Ứng dụng thuật toán mới và chương trình Matlab xác định sai lệch độ tròn từ dữ liệu đo trên máy CMM-C544 - Đỗ Thế Vinh
KẾT LUẬN
Bài báo này đã khái quát lý thuyết đo và xác
định các đường tròn trên các bề mặt tròn xoay
và đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Mô hình ứng dụng thuật toán và kiểm
nghiệm mô hình có thể được giải bằng tay
trên máy tính bỏ túi.
2. Cách giao tiếp về dữ liệu giữa chương trình
đo trên máy CMM và chương trình xử lý dữ
liệu tự động trên máy tính.
3. Đọc và xử lý dữ liệu tự động trên máy vi
tính, cho ra kết quả nhanh và tin cậy, độ chính
xác cao.
4. Xây dựng được mô đun phần mềm trên nền
Matlab có giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Mô đun này không những cho phép xử lý dữ
liệu đo nhanh chóng, tiện lợi mà còn hiển thị
các kết quả đo một cách trực quan.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng thuật toán mới và chương trình Matlab xác định sai lệch độ tròn từ dữ liệu đo trên máy CMM-C544 - Đỗ Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thế Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 135 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 135
ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN MỚI VÀ CHƢƠNG TRÌNH MATLAB XÁC ĐỊNH
SAI LỆCH ĐỘ TRÒN TỪ DỮ LIỆU ĐO TRÊN MÁY CMM-C544
Đỗ Thế Vinh1*, Vũ Thị Tâm2
1
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên,
2Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang
TÓM TẮT
Trên cơ sở nghiên cứu thuật toán mà P.B.Dhanish đưa ra, các tác giả tiếp tục phát triển ứng dụng
thuật toán để xác định sai lệch về độ tròn từ dữ liệu tọa độ các điểm đo trên máy CMM C544
Mitutoyo. Bài báo trình bày chi tiết cách thiết lập chương trình xử lý dữ liệu và ứng dụng kết quả
nghiên cứu trong đo lường kiểm tra chi tiết họ trục, lỗ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chế tạo máy hiện đại, kỹ thuật đo ứng
dụng máy CMM để kiểm tra độ chính xác
hình dáng chi tiết ngày càng phổ biến. Các
máy CMM tích hợp máy tính và phần mềm
phù hợp để phân tích và xử lý kết quả đo. Vấn
đề đặt ra là cùng một chi tiết với các phương
thức đo khác nhau máy CMM đưa ra kết quả
đo khác nhau và cùng một bộ dữ liệu về tọa
độ nhưng các máy CMM lại cho các kết quả
khác nhau, điều này được giải thích là do
thuật toán xử lý dữ liệu khác nhau.
Đã có nhiều nghiên cứu để xác định độ tròn,
độ song song, độ côn nhưng để có một thuật
toán đơn giản và phần mềm hỗ trợ cho việc
xác định độ không tròn lại chưa được đề cập
đến hoặc việc ứng dụng không đạt yêu cầu.
Trên tạp chí International Journal of Machine
Tool & Manufacture năm 2002 đã công bố
thuật toán mới của P.B.Dhanish về độ không
tròn. Dựa trên cơ sở nghiên cứu của
P.B.Dhanish [2], Các tác giả tiếp tục phát
triển ứng dụng thuật toán để xác định sai lệch
về độ tròn từ dữ liệu tọa độ các điểm đo trên
máy CMM C544 Mitutoyo tại trường ĐH Kỹ
thuật Công nghiệp
Thuật toán mới xác định độ không tròn
Gọi (x1, y1), (x2, y2), , (xi, yi), , (xn, yn) là
tọa độ theo phương x , y trong mặt phẳng xy
của n điểm trên vòng tròn cần đo (Hình vẽ
Tel:
3.1). Ta cần phải tìm tọa độ của tâm (x0, y0)
và bán kính r0 của một đường tròn lý tưởng
phù hợp nhất với các toạ độ vừa đo được . Sai
số của đường tròn lý tưởng này so với điểm
thứ I có tọa độ (xi, yi) là:
2 2
0 0 0i i ie x x y y r
Gọi giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong các giá
trị ei này là emax và emin. Sai số độ tròn h có thể
tính được: h = emax - emin.
