai, Pô Klaung Garai, Pô Romê ở Ninh Thuận; Pô Dam, Phú Hài ở Bình Thuận Nơi
đây hiện là địa bàn cư trú chính của người Chăm nên các khu đền tháp vẫn là nơi để người
Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
Khu vực Tây Nguyên có một số di tích đền tháp và phế tích Chămpa ở Đắc Lắc, Gia Lai,
Kon Tum nhưng niên đại khá muộn. (2)
Chứng tích phổ biến và tiêu biểu nhất của vương quốc Chămpa là những kiến trúc
đền tháp có mặt ở tất cả các khu vực và trong mọi giai đoạn lịch sử. Trải qua hàng chục thế
kỷ nhiều nhóm đền tháp đã trở nên hoang phế, không còn đầy đủ các công trình tạo lập
thành một tổng thể như khi mới khởi dựng, mà hầu như chỉ còn lại một công trình đứng đơn
lẻ, nhất là các di tích ven biển miền Trung. Thật ra các nhóm đền tháp Chămpa bao giờ cũng
có một nhóm, một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình
vuông, chung quanh có núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt
trời. Đền thờ Ấn Độ giáo thể hiện rõ vũ trụ quan này với khuôn viên được quy định vuông
vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng là núi. (Tuy nhiên do địa
hình nên nhiều khi không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc này). Các công trình trong tổng thể
được bố cục theo một đường trục chạy giữa, hướng chính là hướng đông – hướng của thần
thánh, của sự sinh sôi nảy nở. Cũng do hạn chế về địa hình nên có nhóm tháp quay về
hướng khác như nhóm Pô Dam quay về phía tây nam, các nhóm A, G, E, F ở Mỹ Sơn quay
về phía tây – còn được coi là quay về phía ngôi đền đá B1, trung tâm của thánh địa.
Trung tâm của một nhóm đền tháp bao giờ cũng là một đền thờ lớn kalan được xây
dựng lớn nhất, quy mô nhất. Kiến trúc này có mặt bằng cơ bản hình vuông, bốn hướng có 4
cửa, nhưng chỉ có một cửa ra vào mở theo hướng chính của cả nhóm đền tháp là hướng
đông, còn các cửa khác là cửa giả xây nhô ra trên mặt các bức tường. Một Kalan thường có
ba phần: đế, thân và mái tượng trưng cho ba thế giới: trần tục (bhurloka), tâm linh
(Bhurvaloka) và thần linh (Svarloka). Các tầng và các mặt tường kalan được trang trí bởi
nhiều đề tài, mô típ trang trí ngay trên gạch xây dựng hoặc bằng đá sa thạch. Phần chân đế
trang trí các đồ án hoa lá, hình voi, sư tử, những vòm cuốn nhỏ chạm hình tượng kala -
makara hoặc các cảnh vũ nữ apsara và nhạc công. Trước thế kỷ X phần chân đế kalan hoàn
toàn bằng gạch. Những kalan có niên đại muộn hơn thường gắn ốp các thành phần bằng đá
sa thạch.
Phần thân kalan: bề mặt ngoài trang trí bằng những trụ áp tường, mỗi mặt tường
thường có 5 trụ áp tường mà trụ chính giữa bị cửa giả che khuất. Trong ô cửa giả bao giờ
cũng có phù điêu hình người đứng cầu nguyện với hai tay chắp trước ngực hay cầm một
bông sen. Tiếp giáp thân và mái là diềm mái là những đường gờ cong lồi hoặc lõm chạm
khắc các băng hoa dây. Bốn góc diềm mái gặp nhau gắn những vật trang trí góc bằng đá
hình ngọn lửa hay hình tượng makara, apsara.
Mái kalan có ba tầng và một đỉnh, tầng trên là thu nhỏ của tầng dưới với đầy đủ các
thành phần như cửa giả, trụ áp tường, diềm mái Trên tầng mái có đặt nhiều tượng, phù
điêu đá tạo hình các con vật cưỡi của các vị thần Ấn Độ giáo (ngỗng thần Hamsa, chim thần
Garoda, bò thần Nandin). Các góc của tầng thứ nhất và thứ hai dựng bốn tháp góc. Tầng
cuối cùng không có tháp trang trí góc mà đỡ một chóp đá lớn (àmalaka) tượng trưng cho
đỉnh núi Kailàsa – nơi cư ngụ của thần Siva. Trước kia các chóp đá này thường dát bọc vàng
bạc để chứng tỏ lòng thành kính và sự tôn quý.
