Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập Năm 1995,Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean). Năm 1997, là thành viên sáng lập ra diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asem). Năm 1998, gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương , tháng 11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Những bước tiến quan trọng này là kết quả của sự thay đổi to lớn trong tư duy và nhận thức của cả hệ thống nền kinh tế đặc biệt là trong vấn đề cạnh tranh. Cạnh tranh ở đây không chỉ đơn thuần là tranh giành trong phạm vi nội bộ một quốc gia nữa, mà sâu rộng hơn nó chính là một cuộc chiến thương mại mang tính chất sống còn của một doanh nghiệp, một quốc gia trong thời kì hội nhập. Vũ khí của cạnh tranh chính là chất lượng mà chất lượng lại là một trong những yếu tố nâng cao năng suất, ngược lại năng suất cũng góp phần đảm bảo chất lượng của hàng hoá, dịch vụ. Hiểu rõ mức độ quan trọng trong mối quan hệ biện chứng giữa năng suất và chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

doc6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập Với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới đang thay da đổi thịt từng ngày. Trong vòng quay của thời gian và vòng xoáy của thời đại, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng để bắt kịp với guồng quay thương mại, nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 1995,Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean). Năm 1997, là thành viên sáng lập ra diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asem). Năm 1998, gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương , tháng 11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những bước tiến quan trọng này là kết quả của sự thay đổi to lớn trong tư duy và nhận thức của cả hệ thống nền kinh tế đặc biệt là trong vấn đề cạnh tranh. Cạnh tranh ở đây không chỉ đơn thuần là tranh giành trong phạm vi nội bộ một quốc gia nữa, mà sâu rộng hơn nó chính là một cuộc chiến thương mại mang tính chất sống còn của một doanh nghiệp, một quốc gia trong thời kì hội nhập. Vũ khí của cạnh tranh chính là chất lượng mà chất lượng lại là một trong những yếu tố nâng cao năng suất, ngược lại năng suất cũng góp phần đảm bảo chất lượng của hàng hoá, dịch vụ. Hiểu rõ mức độ quan trọng trong mối quan hệ biện chứng giữa năng suất và chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Năng suất Theo quan niệm truyền thống, năng suất lao động là lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Theo Hội đồng năng suất châu Á đưa ra năm 1959: "Tổng quát mà nói, năng suất-chất lượng là một trạng thái tư duy. Nó là thái độ tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng con người ngày hôm nay có thể làm việc tót hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa, nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tin tưởng của loài người." Năng suất trở thành vấn đề trọng tâm, tổng hợp và quan trọng. Nó phản ánh hiệu quả của sản xuất-kinh doanh và hay nói cách khác nó đầy ý nghĩa với hiệu quả. Chất lượng Chất lượng là 1 khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng là 1 khái niệm gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng, tuy nhiên ở đây sẽ trình bày ra quan niệm về chất lượng theo ISO 9000-2000: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của 1 sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.” Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các mặt hàng đều ở trạng thái cung lớn hơn cầu, dẫn đến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau bằng việc phải thỏa mãn ngày càng tốt những nhu cầu của người mua. Do đó các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu mà khách hàng mong đợi. Năng suất-chất lượng là 2 phạm trù, 2 khái niệm có mối quan hệ tương124.gif hỗ với nhau, năng suất tác động đến chất lượng: Bởi năng suất được hiểu là thái độ nhằm tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại, nên khi năng suất nâng cao sẽ đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại, giá cả của sản phẩm... Từ đó có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, có thể làm cho chất lượng được nâng cao. Ngược lại chất lượng cũng tác động đến năng suất: Năng suất thường đồng nghĩa với hiệu suất, theo quan niệm hiện nay, năng suất bằng tỉ lệ giữa đầu ra và đầu vào. Vì thế chất lượng cao sẽ giảm số sản phẩm sai hỏng => đầu ra tăng lên với cùng 1 khối lượng đầu vào => Hiệu suất tăng lên. Ngoài ra chất lượng cao còn làm tăng độ bền sản phẩm, kéo dài tuổi thọ. Đối với những sản phẩm là các công cụ, phương tiện sản xuất hay tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình tiêu dùng, thì chi phí trong vận hành khai thác sản phẩm là 1 thuộc tính chất lượng rất quan trọng. Sản phẩm càng hoàn thiện, chất lượng càng cao thì mức độ tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng càng ít => góp phần nâng cao chất lượng lao động. Năng suất và chất lượng là 2 khái niệm đồng hướng, chúng có mối quan hệ biện chứng, bổ xung và tăng cường lẫn nhau. Năng suất - Chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam Những mặt tích cực Hai mươi năm Đổii mới tuy chưa phải là dài đối với một nền kinh tế nhưng nó là cả một chặng đường phấn đấu. Toàn bộ hệ thống kinh tế đã và đang chuyển mình, gặt hái được những thành công to lớn, có những thay đổi cả về chất và lượng. Tất nhiên đó là kết quả trực tiếp của nhận thức đúng đắn và bước đi khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một vũ khí trên thương trường hiện nay, nhận thức về năng suất và chất lượng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Giờ đây, năng suất không còn là sản xuất nhiều hơn khi sử dụng những nguồn lực như nhau hay sản xuất cùng sản phẩm nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn mà điều thiết yếu là sản xuất ra đúng sản phẩm với giá cả cạnh tranh để luôn luôn đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất. Về chất lượng, không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, ở kiểm tra chất lượng, chất lượng hiện nay được hiểu ở quy mô rộng hơn là chất lượng quá trình, chất lượng toàn diện. Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh thì gia tăng và cải tiến năng suất- chất lượng là 1 yếu tố tiên quyết. Tuy từ nhận thức đến thực tiễn còn nhiều khó khăn, song không thể phủ nhận năng suất-chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Nếu như chỉ cách đây khoảng 20 năm, hàng Việt Nam sản xuất ra không đủ phân phối và tiêu dùng, thì ngày hôm nay có thể nói hàng nội địa có mặt ở khắp nơi trong nước và nhiều nơi trên thế giới, đa dạng cả về số lượng và chủng loại. Rõ ràng năng suất sản phẩm đã gia tăng nhờ cải tiến kĩ thuật và áp dụng công nghệ mới. Chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao rõ rệt. Nếu như trong thời bao cấp hàng hoá sản xuất ra không đủ so với cầu thì nhu cầu của con người chỉ dừng lại ở “ăn no mặc ấm”. Còn ngày nay xã hội phát triển chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao thì nhu cầu của con người lại là “ăn ngon, mặc đẹp”, là được khẳng định mình với những sản phẩm đắt tiền, chất lượng cao và hợp “mốt”. Đặc biệt, công nghệ thông tin ra đời đã tạo ra bước đột phá về năng suất chất lượng. Nó rút ngắn thời gian thu thập, xử lý và phản hồi thông tin, cải tiến hoạt động quản lý, tạo ra sự thỏa mãn của khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả lao động. Ngày nay, người ta không cần mất hàng giờ, hàng ngày để đánh một bức điện tín mà ở bất cứ đâu, chỉ cần chiếc điện thoại di động trên tay, bạn có thể liên lạc tới bất cứ nơi nào. Chính công nghệ thông tin cũng giúp rút ngắn thời gian phản hồi, sự chậm trễ trong ra quyết định và từ đó loại bỏ rào cản trong việc gia tăng năng suất lao động, đặc biệt đối với những dịch vụ định hướng vào khách hàng như dịch vụ công cộng, ngân hàng, bảo hiểm, và giao thông. Nổi bật hơn, trước tình hình tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nguồn nguyên liệu và năng lượng khan hiếm, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với khái niệm “Năng lượng xanh” như một giải pháp tối ưu mà chưa chắc cần tới cải tiến công nghệ. Đây là một phương pháp kết hợp giữa các biện pháp tăng năng suất với các kĩ thuật quản lý môi trường nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ hài hòa với môi trường nhằm đạt được mục tiêu tăng năng suất mà không làm ô nhiễm hoặc tổn hại tới môi trường. Tính đến năm 2005, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình “Năng suất xanh và phát triển cộng đồng” tại 96 điểm thuộc 21 tỉnh thành trên cả nước và thí điểm chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại công ty cao su SAO VÀNG. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm được từ 10% đến 15% chi phí về năng lượng, đồng thời bảo vệ được môi trường và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Năng suất và chất lượng có mối quan hệ tương hỗ nhau. Do đó, song hành cùng năng suất, chất lượng hàng hóa Việt Nam cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Hàng hóa Việt Nam có thị phần nội địa ngày càng cao, đã xuất khẩu tới nhiều nước và có nhiều mặt hàng có uy tín cao như dệt may, giày dép, thủy hải sản... so với 10 năm trước đây hàng hóa Việt Nam bị rẻ rúng vì chất lượng kém. Đó là do sự áp dụng khá thành công các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Tính đến tháng 12 năm 2005, Việt Nam có 2461 chứng chỉ ISO trên tổng 776608 chứng chỉ ISO của thế giới và 127 chứng chỉ ISO 14001. Các kĩ thuật giải pháp, mô hình tiên tiến cũng bắt đầu được triển khai áp dụng như Tái cơ cấu quá trình kinh doanh, Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), duy trì năng suất tổng hợp, Benchmarking, quản lí quan hệ khách hàng (CRM), nhằm gia tăng giá trị và tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều thương hiệu Việt Nam đã xây dựng được uy tín trên thị trường trong nước và khu vực- đó là những dấu hiệu tích cực tạo điều kiện cho doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thương trường quốc tế. Điều đó xuất phát từ nhận thức tiến bộ là chất lượng không chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn là chất lượng cả quá trình sản xuất ra sản phẩm-chất lượng toàn diện. Từ năm 1996 đến năm 2000, mỗi năm có khoảng 50000 sản phẩm được đăng kí chất lượng. Đến ngày 1/7/2000 hoạt động đăng kí chất lượng được chấm dứt và thay thế bằng cơ chế tự công bố của doanh nghiệp về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và tự công bố hàng hóa phù hợp về tiêu chuẩn. Chỉ 2 năm, đến tháng 12/2002, đã có trên 22000 sản phẩm của trên 7500 doanh nghiệp đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng và có 235 sản phẩm của 69 doanh nghiệp được công bố phù hợp TCVN. Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại Tuy năng suất và chất lượng Việt Nam đã được cải tiến nhưng vẫn còn nhiều yếu kém. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), năm 1999 Việt Nam đứng thứ 48 trong tổng số 59 nước về khả năng cạnh tranh. Các sản phẩm công nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở lắp ráp như ô tô, xe máy..., vấn đề về khai thác và chế biến khoáng sản cũng đang là một bài toán khó với các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta vẫn  tự hào là đất nước ta rừng vàng biển bạc, nhiều khoáng sản. Nhưng tài nguyên nước ta vẫn chỉ có thể khai thác và xuất khẩu thô, sơ chế với giá rẻ gấp nhiều lần so với giá nhập về sau khi đã qua tinh chế, đến nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc... 15.gifVới thực trạng như thế thì phải chăng vấn đề năng suất và chất lượng trong ngành công nghiệp nặng quả là còn mới mẻ? Bên cạnh đó các sản phẩm thủy hải sản và đồ hộp thì chất lượng bảo quản không cao, khả năng cạnh tranh kém... Do đó số lượng chứng chỉ ISO được cấp vẫn còn ít, nhiều đơn vị còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng một cách chống chế nên chất lượng sản phẩm và năng suất chưa cao. Điều quan trọng là cách thức quản lí chất lượng chưa hợp lí và còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp chỉ coi trọng kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản phẩm đã được sản xuất xong chuẩn bị đưa vào thị trường như vậy qui trình sản xuất sản phẩm không được tuân thủ theo tiêu chuẩn vì chúng ta chỉ kiểm tra những việc đã rồi-tìm ra sản phẩm sản phẩm sai hỏng, không đạt tiêu chuấn để loại bỏ, thay vì thắt chặt công tác kiểm soát cả quá trình. Nên nhớ rằng chúng ta kiểm tra là để phát hiện sai hỏng xem nó bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại như vậy? Từ đó tìm giải pháp khắc phục chứ không phải là để bắt lỗi. Nếu cứ tiếp tục tình trạng kiểm tra này chỉ làm cho số lượng sản phẩm hỏng tăng lên và dẫn đến năng suất giảm mà thôi, và hiển nhiên hiệu quả của hoạt động kinh doanh sẽ thấp. Không ai khác doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với những thiệt hại và sức ép từ phía thị trường và khách hàng về chính sản phẩm không đảm bảo chất lượng của mình. Từ đó mài mòn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thậm chí không còn sức để cạnh tranh. Một bài học đặt ra là luôn luôn nhận thức chất lượng là chất lượng cả quá trình chứ không phải chỉ đơn thuần là chất lượng của sản phẩm cuối cùng, không những thế nó còn bao gồm cả hoạt động sau bán hàng và nghiên cứu thị trường. Đơn cử một ví dụ như sản phẩm mây tre đan Việt Nam. Ở thị trường Việt Nam thì sản phẩm đạt yêu cầu nhưng khi xuất khẩu sang một số nước phương Tây thì sản phẩm bị cong, vênh hoặc ẩm mốc... Rõ ràng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng mây tre đan đã không nghiên cứu kĩ thị trường ví dụ như về điều kiện thời tiết, khí hậu của nơi đó, vì thế đã ít nhiều thất bại, làm mất uy tín của thương hiệu cái mà chúng ta phải mất bao mồ hôi và chất xám mới có được. Hay một ví dụ nữa về hàng xuất khẩu cá Basa. Các doanh nghiệp nước ta đã bị kiện là bán phá giá tại thị trường Mĩ. Tại sao lại như vậy? Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng nếu công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành kĩ hơn, “chất lượng” hơn thì chắc chắn rủi ro sẽ được giảm thiểu. Một thực trạng thật “dễ chấp nhận” là nhiều mặt hàng trong nước không có tính cạnh tranh ngay trên cả thị trường nội địa, thực tế này là do là giá cả cao, mẫu mã không đẹp, chất lượng lại không tốt... trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt là đồ điện tử, dân dụng, các loại xe của Nhật Bản rất được ưa chuộng ở Việt Nam, chúng được biết đến và gắn liền với niềm tin chất lượng. Nhưng tại sao hàng Trung Quốc lại có thể tràn ngập thị trường nước ta, mặc dù người Việt Nam nào cũng biết chất  lượng của nó đôi khi chỉ là một dấu hỏi? Chẳng qua nó được tiêu dùng nhiều hơn bởi giá cả hợp lí nói đúng hơn là khá rẻ so với các mặt hàng cùng loại của các nước khác, hơn nữa lại đa chủng loại nhưng có lẽ cái quan trọng nhất đánh vào tâm lí người tiêu dùng Việt Nam vẫn là mẫu mã đẹp, bắt mắt và “quá” nhiều tính năng sử dụng – đây cũng là một cách để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực tế trên là vấn đề về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hãy khoan bàn đến chất lượng sở dĩ giá cả đắt phần lớn là do năng suất lao động của các doanh nghiệp nước ta chưa cao, cộng với qui mô sản xuất hạn hẹp nên chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành cao - yếu tố khá nhạy cảm với người tiêu dùng. Bên cạnh đó có vẻ như hàng Việt Nam được sản xuất ra chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, vấn đề nghiên cứu thị trường vẫn chưa được chú trọng. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra “lời giải” cho “bài toán kinh tế” này chứ cứ với tình trạng người Việt dùng toàn “đồ Tàu” thì thật đáng buồn?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập.doc
Tài liệu liên quan