Theo tiêu chuẩn vùng tối thiểu, mục đích của
bài toán là xác định các tọa độ x0, y0 và bán
kính r0 sao cho giá trị h là nhỏ nhất (Hình 1)
Hình 1. Mô phỏng tọa độ các điểm đo
Với cách thức trên độ chính xác đạt được phụ
thuộc vào số điểm đo, độ chính xác đạt được
càng cao khi n càng lớn. Thuật toán của
P.B.Dhanish gồm 19 bước tính:
Bƣớc 1: Xác định tọa độ tâm tạm thời (xấp
xỉ) của các điểm đã cho theo công thức:
Đỗ Thế Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 135 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 136
0
0
i
i
x
x
n
y
y
n
Bƣớc 2: Chuyển điểm gốc của hệ tọa độ sang
điểm tâm mới xác định được (x0, y0). Khi đó
tọa độ các điểm ban đầu sẽ tương đương các
cặp tọa độ mới ' , 'i ix y trong đó:
:
0
0
'
'
i i
i i
x x x
y y y
Bƣớc 3: Tính toán các khoảng cách từ mỗi
điểm đến tâm mới:
2 2' ' 'i i ir x y
Bƣớc 4: Tuyến tính hóa các tọa độ vừa được
chuyển sử dụng công thức chuyển tọa độ
'
''
'
i
i
i
x
x
r
và
'
''
'
i
i
i
y
y
r
Bƣớc 5: Chọn một bộ bốn điểm làm bộ
điểm tham chiếu gốc. Có thể chọn bộ bốn
điểm bất kỳ, nhưng nên chọn các điểm mà ở
đó sai số e là lớn nhất. Điều đó sẽ ảnh
hưởng đến kết quả nhận được đối với vùng
giá trị sai số tối thiểu. Tất nhiên, không nên
chọn các điểm quá gần nhau để chúng có
thể xác định được một vòng tròn
Gọi tọa độ của các điểm vừa chọn là (u1, v1,
w1), (u2, v2, w2), (u3, v3, w3) và (u4, v4, w4), theo
đó u sẽ tương ứng với x’’, v tương ứng với
y’’ và w tương ứng với r’.
Bƣớc 6: Tính toán các giá trị 1, 2, 3, 4:
44
33
22
1
1
1
1
vu
vu
vu
44
33
11
2
1
1
1
vu
vu
vu
44
22
11
3
1
1
1
vu
vu
vu
33
22
11
4
1
1
1
vu
vu
vu
Bƣớc 7: Tính toán hệ số tham chiếu d:
4321
44332211
wwww
d
Bƣớc 8: Tìm giá trị các khoảng cách hướng
kính p1, p2, p3, p4 mà qua đó vòng tròn tham
chiếu thỏa mãn bộ thông số tham chiếu:
dwp
dwp
dwp
dwp
444
333
222
111
sgn
sgn
sgn
sgn
Trong đó, sgn(k) là dấu của k
Bƣớc 9: Tìm đường tròn tham chiếu bằng
cách giải ba trong số bốn phương trình sau:
404004
303003
202002
101001
'''
'''
'''
'''
vyuxrp
vyuxrp
vyuxrp
vyuxrp
Ở đây r’0, x’0, y’0, đây là bán kính và các tọa
độ của điểm tâm trong hệ tọa độ chuyển đổi.
Bƣớc 10: Tìm sai số liên quan đến vòng tròn
tham chiếu tại tất cả n điểm trong hệ tọa độ
chuyển đổi: ei = (r’0+x’0x’’i + y’0y’’i) - r’i.
Bƣớc 11: Xác định giá trị ei lớn nhất trong tất
cả các giá trị ei và gọi đó là e*.
Bƣớc 12: So sánh 𝑒 ∗ và 𝑑 . Nếu 𝑒 ∗ ≤
𝑑 , khi đó vòng tròn tham chiếu nhận được
sẽ là nhỏ nhất trong hệ tọa độ chuyển đổi. Đó
là tiêu chí tối ưu. Chuyển đến bước 17 để
kiểm tra xem tọa độ điểm tâm xác định trong
bước 1 có đủ chính xác không. Nếu 𝑒 ∗ >
𝑑 , điểm i* (x’’i*, y’’i*) ứng với giá trị sai số
e* lớn nhất sẽ được lấy làm một trong bốn
điểm tham chiếu.
Khi tiêu chí tối ưu chưa được thỏa mãn. Vòng
lặp của chúng ta quay lại từ bước 5 trong đó
bộ 4 điểm tham chiếu cũ sẽ được thay thế
bằng một bộ điểm mới mà ở đó một điểm mới
là điểm i* (x’’i*, y’’i*) ứng với giá trị sai số e*
lớn nhất. Từ bước 13 đến bước 15 sẽ tìm ra
điểm bị loại bỏ trong bộ điểm tham chiếu cũ.