Khác biệt với kiến trúc nhiều tôn giáo khác, đền thờ Ấn Độ giáo có nội thất nhỏ kiểu
mật thất. Tường Kalan cũng như những đền tháp Chămpa khác nói chung rất dày khoảng
1m. Mặt tường trong của phần thân tháp xây phẳng, 3 phía Bắc, Nam, Tây có những khám
nhỏ để đèn. Phần vòm mái được hình thành bởi các viên gạch xây so le nhô ra nhô dần ra để
thu lại ở đỉnh nóc. Kiểu mái vòm này được coi là một sáng tạo trong kết cấu gạch của người
Chăm cổ. Nội thất kalan chỉ vừa đủ để một đài thờ bằng đá ở chính giữa, có khi là tượng
một vị thần nhưng phổ biến là bộ linga – yoni. Đài thờ có 3 phần: đế – bệ yoni – và linga,
đây là biểu tượng chính của thần Siva.
Các kalan Chămpa phần lớn ảnh hưởng các đền tháp ở miền nam Ấn Độ với các tầng
trên là sự thu nhỏ của tầng dưới. Ngoại lệ có một số nhóm mang phong cách miền bắc Ấn
Độ như nhóm tháp Bằng An (Quảng Nam), Hưng Thạnh (Bình Định), Dương Long (Bình
Định) có hình vòm cong.
Ngoài kalan chính trong khuôn viên vòng tường bao còn có các kalan nhỏ ở 4 góc, là
đền thờ các vị thần phương hướng. Các đền tháp hướng đông, tây, bắc là sự thu nhỏ về kích
thước, quy mô và cấu trúc của kalan chính. Đền tháp phía nam đặc biệt hơn cả, nó có mặt
bằng hình chữ nhật, nội thất rộng rãi, có tường ngăn chia làm 2 phòng. Đây là kho lễ vật và
có thêm chức năng là nơi chuẩn bị thức ăn dâng cúng trong lễ hội nên gọi là tháp hỏa hay
tháp bếp. Cửa ra vào của tháp này bao giờ cũng mở về hướng bắc (lệch về tây) – hướng của
thần tài lộc. Mặt tường đông và tây có cửa sổ có những chấn song bằng đá hình con tiện.
Mặt tường phía nam của tháp này xây kín, trang trí bằng các trụ áp tường. Đền tháp phía
nam có 2 tầng nhưng phần mái cong hình thuyền với hai mũi thuyền vươn cao, trang trí đẹp
khiến nó trở thành một kiến trúc được chú ý hơn những đền tháp góc còn lại. Mặt khác, trên
thực tế hầu như các đền tháp góc khác đã bị hư hỏng chỉ còn lại đền tháp phía nam.
Nằm ở bức tường phía đông và thẳng với trục kalan chính là tháp cổng có hai cửa đối
diện, tuy hình thức tương tự kalan nhưng đơn giản hơn vì chức năng là cổng chính dẫn vào
khu đền thờ. Thẳng trên trục này và nằm ngoài tường bao còn có tháp nhà, một kiến trúc
hình chữ nhật khá dài. Đây là nơi tĩnh tâm cầu nguyện của tín đồ trước khi vào hành lễ trong
khu đền tháp chính. Vì vậy tháp nhà có nội thất rộng rãi và thoáng, cửa mở hai hướng đông
tây, tường phía bắc nam trổ nhiều cửa sổ. Mái lợp bằng ngói trên cấu kiện gỗ. Ở một số
nhóm đền tháp lớn còn có tháp bia, mặt bằng hình vuông, mở cửa ra vào ở cả 4 phía, có
chức năng che một tấm bia đá.
Tuy nhiên vẫn có một số nhóm đền tháp có bố cục khác, như nhóm Chiên Đàn,
Khương Mỹ (Quảng Nam), Dương Long (Bình Định), Hòa Lai (Ninh Thuận). Mỗi nhóm có
3 kalan chính lớn gần bằng nhau, đứng cạnh nhau theo trục bắc Nam, cửa vẫn mở về hướng
đông. Đây là những nhóm đền tháp thờ cả 3 vị thần Brama, Visnu và Siva. Phế tích và dấu
vết còn lại cho biết các nhóm đền tháp này cũng có các công trình phụ trợ như trên. (3)
Di vật trong văn hóa Chămpa vô cùng phong phú và đa dạng về chất liệu và loại
hình. Từ những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch, trên gạch, gốm, những bức tượng đồng
đến những đồ thờ cúng và trang sức bằng vàng bạc Tuy nhiên, gắn liền một cách hữu cơ
với kiến trúc đền tháp là những tác phẩm điêu khắc trên đá, trên gạch xây dựng, thể hiện
dưới hai loại hình: 1- các tác phẩm điêu khắc độc lập dùng để trang trí hay thờ cúng; và 2-
các tác phẩm điêu khắc mang chức năng liên kết tham gia vào công trình kiến trúc tháp (tấm
lá nhĩ, trụ cửa, mi cửa). Kiến trúc đền tháp quy định nội dung và hình thức thể hiện của điêu
khắc, ngược lại, điêu khắc góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa của việc xây dựng các công trình
đền tháp. Điêu khắc Chămpa phổ biến trên chất liệu đá Silic màu xám, độ cứng cao, bề mặt
thô và đá Granit màu xám xanh, thớ mịn. Kích thước hiện vật thường lớn. Phần lớn di vật
điêu khắc Chămpa là dạng phù điêu nổi cao gần như tượng tròn, dù thể hiện nội dung, hình
tượng nào thì vẫn mang tính hiện thực sâu sắc, nghệ thuật tả chân dung sinh động, tượng
người và động vật đạt trình độ cao về giải phẫu sinh học, đề cao đặc điểm nhân chủng trong
tượng người và các vị thần được nhân hóa. Điêu khắc Chămpa còn phản ánh hiện thực xã
hội từ cuộc sống sinh hoạt đời thường đến những nghi lễ tôn giáo của vương quốc Chămpa.