Bƣớc 13: Sử dụng phương pháp được đề xuất
bởi Stiefel để tìm điểm sẽ bị loại bỏ trong bộ
điểm tham chiếu cũ. Giải hệ phương trình sau
để tìm m1, m2, m3, m4:
Đỗ Thế Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 135 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 137
0''
0''
01
*44332211
*44332211
4321
i
i
yvmvmvmvm
xumumumum
mmmm
Do có đến 4 ẩn số trong khi chỉ có 3 phương
trình nên có thể gán cho một trong bốn ẩn số
một giá trị phù hợp, ví dụ m1 = 1 rồi giải các
ẩn số còn lại.
Bƣớc 14: Tính các tỉ số: q1=m1/1, q2=m2/2,
q3=m3/3 , q4=m4/4,
Bƣớc 15: Kiểm tra các giá trị sgn(d).e*. Nếu
chúng lớn hơn không (giá trị dương) thì điểm
ứng với giá trị q nhỏ nhất sẽ bị loại khỏi bộ
điểm tham chiếu. Ngược lại, điểm ứng với giá
trị q lớn nhất sẽ bị loại.
Bƣớc 16: Bộ điểm tham chiếu mới được hình
thành bao gồm cả điểm i ứng với giá trị sai số
e lớn nhất (e*) và không bao gồm điểm vừa bị
loại bỏ ở bước 15. Gọi tọa độ của các điểm
vừa chọn là (u1, v1, w1), (u2, v2, w2), (u3, v3, w3)
và (u4, v4, w4), theo đó u sẽ tương ứng với x’’,
v tương ứng với y’’ và w tương ứng với r’.
Lặp lại từ bước 6 cho đến khi điều kiện về tối
ưu ở bước 12 được thỏa mãn.
Bƣớc 17: Tính toán khoảng cách từ tâm của
đường tròn đến gốc của hệ tọa độ tịnh tiến.
'2 '2
0 0x y
Nếu kết quả này là đủ nhỏ để so sánh với *2e
, bước lặp của chúng ta có thể dừng lại và
chuyển sang bước 18 để tìm tâm trong hệ tọa
độ gốc.
Nếu không chúng ta sẽ biến đổi hệ tọa độ tới
một tâm mới mà có kết quả xấp xỉ tốt hơn,
bằng cách thiết lập (hay thay thế) '
0 0x x cho
0x và
'
0 0y y cho 0y .
Bƣớc 18: Các tọa độ trong hệ tọa độ mới và
hệ tọa độ gốc được xác định như sau:
'
0 0 0x x x và
'
0 0 0y y y
Giá trị 0r vẫn bằng giá trị
'
0r , chúng không
thay đổi tỷ lệ trong các hệ tọa độ.
Bƣớc 19: Các sai số trong hệ tọa độ ứng với
điểm tâm vừa tìm được có thể được tính toán
theo công thức:
2 2
0 0 0i i ie x x y y r
giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong các sai số
vừa tính được gọi là emax và emin. Từ đó, giá trị
sai số độ tròn nhỏ nhất có thể được tính theo
công thức: h = emax - emin.
Chƣơng trình xử lí kết quả đo
Theo các trình bày ở trên về việc áp dụng
thuật toán để xác định tọa độ tâm, bán kính và
sai số độ tròn của một bộ dữ liệu tọa độ đo
trên máy CMM, chúng ta nhận thấy các đặc
trưng sau đây:
- Với bộ dữ liệu tọa độ điểm đo ít thì việc tính
toán và giải thuật toán bằng tay là tương đối
dễ dàng nhưng tốc độ hội tụ không cao và độ
chính xác đo khó đạt yêu cầu.
- Với bộ dữ liệu tọa độ điểm đo nhiều (n 5)
thì việc tính toán và giải thuật toán bằng tay là
mất khá nhiều thời gian và dễ gây nhầm lẫn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách
xây dựng chương trình xử lý số liệu trên máy
tính, tác giả đã thiết lập mô hình thuật toán và
lập trình chương trình xử lý kết quả đo và xác
định sai số độ tròn bằng phần mềm Matlab.
Mô hình tính toán các thông số đường tròn và
sai số độ tròn bằng chương trình máy tính
(hình 2):
Hình 2. Sơ đồ chương trình
Số liệu đầu vào là số liệu tọa độ các điểm trên
biên dạng lỗ/trục được lấy từ nguồn máy đo
CMM. Chương trình sẽ tự động xử lý dữ liệu
sẽ cho ra các thông số tọa độ tâm, bán kính,
sai số độ tròn, biểu đồ biểu diễn sai số của các
điểm đến đường tròn lý tưởng.