Xác định niên đại và phong cách nghệ thuật cho di tích kiến trúc và tác phẩm điêu
khắc Chămpa là một vấn đề cho đến nay chưa có sự nhất trí hoàn toàn giữa các nhà Chămpa
học. Những nhà nghiên cứu phải dựa vào sự phát triển nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Chămpa, đồng thời phải so sánh đối chiếu với các nền nghệ thuật có liên quan như Ấn Độ,
Môn, Khmer, Đại Việt, Java để có thể định niên đại và phân chia giai đoạn cho kiến trúc
và nghệ thuật điêu khắc Chămpa từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV. Vì vậy cho đến nay có nhiều
cách phân chia những giai đoạn và phong cách của nghệ thuật Chămpa, những cách này có
khác nhau đôi chút về tên gọi và niên đại. Theo nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, dựa vào
kết quả nghiên cứu của P. Stern, theo nghệ thuật trang trí, bình đồ kiến trúc cùng với sự
phân tích kỹ thuật xây dựng của từng giai đoạn kiến trúc, đồng thời so sánh với những biến
cố lịch sử có liên quan đến sự hưng vong của các vương triều Chămpa, dựa trên những minh
văn liên quan đến từng di tích, quá trình chuyển hóa của nghệ thuật Chămpa, có thể sắp xếp
phế tích đền tháp Chămpa theo những giai đoạn và phong cách một cách chi tiết như sau.
- Phong cách Trà Kiệu sớm – cuối thế kỷ VII. Đây là giai đoạn và phong cách cổ
nhất của nghệ thuật Chămpa. Hiện vật hầu hết tìm thấy từ Quảng Bình đến Quảng Nam, tiêu
biểu là đài thờ Trà Kiệu niên đại cuối thế kỷ VII, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng điêu khắc
Chămpa (Đà Nẵng). Phong cách này chịu nhiều ảnh hưởng của miền Amavarati (Nam Ấn
Độ).
- Phong cách An Mỹ – đầu thế kỷ VIII. Tiêu biểu là sưu tập các bức tượng bán thân
các vị thần Ấn giáo phát hiện ở An Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam). Bên cạnh sự ảnh hưởng của
nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Môn (miền trung Thái Lan) phong cách này mang yếu tố bản
địa Chămpa rõ hơn.
- Phong cách Mỹ Sơn E1 – thế kỷ VIII - IX. Hiện vật của phong cách này tìm thấy ở
nhiều nơi nhưng tập trung trong khu Mỹ Sơn. Tác phẩm tiêu biểu là đài thờ và mi cửa kalan
E1 và pho tượng Ganesa đứng ở E5 Mỹ Sơn. Giai đoạn này ảnh hưởng Ấn Độ mờ dần, mối
liên hệ với khu vực láng giềng như Môn, Khmer được tăng cường, tính chất bản địa ngày
càng khẳng định.
- Phong cách Đồng Dương – nửa cuối thế kỷ IX – đầu TK X: Phần lớn hiện vật
thuộc phong cách này tìm thấy ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) và ở khu Mỹ Sơn,
trong đó có tấm bia tìm thấy tại Đồng Dương có niên đại năm 875 nói về việc xây dựng một
Phật điện lớn. Phong cách này đạt đến đỉnh cao của những yếu tố bản địa, nhất là trong việc
bộc lộ nội tâm con người.
- Phong cách Khương Mỹ – thế kỷ X. Phong cách này kế thừa phong cách bản địa
trước đó và có thêm ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer. Các tác phẩm diễn tả chân thực, mộc
mạc, mang vẻ đẹp hiện thực.