Tạo bộ số liệu cho chƣơng trình lập trình
Tiến hành đo mẫu thử là một xi lanh của động
cơ ô tô trên máy đo CMM C544 Mitutoyo tại
Đỗ Thế Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 135 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 138
Trung tâm thí nghiệm trường ĐH Kỹ thuật
Công nghiệp Thái Nguyên.
Định dạng text mà MCOSMOS cho ra khi
đọc bằng Notepad được biểu diễn bởi 3 cột:
cột 1 là thứ tự điểm đo, cột 2 là tọa độ x, cột 3
là tọa độ y tương ứng với các điểm trong cột
1. Các số liệu trong từng bộ cách nhau bởi
một ký tự dấu cách.
Định dạng text mà MCOSMOS cho ra khi
đọc bằng Notepad có dạng như Hình 4.
Hình 3. Mẫu thử
Hình 4. Định dạng text của MCOSMOSS
Ứng dụng phần mềm Matlab
Chương trình được viết trên phần mềm
Matlab và có thể chạy trên máy tính PC trong
môi trường Window. Chương trình cho phép
nhập dữ liệu từ bàn phím với bất kỳ bộ dữ
liệu đo nào và cho kết quả đo nhanh chóng,
chính xác Khởi động chương trình, kích vào
chọn mẫu và chọn bộ dữ liệu dạng Notepad
đo từ máy CMM.
Hình 5. Chọn file dữ liệu
Sau khi chọn mẫu ta bấm vào ô “chạy”
chương trình cho ra kết quả là bảng tọa độ
tâm, bán kính và sai số độ tròn nhỏ nhất H
như hình duới:
Hình 6. Kết quả tính toán
Kết quả cho ra cuối cùng của phần mềm
(Hình 7):
Hình 7. Kết quả cuối cùng của mẫu thử
Đỗ Thế Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 135 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 139
KẾT LUẬN
Bài báo này đã khái quát lý thuyết đo và xác
định các đường tròn trên các bề mặt tròn xoay
và đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Mô hình ứng dụng thuật toán và kiểm
nghiệm mô hình có thể được giải bằng tay
trên máy tính bỏ túi.
2. Cách giao tiếp về dữ liệu giữa chương trình
đo trên máy CMM và chương trình xử lý dữ
liệu tự động trên máy tính.
3. Đọc và xử lý dữ liệu tự động trên máy vi
tính, cho ra kết quả nhanh và tin cậy, độ chính
xác cao.
4. Xây dựng được mô đun phần mềm trên nền
Matlab có giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Mô đun này không những cho phép xử lý dữ
liệu đo nhanh chóng, tiện lợi mà còn hiển thị
các kết quả đo một cách trực quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Catalog máy CMM 544 của hãng Mitutoyo
Nhật bản.
[2]. P.B. Dhanish (2002), “A simple algorithm for
evaluation of minimum zone circularity error from
coordinate data”, International journal of Machine
Tool & Manufacture 42 (2002) 1589-1594.
[3]. International Organnization for Standardization,
Geneva, ISO 1101-1983, Technical drawings:
Tolerancing of form, orientation, location, and runout
– Generalities, definitions, symbols, indications on
drawing.
[4]. M.S. Shunmugam, On assessment of
geometric errors, international Journal of
Production Research 24 (1986) 413-425.
[5]. T.S.R. Murthy, A comparison of different
algorithms for circularity evaluation, Precision
Engineering 8-1 (1986) 19-32.
[6] A.Y Ryzvanovich, et al. Statistical methods for
assessing accuracy and finish of machined bores,
Russian Engineering Journal LV-12 (1975) 53-54.
SUMMARY
APPLICATION NEW ALGORITHM AND MATLAB PROGRAM FOR CALCULATING THE
ERROR OF CIRCLE FROM CO-ORDINATING DATA COLLECTED BY MITUTOYO CMM
C544
Do The Vinh1, Vu Thi Tam
2
1
Thai Nguyen University of Technology
2Bac Giang Vocational Colleges
Based on the algorithm represented by P.B.Dhanish, authors kept applying and developing this algorithm to determine
the error of circle from co-ordinating data collected by Mitutoyo CMM C544 machine. Data processing programme
then was built. Finally, resulting research was applied to measure cylinder and hole parts.
Đỗ Thế Vinh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 74(12): 135 - 139
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 140
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32900_36738_2482012165129135139_2239_2052575.pdf