- Phong cách Trà Kiệu muộn – cuối thế kỷ X. Phong cách này thể hiện sự hiền hòa,
duyên dáng, tiêu biểu là các vũ nữ Trà Kiệu trên các bệ thờ tại đây. Đây là giai đoạn đạt
đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa cùng với giai đoạn Đồng Dương, nhưng phong cách Trà
Kiệu muộn còn có sự tiếp thu yếu tố của nghệ thuật Java và Khmer.
- Phong cách Chánh Lộ – thế kỷ XI. Đây là khu phế tích kiến trúc, các hiện vật tìm
thấy ở đây mang những đặc điểm bảo lưu và kế thừa của phong cách Trà Kiệu muộn. Trong
giai đoạn này có các nhóm tháp Chiên Đàn (Quảng Nam), Pô Nagar (Nha Trang), Bánh Ít,
Tháp Bạc, Bình Lâm (Bình Định),Tháp Nhạn (Phú Yên), một số tháp trong khu Mỹ Sơn.
- Phong cách Tháp Mẫm – thế kỷ XII đến XIII. Chủ yếu thể hiện trên các nhóm tháp
và tác phẩm tìm thấy từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Nổi bật là tính hoành tráng và những
đặc trưng thống nhất dễ nhận biết bở các tác phẩm. Tấm bia ở nhóm G khu Mỹ Sơn có niên
đại năm 1157 xác định niên đại cho phong cách này. Ngoài ra có thể nhận thấy ảnh hưởng
của nghệ thuật Bayon, Angkor Vat, và nghệ thuật Đại Việt thời Lý trong phong cách này.
- Phong cách Pô Klaung Garai – cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVI. Đây là phong
cách cuối cùng của nghệ thuật Chămpa, thể hiện ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và Tây
Nguyên. Sau giai đoạn này nghệ thuật Chămpa dần dần mai một. Có thể tham khảo thêm
cách một phân chia phong cách nghệ thuật Chămpa trong một công trình nghiên cứu gần
đây:
- Phong cách Mỹ Sơn E1: phong cách cổ, thế kỷ VIII.
- Phong cách Hòa Lai: cuối thế kỷ VIII – giữa thế kỷ IX.
- Phong cách Đồng Dương: Giữa thế kỷ IX – đầu thế kỷ X.
- Phong cách Mỹ Sơn A1: Thế kỷ X
- Phong cách Chiên Đàn: Thế kỷ XI – XII.
- Phong cách Bình Định: Thế kỷ XII, XIII, XIV.
- Phong cách Pô Klaung Garai: Thế kỷ XIV – XVI (4)
Những năm gần đây loại hình di tích thành cổ Chămpa đã được phát hiện và khai
quật ở nhiều tỉnh miền Trung nước ta. Người Chăm đã xây đắp nhiều tòa thành cổ có chức
năng quân sự và làm trung tâm chính trị của từng tiểu vương quốc cũng như của cả vương
quốc Chămpa. Các tòa thành cổ được ghi chép trong sử liệu cũng như được phát hiện trên
thực địa đều có một số đặc điểm chung:
- Thành thường được xây dựng ở vị trí trọng yếu của các đồng bằng lớn ven biển
miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ven các con
sông lớn Thu Bồn, Trà Khúc, Sông Côn, Đà Rằng
- Quy mô các thành khá lớn, quy chỉnh hình vuông hay chữ nhật, có hệ thống hào
nước bao quanh tạo thành căn cứ vững chắc.
- Kỹ thuật xây thành tương đối giống nhau, đắp đất và xây gạch bên ngoài.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử những tòa thành ấy đã mất dần vai trò quan trọng của
chúng. Do chiến tranh hay thiên nhiên phá hủy rồi dần bị lãng quên, hay được thời sau sử
dụng lại nên ở nhiều di tích thành cổ yếu tố văn hóa Chămpa không còn nhiều mà thường bị
phủ một lớp văn hóa muộn hơn.
_________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Trần Quốc Vượng (1998), Miền Trung Việt Nam và văn hóa Chămpa (một cái
nhìn địa văn hóa). Việt Nam cái nhìn địa văn hóa. NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
(2) Hà Văn Tấn chủ biên, Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội, 2002.
(3) Nguyễn Hồng Kiên (2000), Đền tháp Chămpa, Trùng tu di tích, số 7, Trung tâm
Tu bổ di tích – Bộ VHTT.
(4) Trần Kỳ Phương – Shigeeda Yutaka ( 2002), “Phế tích Chămpa, khảo luận về
kiến trúc đền tháp”, Tạp chíNghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học Công nghệ và Môi
trường Thừa Thiên – Huế, số 2.
Nguồn: vanhoahoc.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_net_ve_van_hoa_champa_2076_2002310.pdf